Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chàiện lẽ mình bị đau đầu hay ho tắt tiếng, rồi nằm nhà ủ rũ như một người chán đời.
Bao nhiêu việc đi đây đi đó đều trút hết cho Bích Ngọc.
Thậm chí mấy hôm nay trời mưa tầm tã, thành phố Huế đang bị ngập trong cảnh lụt lội, các bạn hàng không đến mua lá chuối, trái cây được, nên tiền đong gạo cũng hết, mà Mỹ Kim vẫn không rời khỏi cái lò sưởi ấm áp, cái khăn chòang len to ấm.
Kỳ tiền gửi qua Pháp cho Tùng đã đến,bà Hoàng lo đến mất ăn, mất ngủ, Bích Ngọc thấy thế cũng đứng ngồi không yên.
Lan Chi bàn với mẹ bán miếng đất trong thành để lấy tiền xài qua mùa đông,ra xuân trời tốt hãy hay.
Ban đầu bà Hoàng do dự vì đất trong thành là vật có giá cuối cùng của bàa, bán nó rồi là hết, sau này túng không còn biết cầm bán cái gì nữa cả. Nhưng Lan Chi, Bích Ngọc nói mãi bà mới bằng lòng.
Bà sai Bích Ngọc về Thanh Thủy, nhờ người cậu họ cùng đi với Bích Ngọc đến thương lượng với người mướn đất bấy lâu nay để bán cho được giá.
Mặc dù trời mưa không ngớt, đường sá lầy lội đến gối, Bích Ngọc vẫn phải mang chiếc tơi ra đi với vẻ mặt vui tươi.
Bích Ngọc đi rồi, mấy mẹ con xúm quanh lò sười, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói gì với ai.
Bích Ngọc có hứa với mẹ là nàng sẽ đi hai hôm dù có thế nào cũng ráng đem tin lành về cho mẹ.
Vì thế chiều nay, bà Hoàng đã sống trong cảnh chờ đợi đã hai ngày nên mới thấy sốt ruột.
Bà càng sốt ruột hơn khi thấy Mỹ Kim cứ ra vào ngong ngóng ngoài đường, thỉnh thoảng lại cất tiếng nói vang nhà:
- Gớm, Lan Chi làm gì mà cứ ngồi thừ ra như vậy. Thử nói ra vài câu gì đó cho không khí trong gian phòng dễ thở coi. Sự im lặng tĩnh mịch cũng có thể giết người được. Ngoài trời mưa gió, trong lòng ta cũng mưa gió không ngừng. Than ôi! Cuộc sống cứ thế này kéo dài thì không khéo chưa đến ba mươi tuổi, tóc đã bạc, răng đã long, cái thú trần gian còn gì đáng kể.
Mỹ Kim có một lối nói văn hoa đài các. Nàng mà mở miệng ra là chọn lọc nói sao để cho mọi người để ý, nhưng trong bốn vách tường sụp đổ này còn ai có thời giờ mà để ý tới giọng nói văn chương khách sáo ấy làm gì.
Mỹ Kim nói chán lại ngâm thơ:
- “Đời đáng chán hay không chán?”
Rồi dằn từng tiếng, nàng nói:
- Lầu Tỉnh Mộng!Chà cái tên nghe thật là mộng ảo. Phải lắm chớ! Không tỉnh mộng sao được? Cứ đói rách thế này thì mộng gì mà không tỉnh!
Bích Diệp nãy giờ ngồi yên nghe chị nói,thấy thế bèn lên tiếng:
- Chị Mỹ Kim ơi! Chị đã sành thơ sao chị không ngâm câu: “Khóc than rên xiết là hèn” hả chị?
Mỹ Kim đã quạu sẵn, nghe em nói thế hét lên:
- Mỗi người mỗi tư tưởng, ai có quyền cấm ai nghĩ theo ý nghĩ của mình?
Lan Chi ôn tồn:
- Chị hãy chịu khó đọc sách cho qua thì giờ có hơn không? Ngồi không sẽ buồn chí, chị ạ!
Mỹ Kim càng giận dữ:
- Ai muốn đọc sách cứ đọc. Tôi không thích đọc sách. Mà đọc làm quái gì? Việc đời còn khối chuyện giả dối,nữa là những chuyện trong sách? Láo toét cả… Đọc nhiều càng ngu thì đọc làm gì?
Thấy các con cãi vã, bà Hoàng thở dài, nhắm nghiền đôi mắt mệt nhọc lại. Bà khẽ đưa tay kéo chiếc khăn quàng phủ kín đôi vai. Tiếng thở dài của bà có lẽ đã làm cho các cô gái im lặng.
Mỹ Kim nói:
- Thôi, để chị đi đón Bích Ngọc chứ cứ ngồi mãi thế này, chịu sao nổi?
Mỹ Kim rút chiếc lược trong túi, cái lược không bao giờ rời khỏi nàng, chải lại mái tóc cho nó xòe thêm trên trán, rồi lấy chiếc nón lá đội vào. Mỹ Kim đi ra ngoài.
Mỹ Kim đi rồi, bà Hoàng mắt vẫn nhắm nghiền nói:
- Chẳng biết Bích Ngọc đi thương lượng thế nào mà mãi bây giờ vẫn chưa về, mẹ đâm ra sốt ruột rồi.
Một sự im lặng lan khắp gian phòng lạnh lẽo.


Chương 9
ĐỔI ĐỜI

Ấm Mạnh dừng xe trước cửa Lầu Tỉnh Mộng, mắt không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi mau chóng của ngôi nhà này.
Cách đây không lâu, Lầu Tỉnh Mộng còn là một toà nhà sụp đổ, cây cối um tùm gần như hoang vu, mư sa gió táp phủ phàng, thế mà ngày hôm nay Lầu Tỉnh Mộng đã khoác một cái áo mới, tươi sáng lộng lẫy giữa khu vườn mát mẻ, khoáng đãng.
Ấm Mạnh đi từng bước và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh.
Con đường từ ngoài ngỏ vào đã trải sạn trắng, hai bên đường hai hàng hoa lan xanh um đơm những hoa đỏ, như nghiêng mình đón chào những bước chân của Ấm Mạnh.
Dọc theo con đường ấy, hai hàng cam trước nay cằn cỗi, nay đã nặng trĩu trái. Màu vàng của trái chín xen lẫn với màu xanh của trái non làm vui mắt khách lạ.
Cây cối oằn cả trái, chim muông bay về ca hót líu lo.
Tai Ấm Mạnh được nghe một cuộc hòa nhạc giữa các loài chim, đang líu lo dưới ánh
quang đãng của vòm trời buổi ban mai.
Một hồ sen xanh mướt đập vào mắt Ấm Mạnh. Nhưng màu xanh của lá sen càng rực rỡ thêm lên nhờ mấy con thiên nga trắng bơi trên hồ nước lăn tăn gợn sóng. Chưa phải là mùa hạ nên sen chưa có hoa.
Ấm Mạnh dừng chân lại ngắm con thiên nga bơi lại trên mặt nước, lòng chàng cảm thấy một sự yên bình không sao tả được.
Trước nhà có một cái hồ nước. Giữa hồ nước là một con sông uống khúc, có cây cầu bắc ngang, có vài chiếc thuyền ngư phủ. Một cái động tiên, trước cửa động là vài ông tiên đang đánh cờ trên một cái bàn đá…
Quanh hòn non bộ. Những cánh bèo Nhật với những lá tròn và xinh nổi bấp bên trên mặt nước.
Thi thoảng những cánh bèo ấy bị lay động vì đàn cá lia thia đõ nổi từ dưới lên đớp mồi.
Một cây mận say trái khiến Ấm Mạnh phải trầm trồ, rồi giơ tay kéo một cành gần nhất toan bẻ vài trái.
