Hồi 9
Thư cung Thiên Võng uy như hổ
Thạch động Hiên Viên đáo từ kỳ

Hoắc Bất Nghi đi rồi thì bọn Dao Quang cũng khởi hành, cố gắng đến Lạc Sơn thật sớm! Cuộc chiến này có tính quyết định, nên Dao Quang đem theo tất cả những cao thủ hạng nhất của mình. Tính luôn Thần Bút Lực sĩ và bốn người của Xà Bang thì đoàn nhân mã đông đến mười chín người. Lần này chàng kiên quyết không cho Ngọc Thiền đi theo, lấy lý do là Ngọc Đường mới sinh nở cần người bầu bạn. Sau bốn ngày bôn hành vội vã đoàn người ghé vào kiếm trang trong thành Nhạc Dương nghỉ ngơi. Mờ sáng, họ lên đường và có thêm Động Đình kiếm khách Nhạc Di Kinh đồng hành. Do thời gian cấp bách nên hành trình cực kỳ vất vả, đi nhiều nghỉ ít. Gần giữa tháng tư, bọn Dao Quang mới đến được thành Lạc Sơn, ai nấy mệt phờ, râu rìa lởm chởm, sụt mấy cân thịt. Hai mươi người phân tán nhỏ mà vào thành, tuy kẻ trước người sau nhưng đều ở chung một khách điếm. Vào thời nhà Đường, Lạc Sơn được gọi là Gia Chân, nên chàng lại lấy làm lạ khi thấy quán trọ này mang tên Gia Chân đệ nhất lữ điếm. Lạc Sơn là địa phương trù phú, sầm uất nhất tỉnh Tứ Xuyên, chỉ thua có thủ phủ thành đô. Thứ nhất là do vị trí ngã ba đông, thứ hai là vì Lạc Sơn có một thắng tích rất nổi tiếng. Đó chính là pho tượng Phật Di Lặc khổng lồ bằng đá, kích thước lớn nhất Trung hoa, và hơn cả những pho tượng của nước láng giềng A Phú Hản (Afghanistan). Thạch Phật ở A Phú Hản là tượng đứng mà chỉ cao gần mười mấy trượng (năm mươi lăm mét), Trong khi Lạc Sơn Di Lạc Đại Phật là tượng ngồi mà lại cao đến hai mươi mốt trượng rưỡi (bảy mươi mốt mét). Pho tượng vĩ đại này được tạc trên vách phía tây của núi Lãng Vân, thuộc dãy Lạc sơn, cách huyện thành Gia Chân một dặm. Năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đời Đường Huyền Tông (bảy trăm mười ba), hòa thượng Hỏa Thông, người Quý Châu, đến ngã ba sông Lạc sơn du sơn, ngoạn thủy, ông chứng kiến những thảm họa thuyền đắm, người chết do nước chảy xiết, liền phát nguyện đem cả đời mình tạc pho tượng phật để trấn giữ vùng nước hiểm, và giúp thuyền bè đi lại dễ phát hiện ra phương hướng. Công trình này quá sức đồ sộ, nên hòa thượng đã qua đời khi pho tượng còn dang dở. Nhưng Tiết độ sứ Xuyên Tây đã tiếp tục sự nghiệp, tổng cộng đã tốn hết chín mươi năm ròng rã và nhiều công sức, tiền bạc của phật tử Tứ Xuyên. Để ghi nhớ công đức của hòa thượng Hải Thông, người ta đã tạc tượng ông mà thờ phụng. Ngày nay trên núi Lãng Vân vẫn còn Động Hải Sư, cũng là nơi hòa thượng ở năm xưa. Trong động có pho tượng đá cao hơn nửa trượng, ngồi xếp bằng, tay bưng hộp Nhãn Châu, nét mặt đầy vẻ kiêu ngạo và phẫn nộ! Tương truyền rằng, khi Hải Thông khởi công tạc tượng thì bị bọn quan lại địa phương đòi hối lộ. Ông bèn tự khoét một mắt đưa cho chúng chứ không khuất phục. Muốn chiêm ngưỡng toàn bộ pho tượng phải đứng trên thuyền dưới sông. Còn muốn xuống từ đầu đến chân thì phải qua chín đoạn đường núi có bậc đá hẹp cheo leo hiểm trở. Tác giả không đi sâu vào kích thước chi tiết, chỉ nói thêm rằng trên mỗi mu chân của Lãng Vân Đại Phật có đủ chỗ cho một trăm người đứng, hoặc đặt hai mươi cổ kiệu. Tóm lại, chính kiệt tác có một không hai này đã làm nổi danh vùng đất Lạc Sơn. Mỗi năm có hàng vạn phật tử bốn phương đến hành hương ở chùa Lãng Vân Tự, và chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc. Sau khi dông dài đôi nét về bối cảnh, chúng ta quay lại với Dao Quang. Chàng vừa tắm gội ăn uống xong thì phân đà chủ Lạc Sơn là Lý Ngư Cái Lương Bất Phú đến tìm. Nghe lão ăn mày tự giới thiệu, bọn Dao Quang đến mỉm cười vì mặt họ Lương đỏ hồng, miệng hô và hai túm râu mép kia quả giống dung nhan của một con cá chép! Qủy Đao hỏi đùa:
- Chắc các hạ là người thông thạo thủy tính nên mới có mỹ danh ấy!
