Tám

Hơn ai hết, ông toán trưởng hiểu rất rõ rằng tất cả chúng tôi đang bỏ công bỏ sức làm một việt vô ích. Nhận lãnh một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là thăm dò khảo sát một con đường có tầm cỡ quốc gia, càng đi hy vọng của ông càng vơi hụt cho đến khi vấp phải dãy vách đá kia, ông hoàn toàn thết vọng. Tính bất khả của phương án tuyến đã quá rõ ràng nhưng chẳng hiểu sao người ta vẫn không chấp nhận cho ông bỏ cuộc. Trong bất kỳ tình huống nào, nhiệm vụ của các dông chí vẫn là tiếp tục thăm dò cho hết tuyến đường...Những bức điện như thế, liên tiếp nhắc lại nhiệm vụ ông đã được trao, không có gì thay đổi như một người linh khi nghe khẩu lệnh bước tới, bước... mặc dù trước mặt là vực sâu hay lửa cháy, ông vẫn cứ phải bước tới bước tới.
Nhưng để làm gì kia chứ khi biết trước chẳng để làm cái gì? Sự phẫn nộ đôi lúc cũng trồi lên nhưng lập tức bị đè bẹp bởi ý thức tổ chức và kỷ luật, sự phục tùng cấp trên một cách tuyệt đối. Ông đã nổi giận một cách giả tạo với thằng học giả vậy thôi, thâm tâm, ông thừa biết ý kiến của nó là đúng, và cũng là ý kiến của ông. Nhưng biết làm sao, cao hơn hết cả vẫn là kỷ cương, rường mồi, ông không dằn mặt ngay thằng ấy còn gì là tổ chức. Nó có thể phê bình ông thiếu gần gũi anh em, gia trưởng, ít hoà mình với quần chúng, cái đó được, nhưng nó dám bác bỏ cả một con đường, chê cấp trên mù quáng thì phải triệt ngay cái thói hỗn xược, coi khinh tổ chức đó đi. Bởi vậy tuy trong bụng nghĩ khác, ngoài mặt ông vẫn ra sức làm bọn tôi tin rằng con đường vẫn tốt, dấy vách đá kia chẳng là cái gì, sau này người ta sẽ khoét nó theo kiểu hàm ếch, và như thế nó lại trở nên độc đáo kia đấy, người ta sẽ tổ chức cho khách du lịch tới tham quan, rồi thì ở đây một thành phố nghỉ mát sẽ mọc lên, còn chỗ kia, có lẽ người ta sẽ xây dựng một trạm truyền hình nhận tín hiệu từ vệ tinh... Cứ như thế, ý nghĩa ông cấp cho công việc của chúng tôi, những người đi đầu, khai sơn phá thạch, cứ mỗi ngày mỗi lớn tới mức nếu như trong vụ tai nạn ở vách đá hai thằng kia có chết thì cũng là hy sinh cao đẹp, là trả giá cần thiết cho con đường mai sau.
Vậy nhưng hai thằng trời đánh không chết đó lại không chịu tan xác vì một vinh quang như thế. Hoặc chúng biết thừa miệng lưỡi ông toán trưởng, hoặc chúng quá coi trọng mạng sống, trong buổi trưa kinh hoàng đó thằng hộ pháp đã để thằng học giả bám chặt cổ chân như hai con mối cắn đuôi nhau, rồi vận hết sức lực, nó cong người kéo thằng học giả nhích dần, nhích dần cho tới khi hai đứa đặt được chân vào hốc đá. Tôi hét toáng lên: Chúng mày ơi, không chết chứ? Thằng hộ pháp thở hồng hộc: Chết cái nỗ đít tao ấy. Còn thằng học giả thì cứ luôn mồm: Từ nay tao gọi mày bằng bố, từ nay tao gọi mày bằng bố... Thằng cấp dưỡng lôi ngay trong ba lô ra hộp sữa, cái thứ dự trữ chiến lược ông toán trưởng chỉ cho phép dùng trong trường hợp có đứa nào ốm sắp chết: Uống đi, hai thằng uống đi, tội đâu tao chịu.
