Chương 6
Vào Quốc hội lập hiến

Buổi khai mạc Quốc hội, tôi mời cha tôi và Quỳnh Nga, vợ tôi tham dự với tư cách khách mời riêng của cá nhân tôi (mỗi dân biểu đắc cử được mời hai người khách trong buổi khai mạc). Dù thế nào, đây cũng là bước thành đạt đầu tiên của tôi khi tham gia vào đời sống chính trị Sài Gòn, tôi muốn cha tôi và vợ tôi được chứng kiến ngày này. Đó cũng là một cách nhớ ơn sinh thành của cha mẹ và công lao của người vợ đã chia sẻ những gian nan và khó khăn ban đầu với mình. Ngồi giữa khung cảnh rộng lớn của Nhà hát thành phố, lần thứ hai được sử dụng làm trụ sở Quốc hội (lần đầu dưới chế độ Ngô Đình Diệm), tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng những gì đã xảy ra với mình. Tôi bước vào sân khấu chính trị không do chính tôi chủ động mà do định mệnh chọn lựa mình. Tôi không than phiền gì về sự “chỉ định” này của định mệnh vì trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước rất cần tiếng nói ở nhiều phía và từ nhiều đấu trường khác nhau để có một sức mạnh tổng hợp lòng lay chuyển tình thế thì diễn đàn Quốc hội cũng là một môi trường hoạt động khá thuận lợi. Mặc dù nhiều lúc Quốc hội Sài Gòn khi ấy không khác một nhà hát hài kịch rẻ tiền và lố lăng, nhưng từ diễn đàn này cũng đã vang lên khá nhiều tiếng nói của những phần tử đối lập, của những ý thức vận nước tìm cách thể hiện nguyện vọng của người dân miền Nam không chịu tách rời với miền Bắc ruột thịt, muốn được thấy Tổ quốc hòa bình, độc lập và thống nhất.
… Lúc đó tôi không bao giờ ngờ mình sẽ ngồi luôn trong cái “nhà hát” ấy ở Công trường Lam Sơn suốt 10 năm qua, qua 3 nhiệm kỳ liên tiếp: 1966-1967, 1967-1971 và 1971-1975! Biết bao tấn tuồng đã diễn ra ở nơi này. Chẳng thiếu gì cả: từ dân biểu buôn lịch “ở truồng” đến dân biểu buôn bạch phiến, từ những màn đấu miệng đến những màn đấu đá thật sự u đầu sứt trán. Những cuộc mua bán phiếu như ngoài chợ trời v.v… Nó đúng là sân khấu thu hẹp của một chế độ bát nháo, tham nhũng, mất định hướng, mỗi lúc một suy tàn. Và màn chỉ hạ xuống sau ngày 30-4-1975.
Phong trào Phục hưng miền Nam do kỹ sư Võ Long Triều tập họp có khoảng bảy người lọt vào Quốc hội lập hiến. Trong 117 dân biểu được bầu ở toàn miền Nam, tôi là người nhỏ tuổi thứ hai (26 tuổi) sau nhà giáo Nguyễn Hữu Hiệp, đắc cử tại Đà Lạt. Mặc dù số dân biểu của Phong trào Phục hưng Miền Nam chỉ có bảy người nhưng tôi vẫn vận động được sự liên kết của một số dân biểu khác để thành lập khối dân biểu Dân tộc. Theo nội qui của Quốc hội lập hiến, bất cứ một nhóm dân biểu nào, từ 20 người trở lên, tự nguyện tập họp lại sinh hoạt chung thì được chính thức công nhận là một khối, được bầu một trưởng khối, một hay hai phó trưởng khối và một thư ký khối. Quốc hội dành cho khối một văn phòng trong trụ sở Quốc hội, một ô tô riêng với tài xế cho trưởng khối. Tại diễn đàn quốc hội, trưởng khối được hưởng quyền ưu tiên phát biểu (không chờ thứ tự đăng ký) khi đại diện cho khối. Trong 117 dân biểu có đủ tất cả các tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Hòa hảo, Cao đài, Tin lành, đủ các thành phần như quân nhân, công chức, giáo viên, doanh nhân, trí thức, các đảng phái như Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt, Tân Đại Việt. Do chưa có ai nắm trọn quyền lực tại miền Nam vào thời điểm này, cuộc đối đầu lúc ngấm ngầm, lúc công khai giữa hai tướng lãnh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ vẫn chưa ngã ngũ, nên có lẽ đây là quốc hội có nhiều thành phần độc lập nhất so với các kỳ Quốc hội sau này (1967-1971 và 1971-1975). Để thành lập khối Dân tộc, tôi dựa vào 3 thành phần: các dân biểu Phục hưng miền Nam, các dân biểu Phật giáo và một số dân biểu độc lập. Người tiếp tay một cách tích cực dựng lên khối này, không có anh không thể hình thành khối là dân biểu Phan Xuân Huy, đơn vị Đà Nẵng. Là một giáo viên dạy toán nhưng thuộc thành phần đấu tranh cánh tả trong giới trí thức miền Trung, đồng thời hoạt động trong hàng ngũ Phật giáo chống chính quyền (thường được gọi là Phật giáo Ấn Quang), Phan Xuân Huy đã thuyết phục các dân biểu Phật giáo và một số nhân sĩ miền Trung gia nhập khối Dân tộc. Để thuyết phục mạnh mẽ hơn các dân biểu Phật giáo gia nhập khối Dân tộc do tôi làm trưởng khối, dân biểu Phan Xuân Huy đưa tôi đi thăm thượng tọa Thích Thiện Minh, người có ảnh hưởng khá lớn trong Phật giáo Ấn Quang.
Nhưng cho đến gần hạn chót nộp danh sách của khối, chúng tôi vẫn thiếu một người để khối được công nhận chính thức. Người cuối cùng chúng tôi tìm ra để bổ sung cho đủ 20 người là ông Giáp Văn Thập, chủ trường dạy lái xe ở Tân Định, đắc cử dân biểu ở đơn vị 1 Sài Gòn nhờ những phát biểu ồn ào và mị dân. Dân chủ theo kiểu tư sản, một thứ tự do vô tổ chức, thường sản sinh những phần tử cá biệt như ông Thập. Nhưng vẫn cần ông để có đủ số dân biểu thành lập khối. Thuyết phục ông không phải dễ dàng, lúc đầu ông đặt điều kiện gia nhập khối phải được trao chức Trưởng khối, vận động mãi ông mới chịu hạ yêu sách xuống còn phó trưởng khối. Trong khối còn có một nhân vật đối lập rất được báo chí theo dõi và đưa tin vì ông luôn có những tuyên bố chống chính phủ mạnh mẽ: Trương Gia Kỳ Sanh, dân biểu Bình Thuận. Tôi nhớ ông Kỳ Sanh được mời làm cố vấn khối.
