TIỀN NGÔ VƯƠNG Tiền Ngô Vương, họ Ngô, tên Quyền, người Đường Lâm, giết giặc trong nước để phục thù cho chúa, giết địch bên ngoài để cứu nạn cho nước, dựng quốc đô, nối lại chính thống, công nghiệp thật to lớn lắm. Vua Ngô đời đời là quý tộc ở Đường Lâm(1), cha là Mân làm quan Mục bản châu. Khi sinh ra vua có hào quang sáng khắp nhà, ở trên lưng có 3 mụn nốt ruồi, người xem tướng cho là kỳ, bảo rằng có thể làm vua một địa phương, bèn cho đặt tên là Ngô Quyền. Mắt Vương sáng như điện, sức cất nổi được cái vạc, làm nha tướng của Đình Nghệ, Nghệ gả con gái cho, sai quản trị Châu Ái. Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất. HẬU NGÔ VƯƠNG Tên là Xương Văn, là con thứ vua Tiền Ngô. Dương Tam Kha nuôi làm con, 3 năm sau truất Tam Kha, lấy lại chính quyền, làm vua được 15 năm, quang phục được cơ nghiệp cũ, nhưng vì ở trong nước xảy ra việc binh đao luôn, rồi bị giết chết, đáng thương. Phụ thêm: Dương Tam Kha người làng Dương Xá, huyện Đông Sơn con Dương Đình Nghệ,anh bà Dương Hậu, tiếm xưng là Vua, bị Ngô Quyền truất ngôi. Cựu sử để Dương Tam Kha lên đầu, nay theo lối Hán sử chép lớn lên là Hậu Ngô Vương, mà chỉ để Tam Kha phụ theo, để cho rõ là thống hệ nhà Ngô chưa mất hẳn. Khi Ngô Vương Quyền đau nặng, dặn lại Tam Kha giúp con mình. Tam Kha cướp ngôi, tự xưng là Bình Vương. Con trưởng Ngô Vương là Xương Cập, chạy về nhà phạm Lệnh Công, ở làng Trà Hương, Nam Sách. Tam Kha sai Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đi tìm, ba lần đi đều không tìm được. Lệnh Công sợ, bèn giấu Xương Cập vào trong sơn động. Sử thần bàn rằng: Tam Kha đã cướp ngôi, lại nuôi Xương Văn làm con, là cớ sao? Xương Văn tất là con bà Dương Hậu, cho nên có tình cậu cháu mà dung cho, còn như tìm bắt Xương Cập đến 3 lần, thì làm được, ấy cái họa họ ngoại như thế đó. Ngô Quyền không biết soi gương xưa, đến nỗi ngôi báu bị mất, đàn con không chỗ nương tựa, Xương Văn sống bên tặc thần, Xương Cập phải nhờ tay nghĩa sĩ, đều tại sốt trời. Ngô Quyền báo ơn cho Đình Nghệ, Lệnh Công cũng lại báo ơn cho ông, lòng trung nghĩa được trời đền lại, quả là không sai. Con thứ Ngô Vương là Xương Văn truất phế Tam Kha. Tam Kha sai Xương Văn và 2 ông Dương và Đỗ, đem quân đánh hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn, đi đến huyện Từ Liêm, Xương Văn bảo 2 ông rằng: "Ân đức của Tiên Vương ta dân được nhờ nhiều lắm, không may Ngài mất sớm, Bình Vương làm điều bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, nay lại sai ta đi đánh dân vô tội, nếu dân khôi phục, thì làm thế nào? Hai ông nói: "Xin theo mệnh lệnh của ông". Xương Văn nói: "Ta muốn mang toàn quân về đánh úp Bình Vương, để lấy lại cơ nghiệp Tiên Vương ta, có nên không?" Hai ông nói: "Được lắm". Bèn kéo quân về đánh úp Tam Kha, dân chúng thì muốn giết Tam Kha, nhưng Xương Văn nghĩ rằng Tam Kha có ân tình với mình, không nỡ giết, giáng làm Trương Dương Công, cho có thực ấp (ở bến Chương Dương Độ(2)) để thu thuế nơi đó mà chi