Bỗng có tiếng cười trong suốt làm Ấm Mạnh giực mình quay lại, thì ra là Bích Diệp, tay xách cái giỏ đang đi lững thững dưới một gốc cây, hái những quả chín đỏ.Ấm
Mạnh mừng rỡ nói:
- Cô làm tôi giựt mình. Cô đi hái trái cây à?
Bích Diệp hỏi đùa:
- Ngọn gió nào đưa anh lại đây. Ghớm, anh đi thình lình mà đến cũng thình lình, anh thật đáng có biệt danh “con người bí mật”.
Đôi má của Bích Diệp hây hây dưới ánh sáng như hai quả đào chín. Ấm Mạnh nhìn sửng sốt, đã thế mà đôi môi của Bích Diệp lại đỏ hồng, tươi cười để lộ hai hàng răng trắng nõn và đều đặn.
Ấm Mạnh luống cuống trước cái đẹp lộng lẫy và kiêu sa của Bích Diệp. Nên ấp úng nói:
- Tôi đi vì có việc phải đi, hôm nay phải đến vì có việc phải đến, cô nhạo tôi làm gì? Thôi cô đừng chế tôi nữa. Bác có ở nhà không cổ Cô Lan Chi đã về chưa?
Bích Diệp nói:
- Tôi nào có nhạo anh, có điều hôm nay hân hạnh cho chúng tôi được đón một ông khách quí. Mẹ tôi vẫn ở nhà. Chị Lan Chi tôi cũng vừa từ Mỹ Trang về từ hôm quạ Mời anh vào nhà, tôi còn phải hái thêm một ít trái cây nữa, vì nhà sắp có khách.
Nói xong Bích Diệp lại cười đầy ý nghĩa.
Đôi mắt của nàng tươi sáng thơ ngây và yêu đời. Ấm Mạnh chào Bích Diệp rồi đi thẳng vào nhà. Một giàn hoa lý che rợp cái sân lát gạch Bát Tràng.
Ấm Mạnh đi thẳng vào phòng khách. Phòng khách lộng lẫy với bộ sa lông bằng gụ sáng bóng. Bốn lọ xưa to tướng bày ở bên góc phòng. Những cái mâm đồng to và dày, bóng lộn đặt trên những cái kỵ Trên mỗi cái mâm to ấy có một bức chân dung của các cô con gái bà Hoàng.
Những bức hoành sơn treo khắp nhà… Các đĩa xưa treo đầu vách.
Thật là phòng khách của một “bà Hoàng” có bốn công nương trẻ đẹp, mà ba cô lại chưa có chồng…
Ấm Mạnh đứng nhìn sửng sốt bức ảnh của Lan Chi là nổi bật lên với vẻ mặt hiền lành và nghiêm nghị…
Một tiếng động vang lên Ấm Mạnh quay lại thấy ông Đảnh, da thịt hồng hào trong cái áo lụa đỏ lễ phép chào chàng:
- Bẩm chào cậu, cậu đến chơi. Xin mời cậu ngồi. Tôi sẽ đi bẩm với cụ Hoàng và các công nương.
Nói xong ông Đảnh đi vào trong nhà trong. Một lát sau Mỹ Kim đi ra, trẻ đẹp trong chiếc áo gấm vàng vàđôi hài thêu phụng. Hai trái tai nàng lấp lánh đôi hoa tai kim cương và trên cổ một cây kiềng vàng chạm chói ngời.
Mỹ Kim đi từng bước, dáng điệu của một bà chúa giàu sang và cất tiếng lanh lảnh chào Ấm Mạnh.
Ấm Mạnh chậm rãi nói:
- Tôi về đã hơn một tuần lễ. Nay xin đến hầu thăm bác, anh Tùng và các công nương.
Ấm Mạnh thấy thái độ lạ lùng của Mỹ Kim hơi khó chịu. Mỹ Kim ra tiếp Ấm Mạnh chỉ với mục đích khoe sự giàu sang.
Ấm Mạnh không khỏi nhận thấy Mỹ Kim và Lan Chi khác nhau một trời một vực. Mỹ Kim sau khi có tiền đã có cách sống khác hẳn ngày xưa. Trái lại, Lan Chi vẫn giản dị như lúc còn nghèo khó.
Bích Diệp tuy có chưng diện chút ít, nhưng không có dáng điệu kiêu kỳ như Mỹ Kim.
Không khí trong phòng khách gần như lạnh nhạt thì may sao Bích Diệp vào, hai tay đang lau trong chiếc khăn lụa.
Bích Diệp tươi cười nói:
- Chị Mỹ Kim à, hôm nay cam chín nhiều quá. Em dành cho chị những quả lớn đấy.
Mỹ Kim có vẻ không bằng lòng nói:
- Em không thấy có khách hay sao mà ăn nói bô bô vậy.
Bích Diệp nói:
- Anh Ấm Mạnh chớ ai xa lạ. Em vừa gặp anh ấy ngoài vườn, em có hứa đãi anh ấy một bữa trái cây đó chị ạ.
Mỹ Kim nói:
- Ừ, thì tùy em. Nhưng hãy vào nhà thay áo dài và mời Lan Chi ra tiếp anh Mạnh nhé.
Bích Diệp nói:
- Sao phải thay áo dài khác hả chị? Cái áo này còn sạch chán.
Mỹ Kim trợn em, Bích Diệp thấy thế vội vã đi vào nhà, vừa đi vừa cười thầm cho cái lối kiểu cách của chị.
Bích Diệp đi ngay vào phòng của Lan Chi, thấy chị đang chải tóc, Bích Diệp cúi rạp xuống và nói:
- Thưa Lan Chi quận chúa, Mỹ Kim quận chúa sai em vào mời quận chúa ra có khách vì ông Ấm Mạnh đến thăm.
Lan Chi vội bật cười hỏi:
- Em học ai được cái lối nói năng kiểu cách ấy?
Bích Diệp lấy tay chỉ ra phòng khách và làm bộ tịch buồn cười hết sức.
Lan Chi hỏi:
- Ấm Mạnh mới đến? Chị Mỹ Kim đang tiếp à?
Bích Diệp nói:
- Chị à! Mặc cho tử tế, nếu không chị Mỹ Kim rầy đạ Chị xem cái áo em thế này mà chị Mỹ Kim bảo em phải thay áo khác đó.
Lan Chi nói:
- Chị Mỹ Kim quên cái ngày mà Ấm Mạnh và huyện Tích đến đây, chị em ta đang sống trong cảnh thiếu thốn hay sao chớ?
Bích Diệp nói:
- Chị Mỹ Kim nhớ lắm chứ. Vì chị nhớ nên mới chưng diện như đi dự đám cưới để ra tiếp Ấm Mạnh. Chị muốn cho Ấm Mạnh thấy rằng ngày nay chúng ta đã khác.
Lan Chi nói:
- Chả cần khoe, người ta cũng thấy mình giàu. Còn ngày xưa, mình cố che đậy cái nghèo, mà cũng không qua mắt thiên hạ được.
Vừa nói Lan Chi vừa khoác chiếc áo dài mới vào và nói tiếp:
- Chị Mỹ Kim muốn thế thì chị em ta cũng phải làm vừa lòng chị một ti.
Bích Diệp cũng thay áo dài khác. Hai chị em đi ra phòng khách, không đeo nữ trang rườm rà như Mỹ Kim.
Ấm Mạnh thấy Lan Chi vội đứng lên chào:
- Chào cô Lan Chi, cô ở Mỹ Trang về đây được mấy hôm rồi?
Lan Chi nói: Mới hai hôm nay.