Tôi được bầu trưởng khối vì số dân biểu Phong trào Phục hưng miền Nam đông nhất và mặt khác tôi cũng được sự ủng hộ của các dân biểu Phật giáo. Không công khai tuyên bố nhưng mặc nhiên khối Dân tộc trở thành khối dân biểu đối lập đầu tiên trong quốc hội Sài Gòn, do lập trường chống chính quyền quân sự và chống chiến tranh. Dân biểu Phan Xuân Huy nhiều lần bị các tờ báo thân chính quyền tố cáo là tay sai của cộng sản nhưng anh Huy không hề nao núng. Chúng còn tìm cách bôi lọ anh bằng cách tung tin tại quốc hội và trên báo chí rằng anh bị bệnh liệt dương! Nhưng Phan Xuân Huy đã phản công trở lại ngay trong một phiên họp khoáng đại bằng cách lên diễn đàn công khai đặt vấn đề: Những vị nào bảo rằng tôi bị bệnh liệt dương thử để các bà vợ đến “kiểm tra” tôi thì biết ngay sự thể như thế nào!
Giới quân nhân đang chi phối chính trường miền Nam lúc đó có ý định đưa vào hiến pháp một chương riêng công nhận vai trò lãnh đạo miền Nam Việt Nam của một Hội đồng quân sự tối cao. Số dân biểu đàn em của các tướng Thiệu – Kỳ ra sức vận động cho mục tiêu này. Phản ứng của các dân biểu độc lập và đối lập cũng rất quyết liệt. Cụ Phan Khắc Sửu được bầu làm chủ tịch Quốc hội là một trong những tiếng nói có trọng lượng chống lại ý đồ này của các dân biểu gốc quân nhân và thân chính quyền. Phe quân đội tổ chức nhiều cuộc hội thảo để gây áp lực với quốc hội. Bản thân tôi được mời tham dự một cuộc đối thoại với sinh viên cao học luật khoa mà mục đích là vận động cho sự chấp nhận một Hội đồng quân sự trong bản hiến pháp. Buổi đối thoại này được chủ trì bởi hai vị giáo sư hàng đầu của Đại học Luật là Nguyễn Cao Hách và Vũ Quốc Thúc lúc đó có khuynh hướng ủng hộ phe quân nhân. Cần nói thêm rằng các sinh viên dự buổi đối thoại phần nhiều cũng được chọn theo quan điểm của lãnh đạo trường. Ở phía dân biểu, ngoài tôi còn có dân biểu – bác sĩ Phan Quang Đán. Rất may ông Đán có lập trường giống tôi đối với vấn đề này: bác bỏ một cách thẳng thừng sự hiện diện của Hội đồng quân sự trong hiến pháp. Cuộc đối thoại đôi khi căng thẳng nhưng vẫn giữ được không khí ôn hòa.
Với tư cách trưởng khối Dân tộc, gần cuối nhiệm kỳ quốc hội, tôi cũng được Học viện quốc gia hành chính mời thuyết trình về bản dự thảo hiến pháp cho lớp Cao học (ngạch đốc sự). Điều đáng nói là các sinh viên cao học dự buổi thuyết trình của tôi đều là bạn học cùng khóa với tôi trước khi tôi đi bỏ học nửa chừng. Người chủ trì là giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng là nhân vật lãnh đạo của đảng Tân Đại Việt, thân chính quyền Thiệu, chống Cộng và rất có thế lực trong giới quân nhân cấp tá và công chức. Giáo sư Huy còn là một chuyên viên về luật Hiến pháp. Thật không dễ dàng chút nào cho một tay ngang như tôi nói về luật Hiến pháp trước ông thầy dạy môn hiến pháp và với những sinh viên mà đáng lý mình vẫn còn phải ngồi học chung với họ. Nhưng sau gần một năm tham dự không biết bao nhiêu phiên họp của quốc hội, bàn đi bàn lại từng điều của Hiến pháp – được nghe từ những phát biểu chính thống của những chuyên viên luật nhiều kinh nghiệm cho đến những đề xuất, yêu cầu rất thực tế của các dân biểu thuộc các thành phần khác nhau – hầu như tôi được tiếp cận với tất cả các ngóc ngách liên quan đến luật Hiến pháp. Không có câu hỏi hay thắc mắc nào mà không được mổ xẻ trên diễn đàn Quốc hội. Nhờ trải qua cái trường “đại học luật” đặc biệt ấy, tôi đã đối đầu khá suôn sẻ và thuyết phục trước những đồng học cũ của mình tại buổi thuyết trình.
Cũng trong thời gian này, với tư cách dân biểu đối lập, tôi được Tổng hội Sinh viên Sài Gòn mời tham dự cuộc hội thảo về tình hình miền Nam và quốc hội lập hiến tại trụ sở của Tổng hội ở số 4 Duy Tân (nay là Nhà Văn hóa Thanh niên). Tôi nhắc lại cuộc hội thảo này vì đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên của tôi với giới sinh viên và cũng là lần đầu tôi gặp linh mục Nguyễn Ngọc Lan. Linh mục cũng là khách mời của Tổng hội. Tại cuộc hội thảo, linh mục Lan tỏ ra rất tả khuynh, thỉnh thoảng tấn công lập trường của tôi lúc đó còn khá ôn hòa. Tôi còn nhớ cha Lan nhìn tôi như “một chàng thanh niên làm chính trị tài tử” sẽ không đủ sức và đủ quyết tâm kiên trì theo đuổi con đường chính trị đối lập của mình. Ngày hôm sau, khi báo chí Sài Gòn, nhất là báo chống Cộng tường thuật cuộc hội thảo, họ lại tấn công chủ yếu vào tôi, tố cáo tôi có lập trường lập lờ.
Từ cuộc gặp nhau lần đó tại trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tôi và linh mục Lan suốt cả chục năm sau này (cho đến ngày 30-4-1975) có rất nhiều cơ hội hoạt động chung với nhau và thời gian đã trả lời cho cha Lan “cái chàng thanh niên có vẻ làm chính trị tài tử” ấy cũng có đủ sự kiên trì để đi đến cùng con đường đã chọn.
… Thời gian hoạt động khoảng một năm trong Quốc hội lập hiến đã tạo điều kiện cho tôi tích lũy được một số uy tín đối với cử tri đã bầu cho mình và cả trong dư luận xã hội nói chung. Tên của tôi xuất hiện thường xuyên trên các báo qua các phát biểu thẳng thắn và mạnh dạn tại quốc hội, dần dần được nhiều giới biết đến và ủng hộ. Báo chí Sài Gòn rất “mặn mà” với các buổi thảo luận và “đấu khẩu” trên diễn đàn quốc hội vì loại bài tường thuật này rất được độc giả ưa chuộng. Phần nhiều các báo đều dành thiện cảm cho các dân biểu đối lập và tỏ ra coi thường các phần tử thân chính quyền mà họ gọi là “gia nô”. Chính sự thuận lợi này trong dư luận và trên báo chí đã giúp tôi sau này tái đắc cử vào Quốc hội lập pháp (1967) mà không cần phải dựa vào một thế lực hay đảng phái chính trị nào.