dùng. Vương đã truất Tam Kha rồi, lên ngôi Vua tự xưng là Nam Tấn, rước anh là Xương Cập về, cùng làm việc nước. Xương Cập xưng là Thiên Sách Vương. Thời bấy giờ có người Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh, cậy có núi khe hiểm trở, không chịu làm tôi. Hai Vương khởi binh đánh Bộ Lĩnh, Lĩnh sợ, sai con là Đinh Liễn vào làm con tin; Hai Vương bắt Liễn lên ngọn cây tre, bảo Lĩnh rằng: "Không hàng thì giết". Lĩnh nói: "Trượng phu phải lập công danh có đâu lại bắt chước cách đàn bà yêu con?", nói rồi sai 10 người cầm nỏ nhằm vào Liễn mà bắn. Hai Vương nói: "Ta treo con nó lên, cốt để buộc lòng nó phải hàng, nay nó tàn nhẫn như thế, giết cũng vô ích". Bèn thu quân về. Sử thần bàn rằng: Đinh Tiên Hoàng nhằm bắn con, cùng với việc chia bát canh của Hán Cao Tổ, đều là dùng cách gợi thiên tính để thử xem sao. Nhưng Hán Cao Tổ cậy có Hạng Bá giúp đỡ, nên dám thế, còn Đinh Tiên Hoàng chắc đâu vào lòng bất nhẫn của Ngô Vương, mà dám nói như thế, là vì trong tâm đã không có Liễn lâu rồi. Cho nên sau khi lấy được nước, bỏ Liễn mà lập con út là Hạng Lang vậy. Thiên Sách Vương chuyên quyền, Xương Văn không dự vào chính quyền nữa. Hai Vương bèn có hiềm khích với nhau. Chưa được bao lâu thì Thiên Sách Vương mất, Xương Văn trở lại ngôi vua sai quân đánh 2 thôn Đường Nguyễn và Thái Bình, khi kéo quân vào, bỏ thuyền lên bộ, Vua bị tên lạc của phục binh bắn tin mà chết, Đinh Liễn trở về Hoa Lư. CHÉP PHỤ CÁC SỨ QUÂN Thời bấy giờ vua Nam Tấn mất, trong nước loạn to, các nơi đua nhau nổi lên giữ huyện ấp, cùng xâu xé lẫn nhau. Ngô Xương Xí tự xưng là Ngô Sứ Quân chiếm cứ Bình Kiều. (Lúc Thiên Sách Vương là Xương Cập tị nạn có lấy người con gái ở Nam Sách sinh ra Xương Xí tức là cháu Nam Tấn Vương Xương Văn). Kiều Công Hãn tự xưng là Kiều Tam Chế chiếm cứ Phong Châu (nay là Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Nguyễn Khoan tự xưng là Thái Bình Công, chiếm cứ Tam Đới (nay là huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, chiếm cứ Đường Lâm (có chỗ gọi là Giao Thủy. (Nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công chiếm cứ Đỗ Động Giang (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, chân móng thành cũ hiện còn). Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, chiếm cứ Siêu Loại. (Nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công chiếm cứ Tiên Du (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Ở đó hiện đem đại quân ra cửa biển. Biền lập tức giao việc quân cho Vi Trọng Tể, rồi cùng hơn 100 người bộ hạ đi về Tàu. Trước kia Biền cùng với Trọnh Tể sai tiểu hiệu là Vương Tuệ Tán và Tăng Cổn mang thư báo tiệp đưa về nhà Đường, bọn này đi đến cửa biển trông thấy cờ xí ở phía đông kéo đến, hỏi bọn du thuyền, chúng nói rằng: "Đó là Kinh lược sứ mới và Giám quân đi đến". Hai người bàn nhau rằng: Duy Cố tất nhiên đoạt cờ biểu để lưu chúng ta lại, bèn ẩn náu ở hòn đảo ngoài biển, đợi Duy Cố đi qua rồi, liền đi vội đến kinh đô. Vua Đường được