Lương Bất Phú cười hì hì:
- Ngược lại thì có! Lảo phu không hề biết bơi, thà nhảy vào lửa chứ chẳng bao giờ dám xuống nước.
Lão bỗng nghiêm giọng báo cáo:
- Bẩm công tử! Yến Sơn Thần Y đã đến đây hai ngày trước, vào cánh rừng già dưới chân ngọn núi cực bắc của rặng Lạc Sơn, chưa thấy trở ra. Hai phái Nga Mỹ, Thanh Thành hiện đang mai phục gần đấy, chờ đợi công tử!
Dao Quang mừng rỡ:
- Hay lắm! Tại hạ sẽ đến đấy ngay, phiền túc hạ chỉ đường cho!
Thế là đoàn người lặng lẽ rời khách điếm, đi về hướng bắc. Lý Ngư Cái cho một tên đệ tử ba túi dẫn đường, còn lão ở lại huyện thành giăng lưới chờ đợi giáo chủ Quỷ giáo Sầm Thu Danh và Vạn Gia Táo Quân.
Quả nhiên sáng hôm sau, lực lượng Quỉ Giáo xuất hiện. Họ Sầm mang theo bốn vị Hộ Giáo Pháp Sư và năm mươi cao thủ hạng nhất, dừng chân ở cửa đông Thành. Sầm giáo chủ cùng Vạn Gia Táo Quân tiến vào thành, đến Giang Phong phạn điếm dùng điểm tâm và chờ tin tức đám thủ hạ của Hoắc Bất Nghi, ăn xong mà vẫn chưa thấy ai ra mặt, Sầm Thu Danh cau mày:
- Bọn đệ tử của ngươi chết đâu cả rồi?
Táo Quân mỉm cười:
- Giáo chủ yên tâm, họ sắp đến rồi! Tại hạ làm ăn rất có uy tín, nếu không tìm được vị trí Vạn Thư Cung sẽ giao mạng cho giáo chủ định đoạt!
Sầm Giáo Chủ cười nhạt:
- Lúc ấy thì ngươi có muốn chết cũng chẳng xong!
Ánh mắt tàn độc của lão khiến Hoắc Bất Nghi rợn người, thầm lo lắng và chỉ thở phào nhẹ nhõm khi thấy Lý Ngư Cái bước vào. Hôm Nay Lương Bất Phú lột xác ăn mày, mặc bộ võ phục xanh lành lặn, hông mang đao, đầu đội nón sùm sụp cho hợp với vai một tay trinh sát thần bí. Lão bước thẳng đến ngồi xuống cạnh Vạn Gia Táo Quân, hạ giọng báo cáo:
- Bẩm Hoắc đại ca! Vạn Thư Cung tọa lạc trong cánh rừng dưới chân đỉnh Khiêu Vân, tận cùng dãy Lạc Sơn. Giang Thượng Phong và ha!!!3103_8.htm!!! Đã xem 441083 lần.


Được bạn: TSAH đưa lên
vào ngày: 8 tháng 6 năm 2004