Lan Chi ngồi xuống ghế thì Mỹ Kim đã đứng lên và nói:
- Em tiếp anh Mạnh giùm chị nhá, chị còn phải vào thăm cô và cùng cô đi bái lăng tẩm em ạ.
Mỹ Kim chào Ấm Mạnh:
- Xin anh miễn lỗi cho vậy.
Ấm Mạnh vui mừng lắm, vì chàng không nhịn được thái độ kiêu hãnh của Mỹ Kim, vả lại Ấm Mạnh muốn nói chuyện với Lan Chi mà thôi.
Bích Diệp ngồi nói cồi nói chuyện một lát, liền đứng lên nói với Lan Chi:
- Chị để em vào nhà trong dọn trái cây mời anh Ấm Mạnh.
Lan Chi nói:
- Em bảo chúng nó làm cũng được. Em ngồi đây nói chuyện cho vull.
Mặc dù Lan Chi bảo thế, Bích Diệp vẫn đứng lên và đi vào nhà trong, để Lan Chi ngồi một mình với Ấm Mạnh.
Ấm Mạnh liền khoe với Lan Chi rằng chàng sắp đi làm tại Phủ Thừa và có lẽ rồi đây chàng cũng được bổ làm tri huyện ở một tỉnh miền trong.
Ấm Mạnh nói:
- Chuyến này tôi nhất định tu tỉnh làm ăn, để lập gia đình, cô Lan Chi ạ. Đi mãi rồi không ra gì. Hòn đá lăm mãi còn không dính rêu nữa là con người. Nay đây mai đó, sự nghiệp làm sao bền vững được. Tôi muốn lập chí, gây một sự nghiệp, nhưng muốn thành công, tôi cần phải có một người hiểu biết để an ủi và khuyến khích tôi. Người làm được cái sứ mạng gần như thiêng liêng ấy phải là một người đàn bà, một người đàn bàcó học và có đức. Từ trước tới nay tôi không làm được việc gì nên thân cả là tại ở tôi một phần, nhưng cũng tại chưa gặp được người tri kỷ. Cô là em anh Tùng, mà anh Tùng là bạn thân của tôi, tôi không có gì giấu giếm, vì chắc cô cũng đã nghe anh Tùng nói qua về tính tình của tôi rồi. Trước kia tôi phá gần hết sự nghiệp của nhà tôi, để chơi bời phóng túng là vì trong tuổi thanh niên tôi đã gặp một sự thất vọng cô ạ. Người yêu tôi đã phụ tôi, tôi buồn, tôi chán tất cả…
Lan Chi ngồi nghe không nói gì.
Ấm Mạnh nói tiếp:
- Cô có tin lời tôi không. Khi tôi được hai mươi tuổi, tôi có quen với cô Ngọc, con của một thương gia ở Gia Hội. Cô Ngọc học ở trường sư phạm, cô Ngọc cũng có cảm tình với tôi vàthường đến chơi với các em gái tôi. Thấy cô Ngọc là người nết na, mẹ tôi đi hỏi cô Ngọc cho tôi. Cha mẹ cô Ngọc nhân lời và lễ hỏi đã cử hành, chỉ đợi cô Ngọc ra trường là cưới. Từ khi làm lễ hỏi xong, tôi và cô Ngọc thường đi chơi với nhau và tỏ nỗi lòng cho nhau. Thế nhưng rồi cuộc hôn nhơn của tôi và Ngọc không tàhnh mới buồn cười. Số là cô Ngọc có một người anh con người cô, học ở trường thuốc Hà Nội. Nhân dịp nghỉ hè, người anh mới vào Huế chơi, ở tại nhà cô Ngọc. Anh sinh viên trường thuốc này tên là Định, đẹp trai và lanh lợi. Định và Ngọc là anh em cô cậu ruột, nên họ được tự do trò chuyện ở nhà và cha mẹ Ngọc cũng không đề phòng gì cả. Nhưng đến khi mẹ tôi đến xin nhà gái định ngày cưới thì Ngọc nhất định không chịu ưng tôi nữa. Bà mẹ Ngọc năn nỉ trả lễ hỏi lại cho mẹ tôi. Tôi tìm Ngọc để hỏi vì lẽ gì mà nàng không giữ lời thì Ngọc kiếm chuyện tránh tôi. Tôi viết năm ba bức thư Ngọc cũng không thèm trả lời. Tôi chán quá, cố ý dò xét thì mới hay Ngọc đã trao tình yêu của nàng cho người anh, con bà cô, cinh viên trường thuốc mà tôi đã nói đó. Nghe đâu hai bên cha mẹ nhất định không cho hai người yêu nhau, vì theo lễ giáo Việt Nam, anh em cô cậu không bao giờ được phép kết hôn như ở các nước khác. Ngọc hai ba lần muốn tự tử, còn Định thì nhất định đòi cưới cho được Ngọc. Thế rồi cặp thanh niên ấy thoát ly khỏi gia đình để được tự do sống theo tiếng gọi của con tim. Từ khi cô Ngọc phụ tình, tôi sinh ra buồn chán và tôi nghe lời theo các bạn, chơi bời hư hỏng. Để trả thù cô Ngọc, tôi đã phụ rất nhiều cô gái khác. Nhưng rồi một việc xảy ra tình cờ đã làm tôi tỉnh ngộ, và không còn ý nghĩ trả thù các thiếu nữ nữa. Tôi bỏ rơi cả chục thiếu nữ ngây thơ khờ dại đã yêu tôi. Họ thất vọng, đau khổ, có những người qua một thời gian lại đi lấy chồng, có người ở vậy mà không tiếc lập lại cuộc đời. Tôi đã nhẫn tâm, đã lừa gạt họ một cách hèn mạt, chỉ vì họ là đàn bà, là người cùng phái với Ngọc, con người đã phụ bạc tôi. Trong các thiếu nữ tôi quen biết có một thiếu nữ rất đẹp nhưng nghèo. Tôi hẹn ngọc thề vàng với cô, hứa thế nào cũng cưới cô ta làm vợ. Thế là một hôm vì quá tin tôi và yêu tôi, cô đã để tôi dẫn cô đi chơi. Tôi định bẻ hoa để rồi cũng lại bỏ cô như bỏ những cô gái khác. Trước ý muốn của tôi, cô ta tỏ ra cương quyết và nhất định cho tôi một bài học, cô bảo: “Tôi không phải hạng gái hư hèn, anh đừng lợi dụng tình tôi để làm việc hại danh giá của tôi. Anh thật tình yêu tôi thì anh cứ về thưa lại với người trên đến xin cha mẹ tôi làm lễ cưới. Tôi yêu anh, nhưng nếu anh không biết tôn trọng danh dự và nhân phẩm của tôi thì thà tôi đau khổ quên anh, chớ không bao giờ để anh làm một việc hại đến đời tôi như thế.” Nói xong, cô gái ấy xô tôi ra và bỏ về. Tôi chạy theo năn nỉ cô ở lại cùng tôi đi dạo chơi, tôi hứa không bao giờ chạm đến người của cô nhưng cô nhất định ra về. Tôi sanh lòng kính nể cô từ đấy và quyết tâm cưới cô làm vợ. Nhờ cái cử chỉ đoan trang của một thiếu nữ tôi bỗng thay đổi cái ý muốn trả thù trước kia. Tôi nhận thấy rằng, trong đời không phải ai cũng như cô Ngọc, mà trong đời còn có hạnh người biết liêm sỉ và trọng nhân cách của mình. Tôi thưa với mẹ tôi đi nói thiếu nữ trên cho tôi thì mẹ tôi nhất định không bằng lòng vì nhà cô ta quá nghèo, cô ta phải buôn bán nuôi cả gia đình gồm có năm em nhỏ. Vì vâng theo lời mẹ mà tôi đành mang tiếng làm người phụ bạc. Tôi nói sao cô ấy cũng không tin, mà chỉ nuôi ý nghĩ là tôi là một chàng sở khanh vì không bẻ được hoa nên đem lòng ruồng bỏ nàng. Tôi thất vọng đến hơn một năm… cho đến ngày tôi và huyện Tích gặp lại Bích Ngọc.