tờ tấu mừng lắm, lập tức giao cho Biền chức Kiểm hiệu Thượng thư, lại sai sang đánh quân Mán. Khi Cao Biền tự cửa biển trở về, vì Yến Quyên thì mờ ám và lười biếng, động có việc gì thì bẩm mệnh với Duy Cố, mà Duy Cố là người tham bạo, chư tướng không chịu để Duy Cố sai khiến, bèn giải vây, người Mán trốn đi quá nữa. Cao Biền đến nơi lại đốc thúc đánh thành, quân lính trèo qua lũy mà vào, chém được tướng Mán tự là Thiên, lại phá cả bọn Thổ Mán theo làm hướng đạo cho quân Nam Chiếu, bình được hết 2 động giặc Mán. Trước kia tự Lý Trác tham tàn, đến nỗi người Mán làm loạn đến hơn mười năm, đến bây giờ Cao Biền lấy lại được phủ lỵ, lại đắp cao thêm thành Đại La. Thành Đại La(4) chu vi 1.982 trượng 5 thước, thân thành cao 3 trượng 6 thước, chân rộng 2 trượng 5 thước, 55 sở vọng lâu, 5 sở cửa cống, 3 ngòi nước, 34 vòm canh. Cao Biền lại đắp con đê vòng quanh 2.125 trượng 8 thước, cao 1 trượng 5 thước, rộng 2 trượng, và làm 40 vạn gian nhà. Thành xây gạch để cho vững chắc, san phẳng tất cả gò đống, cho nên làm tổn hại địa hình và tổn thương đến long mạch. Nay nền cũ của thành vẫn còn, xây toàn bằng đá xanh. Cao Biền tự là Thiên Lý, người U Châu, cháu Cao Sùng Văn đời đời chuyên giữ cấm binh, chịu khó theo học, thích bàn luận việc kim cổ. Lúc ít tuổi thờ Chu Thúc Minh làm thày, trông thấy 2 chim điêu bay đều nhau, giương cung lên bắn, khấn rằng: "Nếu sau này ta được phú quí thì bắn trúng". Bắn một phát trúng luôn hai con, mọi người đều cho là kỳ, vì thế gọi là Lạc điêu Thị ngự (nghĩa là quan Thị Ngự bắn rơi chim điêu). Khi giặc làm phản, Biền lĩnh cấm binh đi đánh, lập được nhiều công, đến bây giờ làm đến chức Đô hộ. CAO BIỀN ĐÀO HẢI CẢNG DONG CHÂU Biền đi tuần đến Dong Châu thấy cửa sông hẹp mà hiểm trở, nhiều đá to ở lòng sông, thuyền đụng phải đá là đắm. Biền bèn sai bọn Lâm Phúng, Dư Tồn Cố dẫn hơn 1000 thuỷ thủ đến khơi đào cho sâu, và dụ bảo rằng, trời vẫn giúp kẻ thuận, thần thì phù người thẳng, nay đào cửa biển để giúp cho dân, nếu ta không có tư tâm, thì có việc gì là khó. Bọn Phúng mộ nhân công khơi đào, hơn một tháng gần lưu thông được, duy giữa dòng nước có 2 tảng đá lớn đứng dựng, búa cũng không thể hạ được, đã toan bỏ dở, đến ngày 26 tháng 5, ban ngày bỗng có mây kéo đến tối đen, gió rất to, có sấm sét đến vài trăm tiếng, một lúc trời lại sáng, thì hai tảng đá vỡ tan mất rồi. Cao Biền lại lấy cớ rằng, sứ giả năm nào cũng đến, muốn khơi ra làm 5 lối để ở đó mà hộ tống. Những lối tắt có đá xanh ấy tương truyền rằng Mã Viện không làm nổi, mọi người thợ đều cho là khó khăn. Ngày 21 tháng 6 lại sấm động như trước, các tảng đá lớn đều tan vỡ, đường mới lưu thông được, nhân thế đặt tên là "Thiên oai cảng", hiện nay ở phía tây nam huyện Bác Bạch, Bạch Châu 100 dặm. Lê Văn Hưu bàn rằng: Vì một Lý Trác tham tàn, đến nỗi gây nên họa người Mán cướp phá đến vài mươi năm, huống chi lại có người quá tệ hơn Lý Trác nữa. Được một Cao Biền biết đốc thúc, mà bình được vài vạn giặc Mán, huống