Thế là cuộc họp toàn hẻm được tổ chức ngay lập tức. Ông hẻm trưởng tuyên bố như đinh đóng cột: cần phải công bằng trong việc đóng tiền. Nhưng thế nào là công bằng? Ư kiến ông hẻm trưởng là cứ chia đều kinh phí cho các hộ dân. Rất cơ bản! Có khi mọi người đã xuôi tai nếu như không có một ư kiến cho rằng như thế là không công bằng bởi mỗi nhà có số nhân khẩu khác nhau, tức mức độ làm… ṃn đường hẻm cũng khác nhau, tại sao lại chia đều?
Phải chia theo đầu người. Nghe cũng có lư. Nhưng như thế lại sinh ra vấn đề người thì cũng có người lớn kẻ nhỏ, người mập kẻ ốm. Trẻ con tất nhiên không thể làm ṃn đường như người lớn được. Vậy sao không chia kinh phí theo tổng trọng lượng các thành viên trong gia đình?
Tưởng như thế đã là hay, thế mà lại có ngay một ư kiến còn hay hơn rằng đâu phải chỉ có những người trong gia đình tham gia làm ṃn hẻm mà còn có khách khứa của họ nữa chứ. Vậy cần phải xét thêm quan hệ xă hội nữa...
Có nguy cơ vấn đề cũng đi vào ngơ cụt như cái ngơ của xóm thật. Nhưng rồi có một ư kiến mang tính đột phá là đề nghị cả hẻm làm đơn nhờ... nhà nước xác nhận rồi qua bên Nhật vay vốn. Làm đường xong ta đặt một trạm thu phí ngay đầu hẻm thu tiền trả nợ. Ư kiến này bị phản bác ngay vìnếu lập trạm thu phí thì có nguy cơ đám con gái trong hẻm sẽ ế chồng mất.
“Tại sao lại không dựa vào cái đạo lư “lá lành đùm lá rách”?”. Một ư kiến cảm động đề nghị nộp tiền theo mức độ giàu nghèo. Nhưng cả hẻm chẳng ai cho mình là giàu cả.
Tất nhiên cuối cùng cũng Tìm ra được phương cách giải quyết hợp Tình hợp lư: đóng tiền làm đường theo bình quân thu nhập mỗi gia đình. Một ban kiểm tra được lập ra để thẩm định các bản kê khai thu nhập và đã xác nhận rằng các gia đình đều khai báo trung thực. Ví dụ như chị Sáu bán bánh canh mỗi ngày lời ba chục ngàn vị chi một tháng gần triệu bạc, anh chồng chạy xe ôm cũng kiếm được khoảng chừng đó, hai đứa con đứa bán vé số, đứa đánh giày cộng lại mỗi tháng cũng cả triệu bạc.
Gia đình anh Tư thì tệ hơn một tí, cả hai vợ chồng đều là nhân viên ngành bưu điện, lương tháng mỗi người chỉ gần bằng số tiền các cuốc xe ôm của anh Sáu, đã vậy còn phải lo cho hai đứa con học trường điểm. Hoặc như gia đình ông Hai tiếng là làm sếp một cơ quan gì đấy nhưng cũng khổ: lương tháng của ông (có giấy trắng mực đen hẳn hoi) cũng chỉ xấp xỉ tiền lời của nồi bánh canh nhà chị Sáu, bà Hai thì thất nghiệp ở nhà nội trợ vậy mà còn phải nuôi ba con chó “bẹc rê” cùng hai đứa con chưa làm ra tiền, đều đang đi học ở nước Úc xa xôi nào đó...
Căn cứ vào đó, người ta liệt kê theo thứ tự thu nhập từ thấp đến cao và rồi cứ theo tỷ lệ ấy mà thu tiền làm đường.
Thế là chẳng bao lâu sau con đường hoàn thành. Phải nói là nó đẹp và rộng hẳn ra. Anh tài xế đến đón sếp Hai đi làm cứ khen luôn miệng. Chiếc xe “A còng” của anh chị Tư không còn dính bụi như trước kia. Riêng chị Sáu cứ vừa múc bánh canh cho khách vừa khoe rằng gia đình chị góp tiền nhiều nhất cho con đường mới này. Ai cũng có vẻ hài lòng. Mà cũng đúng thôi, chẳng hài lòng sao được khi lẽ công bằng được thực hiện.