Ấm Mạnh ngừng một chút và hỏi Lan Chi:
- Tôi kể lể thế này có nhàm tai cô không?
Lan Chi nói:
- Anh cứ kể cho tôi nghe, không sao đâu. Nhưng anh ráng thành thật nhé.
Ấm Mạnh nói:
- Tôi không nói dối một tí nào. Tôi mà có nói dối xin trời làm chứng. Chuyện của tôi có thể viết thành một quyển tiểu thuyết chứ phải ít đâu!
Lan Chi nói:
- Anh không sợ tôi dùng làm tài liệu để viết tiểu thuyết sao?
Ấm Mạnh cười vui vẻ nói:
- Được thế càng hay chớ có sao đâu! Tôi rất lấy làm hân hạnh được ngòi bút của Lan Chi nữ sĩ vẽ vời tô điểm.
Lan Chi cũng cười:
- Tôi nói đùa cho vui chớ sự thật thì tôi chỉ có tài đọc tiểu thuyết chớ không có tài viết tiểu thuyết đâu.
Ấm Mạnh sửa lại:
- Cô nên nói thế này thì đúng hơn: Tôi chưa có tài viết tiểu thuyết nhưng rồi đây tôi sẽ có tài ấy.
Lan Chi nói:
- Được như lời anh chúc thì còn gì sung sướng bằng. Nhưng mà hình như anh chưa kể hết câu chuyện tình ái của anh cơ mà.
Ấm Mạnh nói:
- Đến đoạn này thì không cần kể cô cũng đã biết rồi. Có vài chỗ cô không hiểu rõ lòng tôi. Không phải tôi mới gặp Bích Ngọc lần đầu tiên tại nhà huyện Tích, mà tôi đã gặp Bích Ngọc và các cô tại Lầu Tỉnh Mộng khi tôi có dịp đến chơi với anh Tùng.Lúc tôi gặp các cô là lúc tôi bị cô Ngọc phụ tình, đang nuôi trong óc cái chí trả thù các cô thiếu nữ, nên tôi không để ý đến các cô, mặc dù các cô là những thiếu nữ có tài sắc. Các cô là em ruột của anh Tùng, mà anh Tùng là bạn thân của tôi thì các cô có khác nào em gái của tôi, lẽ nào tôi lại đi thù oán các cô như các thiếu nữ khác, nên tôi không để ý đến các cộ Tuy vậy, cô và cô Bích Ngọc là hai người mà tôi kính mến nhất. Bẵng đi một thời gian tôi không gặp các cô, cho đến hôm tôi gặp lại Bích Ngọc trên toa xe lửa, nhưng khi thấy tôi bước lên xe không hiểu sao Bích Ngọc lại bỏ xuống đi bộ. Xe vừa lăn bánh, tôi nhìn lại không thấy Bích Ngọc đâu cả, tôi kinh ngạc không hiểu Bích Ngọc đã qua toa xe nào rồi. Tôi vội vàng đi khắp các toa xe, mà cô cũng biết xe lửa đông người, mình đi như vậy chỉ rước vào mình những lời chửi rủa của hành khách. Thì ra Bích Ngọc thừa dịp người lên kẻ xuống rộn rịp đã ra khỏi xe lúc nào tôi không haỵ Tôi còn nhớ rõ hôm ấy Bích Ngọc bận chiếc áo vân cũ và có xách theo chiếc tơi lá. Hai ống quần của Bích Ngọc vì đi mưa nên dính đầy bùn đất. Hôm ấy tôi xuống đến Mỹ Trang thì mới có năm giờ. Chúng tôi rủ nhau đi dạo mát trong làng, vì huyện Tích ở xa mới về, muốn đi chào vài người quen biết. Đến chín giờ tối chúng tôi mới về nhà thì thấy Bích Ngọc ngủ ở đó. Tôi hết sức kinh ngạc, không khỏi lấy làm lạ tại sao Bích Ngọc lại đến nhà huyện Tích. Tôi nghi là Bích Ngọc có quen với huyện Tích. Nhưng trước thái độ kinh ngạc của huyện Tích, tôi hiểu là huyện Tích không quen biết gì với Bích Ngọc cả. Tôi mới nói lai lịch của Bích Ngọc cho huyện Tích nghe và anh ta có nói với tôi câu này: “Ông nội tôi làbạn thân với ông nội của Bích Ngọc. Đức ông là người tốt lắm, vì thế giàu có vô cùng mà cụ nhất định không để của lại cho con cháu. Cụ cúng tất vào công việc từ thiện.” Vì câu nói này mà tôi nhgi huyệnTích biết rõ về tờ di chúc của đức ông đó cô Lan Chi à! Cô Bích Ngọc ngủ một giấc, khi tỉnh dậy thấy huyện Tích, cô có ý thẹn thùng. Nhưng huyện Tích tiếp đón cô Bích Ngọc niềm nở và khi biết cô Bích Ngọc về Thanh Thủy bán ruộng, nhưng lạc qua Mỹ Trang, huyện Tích mời Bích Ngọc ở lại Mỹ Trang một đêm. Rồi huyện Tích chịu mua đám đất trong thành, và có dịp làm quen với Bích Ngọc nhu6ng tôt không ngờ huyện Tích lại đem lòng yêu Bích Ngọc. Vì huyện Tích là bạn thân của tôi và nhiều lần anh ấy nói với tôi rằng đời anh không còn yêu ai được nữa, anh đã làm khổ một người và lương tâm đang cắn rứt anh.
Nói đến đây Ấm Mạnh ngừng một lát, lấy thuốc ra châm hút và nói:
- Cô cho phép tôi hút thuốc? Khói thuốc có làm cô khó chịu không?
Lan Chi mới nhớ ra vì ham nghe Ấm Mạnh kể nên quên mời chàng hút thuốc:
- Xin anh cứ hút, chết nỗi, anh kể chuyện hay quá, tôi quên mời anh hút thuốc. Anh kể chuyện hay quá.
Ấm Mạnh sung sướng nói:
- Nếu được như lời cô nói thì may mắn cho tôi biết chừng nào.
Ấm Mạnh hít những hơi thuốc dài, phà khói lên trần nhà và cặp mắt đăm đăm nhìn các làn khói thuốc tan ra trong căn phòng tĩnh mịch.
- Bích Diệp ở trong đi ra, theo sau là một người đầy tớ gái bưng cái khay gỗ cẩn xà cừ có hai đĩa cam, mận đào và đu đủ chín đỏ.
Ấm Mạnh reo lên:
- Cô Bích Diệp tử tế quá.
Vừa nói Ấm Mạnh vừa nhìn vào đôi mắt thơ ngây của Bích Diệp, cố ý nhắc lại câu nói mà Bích Diệp đã nói với chàng ngoài vườn.
- Bích Diệp không chịu thua nó.
- Lúc nãy tôi gặp anh ngoài vườn, tôi bảo anh là người khách lạ là tôi có ý trách anh sao đã lâu không đến đây đó anh hiểu ra chưa?
Ấm Mạnh nói:
- Tôi làm sao hiểu được cái ý sâu sắc của cô.
Nói xong Ấm Mạnh cười.
Bích Diệp cũng cười nói:
- Tôi sâu sắc hay anh sâu sắc?
- Nhưng mà thôi tranh luận làm gì. Xin mời anh dùng ít trái cây của vườn nhà.
