Lệnh được ban ra, một cuộc họp quy tụ các chuyên gia của đủ thứ lĩnh vực từ du lịch đến văn hóa, văn nghệ, môi trường, đạo đức, kinh tế... được triển khai. Sau nhiều tranh căi nảy lửa, người ta đi đến kết luận: “Trong những thứ có thể thu hút khách du lịch thì con người là quan trọng nhất, và điều quan trọng nhất của cái quan trọng nhất đó chính là nụ cười”. Một nghị quyết nhanh chóng được đưa ra: biến thành phố Hoa Biển thành “thành phố nụ cười”.
Ngay ngày hôm sau, trên các đường phố xuất hiện nhiều băngrôn với các ḍng chữ: “Cười là yêu thành phố”, “Mỗi nụ cười là một viên gạch xây dựng thành phố giàu đẹp”, “Nụ cười, nền tảng của ngành công nghiệp không khói"...
Sau ba tháng phát động và treo băngrôn, ngành du lịch thống kê được rằng số khách du lịch tăng hơn một người so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy là có triển vọng. Hội nghị các chuyên gia lại được mở ra để đánh giá Tình hình.
Tất cả các nhân vật ưu tú nhất thành phố trong nhiều lĩnh vực đều thống nhất rằng các biện pháp tuyên truyền cần phải bình dân hơn một chút cho mọi người dễ hiểu. Các công việc cần thiết được triển khai ngay. Ngành truyền hình thuê hẳn mấy nhóm tấu hài cấp tốc dựng lên chương trình “Gặp nhau cuối ngày” với những tiểu phẩm hài hước dễ hiểu và dễ cười nhất.
Ví dụ như nhóm “Cù nhầy” với tiểu phẩm về một cô nàng bị chồng bỏ vìcái tội quá mê hát karaoke, nhờ hay cười với du khách đã được một ông Tây cưới làm vợ vìmê nụ cười rộng mở của nàng.
Nhóm “Lăng xẹt” lại có tiểu phẩm “Lọ Lem tân kỳ” kể về một cô bé nghèo khổ nhờ luôn nở nụ cười mà được một nhóm khách du lịch đang nhậu tặng một lon bia. Dưới nắp lon bia may mắn ấy là một giải thưởng trị giá cả tỷ đồng, thế là cô bé trở nên giàu có và cưới được một chàng hoàng tử đẹp trai như anh Long Vũ...
Ngành thông tin tuyên truyền cũng có những thay đổi đáng kể. Các băngrôn cũ được hạ xuống và thay bằng các khẩu hiệu khác hình tượng hơn như: “Hãy cười với những người đến từ phương xa”, “Hãy cười thân thiện với những người mũi cao, đeo balô, mặc quần soọc và áo thun ba lỗ”...
Ba tháng nữa trôi qua trong sự hồi hộp chờ đợi của những người có trách nhiệm. Kết quả là số khách nước ngoài tăng hơn hai người so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành truyền hình cho biết lượng người xem tivi tăng vọt. Đặc biệt khoa cấp cứu bệnh viện tỉnh đã đón được số bệnh nhân nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, đa số là tai nạn giao thông do mải đọc các khẩu hiệu.
Các chuyên gia lại có dịp ngồi lại để trổ tài hùng biện. Có vị cho rằng các biện pháp tuyên truyền vẫn chưa cụ tahể, thiết thực. Có vị lại kể rằng dân Tình đã cười nhiều hơn nhưng họ chỉ cười khi xem các tiểu phẩm hài hoặc khi đọc các câu khẩu hiệu giăng đầy trên đường, còn khi gặp du khách thì họ lại chìa ra cái mặt như đưa đám. Vị này lắc đầu, chán nản bảo rằng trình độ dân trí của tỉnh ta còn thấp lắm, chịu thua thôi. Tốt nhất là đưa chương trình “Nụ cười cho du lịch” vào chương trình giáo dục ngay từ lớp mẫu giáo. Cuối cùng ư kiến của chuyên gia ngành kinh tế được mọi người đồng Tình nhất, vị này cho rằng tốt nhất là đưa ra chương trình “Nụ cười có thưởng”.
Chương trình “Nụ cười có thưởng” được thực hiện ngay lập tức. Mỗi người dân thành phố được phát một cuốn sổ. Đại khái là: Ngày... cười với ông S., người Anh, kư nhận. Ngày... cười với bà M., người Pháp, xác nhận... Đến cuối tháng đem sổ tới lĩnh thưởng. Quy định là mỗi nụ cười đổi được 10 kg cà phê hoặc một tạ muối, hay 6 kg đường hoặc một con cá ba sa 2,1 kg.
Chương trình này có hiệu quả ngay lập tức. Một đồn mười, mười đồn trăm, người tứ xứ đổ về ào ạt. Dân Tình khấm khá hẳn lên nhờ trúng thưởng. Riêng các ông chủ nhà hàng và khách sạn thì cười suốt ngày nên phần thưởng xài không hết liền đem góp ngay cho các quỹ từ thiện. Chỉ một rắc rối nho nhỏ là bệnh viện phải mở thêm khoa đặc biệt chuyên chữa sái quai hàm và ngộp thở do cười quá nhiều.
Bây giờ nếu giở cuốn sách hướng dẫn du lịch (in bằng tám thứ tiếng) ra xem thì các bạn sẽ thấy sáu ngôi sao to tướng (nghĩa là “nơi không thể không đến”) ở trang giới thiệu về thành phố Hoa Biển.