Anh yêu em, cho anh hôn em một cái!
Nàng cũng thích được chàng hôn lắm, nhưng xấu hổ, liền hỏi chàng:
Nhưng anh phải nói cho em biết nụ hôn có từ bao giờ đă?
Đáng lẽ chỉ cần nói "Từ khi anh yêu em" hay "Từ khi anh nhìn thấy em", thì chàng "Từ điển sống" bỗng khoái chí thao thao bất tuyệt về lịch sử nụ hôn (chắc là đọc được trên sách báo nào đấy):
Ồ, nguồn gốc nụ hôn có từ thời người ăn thịt người. Thời đó, nếu người ta yêu nhau thì người ta không ăn thịt nhau, mà hôn nhau. Nhưng hôn phải cắn nhẹ một chút, cho nên người ta gọi nụ hôn là "Cái cắn Tình yêu".
Cô gái sợ run bắn:
Eo ơi! Cắn thì đau chết!
Em sợ thì em Tìm đến các bộ lạc Mông Cổ hoặc Tibê mà sống. Ở đó người ta hôn nhau bằng mũi, bắt chước thói quen đánh hơi của động vật, mà ta thì gọi là ngửi nhau. Khi yêu nhau, họ không nói "Hôn tôi đi" mà nói "Đánh hơi tôi đi!".
Buồn cười vậy hả anh?
Chứ sao.
"Từ điển sống" hăng hái hơn.
Có một giả thuyết khác lại cho rằng nguồn gốc của nụ hôn là dấu vết của thói quen liếm đồng loại để lấy chất muối do sự bài tiết mồ hôi, cần thiết cho cơ thể.
Sao bẩn thế?
Ồ... đó là xa xưa. Rồi con người văn minh dần lên, cách hôn cũng được quy định theo tục lệ của từng cộng đồng. Thời cổ đại, người Do Thái, Hy Lạp và La mã đã coi nụ hôn là cử chỉ thân thiện, hữu nghị. Khi gặp nhau, họ hôn lên hai má, giống như cái bắt tay của con người hiện đại. Thời cổ đại ấy, ở Hy Lạp người dân phải hôn tay, hôn ngực và hôn đầu gối các pháp quan; ở Châu Phi, người dân lại hôn lên chỗ đất mà vị thủ lãnh của họ vừa bước qua. Người Anh ôm hôn thay chào hỏi, nhưng đến thế kỷ 17 do nạn dịch hạch, nên đã thay thế bằng cách ngả mũ chào. Người Caltes có lệ hôn chân thầy mo. Các tín đồ công giáo thì hôn chân Giáo hoàng.
Hôn như thế thì chán nhỉ.
Nàng thở dài.
Chàng chợt nhớ ra điều gì đó; cao giọng giảng giải tiếp:
Sao lại chán? Mỗi nụ hôn đều có nội dung của nó đấy. Người ta còn quy định về các bộ phận được hôn trên cơ thể, ứng với các cấp độ khác nhau của sự tôn kính, thân mật, yêu thương hay suồng să. Bởi vìtheo các nhà y học thì khi hôn, cả ba cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác đều bị kích thích. Xúc giác bị kích thích mạnh nhất, nó tạo nên khoái cảm ở mỗi người. Cho nên Bryalt coi sự "Chạm môi" là biểu hiện xác thịt của Tình yêu, và ông ta cho rằng không hề có khái niệm "Nụ hôn trong trắng". còn người Ư thì lại có câu tục ngữ: "Một cô gái bị hôn là đã bị chinh phục một nửa".
Chàng đọc nguyên văn câu tục ngữ bằng tiếng ngoại quốc - "Donna baciata me
a chiavata".
Đến đây thì nàng xúc động thật sự. Nàng cảm thấy dâng lên một niềm hưng phấn lạ lùng, và nếu chàng chủ động ôm hôn nàng, thì nàng sẽ ôm chặt chàng đến nỗi sẽ không bao giờ buông chàng ra khỏi tay mình. Nhưng chàng không hiểu điều đó. "Từ điển sống" với sự hiểu biết tuyệt diệu của mình và chàng say sưa diễn thuyết:
Em biết không, từ trước đến nay, ai cũng cho nụ hôn là ngọt ngào như mật ong. Đó chẳng qua là một sự bịa đặt mà thôi...
Sao vậy anh?
Nàng ngạc nhiên hỏi.
Ồ... Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều ấy đấy. Người ta tính trung bình mỗi chiếc hôn có đến khoảng 2 gram nước bọt, 0, 761 gram mỡ, 0, 7 gram đạm, 0, 45 gram muối, chứ chẳng hề có một gram đường nào cả. Nhưng vi trùng thì nhiều vô kể. Mỗi chiếc hôn có tới 22 nghìn vi trùng các loại. Nếu một chiếc hôn kéo dài hàng chục phút thì phải có đến cả tỉ con vi trùng, phải không em?
Chàng dừng lại đợi chờ một lời thán phục của người yêu. Nhưng nàng "Chân quê" nghe nói chiếc hôn có hàng tỉ con vi trùng thì hoảng sợ quá, nàng đã chạy biến mất, để lại mình chàng "Từ điển sống" đứng ngây như Từ Hải.