Chương 9

Chuyến xe lửa đầu tiên hú còi chạy ngang qua nhà trong lúc tôi và dì Hạnh đang ăn sáng. Bữa ăn đượm một chút buồn như hương khói cà phê đang bốc lên. Tôi nhìn thấy vệt đèn pha sáng quắc của đầu máy xe lửa quét lia một khoảng bóng tối. Những đỉnh cây, những cái mái nhà lóng lánh sáng, rồi chuyến xe lướt qua, tiếng máy dập dình một lúc. Xe qua khỏi, tôi nói với dì Hạnh:
- Nếu dì đi xe lửa, dì đã đi qua khỏi rồi.
- Đi bây giờ chắc lạnh lắm.
Dì vừa ngó vừa mím môi, ngó tôi, một nụ cười nở ra. Đôi môi dì Hạnh không thoa một tí son nào nhưng vẫn đỏ hồng. Gương mặt dì sáng long lanh dưới bóng đèn và trông mát như buổi sáng pha đầy sương. Mái tóc dì Hạnh chảy xuống một khoảng lưng. Hôm nay dì Hạnh mặc chiếc áo dài màu tím than, cổ tay dì trắng như những cái hoa sứ trắng nở ngoài vườn. Tôi nhìn làm dì ngượng. Dì quay đi, rót nước nóng vào cà phệ Tôi nhắc:
- Dì có mang theo đồ nhiều không, đi ít ngày cũng mang theo chứ?
- Một cái túi xách đựng mấy bộ quần áo và mấy cuốn sách cần học.
- Dì đi chuyến mấy giờ?
- Sáu giờ rưởi.
- Lúc đó mặt trời vẫn chưa lên.
- Dì thích đi như vậy.
Tôi buông thõng:
- Hình như ai cũng đều thích đi như vậy hết. Những chuyến xe trong buổi sáng sớm có một cái gì mơ màng đối với đời sống quá hiển nhiên.
Dì Hạnh cười:
- Đông ở nhà mấy bữa nhớ làm thơ cho dì đọc nghe. Lúc này thấy Đông vui.
- Gần thi, buồn là cầm chắc cái rớt. Đông không thích rớt trong khi mấy thằng bạn đều có tên trên bảng vàng.
- Đông có gặp Thục?
- Có.
- Thục có biết dì đi ít hôm chứ?
- Hình như biết.
- Đông nói?
- Hình như vậy.
- Hai người vẫn thân thiết với nhau?
- Hình như thế.
Dì Hạnh cười lớn tiếng:
- Coi chừng. Dì sắp mất hai người thân. Một đứa là bạn và một người bà con.
- Tôi cũng cười, trêu lại dì:
- Không chừng thi xong Đông mất dì. Lại phải tốn tiền mua quà cho một người về nơi xứ lạ.
- Ai về xứ lạ?
- Còn ai vào đây nữa, dì theo chồng về nơi xứ lạ.
Dì Hạnh đỏ mặt, uống vội ngụm cà phê để đỡ ngượng. Dì lắc đầu quầy quậy:
- Dì còn đi học, đi học hoài, không lấy chồng đâu.
- Nhưng người ta sẽ dẫn dì đi lúc nào không haỵ Đối với Đông con gái không cần học cao. Học cao trông con gái kỳ lắm, chỉ cần học vừa vừa, thông minh, hiểu biết một chút là được.
- Dì chưa được một trong những cái mà Đông thích. Dì chưa lọt mắt xanh của ai hết.
Tôi cười, uống cà phê sửa. Ly cà phê buổi sáng hôm nay uống ngon lạ lùng.
- Thục có tới chơi, Đông nói chờ dì đi SaiGòn về sẽ có quà. Dì đi bất ngờ không nói trước được, Thục đừng giận nhé.
- Đông sẽ nhắn lại đầy đủ lời dì.
Dì Hạnh bỗng ngó tôi cười:
- Mà bây giờ Thục đâu có nhớ Hạnh nữa mà giận. Thục chỉ nhớ một người. Giận người khác, dì đã ra đứng ngoài lề rồi, buồn chết được.
Biết dì trêu, tôi vẫn tỉnh nói:
- Chắc Thục không giận dì đâu.
- Còn Đông, thích quà gì?
- Uống dùm nước mía Viễn Đông. Nước mía nó ngọt lắm, ngọt như mật.
- Uống dùm mấy ly?
- Năm ly.
- Biết tại sao nước mía ấy ngọt không?
- Không, Đông uống từ nhỏ, bây giờ không làm sao nhớ nổi.