Tại Quốc hội lập hiến, sau khi dân biểu Trần Văn Văn bị ám sát ở ngã ba Phan Kế Bính và Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) – lúc đó nhiều người cho rằng do bàn tay của trung tá Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc cảnh sát – tôi được Quốc hội bầu làm chủ tịch “Ủy ban điều tra vụ ám sát DB Trần Văn Văn”. Tôi tiến hành cuộc điều tra một cách hăng say và cũng rất thơ ngây! Đầu tiên tôi yêu cầu Tổng nha cảnh sát phải cung cấp cho tôi chứng cứ người ám sát ông Trần Văn Văn là “Việt cộng” như trung tá Loan đã công bố với báo chí. Tiếp đó tôi đòi Tổng nha tổ chức cho tôi buổi gặp riêng với “thủ phạm” Võ Văn Em mà không có sự chứng kiến của bất cứ người thứ ba nào.
Diễn tiến buổi gặp do Tổng nha cảnh sát tổ chức ngay tại Tổng nha có vẻ đáp ứng các yêu cầu của tôi với tư cách là chủ tịch Ủy ban điều tra Quốc hội. Điều mà tôi không hay biết là đại tá Loan đã giăng sẵn cái bẫy ở phía sau. Khi tôi vào gặp nhân vật có tên là Võ Văn En, theo Tổng nha là người đã cầm súng ngắn hạ sát ông Văn và thuốc súng còn tìm thấy trên bàn tay của Võ Văn En lúc bị bắt cách hiện trường không xa, thì đúng như yêu cầu của tôi: trong phòng riêng chỉ có tôi và anh En. Tôi bước vào viv style='height:10px;'>
Cả ông Thiệu và ông Kỳ đều hiểu rằng đây cũng là lúc Washington sẽ chọn chính thức – trong hai người, ai sẽ đứng đầu miền Nam vì tiếp theo cuộc bầu Quốc hội lập hiến, sẽ là cuộc bầu cử tổng thống. Người Mỹ được chọn ra ứng cử sẽ đương nhiên đắc cử vào vị trí này. Cuộc chạy đua giành ảnh hưởng và gây thế lực giữa hai người đã diễn ra ngay sau khi ngày bầu cử Quốc hội lập hiến được công bố. Ông Thiệu và ông Kỳ đều muốn rằng đa số dân biểu trong quốc hội sắp tới là người của mình. Do đó cả hai phía đều tung ra tay chân để tập hợp lực lượng, đưa người ra ứng cử vào quốc hội.
Từ khi lên làm thủ tướng, ông Kỳ tìm cách lấy thêm hậu thuẫn ở cánh trí thức miền Nam để lấp vào chỗ yếu nhất của mình. Ông là người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Người làm trung gian đắc lực cho ông Kỳ trong ý đồ này là kỹ sư Bộ trưởng Thanh Niên Võ Long Triều. Chính ông Triều đã “thầy dùi” cho thủ tướng Kỳ ký quyết định thành lập Đại học Cần Thơ. Tôi cũng đã chứng kiến một nỗ lực khác của Kỳ, qua trung gian ông Triều, nhằm lôi kéo trí thức miền Nam vào chính phủ của ông ta. Thời gian này tôi đang làm giám đốc ở Bộ Thanh niên. Ông Triều thay mặt thủ tướng Kỳ mời một nhóm trí thức miền Nam như Âu Trường Thanh, Nguyễn Văn Trường, Khương Hữu Diểu, Âu Ngọc Hồ, Nguyễn Văn Bông, Trương Văn Thuấn đến nhà riêng của tướng Kỳ nằm trong một khu đặc biệt ở sân bay Tân Sơn Nhất. Tôi cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ này. Ông Nguyễn Cao Kỳ xuất hiện trong bộ đồ bay phi công. Sau khi nâng ly và có vài lời thăm hỏi xã giao với khách, ông Kỳ đi thẳng vào mục đích cuộc gặp gỡ. Đầu tiên ông than phiền cụ ngoại trưởng Trần Văn Đỗ già quá, đi họp với Mỹ ở Honolulu (đầu tháng 2 năm 1966) mà ho sù sụ, do đó ông muốn trẻ hóa nội các. Ông cũng muốn đính chính một cách cụ thể nội các của ông không phân biệt Nam Bắc bằng cách muốn mời nhiều người miền Nam tham gia chính phủ của ông. Đến đây nhìn những vị khách ngồi trước mặt mình, ông Kỳ nói: “Tôi chính thức mời tất cả quý vị có mặt ở đây tham gia chính phủ. Quí vị cần trả lời đồng ý là tôi bổ nhiệm”. Ngay lúc đó không ai trả lời “đồng ý” với ông Kỳ. Nhưng sau đó, nội các của ông Kỳ cũng “kéo” được bốn người miền Nam tham gia: Âu Trường Thanh (Bộ trưởng tài chánh), Trương Văn Thuấn (Bộ trưởng giao thông), Nguyễn Văn Trường (Bộ trưởng giáo dục), Trương Thái Tôn (Bộ trưởng kinh tế), không kể Võ Long Triều được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thanh niên trước đó. Tướng Kỳ tha thiết mời ông Nguyễn Văn Bông, đang là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, làm bộ trưởng tại Phủ tướng nhưng ông Bông từ chối. Có thể tướng Kỳ không biết hoặc biết nhưng phớt lờ, sở dĩ ông Bông không quan tâm tới lời mời của ông là vì chính ông Bông đang nuôi tham vọng giành lấy chức vụ thủ tướng của tướng Kỳ. Hơn nữa còn phải hiểu khuynh hướng chính trị của ông Bông gần với trung tướng Thiệu hơn là thiếu tướng Kỳ. Có lẽ trên thế giới chưa có một thủ tướng nào mời người tham gia nội các một cách độc đáo như thế!
Trở lại cuộc chạy đua giành ảnh hưởng trong quốc hội lập hiến giữa hai tướng Thiệu, Kỳ, phía nào cũng tìm cách đưa người của mình ra ứng cử. Ông Triều là một trong những đầu mối tập hợp quân cho tướng Kỳ. Dĩ nhiên khi làm việc này, ông Triều cũng nhằm củng cố cho mình một hậu thuẫn riêng có thể mặc cả có lợi cho mình trên sân khấu chính trị sắp tới. Theo tôi hiểu, người tài trợ cho các ứng cử viên dân biểu được ông Triều tập hợp chính thức là tướng Kỳ chứ không ai khác. Rất có thể ông Kỳ đã lấy tiền từ quỹ đen (caisse noire) dành cho thủ tướng để chi. Trong số những người được ông Triều đưa vào danh sách ứng cử có tôi. Nhưng trong kế hoạch ban đầu của ông Triều, tôi chỉ đóng vai người lót đường trong một liên danh ứng cử mà người đứng đầu là ông Nguyễn Bá Nhẫn, một người bạn thân của ông Triều, đang là tổng cục trưởng Tổng cục tiếp liệu.