chi có người hơn Cao Biền nữa. Vậy thì người khéo trị nước nên cẩn thận việc kén chọn Mục và Thú lắm. Sử thần bàn rằng: Cao Biền phá Nam Chiếu để cứu vớt dân đời bấy giờ, xây thành Đại La, làm mạnh thế đô ấp muôn năm, công to tát lắm. Đến như việc khơi cửa sông, đặt ra trạm, làm việc công bằng, hkông hề có chút tư tình nào, vẫn là việc có thể cảm được thần minh, mà được nhiều điểm tốt. Thời Ngũ Đại, Vương Thẩm Chi ở đất Mân, những người buôn bán qua lại, có sự ngăn trở ở Hoàng Kỳ, thế mà có một hôm sấm động, chỗ ấy thành ra hải cảng, người Mán theo về với Thẩm Chi, vì có đức chính cảm động đến người, nên gọi tên là Cam Đường Cảng. Việc của Cao Biền cũng giống như thế. Cao Biền đổi đi Thiên Bình, tiến cử cháu là Cao Tầm thay mình (lúc trước Cao Biền đánh Nam Chiếu, Tầm đã làm tiền phong, xông vào rừng tên đạn, xướng xuất cho quân sĩ). Biền đi rồi, tù trưởng Nam Chiếu tên là Pháp lại ngạnh trở, nhà Đường dùng chính sách hoà thân, đem con gái tôn thất gả cho Pháp, Pháp sai tướng là bọn Triệu, Long, My, ba người đi rước vợ về. Cao Biền ở Dương Châu, dâng thư nói ba người ấy đều là người tâm phúc của Nam Chiếu, xin đánh thuốc độc cho chết đi, thì mới tính được quân Mán. Vua Đường nghe theo, ba người ấy chết rồi Nam Chiếu hết bọn mưu thần, suy yếu dần, tự đấy chúng không dám dòm ngó đất nước ta nữa. Xét lúc Cao Biền làm Đô hộ, những công nghiệp cũng nhiều đáng kể, tự ghi đổi sang Tây Xuyên, trong lòng sinh ra oán vọng, để tha hồ cho Hoàng Sào vây hãm hai kinh đô, người Đường mong Cao Biền còn lập được công, cho Biền lên làm Bột hải Quận vương, nhưng Biền nhờ lúc Trung Quốc điên bái, âm mưu chiếm cứ đất đai, nhất đán thất thế, oai vọng mất hết, tự đấy phải về để ý việc tu tiên, bao nhiêu việc quân giao cho Lã Dụng Chi. Dụng Chi là quân tiểu nhân, gian tà, đem lời phù phiếm dối trá mà coi Biền như đứa trẻ con, từng bị kẻ điên cuồng là Chư Cát Ân nói dối rằng: "Thượng đế cho thần đến giúp đỡ mình", lại hiến Cao Biền một thanh kiếm mà nói dối là của thượng đế vẫn đeo. Cao Biền lấy làm báu, giữ bí mật, xây cất cái lầu cao 8 thước, gọi là lầu Nghênh Tiên, ở trên lầu ăn chay thắp hương mong được gặp tiên. Biền lại làm con chim hộc bằng gỗ ở trong sân, có đặt máy, chạm vào người thìbay được; Biền mặc áo lông cưỡi lên, làm ra dáng tiên bay, Dụng Chi giam giữ cho Biền chết. Sau Dương Hành mật sai đào dưới đất, bắt được người bằng đồng cao 3 thước, thân bị gông cùm, đóng đanh vào miệng, khắc tên Tiền vào sau lưng. Đó là Dụng Chi làm mê hoặc yểm đảo Cao Biền, nhất đán Cao Biền trở nên ngu muội đến thế; coi với xưa kia có mưu lược phá quân Mán, trí khộn xây La thành(5), và đào hải cảng động đến thiên oai, thành ra 2 hạng người khác hẳn là sao thế? Người trong nước truyền lại rằng Biền rắc hạt đậu xuống đất, dùng phù chú cho hoá ra quân thật, trước kỳ hạn đã đào lên, thì đều là non yểu, không thể đứng được. Lại truyền rằng: Cao Biền cưỡi cái diều giấy đi tìm đất; truyện này cũng chỉ nghe người