Lần mò suốt ba ngày, chúng tôi mới ra khỏi dãy vách đá quần áo rách tả tơi, mặt mày hom hem, nhem nhuốc. Quay trở lại nhìn cái vùng quái thạch ấy, tôi thở hắt ra, bảo thằng học giả:
Thôi thế là thoát. Cũng may không thằng nào chết.
Nó cười cay đắng:
Giá chết cho một thành phố mọc lên ở đây thì cũng đáng chết.
Ông toán trưởng đứng cạnh nó, có lẽ thấy cần phải lên tinh thần cho bọn tôi, ông bảo:
Các cậu vẫn chưa tin tưởng hả? Nhất định con đường sẽ mở qua đây, nhất định sẽ mọc lên một thành phố và nếu cậu nào hi sinh, rất có thể người ta sẽ dựng bia lưu niệm.
Nếu vậy xin thủ trưởng cho khắc lên dòng chữ: nơi đây một con người đã chết cho một vinh quang vô ích.
Cậu nói cái gì thế?
Nói gì thì thủ trưởng đã nghe cả rồi đấy.
Phản động, cậu là thằng phản động, tôi sẽ điện về Ban chỉ huy cho người ta gô cổ cậu lại đưa đi cải tạo.
Ông toán trưởng gào lên, lạy trời ông đừng có lên cơn hen, chụp lên đầu thằng học giả đủ các thứ mũ lớn mũ nhỏ mà vẫn chẳng làm được nó sợ. Nó chỉ cười nhạt. Lần mò suốt ba ngày, chúng tôi mới ra khỏi dãy vách đá quần áo rách tả tơi, mặt mày hom hem, nhem nhuốc. Quay trở lại nhìn cái vùng quái thạch ấy, tôi thở hắt ra, bảo thằng họe giả:
Thôi thế là thoát. Cũng may không thằng nào chễt.
Nó cười cay đắng:
Giá chết cho một thành phố mọc lên ở đây thì cũng đáng chết.
Ông toán trưởng đứng cạnh nó, có lẽ thấy cần phải lên tinh thần cho bọn tôi, ông bảo:
Các cậu vẫn chưa tin tưởng hả? Nhất định con đường sẽ mở qua đây, nhất định sẽ mọc lên một thành phố và nếu cậu nào hi sinh, rất có thể người ta sẽ dựng bia lưu niệm.
Nếu vậy xin thủ trưởng cho khắc lên dòng chữ: nơi đây một con người đã chết cho một vinh quang vô ích.
Cậu nói cái gì thế?
Nói gì thì thủ trưởng đã nghe cả rồi đấy.
Phản động, cậu là thằng phản động, tôi sẽ điện về Ban chỉ huy cho người ta gô cổ cậu lại đưa đi cải tạo.
Ông toán trưởng gào lên, lạy trời ông đừng có lên cơn hen, chụp lên đầu thằng họe giả đủ các thứ mũ lớn mũ nhỏ mà vẫn chẳng làm được nó sợ. Nó chỉ cười nhạt:
Thưa thủ trưởng, tôi biết cái thân phận tôi là con cái nhà tư sản bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng được đi cải tạo. Nhưng thưa với đồng chí, sống như thế này còn khổ hơn cả ở trại tập trung nưa kia.
Tôi vội vàng bịt mồm nó lại, những lời lẽ kiểu đó bay về Ban chỉ huy thì thật chẳng hay ho gì cho nó, mặc dầu tôi thừa biết chẳng đời nào ông toán trưởng dám báo cáo chuyện đó khi cái quỹ thành tích ông gom được từ bọntôi đã khá khá. Thằng cấp dưỡng đưa đến một tin thiết thực làm tan luôn cuộc tranh cãi:
Báo cáo thủ trưởng, gạo chỉ còn đủ ăn ba ngày nữa thô ỉ.
Ông toán trưởng giật mình:
Sao lại ba? Tôi đã tính toán còn bảy ngày nữa kia mà?
Thằng cấp dương gãi gáy:
Báo cáo, tại mấy hôm vượt vách đá vất vả quá anh em đề nghị cho ăn tăng tiêu chuẩn...