Quay lại Lan Chi, Bích Diệp nói:
- Chị cũng dùng cho vui và ráng cầm khách, em vào nhà đọc truyện cho mẹ nghe.
Nói xong Bích Diệp đi rạẤm Mạnh và Lan Chi không ai có ý nài ép Bích Diệp ở lại cả, vì Ấm Mạnh không muốn có người thứ ba nghe câu chuyện của chàng, còn Lan Chi không muốn cho em nghe câu chuyện kể lể lôi thôi của Ấm Mạnh.
Tính Bích Diệp từ ngày ra khỏi cảnh nghèo khó không hề thay đổi, nhưng Bích Diệp vui vẻ và tự nhiên hơn trước nhiều.
Vì thế Bích Diệp ăn nói bặt thiệp và vui tính lắm.
Bích Diệp đi rồi, Ấm Mạnh toan nói tiếp thì Lan Chi nói:
- Anh hãy dùng trái cây đã. Nãy giờ anh nói nhiều chắc là khô cả cổ rồi.
Vừa nói Lan Chi vừa đưa mời Ấm Mạnh một miếng cam.
Khi hai người ăn xong đĩa trái cây, Ấm Mạnh nói:
- Huyện Tích đã bảo với tôi và tất cả bạn bè như thế nên tôi đâu có ngờ huyện Tích yêu Bích Ngọc hay nói đúng hơn để ý đến Bích Ngọc ngay trong đêm Bích Ngọc nghỉ tại Mỹ Trang. Huyện Tích không bao giờ thích gần gũi đàn bàcon gá. Các bạn rủ huyện Tích đi chơi, huyện Tích luôn luôn kiếm cách từ chối. Thấy thế ai không tin là huyện Tích nói thật. Hôm huyện Tích đến đây để thưa cùng bác về chuyện mua bán đất, Bích Ngọc đi vắng, huyện Tích cũng không tỏ ý gì mong đợi Bích Ngọc cả. Trái lại huyện Tích tỏ vẻ săn sóc Mỹ Kim và khen cô có đôi mắt xinh. Huyện Tích rất ham mê đọc sách nên thích cô lắm. Anh ta bảo rằng tính cô giống tính của anh ta và vì thế mà anh ta hứa tặng sách cho cô ngay cái hôm gặp gỡ cô lần đầu.
Lan Chi nghe Ấm Mạnh nói có ý e thẹn, hai má ửng hồng, nhưng rồi Lan Chi chậm rãi nói:
- Vâng, sau này mỗi lần đến thăm chúng tôi, huyện Tích thường mua sách tặng tôi. Huyện Tích cũng không có ý gì để ý đến Bích Ngọc cả. Huyện Tích thế mà sâu sắc đấy. Nào mua cam cho chị Mỹ Kim, vì chị Mỹ Kim thích cam, mua thuốc thơm cho Bích Diệp, mua sách cho tôi, nhưng chỉ mua chỉ đan cho Bích Ngọc. Yù huyện Tích bảo rằng Bích Ngọc là một người nội trợ giỏi.
Ấm Mạnh hỏi:
- Thế à? Huyện Tích có mua đồ biếu các cô à? Để tôi kể nốt vì sắp hết giờ rồi. Câu chuyện mua đất đã xong, chỉ còn làm giấy tờ. Huyện Tích và tôi ở lại dùng cơm tối ở nhà cô và gặp Bích Ngọc về. Tối lại, lúc huyện Tích ký giấy trong nhà, các cô ra vườn. Cô và Bích Diệp lại bỏ vào nhà bếp, bảo là bận dọn dẹp chén bát. Chỉ còn có một mình tôi và Bích Ngọc ở ngoài vườn… Tôi…
Nói đến đây Ấm Mạnh ngập nhừng một tí rồi nói tiếp:
- Không hiểu tại sao từ hôm gặp lại Bích Ngọc ở Mỹ Trang tôi đã đem lòng yêu quý Bích Ngọc. Nhất là tôi được biết Bích Ngọc hết sức yêu quý anh Tùng, một người anh đã tiêu xài hết tiền bạc của bác gái và để các cô trong cảnh thiếu thốn.
- Tôi nhìn gia đình cô rồi ngẫm nghĩ lại gia đình tôi, tôi thấy tôi vô phước hơn anh Tùng nhiều lắm. Các chị em tôi không bao giờ yêu tôi như các cô đã yêu quý anh Tùng. Vì thế tôi nể Bích Ngọc và rồi đem lòng yêu Bích Ngọc. Tôi thấy Bích Ngọc chịu thiệt chịu khổ mà tôi thương hại. Bích Ngọc thật đúng là một người đàn bà Việt Nam dịu dàng, đảm đang. Tối hôm ngồi ngoài vườn, tôi cầm tay Bích Ngọc, tỏ tình với nàng và hôn đại vào mái tóc của nàng. Bích Ngọc đứng lên và bỏ chạy vào nhà trong. Rồi tôi ra về với huyện Tích lòng còn mang biết bao ý đẹp nhưng rồi tôi đi luôn không trở lại, tôi đã đi Pháp. Tôi yêu Bích Ngọc, nhưng cảnh gia đình của bác đang nghèo túng, tôi sợ nếu cưới Bích Ngọc thì phải gánh vác cả gánh nặng của gia đình Bích Ngọc, tôi không đủ sức nên liền bỏ đi Pháp. Phải chi cha mẹ tôi chịu bán đám đất còn lại để lấy tiền lo đám cưới thì tôi cũng mạnh dạn một tí, đàng này, hai chị em của tôi nhất định không chịu ky vào giấy bán, bảo tôi đã xài hết gia tài của mẹ tôi rồi, chỉ còn đám ruộng ấy để mẹ tôi lấy hoa lợi sống nốt những ngày cuối của đời người. Tôi cũng tưởng tôi đi vài năm sẽ trở về tính chuyện hôn nhơn với Bích Ngọc. Tôi tin chắc rằng ngoài tôi ra không ai còn để ý đến Bích Ngọc vì tại Lầu Tỉnh Mộng có thanh niên nào để chân đến đâu? Tôi không nghĩ ằng huyện Tích đã để ý đến Bích Ngọc và tôi không hay biết gì về sự có tờ di chúc. Nhưng ở Pháp tôi nhận được tin huyện Tích đi hỏi Bích Ngọc và sắp làm lễ cưới. Tôi gần như điên cuồng, tôi định trở về ngay nhưng lại không về. Rồi huyện Tích cưới Bích Ngọc, rồi có tờ di chúc bí mật làm cho gia đình bác trở nên giàu có. Không nói cô cũng hiểu rõ sự thất vọng của tôi lên đến cực độ nào. Không phải tôi thấy Bích Ngọc giàu mà tôi thất vọng. Tôi thất vọng vì mất người yêu một cách không nghĩa lý gì cả. Tôi cố tìm cách để an ủi mình và nuyện sẽ sống xa Bích Ngọc suốt đời, nuôi trong lòng một mối tình tốt đẹp mà tuyệt vọng, ở xa nhớ đến người mình yêu và cầu chúc cho người mình yêu gặp được nhiều hạnh phúc trong cuộc tình duyên. Nhưng không hiểu tại sao tôi không thể nào an ủi lòng tôi được, và một việc cứ ám ảnh tôi mãi là tờ di chúc của gia đình Bích Ngọc. Tôi nghi rằng huyện Tích biết tờ di chúc bí mật vì thế huyện Tích mới cưới Bích Ngọc. Cái ý nghĩ này đã làm tôi mạnh dạn trở về nước và tìm cách dò xét những hành động của huyện Tích. tôi được biết huyện Tích bị lỗ lã sắp khánh tận. Tôi được nghe người ta nói về cuộc tình duyên của huyện Tích với một thiếu nữ con nhà tử tế. Lòng vẫn còn yêu Bích Ngọc, tôi tìm đến nàng để nói tất cả và cố làm cho Bích Ngọc đề phòng huyện Tích có thể trở tráo, làm khổ Bích Ngọc. Nhưng Bích Ngọc nhứt định không nghe lời tôi và đã lạnh lùng không còn chút cảm tình nào đối với tôi nữa, thì tôi còn nghĩ đến mối tình tuyệt vọnh này gì nữa. Tuy vậy trong đầu óc tôi hình ảnh một người vợ hiền có sắc đẹp như Bích Ngọc, có những tánh nết cao thượng như Bích Ngọc vẫn ngày đêm ám ảnh tôi. Sau những năm lang thang, ngày nay tôi đã chán sống cảnh vô định ấy rồi. Tôi muốn lập gia đình, muốn tìm một ngườitri kỷ hiểu biết tôi để cùng xây dựng hạnh phúc.