Thể thức bầu cử Quốc hội lập hiến, theo liên danh tỷ lệ, tiến hành như sau: chẳng hạn như đơn vị tôi ra ứng cử là đơn vị 3 Sài Gòn gồm các quận 4, 6, 7, 8, có khoảng 250 ngàn cử tri bầu 5 dân biểu. Như vậy trên lý thuyết 1 dân biểu đại diện cho 50 ngàn cử tri. Mỗi liên danh ứng cử gồm 5 người. Nếu có liên danh nào lấy được tất cả 250 ngàn phiếu thì giành trọn 5 ghế dân biểu về mình, cũng có nghĩa cả 5 người trong liên danh đều trúng cử. Điều đó trong thực tế không thể xảy ra. Liên danh về đầu khó đoạt hơn 2 ghế, bởi muốn đoạt 2 ghế phải giành ít nhất từ 75 ngàn phiếu trở lên (3 ghế phải trên 125 ngàn phiếu). Các liên danh kế tiếp thường chỉ đoạt số phiếu 50 ngàn trở xuống và giành tối đa 1 ghế. Do đó gần như chỉ có người đứng đầu liên danh mới hi vọng đắc cử. Trong liên danh của ông Nguyễn Bá Nhẫn, gồm 5 người, tôi đứng thứ hai sau ông. Tôi không có tham vọng chính trị và cũng chưa ý thức được vào quốc hội để làm gì nên bình thản chấp nhận vai trò “người lót đường” theo yêu cầu của ông Võ Long Triều, lúc đó vừa là người đứng đầu một tập hợp chính trị có tên Phong trào Phục hưng Miền Nam (PTPHMN). PTPHMN qui tụ một số trí thức trẻ miền Nam, phần nhiều là nhà giáo – học trò cũ của các giáo sư Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trường. Ông Triều và ông Trung đều là người Công giáo và là bạn thân thiết với nhau trong thời điểm đó. Tôi cũng có tham gia phong trào này lúc ban đầu. Các liên danh do ông Triều thúc đẩy ra ứng cử tại Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây đều trương bảng hiệu PTPHMN. Phong trào này không đề ra một cương lĩnh chính trị rõ ràng, chủ yếu chỉ đề cao tình yêu nước chung chung, và kêu gọi góp sức phục hưng các giá trị truyền thống của miền Nam Việt Nam. Với sự hỗ trợ tích cực phía sau của thủ tướng Kỳ, ông Triều và những người bạn thân thiết của ông như Hồ Văn Minh, Hồ Ngọc Nhuận, Hoàng Ngọc Tuệ, Đỗ Ngọc Yến, Trần Văn Ngô còn thành lập một phong trào hoạt động xã hội có tên là “Phong trào phát triển quận 8”. Phong trào này nhằm hô hào chính quyền và dân chúng góp tay biến các khu ổ chuột thành những khu dân cư khang trang.
Chỉ còn không đầy một tuần hết hạn nộp đơn ứng cử thì xảy ra một sự kiện hoàn toàn bất ngờ: ông Nguyễn Bá Nhẫn thông báo cho ông Triều quyết định rút tên của ông. Lý do chính thức ông Nhẫn nêu ra thật hết sức lạ: mẹ ông không đồng ý cho ông tham gia chính trị. Thật hư thế nào không thể biết được. Nhưng hậu quả là thời gian còn lại quá cận kề, ông Triều chỉ còn cách yêu cầu tôi thay ông Nhẫn, tức đôn tên tôi lên và tìm thêm một người bổ sung vào vị trí độn (tôi mời một nhà báo Hoa văn có quốc tịch Việt Nam bổ sung cho đủ danh sách năm người). Việc ông Nhẫn rút lui, với tôi như một thứ định mệnh: nó làm thay đổi dòng chảy của đời tôi. Từ lãnh vực báo chí, tôi bước sang lãnh vực chính trị một cách hết sức tình cờ! Kết quả liên danh của tôi về thứ ba với khoảng 40 ngàn phiếu (được một ghế) sau liên danh của dược sĩ La Thành Nghệ (có trên 75 ngàn phiếu giành 2 ghế) và liên danh của Văn Công Đính, một cựu nghị viện Hội đồng thành phố (được trên 50 ngàn phiếu cũng chỉ được 1 ghế). Liên danh về thứ tư của một giáo viên, ông Nguyễn Văn Sâm, giành chiếc ghế dân biểu cuối cùng của đơn vị Sài Gòn. Vào thời điểm này rất ít ai biết tôi, vì tôi còn quá trẻ, chưa từng tham gia hoạt động chính trị, thời gian hoạt động báo chí cũng ngắn ngủi – nên đạt vị trí thứ ba trên năm liên danh là khá lắm rồi. Nếu cuộc bầu cử này không theo thể thức liên danh tỷ lệ thì chắc chắn tôi không có chút hi vọng nào. Mục đích của thể thức liên danh tỷ lệ nhằm thành lập một quốc hội làm Hiến pháp với sự tham gia của đại diện nhiều đảng phái và khuynh hướng chính trị khác nhau, dĩ nhiên ngoại trừ những người cộng sản. Cuộc tham gia vào chính trường miền Nam của tôi bắt đầu như thế - không do tôi chủ động và với quá nhiều tình cờ không thể tưởng tượng (nhưng hầu như đều thuận lợi cho tôi).
Thế là trong vòng không đầy một năm, từ một sinh viên bỏ học dở dang, trốn quân dịch, mới tập tễnh với nghề viết báo, tôi trở thành giám đốc ở Bộ Thanh niên rồi bây giờ là dân biểu Quốc hội! Lúc đó tôi tròn 26 tuổi.
