Chương 9

Trước hết cần lưu ý: văn thư phúc đáp của Charner chỉ nêu ra có 12 khoản và ĐNTL kê khai là 14 khoản. Như vậy có thể suy định rằng kể từ sau văn thư phúc đáp của Charner, hai bên vẫn còn tiếp tục bàn bạc thương thảo và phía người Pháp lại gởi một văn thư tiếp theo (có thể là trong vòng tháng 6 â.l năm Tân Dậu /1861) trong đó ghi 14 khoản, tức là đòi hỏi thêm 2 khoản so với 12 khoản đòi hỏi trong văn thư của Charner trước đó. Như vậy, người ta thấy rằng càng kéo dài việc thương lượng thì quân xâm lược càng đòi hỏi thêm và chính sự lấn lướt nầy của người Pháp đã khiến cho Tự Đức nổi nóng quở trách Nguyễn Bá Nghi và nhóm quân thứ ở Biên Hòa là nhút nhát chỉ thấy chủ ý giảng hòa và lại cho rằng những người theo đạo gia tô tiếp tay cho giặc ngoại bang:
Vua dụ rằng: "Nguyễn Bá Nghi tự khi sai đi đến nay chỉ thấy chủ ý giảng hòa, bởi vì không biết rằng muốn cẩn thận về sau phải suy nghĩ tự trước, dễ dàng nhận lời, để đến nỗi càng thêm khó làm mà thôị Nay nếu không thi thố được việc gì, thì ra Tôn Thất Cáp đã lỡ việc từ trước, Nguyễn Tri Phương lại làm hỏng việc ở khoảng giữa, người lại không nên công trạng gì ở sau cùng. Còn có thể gọi là chân tay tai mắt của vua vui buồn cùng liên quan với nhau được ư? Kể ra cái nghĩa vua tôi ở khoảng trời đất, không sao trốn được. Ta trông cậy về các ngươi là ở lúc nầy, mà các ngươi báo ơn nước cũng ở lúc nầy. Cần phải cùng nhau báo ơn nước, làm giấy tờ đi lại, biện bác, vặn bẻ, lấy lòng thành mà cảm hóa, lấy lẽ phải ma bẻ bác đi, cốt cho điều gì họ cũng nghe theo. Lại chọn chỗ núi rừng hiểm xa, đặt đồn để giữ cho vững, chiêu tập các nghĩa sĩ, để mọi người vui làm việc với ta, chỗ nào cũng đều là lính, là lương.Nếu có sa sẩy cũng không đến nỗi thua to như trước. Đấy cũng là cách làm thần diệu cho chóng thành hòa nghị đó. Nếu lại bỏ việc đánh, việc giữ, thì có kế gì tốt hơn để chế ngự họ.
Vả lại, Nguyễn Bá Nghi hiểu việc nhanh giỏi, Tôn Thất Đính, Lê Quang Tiến dũng cảm hăng hái, Thân Văn Nhiếp siêng thẳng khảng khái, Trần Đình Túc tài biện khả quan, Trẫm đã chọ ra để dùng, mong mỏi rất nhiềụ Các ngươi nên hết lòng báo ơn nhà nước cho chóng thành công, tất được thưởng rất hậụ Nếu không làm thế nào để che được cái lỗi các quan quân thứ lần trước, thì đều là một hạng vô dụng, không có mặt mũi nào trông thấy ta nữa "...............................................................