Ông toán trưởng cảm thấy như bị người ta giật đi một chút quyền lực. Đến lượt thằng cấp dưỡng được nhảy theo điệu nhạc về ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần khắc phục khó khăn, ý chí con người phải luôn luôn chiến thắng các đòi hỏi bản nàng vân vân... đến nỗi tới lúc nấu ăn, mặt nó còn hầm hầm làm thằng hộ pháp đi kiếm nước về phải ngạc nhiên:
Có chuyện gì thế?
Thủ trưởng cái đéo gì coi quân lính như kẻ thù, động một tý lên giọng mạt sát.
Thằng hộ pháp nghe thủng câu chuyện, tức mình múc ngay thêm mấy bát gạo đổ nồi. Bọn tôi cứ lăn ra cười, chả ai thèm can. Thằng học giả còn xúi thêm:
Ăn mẹ nó hết đi, chết đói cả lũ giữa rừng cho xong chuyện.
Nồi cơm hôm đó phè lên có ngọn bốn thằng ăn như rồng cuốn chẳng mấy chốc hết sạch. Ông toán trưởng liếc thấy, nhưng cái vẻ bất cần đời của cả bọn tôi hình như làm ông chờn, chỉ cúi xuống ăn lặng lẽ. Tuy nhiên, tôi nghĩ ông đang nghĩ một biện pháp trừng phạt nào đó chứ chẳng chịu lép Tôi hôm đó tôi lại thấy ông ngồi loay hoay rất lâu trướctấm bản đồ trong lúc bọn tôi lại đốt một đống lửa ngồi tán gẫu. Khác với mọi tối, thằng cấp dưỡng chỉ ngoắc mồm ra nghe, đêm nay dường như điệu nhạc ban chiều eủa ông toán trưởng vẫn còn chói bên tai nên nó oang oang kể tội ông bác họ:
Có lần sau tết tao với ông ấy đi tắt rừng về Ban chỉ huy. Tao đi trước khoác ba lô, ông ấy đi sau tòng teng cái sắc cốt. Đi mãi, đi mãi mệt bở hơi tai, bụng đói meo mới tới đỉnh đèo, ông mới cho ngồi nghỉ và dặn chớ đi đâu, chờ ông ấy đi ỉa. Thếlà tao cứ ngồi chờ, chờ mãi. Quái, cái ông này ngũ cốc luân hồi gì mà lâu thế? Hay ông ấy cẩn thận, leo mãi lên cao nên bị rắn đớp rồi cũng nên. Tao hoảng quá mới để ba lô lại, lần theo lối ông ấy đã đi. Tao eứ trèo, trèo mãi tới hốc đá dưới lùm cây. Chúng mày có biết tao thấy ông ấy đang làm gì không?
Thằng hộ pháp nhanh nhầu:
Rặn ỉa chứ còn làm gì. Chắc táo quá phải không??
Thằng cấp dưỡng lắc đầu:
Không phải, tao nhìn thấy ông ấy đang... ăn bánh chưng chúng mày ạ. Thế có đau cho tao không? Thế mà cứ leo lẻo trách tao chẳng mang cái gì đi ăn đường, đói đành chịu.
Giọng nó bỗng nghẹn nghẹn tắc lại không nói được nữa. Tôi phải giục:
Rồi sao nữa?
Lúc đó tao ngượng cả cho ông lẫn tao. Tao đứng im, nín thở rồi lặng lẽ quay về chỗ đề ba lô làm như mình vẫn đang ngồi chờ. Lát sau, ông ấy quay xuống mặt mũi tươi tỉnh, vui vẻ động viên Cố gắng khắc phục khó khăn. đi mau về đơn vị kp báo cấp dưỡng nấu cơm. Mẹ kiếp, từ đóbao nhiêu lòng kính trọng tao giành cho ông ấy, bao nhiêu lời hay ý đẹp ông ấy vẫn rót vào tai, tao cho nó bay hết theo gió rừng. Bữa nay tao mới nói thật với chúng mày, tao không bỏ về là vì tao không muốn mẹ tao vỡ mộng về tao, chứ thực r a...
Một hồi còi toét lên cắt ngang câu chuyện. Lâu rồi kể từ hôm vấp phải vách đá, cái còi nằm chết trong túi ông toán trưởng, giờ nó chói bên tai khiến bọn tôi thằng nào cũng ngỡ ngàng. Có chuyện gì ông bắt chúng tôi họp bất thường thế, lời kể của thằng cấp dưỡng đã theo gió thoảng đến tai ông, hay ông mới nhận điện Ban chỉ huy cho phép bỏ dở tuyến thăm dò, quay trở về?.