Dì Hạnh cười:
- Vì các cô học trò Trưng Vương về, mỗi buổi trưa trời nắng ghé Viễn Đông uống nước mía. Những cặp mắt ấy ngọt, những đôi môi ấy ngọt phải không Đông?
Tôi cười, dì Hạnh chiên trứng thật ngon, những mẩu bánh mì nguội được dì nướng lại, vừa thơm lại vừa dòn. Bữa ăn sáng trong hơi lạnh, và một người sắp ra đi. Chuyến xe sáu giờ rưỡi sáng. Dì Hạnh đi rồi về, nhưng không hiểu sao tôi hơi buồn, như có một cuộc tiễn đưa. Dì Hạnh dọn dẹp bàn ăn. Tôi ngồi yên lặng lắng nghe tiếng gió bên ngoài. Tiếng gió rít trong buổi sáng sớm mơ hồ, buốt lạnh hơi heo maỵ Dì Hạnh bảo:
- Sẽ mua quà cho Đông.
Tôi bật cười, đứng lên đi ra ngoài thềm, bóng tối vẫn còn đầy ngoài vườn cây. Những con chim thức sớm kêu líu lo trên cây lá. Hương hoa thơm ngát dưới thềm. Lúc tôi quay vào dì Hạnh đã dọn dẹp xong. Dì đang ngồi trong ghế với cái xách để dưới chận Tóc dì cột bằng một mảnh vải màu có hoa trắng lớn. Dì ngồi yên lặng chờ giờ ra bến xe. Tôi đi loanh quanh chỗ ngồi của dì một lúc. Tôi nói:
- Nghe nhạc chứ?
Dì Hạnh gật đầu. Tôi mở máy. Tiếng hát vút lên, lướt đi, như hơi gió sớm. "Ai lướt đi ngoài sương gió, không dừng chân đến bên em bẽ bàng…"
Tôi tới ngồi xuống bên chiếc ghế đối diện với dì Hạnh. Dì nói:
- Bản nhạc buồn quá Đông nhỉ?
- Dì thích?
Dì gật đầu:
- Nhạc hay là nhạc buồn, luôn luôn là những bản nhạc buồn.
- Cũng như những bài thơ.
Dì ngó cái bình hoa trên mặt bàn đã không còn cành hoa nào. Dì nói:
- Đông ở nhà thay hoa nhé.
- Biết gì, chuyện chị em Thục mà ăn nhằm gì tới Đông.
Thục mím môi không trả lời. Tôi ngạc nhiên vì nãy giờ cứ tìm cách chọc cho Thục giận, trong khi tôi vẫn nghĩ và biết quí thời giờ ngồi gần nhau. Thục đong đưa hai chân lướt trên mặt cỏ. Nàng nghiêng đầu để nghe tiếng sóng đánh từ xa.
- Thục nghe tiết sóng hả?
- Nghe nhiều thứ lắm chứ không phải một mình tiếng sóng.
- Kể xem.
- Không kể được.
- Thục vẫn giỏi Việt Văn mà.
- Dở nhất lớp môn này.
- Bây giờ Thục làm gì?
- Im lặng và chờ nghe Đông nói chuyện quan trọng.
Tôi lại bối rối. Có chuyện gì quan trọng đâu. Lúc nãy hình như có chuyện quan trọng thật. Tôi cảm thấy như thế thôi, nhưng ngồi gần Thục tôi không thấy có gì quan trọng để nói. Tôi bối rối thật, và tự nhiên cũng rơi vào sự im lặng. Tôi nói:
- Mời Thục tới nhà chơi, Thục không thèm tới. Hết chuyện nói rồi.
- Lúc nãy trong quán kem Đông đâu có nói như thế.
- Bây giờ nói.
- Tới nhà không được đâu, Thục sợ.
- Sợ gì?
- Nhiều thứ, mấy đứa con trai bên nhà Đông đó, nó trêu chết. Thục quen với tụi nó.
Tôi bực tức:
- Thục sợ tụi nó lắm phải không?
- Không sợ, nhưng e dè một chút.
- Mấy thằng đó oắt con, ăn nhằm gì. Mình người lớn.
- Oắt con mới đáng sợ.
Thục nhìn tôi cười:
- Và Đông nữa, Đông cũng trẻ con chứ lớn với ai.
Tôi muốn nghiền nát mấy hòn sỏi dưới chân. Thục cứ luôn luôn bảo tôi là trẻ con, trong khi tôi muốn lớn hơn Thục, lớn cao vút, lớn bát ngát trong hồn nàng. Tôi lầm lì không nói. Điều này làm Thục e ngại. Thục hỏi:
- Bộ nói vậy rồi Đông giận hả?