Vua cho là Nguyễn Bá Nghi chỉ cứ nhất vị nhút nhát, không từng lập kế giữ gìn huấn sức các tướng sĩ bao giợ Nhân dụ quở rằng: "Về cách dụng binh, địa lợi nhân hòa, không thể thiếu một mặt nào. Nay toàn cõi Biên Hòa, há không có chỗ nào có thể đóng đồn giữ được, bao nhiêu binh dõng, há đều là vô dụng hay saọ Chỉ bởi tướng không tự cố gắng, thì quân không có chí chiến đấu. Nguyễn Bá Nghi làm việc đã rất sơ sài khinh suất, mà Tôn Thất Đính, Lê Quang Tiến, Thân Văn Nhiếp, Trần Đình Túc, Nguyễn Túc Trưng cũng không thi thố được mưu chước gì cả. Nếu quân bị tan rả thì trốn sao khỏi tội. Vậy bọ ngươi phải hết lòng trù tính mà làm, cốt giữ lấy Biên Hòa cùng Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên để giữ vững cõi ven của tạ Rồi sau hoặc đánh, hoặc hòa sẽ dần dần lấy lại 2 tỉnh Gia Định, Định tường. Trẫm đã ủy cho bọn ngươi được chuyên việc đánh dẹp, cho được bày mưu kế ra mà làm, chớ có quên lãng." (ĐTLCB, sách đã dẫn, trang 226,227,228)
Cùng một lúc đó, Tự Đức đã sức nhắc lại các địa phương phải nghiêm ngặt chia ghép dân theo đạo Gia tô, bắt phủ huyện thích chữ vào mặt họ, ghép họ đến ở vào các xã thôn không có đạo và phải quản thúc họ thật nghiêm. Những chức sắc đạo gia tô vẫn tiếp tục bị giam cầm thật chặt chẽ. Nếu quân Pháp đến nơi nào thì đem dân theo đạo gia tô ở nơi đó mà giết cho hết. Phủ huyện nào chứa chấp bao che cho dân theo đạo gia tô thì chiếu theo quân luật mà trị tội. (ĐNTLCB đã dẫn; trang 227). Dân đạo ở Biên Hòa là Phạm Văn Đệ bị ghép tội làm tay sai gián điệp cho Pháp, Nguyễn Thị Tòng, Nguyễn Văn Bối bị khép tội tiếp tế giao thông với giặc xâm lược. Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan dâng sớ xin đem 3 người ấy chém ngay. Tự Đức y cho thi hành tức thì. (ĐTLCB đã dẫn; trang 229).
°
Như trên đã đề cặp, sách thực lục của nhà Nguyễn vào tháng 6 â.l năm Tự Đức thứ 14 (Tân Dậu/1861) có nói tới việc người Pháp đưa ra 14 khoản đòi hỏi nhưng lại thêm rằng (14 khoản nầy chép ở tháng 4 â.l năm Tự Đức thứ 15 sau đây), tức là gần 10 tháng sau sách thực lục mới chịu viết ra nội dung của 14 khoản đòi hỏi nầy.
Có 3 điểm cần truy cứu:
1/- Nội dung của 14 khoản đòi hỏi của người Pháp?
2/- Trong vòng 10 tháng đó có những biến động gì đã xảy ra?
3/- Nội dung của 12 điều khoản trong định ước Nhâm Tuất (1862)
°
A/- Nội dung của 14 khoản đòi hỏi của quân xâm lược Pháp do sách thực lục ghi lại:
1 - Cho tàu Tây dương tự do thông hành ở trên các mặt sông thuộc về phía tây phía nam thành Gia Định.
2 - Tha cả cho các người tù thuộc về trong thời đánh nhau.
3 - Ở mặt sông Biên Hòa, Sài-gòn không đắp đồn lũy đặt quân phòng bị.
4 - Cho được truyền giáo giảng đạo công hành. Vì 2 chữ công hành đó, cốt là: họ người nào theo đạo, được tùy tiện giảng tập, người nào muốn tiến theo học đạo cho giỏi, thì mặc sự thích muốn của họ không nên đặt phép ngăn trở.
5 - Người Tây dương phạm luật, giao cho quan Tây dương xét xử.
6 - Người Tây dương công nhiên đi khắp nơi trong nước ta, nhưng phải tuân theo đúng điều luật.
7 - Tàu Tây dương buôn bán ở cửa biển nào thuận lợi, và quan Tây dương đóng ở nơi nào.
Đã xem 67969 lần.


Nguồn: VNTT
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VNTT
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--