Thoạt ḱ thủy, anh ta đi làm "đạo tràng" cho một anh thầy pháp, rồi sau bỗng nhiên anh ta trở thành pháp sư.
vìthế nên các sách kinh, anh ta thường đọc "Tác đánh tộ, ngộ đánh qua" rồi cứ ê a cho lấp đi là rồi câu chuyện hết.
Một bữa nọ, anh ta cùng đi cúng cho một nhà bà góa, khi đọc đến câu: "Thiên thiên lực sĩ, vạn vạn tinh tinh" anh ta không biết, trông gà hóa quốc, anh ta mới đọc lộn hàng chữ "Thiên thiên lực sĩ" ra "Can can đao thổ".
Người đàn bà góa nọ, vốn cũng biết chữ, thấy thầy đọc bậy nhưng giữ phép lịch sự bà ta không nói gì.
Sáng hôm sau, khi cuộc lễ giải tán, bà mới xúi cho một chị hàng xóm hát ru em rằng:
"Can can đao thổ chứ gì
Vạn vạn tu trì, sao chẳng đọc thêm".
Anh thầy pháp nhà ta nghe hát mắc cỡ đỏ gay mặt, bởi vậy nghĩ tức mình, anh ta cũng hát đối lại rằng:
"Can can đao thổ chớ gì
Vạn vạn tu trì có muốn thì sang".
Bà chủ nhà thấy anh thầy pháp đã dốt mà còn không biết, lại ra mặt làm tàng. Nghe thầy hát, bà ta cả giận, rồi cũng hát lại rằng:
"đã không biết chữ tù Tì,
Lại còn đao thổ với gì can can
đã không biết lại làm tàng
Thế mà cũng dám cả gan làm liều".
Anh thầy pháp nghĩ mắc cỡ, cút mất. Khi về mặt buồn như cán tàn, vợ anh hỏi, anh không trả lời một câu, và chỉ thỉnh thoảng, anh ta mới thở dài một cái cho vơi đi nỗi buồn bực.
Thế rồi câu chuyện đó vỡ ra người chung quanh không biết nếp tẻ, mới tưởng là thầy ta trong đêm đi cúng có "Tù Tì" với bà góa phụ kia. Thế nên mới có câu hát rằng:
"Can can đao thổ tù Tì
Tình Tình vạn vạn rù rì với nhau
Úm ba la, phép diệu màu
Có ông thái thượng trên đầu chứng minh".