Khi tôi làm giám đốc Nha tác động tâm lý tại Bộ Thanh Niên, dưới quyền tôi có hai chánh sự vụ (tương đương với trưởng phòng hiện nay, cả hai đều tốt nghiệp Học viện quốc gia hành chánh. Một người tốt nghiệp khóa 3 (anh Nguyễn Dõng )và một người tốt nghiệp khóa 6 (anh Đỗ Tiến Đức). Tôi cũng học trường này nhưng lại bỏ ngang; khóa học của tôi là khóa 10, lúc tôi làm giám đốc, khóa của tôi vẫn còn một năm nữa mới tốt nghiệp! Làm thế nào để hai người thuộc thế hệ đàn anh rất xa mình, tốt nghiệp trước mình từ 4 đến 7 năm, lại chấp nhận cộng tác dưới quyền mình – quả thật không đơn giản. Tôi còn nhớ ngày đầu tiên tôi đến bộ Thanh niên để nhận nhiệm vụ, anh Đỗ Tiến Đức (sau này làm giám đốc Trung tâm điện ảnh quốc gia ở Sài Gòn) đã đưa tôi đi giới thiệu với các nhân viên trong Nha với một thái độ gần như thiếu kính trọng đối với tôi – một cấp trên vừa nhỏ tuổi đời, lại học dưới ông quá xa. Tôi bình tĩnh và phớt lờ như chẳng thấy gì cả. Nhưng liền sau đó tôi cho mời cả hai ông chánh sự vụ vào phòng tôi và nhấn mạnh cho hai ông rõ chức vụ giám đốc của tôi được Bộ trưởng trao là nhiệm vụ chính trị (fonction politique) chứ không phải một chức vụ thuần về hành chính. Về mặt điều hành hành chính của Nha, hai ông vẫn là những người chịu trách nhiệm chính; các văn bản và đề xuất do hai ông trình ký phải có chữ ký tắt của một trong hai người, chịu trách nhiệm trước về mặt quy cách hành chính.
Một thời gian sau có lệnh tổng động viên, mỗi cơ quan chỉ được giữ lại một người ở tuổi quân dịch thuộc diện gọi là “tối cần thiết”. Ông Đỗ Tiến Đức xin gặp tôi để biết số phận của ông ra sao. Ông trình bày với tôi nếu ông không được tôi xếp vào loại nhân viên “tối cần thiết” thì cho ông biết sớm, để ông “chạy” một nơi khác có thể giữ ông lại khỏi đi quân dịch. Tôi trả lời: “Ông Đức yên tâm. Người được xếp vào loại tối cần thiết ở Nha này là ông, chứ không ai khác”. Khi bước vào phòng tôi, tôi nghĩ ông Đức đang chờ đợi nhận một câu trả lời như thế bởi ông chưa quên được thái độ của ông trong ngày đầu ông giới thiệu tôi với nhân viên của Nha như thế nào.
Tại Nha tôi điều hành còn có một tạp chí chuyên đề thanh niên do nhà văn Lê Tất Điều phụ trách. Tôi đã từng đọc và thích thú một số tác phẩm của Lê Tất Điều nên khi gặp anh trực tiếp tại Bộ Thanh niên tôi không giấu giếm tình cảm của mình dành cho anh.
Cũng chính trong thời gian tôi cộng tác với ông Triều tại Bộ Thanh niên – thể thao, bóng đá Việt Nam đạt đỉnh cao ở Đông Nam Á: đoạt danh hiệu vô địch Merdeka, một giải có qui mô tương đương với Tiger Cup sau này. Tôi có tham dự buổi chiêu đãi của Bộ Thanh niên dành cho đoàn quân chiến thắng mà cầu thủ nổi bật là Tam Lang. Nhưng cần nói ngay, vai trò về mặt nhà nước của Bộ Thanh niên đối với bóng đá lúc đó hoàn toàn khác. Sinh mệnh của làng bóng đỉnh cao hoàn toàn nằm trong tay của Tổng cụ bóng tròn, một tổ chức 100% xã hội hóa.
Khi tôi vào Quốc hội sau đó, hành trang chính trị của tôi hầu như chẳng có gì, vì tôi chưa từng trải qua một ngày học luật và chưa từng có những hoạt động chính trị đúng nghĩa. Tuy nhiên phải nói rằng thời gian hòa nhập vào làng báo trong 3 năm (từ 1963 đến 1966) cũng giúp tôi có một số hiểu biết về tình hình đất nước và hình thành bước đầu thái độ chính trị của mình. Lập trường của tôi trong Quốc hội ở những ngày đầu tiên là sự khẳng định lại quan điểm chính trị mà mình đã từng phát biểu trên báo chí. Dù đây là một Quốc hội làm hiến pháp nhưng tôi nghĩ trước hết nó phải là diễn đàn của dân và vì dân và tiếng nói quan trọng nhất đối với một dân biểu trên diễn đàn Quốc hội vào thời điểm đó nhất thiết phải là tiếng nói đấu tranh cho dân chủ và công bằng, tiếng nói đòi chấm dứt chiến tranh, chống lại sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.

  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Phụ Lục
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6319_8.htm!!! đến nhà tôi vào một buổi trưa như thế. Tôi trả lời ông ngắn gọn: “Ông yên tâm về nhà. Quốc hội sẽ ra một đạo luật rất có thể bao gồm cả trường hợp của ông. Chuyện của ông được hay không được là do đạo luật đó chứ không thể do sự can thiệp riêng của tôi”. Vợ tôi ở phòng trong nghe rất rõ đề nghị của ông với số tiền rất lớn và cũng nghe sự từ chối của tôi. Khi ông Bửu về, Quỳnh Nga đã vui vẻ tán đồng thái độ của chồng mình.
    Cũng trong thời gian làm chủ tịch Ủy ban cứu xét các vụ án chính trị, tại văn phòng của mình ở Quốc hội tôi đã tiếp một người khách khác cũng khá đặc biệt. Khi cô thư ký đưa cho tôi phiếu xin tiếp, thấy tên, tôi đã nhớ ngay con người này. Ông là cựu trung tá tỉnh trưởng Ba Xuyên (Sóc Trăng) – thời ba tôi làm phó tỉnh trưởng hành chính tại đây. Ông cựu trung tá này là “con cưng” của ông Diệm, là một thứ hung thần đối với người dân địa phương những năm 1962-1963. Cha tôi từng là nạn nhân của ông ta. Có lẽ do không thể tự do thao túng vấn đề tiền bạc và ngân sách tỉnh nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của phó tỉnh trưởng hành chính, tức cha tôi, nên ông tìm đủ mọi cách hãm hại và loại trừ cha tôi. Ông gửi nhiều báo cáo mật về Bộ nội vụ ở Sài Gòn tố cáo cha tôi có quan hệ với “Việt cộng”. Dĩ nhiên đây là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Cha tôi tình cờ biết được việc này nhờ bạn bè ở Bộ nội vụ tiết lộ với ông. Đám cưới của tôi tổ chức tại Ba Xuyên năm 1962 có vợ chồng trung tá tỉnh trưởng này dự. Cho nên khi ông ta vừa bước vào phòng, tôi nhận ra ngay. Ông ta già hẳn đi, không còn cái vẻ tự mãn và hách dịch của năm năm về trước. Chuyện bể dâu thật đáng sợ. Con người toan tính hãm hại cha tôi đang ngồi trước mặt tôi. Ông không dám nhìn thẳng tôi và rụt rè ngồi xuống ghế. Ông trình bày một mạch trường hợp ông bị bắt, giam cầm và tịch thu tài sản sau khi chế độ Diệm sụp đổ. Nguyện vọng của ông là được cứu xét xóa án và hoàn trả tài sản. Tôi không muốn kéo dài không khí căng thẳng cho ông, liền mở lời: “Có phải ông là trung tá HMT? Tôi là con trai của Lý Quí Phát. Chắc trung tá còn nhớ, trung tá có dự đám cưới của tôi. Tôi thông cảm trường hợp của trung tá nhưng tôi không có thẩm quyền can thiệp cho từng trường hợp. Sẽ có một đạo luật ra đời giải quyết chung các trường hợp như của trung tá”. Có lẽ ông ta không ngờ người con của nạn nhân mà ông từng ra tay hãm hại lại tiếp ông đàng hoàng như thế. Tôi có kể lại cho cha tôi nghe cuộc gặp gỡ này, cha tôi nói “Con xử sự như vậy là đúng”.
