Con nói biết phải không? Được. Đâu con cắt nghĩa ba má nghe và phải có thí dụ đàng hoàng. Ba sẽ thưởng cho đôi giầy mới và dắt con đi coi chớp bóng.
Thằng con lễ phép thưa:
Thưa ba má, con vừa kể: Tay để rờ mó như rờ bình nước xem nóng hay nguội, mó bánh mì xem cứng hay mềm.
Hay! Rồi sao nữa?
Dạ, tay để cầm, như cầm các đồ vật thường ngày. Thầy con dạy hôm qua rằng: Nếu ai trói hai tay trọ trong một ngày, trọ có chịu được không? Không thể được, vìlàm sao cầm chén đũa ăn cơm?
Người vợ vói tay bồng đứa con ngoan, khen:
Giỏi lắm! Con tôi giỏi lắm. Học đâu nhớ đó.
Người chồng họa theo:
Thật giống tôi như đúc. Hồi nhỏ tôi cũng vậy. Rồi còn gì nữa con?
Thằng nhỏ hớn hở:
Dạ, tay để viết như con đi học mỗi ngày, như ba đi làm việc, má viết thư chôngoại.
Được, còn hay hết?
Dạ còn nữa. Dạ... Tay để găi trong mình chỗ nàôngứa, để đấm lưng như con đấm lưng ba.
Người cha vụt cười vang, vỗ đầu con:
Thằng này hóm lắm, khéo nịnh để dâng công.
Người vợ liếc chồng tủm tỉm:
Tôi đã bảo con tôi mà. Có khác tôi không?
Ông chồng hóm hỉnh:
Ừ! Thì tôi có căi đâu?
Thằng con có thì giờ Tìm ṭi thêm, kể tiếp:
Thưa ba má, tay để đánh đập, để bạt tai như hôm trước có hai ông nào đánh lộn ngoài phố.
A! Thằng nhớ dai nhỉ! Hay! Ba khen con. Đáng thưởng đôi giày lắm. còn gì nữa không?
Dạ tay để đánh đàn như cô Hai ở kế bên nhà mình, đàn tối ngày làm ba ngủ trưa không được.
Người vợ bật cười, nựng:
Con tôi ngoan quá, giỏi quá. Má sẽ may cho bộ đồ mới.
Người chồng tranh công:
Nếu không có tôi răn dạy nó thì làm sao nên được? Sao nữa con?
Dạ, tay để lạy.
À! Hay! Trúng. Nhưng ba biết con sẽ nói: Lạy ông bà, cúng lạy ngày Tết, ngày giỗ, vậy con Tìm một thí dụ khác mới tài.
Thằng bé nuốt nước bọt, mắt láo liên. Người chồng nhìn vợ như muốn khoe câu đố mẹo "Sâu sắc" của mình rồi nhìn con, chờ.
Một giây, hai giây. Nó hết bối rối, mắt sáng lên vỗ tay cười:
Con biết rồi. Tay để lạy chị vú trong buồng, tối hôm qua và nói: "Em đừng la lớn tội nghiệp anh".