- Giận hoài mệt lắm.
- Không giận sao lầm lì trông dễ sợ thế?
- Chứ làm sao cho Thục đừng sợ bây giờ.
- Cười.
- Cười không vô rồi. Thục cứ luôn kê người tạ Hôm nay Thục lên mặt đấy.
Thục cười. Nụ cười làm sáng long lanh hàm răng đều đặn, trắng như ngọc của nàng. Tôi nhìn nửa gương mặt Thục khuất trong bóng tối. Gương mặt ấy như một vầng trăng, mãi mãi tròn, mãi mãi nằm trong hồn tôi. Thục có biết như thế không. Chắc Thục không hề biết, hay chưa thể biết được. Hình như Thục còn ngây thơ trong tình cảm của tôi đối với nàng.
- Không nói chuyện thôi mình về Đông.
- Đòi về hoài.
- Chứ Đông ngồi im, không chịu nói gì hết.
- Nói ra bị Thục kê là trẻ con.
Thục cười rạng rỡ:
- Thôi từ bây giờ cho Đông là người lớn nghe?
- Lớn sẵn rồi, không cho cũng không được.
- Chưa chi đã lên mặt.
- Con trai phải hơn con gái.
- Về phương diện nào?
Tôi giơ cả hai tay ra trước mặt:
Về đủ cả mọi phương diện.
- Chưa chắc.
- Không còn nghi ngờ gì nữa.
- Vậy tại sao ngày xưa ông Adam bị mắc lừa ăn phải trái cấm. Ông Adam khờ hơn bà Evà, phải không?
Tôi cãi:
- Ông Adam không khờ, ông ấy ăn trái cấm để chứng tỏ tình yêu chân thành của mình. Yêu nhau uống thuốc độc cũng uống chứ đừng nói ăn trái cấm.
- Thì ít ra con trai cũng khờ hơn con gái trên phương diện tình yêu.
- Thục lầm to rồi, thí dụ như ngày xưa tôi yêu Thục mà Thục đâu có biết?
Thục ngạc nhiên, tròn mắt:
- Đông nói gì?
- Thục nghe rồi mà.
- Nghe không rõ, Đông vừa nói gì nghe kinh khủng quá sức.
- Không nghe rõ mà bảo kinh khủng.
Thục ngượng, cúi đầu di di chân mình trên đám lá chết. Tôi không biết Thục nghĩ gì. Tôi vừa nói một điều gì quá kinh khủng với nàng chăng? Câu chuyện đột nhiên ngưng lại như khoảng không gian, thời gian im lắng xuống như mặt sông không còn tiếng sóng. Tôi nghe trong kẽ đá xanh có tiếng dế mèn, trong bãi cỏ đám vạt sành nỉ non. Thục làm tôi sợ. Tôi nghi mình vừa đánh rớt đi một vật gì quý giá. Tiếng vỡ tan nát u hoài của một thứ tình cảm nào đó.
Tôi hỏi nhỏ:
- Thục nghĩ gì?
- Thục sợ.
- Có nhiều cái đáng sợ.
- Điều Đông vừa nói. Thục không nghe rõ lắm. Mơ hồ lắm. Nhưng Thục cũng đoán biết được nó quá lớn lao, mênh mông như sông biển.
- Sông biển ở gần với ta mà. Nó ở trước mặt kìa.
- Gần như thế nhưng xa cách ngàn trùng. Thục sợ quá.
Và Thục ôm lấy mặt mình, lắc đầu, như sợ hãi tiếng sóng đang ầm ĩ đổ ngoài khơi cho một cơn nước lớn về ban đêm. Tôi cũng ngồi im nghe gió nổi bên kia cồn. Người đàn ông câu cá bỏ đi từ lúc nào. Bờ đá xanh vắng ngắt không một bóng người, chỉ có ánh đèn từ trên hắt xuống, rũ rượi.
- Mấy giờ rồi Đông? - Thục hỏi.
- Thục muốn về à?
- Thục gật đầu. Tôi nói:
- Thục về, Đông đưa Thục về, được chứ?
- Được, nhưng đừng chở tới nhà, ngừng xa xa một chút. Nhỏ Hiền mà thấy thì chết.
Tôi dắt xe, Thục đi bộ chậm chậm ra đường. Lúc Thục ngồi phía sau, tôi nói:
- Thục còn sợ nữa không?
- Vẫn còn.
Tôi đùa:
- Trái tim của Thục là trái tim của con thỏ đế.