    Quốc hội lập hiến kéo dài một năm đã cung cấp cho tôi một môi trường học tập đấu tranh chính trị tại nghị trường và từ diễn đàn này, tôi cũng có cơ hội bày tỏ công khai qua mạng lưới báo chí Sài Gòn các quan điểm của mình đối với chính quyền, đối với các vấn đề dân chủ, chiến tranh, hòa bình v.v… Vào thời điểm này, báo chí Sài Gòn chưa bị chính quyền kiểm soát hoàn toàn vì giữa tướng Kỳ và tướng Thiệu vẫn chưa ngã ngũ ai là người nắm trọn quyền hành. Cả hai đều còn trong tư thế chờ đợi trước cuộc chạy đua giành chức tổng thống sẽ diễn ra. Thực tế cuộc chạy đua ấy bắt đầu sớm hơn ngày bầu cử chính thức. Nó diễn ra ngay sau khi hiến pháp được Quốc hội biểu quyết và trọng tài tối cao cho vòng sơ tuyển này không ai khác hơn là người Mỹ. Nói cách nào đó, cuộc bầu tổng thống ở miền Nam diễn ra hai vòng. Vòng đầu ở hậu trường trong bóng tối mới mang tính quyết định. Ứng cử viên được người Mỹ chọn đương nhiên sau đó sẽ đắc cử tổng thống.
    Khi Quốc hội lập hiến hoạt động được ít tháng, tôi đã phải có một quyết định liên quan đến mối quan hệ giữa tôi và Phong trào Phục hưng miền Nam (PTPHMN), Kỹ sư Võ Long Triều, đứng đầu PTPHMN, thấy rằng ông không thể lèo lái khối Dân tộc như ý muốn của mình nên có ý định thay tôi và đặt vào vị trí trưởng khối Dân Tộc một dân biểu khác của PTPHMN trung thành với ông. Tôi đã bác bỏ ý kiến này vì hai lý do: 1. Khối Dân tộc được lập không gồm duy nhất các dân biểu PTPHMN, số đông ngoài tập hợp này chủ yếu do cá nhân tôi vận động. 2. Mặt khác, do qui tụ nhiều thành phần dân biểu khác nhau, khối Dân tộc không chấp nhận sự chi phối của riêng một tổ chức chính trị nào.
    Sự bất đồng giữa tôi và ông Triều chính thức nổ ra sau sự kiện này. Hơn nữa sự thiếu thuyết phục về mặt lý tưởng của PTPHMN đã khiến tôi quyết định tách ra khỏi phong trào này – đó cũng là tổ chức chính trị duy nhất mà tôi có dính líu trong suốt cả thời kỳ hoạt động trước năm 1975. Nó không để lại cho tôi một dấu ấn nào vì thật sự nó không vạch được đường hướng nào đáp ứng hoàn cảnh đất nước, mà theo tôi đây cũng chỉ là một nhóm áp lực nhằm gây thanh thế chính trị cho cá nhân mà thôi. Những con người đầy thiện chí có mặt trong Chương trình Phát triển quận 8 (một chương trình chủ lực của PTPHMN) giành được sự ủng hộ của dân chúng địa phương chủ yếu do các hoạt động xã hội của chính bản thân họ như bác sĩ Hồ Văn Minh, anh Hồ Ngọc Nhuận… Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận ông Võ Long Triều là người đã có một ảnh hưởng khá lớn trong sự khởi đầu bước đường chính trị của tôi.
    … Thật sự không dễ dàng cho một thanh niên như tôi tự mò mẫm tìm con đường đi giữa một chính trường Sài Gòn cực kỳ hỗn loạn. Các đảng phái mọc như nấm, có đến hàng trăm bảng hiệu, có nhiều đảng chỉ vài người. Tình hình này khiến cho đảng phải ở Sài Gòn trong những năm 60 và 70 trở thành một trò hề, bị báo chí và dư luận thường xuyên giễu cợt. Tôi tự vạch con đường đi cho mình với một thứ ánh sáng duy nhất xuất phát từ con tim: đó là lòng yêu nước rất đơn sơ với mong muốn Tổ quốc của mình được độc lập, hòa bình và thống nhất. Trước mắt, sự can thiệp của người Mỹ phải chấm dứt, người Việt Nam yêu thương nhau và nước Việt Nam phải là của người Việt Nam. Thái độ chính trị của tôi trong suốt những năm tháng đất nước chiến tranh được chọn lựa và không ngừng điều chỉnh theo tiêu chí rất chung chung như thế, “bạn – thù” cũng được căn cứ như thế để nhận diện. Tôi không có một ngọn đuốc lý tưởng nào thật cụ thể soi rọi. Khi tôi mới bước vào lãnh vực chính trị và trở thành dân biểu Quốc hội lập hiến, dù sớm chọn chỗ đứng đối lập với chính quyền Sài Gòn nhưng lúc đó tôi vẫn tự coi mình thuộc về hàng ngũ “quốc gia”. Nhưng từ Quốc hội lập pháp kỳ 1 (Hạ nghị viện 1967-1971), chỗ đứng chính trị của tôi chuyển dịch vào giữa, được công khai hóa với bài xã luận ký tên của mình trên báo Tiếng Nói Dân Tộc nói về thành phần những “người Việt cô đơn”, “người Việt đứng giữa”, không đứng về phía chế độ Sài Gòn nhưng cũng không đứng về phía người cộng sản. Tôi không tự coi mình thuộc thành phần “quốc gia” nữa vì những năm tháng hoạt động trong lòng chế độ Sài Gòn, tôi đã nhận ra đó là một chế độ không đại diện cho nhân dân miền Nam, phản dân chủ và hoàn toàn không có khả năng bảo vệ chủ quyền đất nước. Đáng nói hơn nữa, đó là một chế độ hiếu chiến, không hề tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho đất nước. Tôi cũng không đứng về phía cộng sản bởi lý do đơn giản: gần như tôi không biết gì về người cộng sản. Nhưng từ năm 1971 trở về sau, sự chọn lựa chính trị của tôi lại tiếp tục chuyển dịch: tham gia nhóm chính trị do đại tướng Dương Văn Minh đứng đầu. Cùng với nhóm, chúng tôi chọn lập trường: “Nếu có chính phủ 3 thành phần theo Hiệp định Paris thì nhóm ông Minh sẽ hoạt động trong cương vị thành phần thứ 3, nhưng sẽ liên kết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) chứ dứt khoát không liên kết với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)”.