Ông ngồi xếp bằng tròn dưới một vòm cây, ngọn đèn bão soi rõ tấm bản đồ ông để trước mặt. Chờ cho cả bốn thằng bọn tôi yên chỗ, ông mới cao giọng:
Tối nay ta thảo luận về lương thực. Tôi đâ đo trên bản đồ với tốc độ hiện nay, bảy ngày nữa ta sẽ tới bản Mù U, ở đó có thể mua được gạo, nhưng theo báo cáo của đồng chí cấp dưỡng chúng ta chỉ còn có ba ngày gạo nữa thôi. Vậy phát huy trí tuệ tập thể, các đồng chí hiến kế, đề xuất ý kiến giải quyết khó khăn..
Chúng tôi im lặng nhìn nhau, nghe rõ cả tiếng nổ lép bép của đống lửa thằng hộ pháp đốt lên đuổi muỗi. Tôi lẩn mẩn nhổ sợi râu cầm, thằng học giả lẩm bẩm câu gì đó, thằng cấp dưỡng che mồm ngáp, còn thằng hộ pháp rõ ràng là không định phát biểu, nó đang chăm chú đẽo một chiếc vỏ cắm dao thay chiếc vẫn đeo tòng teng bên sườn đã vỡ vì va vào đá. Cặp mắt ông toán trưởng giương lên trong khoảng không lờ đờ, mệt mỏi làm tôi thấy chợt thương.
Thế nhưng đào đâu ra kế gì để có thể hiến cho ông được. Giữa rừng hoang núi vắng toàn gai góc và đá trắng nàykiếm đâu ra cái gì bỏ miệng nuôi sống được cả năm con người.
Có ý kiến đi, các đồng chí có ý kiến đi.
Giọng ông thảng thốt giục giã, rơi vào khoảng không như những tàn lửa đang tóe lên biến mất vào đêm rừng. Thằng cấp dưỡng cúi mặt xuống như chính nó có lỗi trong việc thiếu gạo này. Cái im lìm như hóa đá của bọn tôi làm ông toán trưởng nổi cáu:
Không ai có ý kiến phải không? Không ai có ý kiến thì ý kiến của tôi là từ mai, bữa sáng ta ăn cơm để bảo đảm sức khỏe sản xuất còn chiều về ta chỉ ăn bữa cháo...
Cái lý ông đưa ra quá xác đáng khiến cả bốn cái miệng bọn tôi không cãi nổi, chỉ riêng có cái dạ dày là lên tiếng. Thằng hộ pháp làu bàu trước tiên:
Buổi chiều đi làm vê rỗng ruột lại chỉ ăn có bát cháo thì b ố a i chịu được. Thằng học giả đã thôi lầm bầm, nó thở dài nẫu cả ruột:
Không có cơm ă n để tái sản xuất sức lao động thì làm sao cầm nổi con dao phát cây.
Tuy nhiên, tất cả những lời lẽ kiểu đó đều chỉ là kêu ca phàn nàn thôi chứ chẳng phải hiến kế, đề xuất biện pháp giải quyết khó khăn, bởi vậy quyết định của ông toán trưởng coi như được thông qua và ông chỉ còn thêm vài lời động viên tinh thần. Trước khi giải tán, ông phổ biến lệnh của Ban chỉ huy mới nhận được, bắt đầu từ mai, khẩu hiệu dán mũ sẽ thay đổi, thay vì phải chiếm lĩnh những đỉnh cao trong sản xuất, từ mai chúng tôi chỉ có một đỉnh cao cụ thể: đỉnh núi Hua Ca, nơi con đường tương lai phải đến. Tuy nhiên chẳng đứa nào trong bọn tôi nhằm tới cái đỉnh núi Hua Ca xa xôi ấy, mà chỉ chăm chăm vào mục tiêu gần: cái bản Mù U nào đó trên bản đồ, ở đó có thể mua được gạo thịt và được nhìn thấy con người, nhất là những cô gái mà đã từ lâu chúng tôi chỉ được thấy trong tưởng tượng vào những đêm khó ngủ.