ta nói thôi. Biền học phép tiên, cùng với chuyện cưỡi chim hộc đều là ngoa truyền. Ở sách địa lý di cảo ai cũng đều cho đấy là môn học địa lý của Cao Vương. Biền ở nước ta, bận việc quân, không có thời giờ nhàn rỗi, xách túi địa bàn đi tìm phong thủy, tất là đời Trần có người học địa lý, mượn tên Cao Biền để làm cho thuật của mình thần kỳ đó thôi, sách địa lý di thảo của Hoàng Phúc đại khái cũng thế. Trên đây nước ta ngoại thuộc về Tùy, Đường tự năm Quí Hợi đến năm Bính Dần cộng 304 năm. Sách thông luận bàn rằng: Nước ta là một đại đô hội ở phương nam. Ruộng thì cấy lúa, đất thì trồng dâu, núi sản ra vàng, bể sản ra ngọc. Bọn nhà buôn nước Tầu, đến nước ta nhiều người làm nên giàu có. Người Tầu thích lắm, có ý lấy nước ta đã lâu lắm, cho nên tự Triệu Đà trở về sau, hơn 1000 năm đã nắm được, đâu còn chịu bỏ, để cho nước ta làm một nước lớn ở ngoài Ngũ Lĩnh; chia ra quận, đặt ra quan, làm cho cõi đất ta như cái bàn cờ, có một người thổ hào nào nổi lên, thì diệt đi ngay, một quận thú nổi lên, thì Thứ sử họp lại đánh ngay, như Lý Tốn, Lương Thạc ở đời Tấn, Mai Thúc Loan, Vương Thăng Triều ở đời Đường là thế cả. Hai vua Lý và vua Triệu, đương lúc Lương, Trần ở thiên về một nơi miền nam, Giang tả nhiều việc, không có thì giờ để ý đến Giao Châu, cho nên giữ được cảnh thổ mà xưng thế được 50 hay 60 năm, cũng là thời thế xui nên đó. Đến như quân Mán Nam Chiếu hàng năm vào cướp bóc, vượt sóng gió, qua hiểm trở tranh nhau với người Đường, cũng là tham cái lợi của nước ta giàu có đấy. Trương Chu đánh phá được nước Chiêm, đắp thành Hoan, Ái. Cao Biền trị Nam Chiếu, bảo toàn được Long Biên, đều là có công với đất nước; duy Cao Biền làm quan lâu hơn là Chu, cho nên đàn bà con trẻ trong nước còn nói đến tên Cao Biền, còn những quan Thú, Mục trước hay sau, đều không nói đến. NAM BẮC PHÂN TRANH Nước Lương cho Lưu Ẩn làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải, và phong làm Nam Bình Vương. Ẩn chiếm cứ đất Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo chiếm cứ Châu, hai bên đều tự xưng là Tiết độ sứ, lập chí mưu đồ lẫn nhau. Ít lâu Ẩn chết, em là Lưu Nghiễm lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiền Hanh, quốc hiệu là Nam Hán, Hạo sai con là Thừa Mỹ làm Hoan hiếu sứ, đến Quảng Châu dò xem hư thực thế nào? Hạo mất, Thừa Mỹ nối ngôi, sai sứ cầu nhà Lương, cho quan chức nhà Lương làm Tiết độ sứ, chia đất làm 12 châu, Vua nhà Hán nghe tin giận lắm, sai tướng là Lý Khắc Chính đánh Giao Châu, bắt Thừa Mỹ đưa về Tàu. Vua Hán ngồi ở Nghị Phượng nhận tù binh, bảo Thừa Mỹ rằng: "Mày cho ta là triều đình ngụy, nay lại bị trói đưa về đây cớ là sao?". Thừa Mỹ cúi đầu chịu phục, bèn được tha. Họ Khúc là người Hồng Châu, là họ to nối đời, tiên tổ là Thừa Dụ, tính khoan hòa, yêu người, được nhiều người qui phục, khi Tăng Cổn bỏ phủ thành, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ, xin với triều đình Đường, vua Đường nhân thế nhận cho làm chức ấy. Ông Hạo nhờ cơ nghiệp