Nói đến đây, Ấm Mạnh im lặng, chàng đốt thuốc hút và phà khói khắp gian phòng, cặp mắt Ấm Mạnh không rời khỏi bức ảnh của Lan Chi để trên cái mâm đồng cạnh chỗ chàng ngồi.
Ấm Mạnh nhìn sững vào bức ảnh một lúc, rồi nhìn Lan Chi với ánh mắt vừa thất vọng vừa van lơn.
Lan Chi không muốn nhìn cặp mắt ấy, Lan Chi cũng không muốn cho không khí im lặng đè nén tâm hồn nàng, nên liền hỏi:
- Bao giờ anh đi làm lại?
Ấm Mạnh như vừa tỉnh mộng đáp:
- Ngày mai tôi phải đi làm rồi cô à. Từ nay mỗi chúa nhật cô cho phép tôi đến thăm cô nhé. Tôi rất thích nói chuyện với cô, vì cô có thể an ủi tôi được. Cô cho phép tôi xem cô như một người bạn vậy.
Lan Chi nói:
- Tôi không tin là tôi có thể an ủi anh vì tôi thấy sao tâm hồn rối loạn quá! Trong người anh lại có nhiều sự mâu thuẫn nữa.
Ấm Mạnh thở dài nói:
- Cô xét đoán tôi như thế thì tôi chết mất còn gì? Người tôi cũng giản dị lắm chớ? Tâm hồn tôi cũng yên tĩnh mặc dầu tôi đã trải qua bao nhiêu thất vọng. Tôi có thể nói với cô rằng tôi mới bắt đầu yêu từ hôm tôi từ giã Mỹ Trang nghĩa là tim tôi vừa sống lại trong một tuần lễ mà thôi. Những mối tình khác tôi đã khai tử và nó đã bị chôn chặt trong nghĩa địa của lòng tôi rồi. Tôi đã sống lại, tim tôi đã bắt đầu đập lại những nhịp đập êm đềm, chúa chan hy vọng. Lần này tôi có thể nói với cô là tôi yêu tha thiết, tôi yêu điên cuồng, tôi có thể chết được vì yêu. Từ trước tới nay tôi chưa từng yêu như thế bao giờ
Ấm Mạnh nói như một gã say, không còn nghĩ là mình đang ngồi nói chuyện với một thiếu nữ, mà chỉ nghĩ là để trút một khối nặng đang đè nén tâm hồn chàng mà thôi.
Lan Chi ngồi nghe, trong lòng không khỏi lấy làm lạ sao hôm nay Ấm Mạnh lại có cái giọng tha thiết và hùng hồn đến thế.
Ấm Mạnh toan nói nữa thì Lan Chi nhìn lên đồng hồ tỏ ý cho Ấm Mạnh là chàng ngồi đã lâu.
Ấm Mạnh hiểu ý của Lan Chi đứng lên cáo từ Lan Chi và nói:
- Tôi đã làm mất thì giờ của cô nhiều quá. Thôi xin về và xin phép cô chúa nhật sau sẽ lại được đến thăm cô.
Lan Chi vội đứng lên tiễn Ấm Mạnh ra cửa...
Lan Chi và Ấm Mạnh đi trên con đường trải sạn. Đi được một đoạn Ấm Mạnh dừng lại nói:
- Thôi xin mời cô trở vào và tôixin thành thật cảm ơn cô đã chịu khó nghe những lời kể lể không đâu của tôi.
Lan Chi trở vào nhà, đi chậm từng bước trong vườn, đầu óc nghiền ngẫm lại những lời của Ấm Mạnh đã nói với nàng.
Lan Chi nghĩ thầm:
- Tại sao hôm nay Ấm Mạnh lại đem cả tâm sự của chàng mà kể lể với tạ Kể lể như thế hẳn chàng phải có dụng ý gì chớ? Nhưng Ấm Mạnh đã lầm, ta nào có khờ dại để cho chàng có thể lay chuyển. Ta chưa yêu, nhưng khi yêu ta không thể nào yêu một người như Ấm Mạnh. Trước kia, ta cũng có nhiều cảm tình với Ấm Mạnh, nhưng cảm tình ấy đã chết hẳn khi ta biết Ấm Mạnh không để ý đến ta, mà để ý đến Bích Ngọc. Ấm Mạnh để ý đến Bích Ngọc rồi lại không hcịu cưới Bích Ngọc vì sợ cái gánh gia đình nghèo khó của nàng. Ấm Mạnh đã tránh Bích Ngọc chỉ vì Bích Ngọc nghèo thì tình yêu của Ấm Mạnh đối với Bích Ngọc đâu phải là chân thật sâu sắc như lời Ấm Mạnh nói. Trong việc này, thật ra Ấm Mạnh chỉ tiếc rẻ số của hồi môn của Bích Ngọc thôi. Một người dám mặt dạn mày dày, khi nghe Bích Ngọc giàu có trở về tìm cách phá hoại hạnh phúc gia đình của bạn, toan cướp lại người yêu cũ để cướp luôn cái gia tài của người mình yêu, con người như thế ấy phải chăng là người tốt?
Lan Chi nghĩ đến đó thì lắc đầu nói:
- Không tốt chút nào cả. Hèn lắm, không đáng cho ta nghĩ đến đâu. Nhưng ta cãng ráng đợi xem thử anh chàng định giở trò gì với ta cho biết.
Nói đến đây,Lan Chi cười vẻ đắc chí:
- Kìa em Lan Chi có việc gì vui mà cười một mình vậy?
Lan Chi giựt mình quay lại thì Tùng đã đến sau lưng nàng. Lan Chi nói:
- Em nghĩ chuyện đời đó anh ạ! A, mà anh đi đâu về đó? Có Ấm Mạnh đến đây tìm anh, không có anh ở nhà nên em phải tiếp thay anh. Anh có gặp Ấm Mạnh không? Anh ta vừa mới ra đó.
Tùng nói:
- Anh không gặp vì có lẽ Ấm Mạnh đi đường khác, anh ở bên phố về em ạ.
Nói đến đây Tùng nhìn Lan Chi cười và nói:
- Ấm Mạnh đến tìm anh hay tìm em?
Lan Chi không có vẻ gì thẹn thùng trả lời một cách tự nhiên:
- Tìm em ích gì? Hạng người như Ấm Mạnh chỉ là hạng người đi bắt bóng, chớ đời nào bắt được mồi.
Tùng bào chữa cho bạn:
- Em không nên phán đoán Ấm Mạnh như thế, Lan Chi ạ! Kể ra Ấm Mạnh cũng là một thanh niên có nhiều đức tính tố. Ấm Mạnh đã nói gì với em?