    Đó là sự chuyển dịch về thái độ chính trị do những thực tế diễn tiến của đất nước, là kết quả của sự đối chiếu lập trường chính trị, nhất là lập trường chiến tranh và hòa bình giữa các bên. Đây hoàn toàn không phải là sự thay đổi lập trường vì thấy rằng ai là người sắp sửa chiến thắng. Trước ngày 30-4-1975 một vài tháng, vẫn có nhiều người không đoán được ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam và đoán được nó sẽ kết thúc như thế nào. Huống hồ trước đó hai, ba năm! Chuyển dịch lập trường sang hướng tả, nhiều anh em trong nhóm Dương Văn Minh từ năm 1971 ý thức rất rõ rằng mình phải sẵn sàng chấp nhận các đòn đàn áp và triệt tiêu từ phía chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1974, tình hình gần như bế tắc đối với giới thanh niên trí thức tiến bộ, kể cả các phần tử đối lập, tôi có gặp anh Dương Văn Ba lúc đó đang “tị nạn chính trị” trong Dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh, bàn chuyện tìm cách liên lạc với MTDTGPMN và chọn hẳn con đường hoạt động bí mật. Tôi thừa biết nếu chế độ Thiệu đứng vững đến năm 1975 và tổ chức bầu cử Hạ nghị viện lần ba thì tôi sẽ không có đất sống ở cái đất Sài Gòn này. Nhất định tôi sẽ bị chế độ Thiệu xóa sổ!
    Nhưng cả tôi lẫn anh Ba chẳng ai biết cách nào để liên lạc với MTDTGPMN.

    Truyện Hồi ký không tên ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6319_8.htm!!! đến nhà tôi vào một buổi trưa như thế. Tôi trả lời ông ngắn gọn: “Ông yên tâm về nhà. Quốc hội sẽ ra một đạo luật rất có thể bao gồm cả trường hợp của ông. Chuyện của ông được hay không được là do đạo luật đó chứ không thể do sự can thiệp riêng của tôi”. Vợ tôi ở phòng trong nghe rất rõ đề nghị của ông với số tiền rất lớn và cũng nghe sự từ chối của tôi. Khi ông Bửu về, Quỳnh Nga đã vui vẻ tán đồng thái độ của chồng mình.
    Cũng trong thời gian làm chủ tịch Ủy ban cứu xét các vụ án chính trị, tại văn phòng của mình ở Quốc hội tôi đã tiếp một người khách khác cũng khá đặc biệt. Khi cô thư ký đưa cho tôi phiếu xin tiếp, thấy tên, tôi đã nhớ ngay con người này. Ông là cựu trung tá tỉnh trưởng Ba Xuyên (Sóc Trăng) – thời ba tôi làm phó tỉnh trưởng hành chính tại đây. Ông cựu trung tá này là “con cưng” của ông Diệm, là một thứ hung thần đối với người dân địa phương những năm 1962-1963. Cha tôi từng là nạn nhân của ông ta. Có lẽ do không thể tự do thao túng vấn đề tiền bạc và ngân sách tỉnh nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của phó tỉnh trưởng hành chính, tức cha tôi, nên ông tìm đủ mọi cách hãm hại và loại trừ cha tôi. Ông gửi nhiều báo cáo mật về Bộ nội vụ ở Sài Gòn tố cáo cha tôi có quan hệ với “Việt cộng”. Dĩ nhiên đây là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Cha tôi tình cờ biết được việc này nhờ bạn bè ở Bộ nội vụ tiết lộ với ông. Đám cưới của tôi tổ chức tại Ba Xuyên năm 1962 có vợ chồng trung tá tỉnh trưởng này dự. Cho nên khi ông ta vừa bước vào phòng, tôi nhận ra ngay. Ông ta già hẳn đi, không còn cái vẻ tự mãn và hách dịch của năm năm về trước. Chuyện bể dâu thật đáng sợ. Con người toan tính hãm hại cha tôi đang ngồi trước mặt tôi. Ông không dám nhìn thẳng tôi và rụt rè ngồi xuống ghế. Ông trình bày một mạch trường hợp ông bị bắt, giam cầm và tịch thu tài sản sau khi chế độ Diệm sụp đổ. Nguyện vọng của ông là được cứu xét xóa án và hoàn trả tài sản. Tôi không muốn kéo dài không khí căng thẳng cho ông, liền mở lời: “Có phải ông là trung tá HMT? Tôi là con trai của Lý Quí Phát. Chắc trung tá còn nhớ, trung tá có dự đám cưới của tôi. Tôi thông cảm trường hợp của trung tá nhưng tôi không có thẩm quyền can thiệp cho từng trường hợp. Sẽ có một đạo luật ra đời giải quyết chung các trường hợp như của trung tá”. Có lẽ ông ta không ngờ người con của nạn nhân mà ông từng ra tay hãm hại lại tiếp ông đàng hoàng như thế. Tôi có kể lại cho cha tôi nghe cuộc gặp gỡ này, cha tôi nói “Con xử sự như vậy là đúng”.
    Quốc hội lập hiến kéo dài một năm đã cung cấp cho tôi một môi trường học tập đấu tranh chính trị tại nghị trường và từ diễn đàn này, tôi cũng có cơ hội bày tỏ công khai qua mạng lưới báo chí Sài Gòn các quan điểm của mình đối với chính quyền, đối với các vấn đề dân chủ, chiến tranh, hòa bình v.v… Vào thời điểm này, báo chí Sài Gòn chưa bị chính quyền kiểm soát hoàn toàn vì giữa tướng Kỳ và tướng Thiệu vẫn chưa ngã ngũ ai là người nắm trọn quyền hành. Cả hai đều còn trong tư thế chờ đợi trước cuộc chạy đua giành chức tổng thống sẽ diễn ra. Thực tế cuộc chạy đua ấy bắt đầu sớm hơn ngày bầu cử chính thức. Nó diễn ra ngay sau khi hiến pháp được Quốc hội biểu quyết và trọng tài tối cao cho vòng sơ tuyển này không ai khác hơn là người Mỹ. Nói cách nào đó, cuộc bầu tổng thống ở miền Nam diễn ra hai vòng. Vòng đầu ở hậu trường trong bóng tối mới mang tính quyết định. Ứng cử viên được người Mỹ chọn đương nhiên sau đó sẽ đắc cử tổng thống.