- Thục nhát lắm. Ai làm cho Thục sợ, có thể Thục chết giấc.
- Thục nên uống thuốc trợ tim đi.
- Khỏi cần, miễn là Đông đừng làm cho Thục sợ như lúc này.
Tôi đạp xe đi. Thục thúc vào hông tôi dặn:
Đi đường vắng nghe Đông. Thục sợ gặp người quen.
- Tỉnh lỵ này nhỏ bé lắm, người quen thiếu gì. Nhưng Thục yên chí, giờ này người ta ngủ hết rồi. Chỉ còn hai đứa mình ngoài đường thôi.
- Người ta còn đông quá, Đông xạo hoài.
- Nhưng toàn người lạ. Họ chẳng để ý gì tới mình đâu.
Tuy nói thế nhưng tôi cũng tìm những con đường vắng để đưa Thục về nhà. Những con đường vắng thường có rất nhiều bóng cây, khuất ánh đèn. Không ai biết rằng tôi đang chở Thục, dù người quen gặp cũng thế. Tôi đạp xe chầm chậm, Thục ngồi phía sau không nói gì. Hình như cả hai đều theo dõi cảm giác và ý nghĩ của mình khi ngồi gần nhau, trên một chiếc xe đạp đi qua những con đường vắng, và đêm dần sẽ về khuya. Tôi hỏi Thục:
- Thục có nghe tiếng vạt sành rúc trong chân rào nhà người ta không?
- Nghẹ Sao chúng kêu buồn bã quá Đông nhỉ?
- Tại mình buồn nghe cái gì cũng buồn. Chứ biết đâu chúng đang hát một bài hát vui.
- Vui gì mà nghe muốn khóc.
- Thục có nghe hương hoa nở không?
- Hoa gì đấy Đông?
- Tôi nói đại:
- Hoa Ngọc Lan.
Tôi biết đường này có một nhà toàn trồng hoa Ngọc Lan, đêm có hương thơm ngát cả một vùng.
- Đông thường đi chơi khuya lắm sao mà rành đường này quá vậy?
- Lúc trước Đông vẫn hay đi về đường này. Bây giờ mỗi đêm sau khi học bài thường thì Đông phải xách xe đi dạo một vòng rồi mới về ngủ được.
Thục cười:
- Đông ngủ có hay nằm mơ không?
- Mơ hoài.
- Mơ thấy gì?
- Thấy Thục.
Tôi nghe đau nhói một khoảng da thịt vì mấy ngón tay Thục vừa nhéo vào đó. Tôi sung sướng nghe cảm giác tê điếng chạy dài trong mấy phút mới tắt hết sau tiếng cười khúc khích của Thục.
- Nhéo người ta đau gần chết rồi cười.
- Đông xạo quá trời.
- Thật. Khi nào Thục thử nằm mơ xem sẽ biết Đông nói thật hay nói đùa.
- Thục nằm mơ thấy toàn chuyện buồn cười không.
- Chắc là có khi mơ thấy một cái đám cưới mà Thục là cô dâu chớ gì?
- Ai mơ kỳ vậy.
- Con gái thường hay mơ như thế lắm.
Thục bỗng hốt hoảng nói:
- Ngừng, ngừng đi Đông. Ở đây được rồi. Nhà kia kìa.
- Tắt đèn tối om ai mà thấy. Thục đi bộ xa mỏi chân chết.
- Ăn nhằm gì ngày nào Thục cũng đi bộ.
- Ngồi yên Đông đưa tới gần nhà một chút.
Nhưng Thục đã nhảy xuống, di khép nép bên đường. Tôi không kịp nói gì cả, Thục đi nhanh như chạy. Tôi thấy Thục thấp thoáng trong bóng tối vượt qua những bóng cây tới gần cổng nhà. Thục ngó lại phía tôi rồi lẻn vào, biến mất trong sân. Tôi đạp xe ngang qua nhà Thục thử nhìn vào nhưng không thấy Thục đâu. Một khoảng đường im vắng phía trước mặt. Và bóng tối che ngập mắt tôi. Con đường thơm ngát hương hoa và lành lạnh sương đêm đang xuống. Tôi móc túi tìm bao thuốc, dừng xe lại châm thuốc hút, thở khói, rồi tiếp tục đạp xe chầm chậm hết con đường. Tôi hình dung ra Thục đang ngồi trước bàn học, nhưng Thục không học bài, Thục vẽ một chữ Đông bằng bút chì trên trang vở trắng. Tôi mỉm cười một mình trong đêm khuya.