Lan Chi nói:
- Ấm Mạnh kể cho em nghe câu chuyện tâm tình của anh ta và bảo rằng đời anh ta cần một người tri kỷ hiểu biết anh ta để gây lại cho anh ta một cuộc đời sáng lạn.
- Rồi em trả lời thế nào?
- Em việc gì mà phải trả lời. Vì anh ấy hy vọng gặp người tri kỷ. Người tri kỷ ấy anh ta cũng không bảo với em là ai, vả lại anh ta có hỏi ý kiến gì của em đâu mà anh bảo em trả lời.
Tùng cười đầy ý nghĩa:
- Nhưng rồi đây anh ta sẽ hỏi ý kiến em cho mà coi.
Lan Chi nói:
- Khi nào anh ta hỏi, lúc ấy em sẽ trả lời.
Tùng nói:
- Lan Chi nè, anh có việc này bàn với em, không biết em có muốn nghe không?
- Anh cứ nói, em nghe thử? Nghe anh nói là một việc, còn nghe lời anh lại là một việc khàc, anh nên nhớ thế, anh cứ nói đi. hay là anh em ta đến cái ghế kia ngồi nghỉ nói chuyện.
Tùng nhìn chiếc ghế Lan Chi chỉ và nói:
- Chúng ta vào nhà nói chuyện, nắng nhiều ngồi ngoài nhà nhức đầu.
Hai anh em vừa đi vào nhà vừa nói chuyện.
Tùng nói:
- Ấm Mạnh đã xin bổ làm tri huyện và có lẽ nhờ thế lực, nay mai sẽ có giấy kêu đi đó em à.Ấm Mạnh đã tu chí lại, muốn lập gia đình,tu bổ công danh sự nghiệp. Ấm Mạnh có tỏ ý với anh là sẽ xin mẹ hỏi em làm vợ. Yù em ra sao thì anh không biết, nhưng theo ý anh, Ấm Mạnh còn tốt hơn nhiều thanh niên khác, nếu có thể em nên nhận lời.
Lan Chi nói:
- Bao giờ Ấm Mạnh ngỏ lời với em hẳn haỵ Việc này anh không nên nói giùm cho Ấm Mạnh làm gì. Việc anh đã lo xong chưa mà anh lo làm mai dong để hòng ăn thịt ăn mỡ?
Tùng cười nói:
- Việc anh thì đã vội gì, vì anh chưa lập được công danh mà cưới vợ chỉ thêm ngăn cản sự học hành mà thôi.
Lan Chi có vẻ trách móc:
- Anh đã gần ba mươi tuổi rồi. Mẹ thì lại già. Mẹ mong có dâu, có cháu nội, ngày nào mẹ cũng ước mong, có thế mà anh không chịu làm vừa lòng mẹ.
- Anh làm sao vừa lòng mẹ được. Anh cần phải họa, nay mai anh phải qua Pháp lấy cho được cái bằng kỹ sư đã chớ. Em nên biết rằng,một sinh viên học chưa thành tài mà đã có vợ thì viêc học thế nào cũng phải dở dang. Còn không nữa thì cũng khó mà thành đạt được. Học sao được khi bên mình có người vợ trẻ đẹp. Ai có chí học hãy khoan có vợ, ai có chí chọc trời khuấy nước hãy khoan có vợ… Ít có người đàn ông nào mà không bị sắc đẹp của người đàn bà lung lạc. Mình lượng sức đề phòng trước thì hơn phải không em?
Lan Chi tuy trong bụng cho những lời Tùng nói là phải, nhưng cũng làm bộ nói:
- Anh nói thế chớ ngàyxưa, các cụ có vợ con hẳn hòi mà vẫn thi đậu khoa giáp, làm nên sự nghiệp đó thì sao? Nói như anh đàn bà chúng em sinh ra để phá rối sự nghiệp của đàn ông hay sao?
- Anh đâu có vơ đũa cả nắm. Anh đã bảo rằng đàn bà cũng có người đáng gọi là thiên thần kia mà. Nhưng cái hạng “Đắc Kỷ” thì nhiều lắm. Sở dĩ các cụ ta ngày xưa có vợ mà vẫn đi học được là vì các cụ bà ngày xưa nhiễm một nền luân lý nho giáo, nó khác hẳn với đàn bà ngày naỵ Các bà ngày xưa suốt ngày lo buôn gánh bán bưng nuôi chồng ăn học. Các bà ấy nhiều đêm thức dệt vải nuôi tằm. Họ không có nhõng nhẽo, nũng nịu như các cô gái bây giờ. Huống chi tình yêu của các cô gái ngày xưa là tình yêu trong bổn phận. Còn tình yêu của các cô gái bây giờ chịu ảnh hưởng của các đào điện ảnh, của cái văn minh Aâu Mỹ, nên đã đổi ra nồng nàn, vồ vập, nũng nịu… thôi thì đủ cách. Và lối sống của đàn ông đời nay cũng khác với lối sống của các cụ đời xưa nhiều. Em so sánh như thế là sai rồi em ạ. Thời nào người nấy, chớ đem thời xưa so sánh với thời nay thì hỏng bét.
Lan Chi lại nói:
- Anh nói nghe phải lắm, nhưng anh cho phép em hỏi anh đôi điều nhá. Mà anh đừng giận, em mới dám hỏi.
Tùng đoán biết Lan Chi sắp nói gì nên vội nói:
- Chắc là em muốn hỏi anh tại sao anh chưa chịu cưới vợ, nghĩa là anh chưa hề bị ảnh hưởng của đàn bà chưa, mà anh học đã sáu năm bên Pháp vẫn chưa thành tài chớ gì?
Lan Chi cười:
- Anh thông minh quá! Đoán được cả ý em.
Tùng cười:
- Anh của em mà! Anh của em có phải là hạng người ngu đâu. Sở dĩ anh học chư thành tài là vì khi anh qua Pháp, sức học anh chỉ mới có bằng thành chung. Anh phải học ba năm để lấy bằng tú tài. Rồi học ba năm nữa mới lấy bằng kỹ sư cầu cống, anh chỉ có học mới hai năm, năm sau lại bị bệnh bảo làm sao không trễ.
Lan Chi đánh bạo nói:
- Anh bào chữa cho anh tài quá!
- Sao lại bảo anh bào chữa?
- Thì...
- Thì sao em cứ nói?
- Thì không bào chữa là gì? Bạn anh bên Pháp bảo là anh không đau, anh cần tiền nên viết thư về nói thế để mẹ sợ mà gửi tiền qua cho anh thôi. Người ta còn bảo là anh chơi bời ghê lắm, bao nhiêu tiền tài phí vào việc ăn chơi chớ không lo gì đến việc học. Em không tin lời đồn của thiên hạ mà chính chị Mỹ Kim, các em Ngọc Diệp cũng không khi nào tin anh lại có thể như thế được. Nhưng mà người bạn anh nói thế thì anh nghĩ chẳng lẽ bạn anh lại đi nói xâu anh sao?
- Em thử nghĩ tiền mẹ gửi anh một tháng bao nhiêu mà bảo anh xài lãng phí ăn chơi? Tiền mẹ gửi chỉ đủ cho anh mua sách vở. Giá sinh hoạt bêb Pháp đắt đỏ lắm em à, các con nhà giàu qua đó có nhiều tiền còn phải túng thiếu nữa là anh. Anh mà xài gì? Nhưng tại sao anh lại mang tiếng là hư hỏng thì anh cũng không được rõ. Em có thể cho anh biết, ai đã bảo với em là anh không học?
Lan Chi không chịu nói tên người đã nói và nàng tin rằng Tùng đã kiếm lời để chống chế, bèn nói:
- Người ta đồn đãi chắc gì đã thật? Anh không hư hỏng là đủ rồi. Thôi kỳ này qua Pháp anh ráng học cho thành tài mà về với mẹ. Mẹ đặt tất cả hy vọng vào anh đó.