    Khi Quốc hội lập hiến hoạt động được ít tháng, tôi đã phải có một quyết định liên quan đến mối quan hệ giữa tôi và Phong trào Phục hưng miền Nam (PTPHMN), Kỹ sư Võ Long Triều, đứng đầu PTPHMN, thấy rằng ông không thể lèo lái khối Dân tộc như ý muốn của mình nên có ý định thay tôi và đặt vào vị trí trưởng khối Dân Tộc một dân biểu khác của PTPHMN trung thành với ông. Tôi đã bác bỏ ý kiến này vì hai lý do: 1. Khối Dân tộc được lập không gồm duy nhất các dân biểu PTPHMN, số đông ngoài tập hợp này chủ yếu do cá nhân tôi vận động. 2. Mặt khác, do qui tụ nhiều thành phần dân biểu khác nhau, khối Dân tộc không chấp nhận sự chi phối của riêng một tổ chức chính trị nào.
    Sự bất đồng giữa tôi và ông Triều chính thức nổ ra sau sự kiện này. Hơn nữa sự thiếu thuyết phục về mặt lý tưởng của PTPHMN đã khiến tôi quyết định tách ra khỏi phong trào này – đó cũng là tổ chức chính trị duy nhất mà tôi có dính líu trong suốt cả thời kỳ hoạt động trước năm 1975. Nó không để lại cho tôi một dấu ấn nào vì thật sự nó không vạch được đường hướng nào đáp ứng hoàn cảnh đất nước, mà theo tôi đây cũng chỉ là một nhóm áp lực nhằm gây thanh thế chính trị cho cá nhân mà thôi. Những con người đầy thiện chí có mặt trong Chương trình Phát triển quận 8 (một chương trình chủ lực của PTPHMN) giành được sự ủng hộ của dân chúng địa phương chủ yếu do các hoạt động xã hội của chính bản thân họ như bác sĩ Hồ Văn Minh, anh Hồ Ngọc Nhuận… Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận ông Võ Long Triều là người đã có một ảnh hưởng khá lớn trong sự khởi đầu bước đường chính trị của tôi.
    … Thật sự không dễ dàng cho một thanh niên như tôi tự mò mẫm tìm con đường đi giữa một chính trường Sài Gòn cực kỳ hỗn loạn. Các đảng phái mọc như nấm, có đến hàng trăm bảng hiệu, có nhiều đảng chỉ vài người. Tình hình này khiến cho đảng phải ở Sài Gòn trong những năm 60 và 70 trở thành một trò hề, bị báo chí và dư luận thường xuyên giễu cợt. Tôi tự vạch con đường đi cho mình với một thứ ánh sáng duy nhất xuất phát từ con tim: đó là lòng yêu nước rất đơn sơ với mong muốn Tổ quốc của mình được độc lập, hòa bình và thống nhất. Trước mắt, sự can thiệp của người Mỹ phải chấm dứt, người Việt Nam yêu thương nhau và nước Việt Nam phải là của người Việt Nam. Thái độ chính trị của tôi trong suốt những năm tháng đất nước chiến tranh được chọn lựa và không ngừng điều chỉnh theo tiêu chí rất chung chung như thế, “bạn – thù” cũng được căn cứ như thế để nhận diện. Tôi không có một ngọn đuốc lý tưởng nào thật cụ thể soi rọi. Khi tôi mới bước vào lãnh vực chính trị và trở thành dân biểu Quốc hội lập hiến, dù sớm chọn chỗ đứng đối lập với chính quyền Sài Gòn nhưng lúc đó tôi vẫn tự coi mình thuộc về hàng ngũ “quốc gia”. Nhưng từ Quốc hội lập pháp kỳ 1 (Hạ nghị viện 1967-1971), chỗ đứng chính trị của tôi chuyển dịch vào giữa, được công khai hóa với bài xã luận ký tên của mình trên báo Tiếng Nói Dân Tộc nói về thành phần những “người Việt cô đơn”, “người Việt đứng giữa”, không đứng về phía chế độ Sài Gòn nhưng cũng không đứng về phía người cộng sản. Tôi không tự coi mình thuộc thành phần “quốc gia” nữa vì những năm tháng hoạt động trong lòng chế độ Sài Gòn, tôi đã nhận ra đó là một chế độ không đại diện cho nhân dân miền Nam, phản dân chủ và hoàn toàn không có khả năng bảo vệ chủ quyền đất nước. Đáng nói hơn nữa, đó là một chế độ hiếu chiến, không hề tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho đất nước. Tôi cũng không đứng về phía cộng sản bởi lý do đơn giản: gần như tôi không biết gì về người cộng sản. Nhưng từ năm 1971 trở về sau, sự chọn lựa chính trị của tôi lại tiếp tục chuyển dịch: tham gia nhóm chính trị do đại tướng Dương Văn Minh đứng đầu. Cùng với nhóm, chúng tôi chọn lập trường: “Nếu có chính phủ 3 thành phần theo Hiệp định Paris thì nhóm ông Minh sẽ hoạt động trong cương vị thành phần thứ 3, nhưng sẽ liên kết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) chứ dứt khoát không liên kết với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)”.
    Đó là sự chuyển dịch về thái độ chính trị do những thực tế diễn tiến của đất nước, là kết quả của sự đối chiếu lập trường chính trị, nhất là lập trường chiến tranh và hòa bình giữa các bên. Đây hoàn toàn không phải là sự thay đổi lập trường vì thấy rằng ai là người sắp sửa chiến thắng. Trước ngày 30-4-1975 một vài tháng, vẫn có nhiều người không đoán được ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam và đoán được nó sẽ kết thúc như thế nào. Huống hồ trước đó hai, ba năm! Chuyển dịch lập trường sang hướng tả, nhiều anh em trong nhóm Dương Văn Minh từ năm 1971 ý thức rất rõ rằng mình phải sẵn sàng chấp nhận các đòn đàn áp và triệt tiêu từ phía chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1974, tình hình gần như bế tắc đối với giới thanh niên trí thức tiến bộ, kể cả các phần tử đối lập, tôi có gặp anh Dương Văn Ba lúc đó đang “tị nạn chính trị” trong Dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh, bàn chuyện tìm cách liên lạc với MTDTGPMN và chọn hẳn con đường hoạt động bí mật. Tôi thừa biết nếu chế độ Thiệu đứng vững đến năm 1975 và tổ chức bầu cử Hạ nghị viện lần ba thì tôi sẽ không có đất sống ở cái đất Sài Gòn này. Nhất định tôi sẽ bị chế độ Thiệu xóa sổ!
    Nhưng cả tôi lẫn anh Ba chẳng ai biết cách nào để liên lạc với MTDTGPMN.
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Talawas
    Được bạn: ms đưa lên
    vào ngày: 8 tháng 10 năm 2005

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--