 

Truyện Đường Phượng Bay Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 ẹp hơn nữa. Trời đất còn thơm hơn thế này nữa.
- Bao giờ Đông về đó?
- Mùa hè, mùa hè của những năm đó đã qua rồi. Bây giờ không còn về được nữa.
- Tại sao?
- Có phải tại bây giờ mình đã lớn? - Tôi cười.
Giọng Thục như sắp khóc:
- Không phải đâu, Đông đừng nghĩ như thế.
Tự nhiên tôi thấy ngậm ngùi. Đã mấy mùa hè trôi qua tôi không còn được trở về quê nhà nữa. Nhiều lúc tôi nhớ như điên, hàng phượng thả bông đỏ ối trên đường. Một con sáo nhỏ ngơ ngác bay qua cánh đồng lúa chín với một tràng kêu êm đềm. Rồi bóng dừa xanh, bóng cây cau oằn trong nắng chiều vàng, những đám bụi mù mịt khuất mấy bờ tre gai. Tiếng gà nghe thật xa xôi trong xóm vắng. Tôi muốn nghỉ học bay về đó, sống lại những buổi chiều trong vườn, những buổi sáng lang thang, những buổi trưa đầy tiếng ve sầu và hoa phượng đỏ. Tôi thấy tuổi nhỏ tôi bay bằng cánh lớn, bay bỗng, đẹp ngàn trùng. Và tuổi nhỏ cũng mất đi là những ngày không thể kéo lại. Bây giờ tôi đang lớn, đang sống đời sống của một gã thanh niên, rồi tôi cũng từ giã bàn tay rẽ những sợi tóc bay trước cổng trường. Tôi cũng cởi áo học trò một ngày nào đó. Tôi bước xuống đời. Tôi buồn quá.
- Thục vừa trông thấy một con bướm vàng thật đẹp, nhỏ bé quá, nó bay ngang qua nhưng Thục không bắt được..
- Loài bướm cái đấy. Quê nhà tôi thiếu gì bướm này.
- Ở đây là quê ai, Đông?
Câu hỏi của Thục làm tôi tức cười. Tôi bảo:
- Chắc là quê của Ẩn.
- Không, của những người đi ăn trái cây đầu mùa.
Câu nói củ Thục làm tôi rộn ràng. Tôi nghe tiếng hát từ trong những cơn gió lồng lộng. Tiếng còi xe bóp thật vui lúc vượt quạ Không còn những chuyến xe đò nào đưa tôi trở lại quê nhà cả.
- Đông chạy sát vào lề đi. Thục sợ quá.
- Sợ gì?
- Những chiếc xe đò kia, họ chạy như bay.
Tôi tấp xe sát vào lề. Bây giờ những chiếc xe đạp nối nhau thành một hàng dài chạy dọc theo đường. Khôi chở dì Hạnh chạy phía trước. Thục thúc vào lưng tôi hỏi:
- Tại sao Đông là "cháu" của Hạnh?
- Tại họ hàng lớn từ hồi nào, ai biết được.
- Đông có thương "dì" Hạnh không?
- Thương.
- Hai người sống trong một căn nhà như vậy có thường gây gỗ nhau không?
Tôi cười:
- Dì Hạnh chỉ thấy toàn nước mắt.
- Còn Đông làm tàng lắm hả?
- Sao Thục nói thế?
- Hạnh nói.
Tự nhiên tôi thấy tội nghiệp dì Hạnh. Những lần xích mích với nhau những chuyện nhỏ nhặt tôi thường đi chơi suốt ngày và tôi biết dì Hạnh ở nhà với những giọt nước mắt. Căn nhà đó êm đềm quá. Nếu một ngày nào đó tôi hay dì Hạnh phải bỏ nó mà đi hay người này đi bỏ người kia ở lại, chắc là buồn lắm. Tôi đạp xe nhanh hơn một chút để đuổi theo Khôi. Khi sát tới phía sau dì Hạnh, tôi hỏi lớn:
- Vui không?
Dì cười, gật đầu. Tôi cũng cười:
- Vui mà sao thấy mắt dì buồn quá vậy?
Thục cười khúc khích:
- Tại có khói bốc lên, khói lam cuộc tình đấy.
Tôi thấy dì Hạnh ngượng, đỏ mặt. Dì trả đũa.
- Thấy mắt ai hay là thấy mắt mình đấy Thục.
- Mắt người ta không có khói, bồ ơi.
- Không có khói, nhưng có màu.
- Màu gì?
- Màu của tình yêu vừa chớm.
 
--!!tach_noi_dung!!--

SBC: sưu tầm
Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 9 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--