Tùng nói:
- Anh đi lần này lâu lắm là hai năm, còn mau lắm là một năm.
Đột nhiên Lan Chi lại hỏi Tùng:
- Còn chuyện anh mổ ruột dư, người cũng bảo là anh bịa chuyện?
Tùng không trả lời câu Lan Chi hỏi mà lại nói sang chuyện khác:
- À, em có định đi Pháp với anh không?
Lan Chi nói:
- Em cũng muốn đi một chuyến. Nhưng vừa rồi em thưa chuyện này với mẹ, mẹ không phản đối nhưng có vẻ buồn, em ngại quá.
Tùng nói:
- Ở nhà đã có Mỹ Kim và Bích Diệp.
- Anh cũng biết mẹ không ưa gì chị Mỹ Kim,còn Bích Diệp nay mai đã đi học, vào ở ký túc xá rồi.
- Ở ký túc xá chủ nhật lại về.
- Nói như anh là anh không hiểu gì về tánh của mẹ cả. Mẹ không thể nằm đợi cho tới ngày chủ nhật. Mẹ sẽ nhớ con từng ngày. Anh không hiểu được lòng người mẹ, vì thếmà mấy năm nay anh ở bên Pháp, mẹ đã già hẳn đi. Người mẹ không thể bảo có đứa con này mà quên đứa con khác được. Mỗi đứa con đều chiếm trong lòng người mẹ một vị trí cố định. Đứa con ấy đi vắng là trong lòng người mẹ lại trống vắng, anh đã hiểu chưa?
Tùng có vẻ suy nghĩ về những lời Lan Chi vừa nói với chàng:
- Thế thì em đi gì được.
- Đời người còn dài. Lần này không đi được thì còn lần khác đã sao?
Chủ nhật hôm sau Ấm Mạnh lại đến.
Lan Chi lại phải tiếp Ấm Mạnh trong phòng khách. Bích Diệp và Mỹ Kimđi chơi phố, còn Tùng thì đi từ giã bà con đểvài ngày nữa đi du học.
Sau vài câu hỏi thăm sức khỏe, Ấm Mạnh nói ngay vào đề.
- Cô Lan Chi, tôi có một việc quan trọng muốn thưa với cộ Cô cho phép chứ?
Lan Chi nói:
- Vang anh cứ nói. Việc gì thế anh Ấm Mạnh? Quan trọng lắm à?
Lan Chi cũng đoán biết câu chuyện mà chàng sắp nói với nàng.
Ấm Mạnh do dự một hồi rồi nói:
- Lẽ ra tôi phải đợi vài tháng nữa mới nóilà vừa. Hôm nay tôi nói với cô, nó cũng hơi sớm. Nhưng mà lòng tôi không thể nào đợi được nữa. Tôi đã thức suốt tuần lễ này để mong gặp cô hôm nay…Như tuần trước tôi có thưa với cô rằng tôi đã sống lại trong một tình yêu hết sức nồng nàn, hết sức tha thiết mà từ trước tới nay tôi chưa hề yêu ai như thế bao giờ. Cô Lan Chi, tôi xin nói trắng ra là tôi đã yêu cộ Nghe thế này cô không khỏi khinh bỉ tôi là đã thay đổi ái tình như thay áo… Nhưng chỉ có trời mới hiểu thấu cho tôi. Tôi yêu cô vì cô có nhiều đức tính cao quí, phù hợp với cuộc đời tôi. Tình yêu đã làm tôi hồi hộp, tôi không đủ lời để bày tỏ sự thành thật của tôi cho cô thấy, tôi đã hóa ra vụng về, chỉ mong cô hiểu mà mang cho tôi một chút tình yêu của cô để đời tôi trở nên tươi đẹp.
Nói xong Ấm Mạnh chấp hai tay lại như van lơn và cặp mắt nhìn đăm đăm vào đôi
môi của Lan Chi,chờ đợi một lời nói để định đoạt cả đời chàng.
Lan Chi cúi nhìn tấm thảm dưới chân, có vẻ suy nghĩ.
Tuy Lan Chi không yêu Ấm Mạnh, nhưng những lời Ấm Mạnh đã nói với nàng cũng khiến tim nàng rung động. Có người con gái nào đứng trước sự tỏ tình của người con trai lại không thấy rung cảm.
Qua vài phút cảm động, Lan Chi đã lấy lại sự bình tĩnh mà nói:
- Tình yêu của anh dù có chân thật, tôi cũng không thể nhận lời anh được, vì một lẽ rất dễ hiểu, là tim tôi chưa yêu… hay nói cho đúng ra chưa biết yêu là gì. Xin anh cảm phiền. Vả lại tôi không phải là người tri kỷ mà anh mong đợi. Tánh tôi vụng về, người tôi khô khan, không tình cảm, anh đừng thấy bề ngoài của tôi mà lầm.
Ấm Mạnh thở ra một cách thất vọng và nói:
- Chắc cô không tin lòng tôi? Cô có ý định khinh tôi và nghi tôi nhắm vào của hồi môn của cô chứ gì? Mà cô có thể nghĩ như thế được lắm.
Ấm Mạnh nói đến đây vẻ mặt buồn rầu khó tả.
Lan Chi nói:
- Tôi đã bảo với anh là tại tôi chưa có ý định lập gia đình.
- Thế thì cô cho phép tôi đợi cô, đợi cho đến khi nào cô nghĩ lại để tôi nhờ.
Lan Chi vội nói:
- Không, không nên anh ạ. Lòng tôi đã quyếr. Tôi chưa muốn lập gia đình và có lẽ còn lâu lắm làm sao mà anh đợi tôi được?
Thấy vẻ mặt quả quyết của Lan Chi, Ấm Mạnh hiểu rằng chàng có năn nỉ cũng vô ích.
Aùi tình không phải là việc có thể xin xỏ. Thà chàng mang sự thất vọng trong lòng, chớ van lơn Lan Chi là việc không nên.
Ấm Mạnh liền đứng lên nói:
- Tôi xin vĩnh biệt cô vậy...
Lan Chi cũng đứng lên nói:
- Xin chào anh và xin chúc anh tìm được người tri kỷ.
Ấm Mạnh thấy tim mình như bị bóp chặt, chàng cho lời Lan Chi vừa nói là sự mỉa mai độc ác.
Nhưng sự thật thì Lan Chi chỉ vô tình nói ra chứ Lan Chi không có ý mỉa mai gì chàng cả.
Lan Chi đâu có hiểu được cái tình của Ấm Mạnh đối với nàng… Lan Chi chỉ thấy rằng Ấm Mạnh là con người hèn, trước kia đeo đuổi em giờ lại đeo đuổi chị chỉ vì cái gia tài của chị em nàng mà thôi.
Và biết chừng đâu, theo ý nàng nghĩ, nay mai Ấm Mạnh lại chạy theo tỏ tình với Bích Diệp để rồi lại bị cự tuyệt xong quay lại van lơn với Mỹ Kim.
Ấm Mạnh ra về, tâm hồn nặn trĩu nỗi đau buồn, đôi chân như không dở lên nổi, chàng bước những bước chậm chạp uể oải, cặp mắt lờ đờ như người say rượu.
Cảnh vật xung quanh chàng như bị bao trùm bởi một màu tang. Những người đi đường như đang nhìn chàng một càch khinh bỉ…
Ấm Mạnh đi thẳng ra bờ sông, nhìn dòng nước lờ đờ chảy của sông Hương vàcuộc đời chàng rồi đây cũng lờ đờ như dòng nước ấy.