cũ, chiếm giữ La thành, tự xưng là Tiết độ sứ, chia nước ra làm các xứ, phủ, huyện, châu, xã; đặt chức lịnh trưởng chánh và tá, chia đều thuế ruộng, tha không bắt dân làm nhân công; làm sổ hộ, biên ghi họ tên và niên canh, quán chỉ người dân, Giáp trưởng đốc xuất làm sổ ấy. Chính sự khoan hồng và giản dị, dân được yên ổn làm ăn. Họ Khúc truyền 3 đời, cộng 51 năm. Nước Nam Hán có Lưu Nghiễm là thế gia. Tổ tiên ông là An Nhân lấy nghề buôn bán sang ở Nam Hải, cha là Khiêm, anh là Ẩn, gặp thời buổi nhiều biến cố, vẫn có công với Lĩnh Nam, bèn chiếm giữ cả Nam Hải. Nghiễm đã lên làm vua, là lúc các tay anh hùng ở Lĩnh Nam, chia nhau giữ các nơi. Nghiễm đã lấy được châu Ung, châu Dong, lại bắt được Thừa Mỹ ở Giao Châu, vì tính hay khoe khoang, đã từng nói là nhà mình vốn ở đất Hàm Tần, lấy sự gọi là Man Vương, Man lại làm sỉ nhục, gọi vua Đường là Lạc Châu Thứ sử. Vua Đường Trang Tôn cũng không thể đánh được. Khi chết truyền ngôi cho con là Phần, cháu là Trành, tự lúc xưng đế đến khi mất nước cộng được 55 năm, cũng là tay cừ hiệt đó. Dương Đình Nghệ (chữ Đình có chỗ viết là chữ Diên), người Ái Châu lúc trước làm tướng cho Khúc Hạo, đến khi Lý Khắc Chính bắt được Thừa Mỹ, lập cách báo thù cho họ Khúc, bèn đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ, đồng mưu với nhau cử binh đánh đuổi tướng Hán là Lý Khắc Chính. Vua Hán cho Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu, Đinh Nghệ lại vây hãm thành đánh Tiến. Vua Hán sai Trần Bảo đem quân cứu Lý Tiến. Đình Nghệ đón đánh chém được Trần Bảo, bèn giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu. Chưa được bao lâu, nha tướng của Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn lại giết Đình Nghệ mà lên thay. Đình Nghệ nuôi 3.000 giả tử (con nuôi) mưu đồ khôi phục, Lý Tiến biết việc ấy, sai người cấp báo vua Hán. Sử thần bàn rằng: Cuối đời Hán, Đường phần nhiều nuôi giả tử, là vì đương lúc trí, lực chọi nhau, hay là trong khi hoạn nạn cùng theo nhau, đắc lực trong lúc hoãn cấp, tức thì nhận làm giả tử, không biết rằng lòng lang khó dạ. Dấu của hớ hênh, là xui cho người lấy trộm, thiên tính như thế không thể làm khác được. Đình Nghệ nuôi giả tử đến 3.000 người, thì bị nạn, còn hối sao được nữa. Nha tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền khởi binh từ Ái Châu đánh Công Tiễn. Công Tiễn cầu cứu với Hán, vua Hán nhân lúc loạn, muốn lấy nước Nam, bèn sai con là Hoằng Tháo đi trước, mà tự mình đóng quân ở cửa biển để làm quân cứu viện. Vua Hán hỏi mưu kế với Tiêu Ích, Ích nói: "Đường bể hiểm và xa, Ngô Quyền là người kiệt hiệt, không nên khinh thường". Vua H
Tiền Lý
Ngoại Thuộc Tùy và Đường
Nhà Ngô
Nhà Lý
Nhà Lý
Nhà Lý
Nhà Trần
Trần Thánh Tôn
Trần Nhân Tôn
ANH TÔN HOÀNG ĐẾ
Minh Tôn Hoàng Đế
Hiến Tôn Hoàng Đế
Dụ Tôn Hoàng Đế
Nghệ Tôn Hoàng Đế
Duệ Tôn Hoàng Đế
Phế Đế
Thuận Tôn Hoàng Đế Và Thiếu Đế
HẬU TRẦN
NGOẠI THUỘC NHÀ MINH
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
http://eTruyen.com