vìmuốn tạo ra một món quà hoàn hảo, Thượng Đế đã phải bỏ công tính toán thật chi ly. Sau khi tiêu tốn một trăm mười ba triệu chín trăm tám mươi bảy ngàn sáu trăm bốn mươi hai tờ giấy (chưa kể ba tờ rưỡi để Thượng Đế chùi râu khi vừa ăn phở vừa tính toán) cộng với bút, mực (hao tốn không biết đâu mà kể), Thượng Đế đã rút ra mười ba công thức, mỗi công thức là một đa thức bậc sáu mươi bảy của cả một đống biến số. Tiếp đó, người lấy tích phân ba mươi hai lớp của cả tá công thức kia. Tiếp nữa là một quá trình tính giới hạn dài lê thê, nếu không kể đến sự lấy logarit, cơ số là một số có mười chín con số trước dấu phẩy và bốn mươi mốt con số sau dấu phẩy, của ba công thức trong số vừa kể trên. Từ kết quả có được, Thượng Đế bắt tay vào việc tạo ra “con gại”.
Vật liệu để tạo ra “con gại” gồm có: sự mảnh mai của những nhánh cây rụng lá, sự tha thướt mềm mại của…đuôi ngựa, trí thông minh của…con trai (lấy ra xài lại), thêm vào đó chừng mấy chục chất phụ gia (có cả axit mạnh, baz mạnh…) và đặc biệt, Thượng Đế còn cho thêm vài hạt “nữ tính” mà Người mới tạo ra.
Chắc mẩm rằng món quà của mình sẽ vô cùng tuyệt mỹ, Thượng Đế bèn đem mớ hổ lốn vừa kể trên bỏ vào nồi hấp sau khi trộn đều. Tiếp đến, Người đem ninh, chiên, xào, nấu, hấp, kho, luộc, chưng, tiếp theo là xử lư bằng tia cực tím trong môi trường lạnh -272,9 độC, áp suất 9 triệu atm. Trải qua thêm mười mấy quy trình vật lư nữa, “con gại” được Thượng Đế hi vọng là sẽ có một sức chịu đựng cao, bền gấp ba lần con trai. Sau rốt, Thượng Đế bỏ thêm mấy toán tử logic, vài dấu tích phân, vài công thức giải tích rồi đem tất cả cho vào hũ, đậy chặt để thực hiện quá trình…lên men.
Thế nhưng, hỡi ơi, có ai ngờ rằng Thượng Đế cũng lầm lẫn, một sự lầm lẫn vô cùng tai hại. Lẽ ra Người phải lấy tích phân ba mươi bốn lớp và cơ số của phép lấy logarit chỉ có bốn mươi chữ số sau dấu phẩy. Nếu vậy thì sản phẩm của Người mới thật sự hoàn mỹ. Sai lầm này đã làm cho “con gại” trở nên khác hẳn những gì Người mong đợi. Tiếc rằng Thượng Đế không phát hiện được điều này và đúng 9 tháng 10 ngày sau, Người mở hũ. Từ trong hũ, một bầy “con gại” túa ra và ào ào xuống trần. Than ôi, đó là một món quà hay là một tai họa mà Thượng Đế giáng xuống đầu…con trai? Ta xem tiếp sẽ rơ.
Sự sai lầm của Thượng Đế làm cho “con gại” xuất hiện vô số đột biến kinh hoàng. vìxuất phát từ một nùi công thức phức tạp, cộng với nguyên vật liệu cũng quá phức tạp nên “con gại” sinh ra là đã sẵn có…sự phức tạp trong người. đã vậy lại còn thêm toán tử logic NOT nên “con gại” lại càng tăng phần rắc rối. Tỉ dụ con trai rủ đi ăn kem thì bảo: “Thôi! Hỏng thèm ăn đâu!” dù trong bụng thèm muốn chết, hay là ngoài miệng thì nói: “Ghét anh quá hà!” nhung trong bụng thì: “Khoái anh…quá xá!” Do ảnh hưởng của dấu tích phân nên “con gại” rất hay…ẹo. Thấy con chuột nhắt dễ thương cũng la lên oai oái: “Ối! Ối! Sợ quá! Xỉu! Xỉu…”; bị đụng nhẹ vào tay cũng thút thít sụt sùi: “Tay người ta bầm hết trơn rồi nè! Đau quá hà…”. Do được tôi luyện kỹ càng nên “con gại” có sức chịu đựng cao những chuyện động trời. Tuy nhiên, sai lầm của Thượng Đế làm “con gại” không chịu được một chuyện vô cùng cỏn con là: bị chê xấu và chê già. Hễ nói gì thì nói, nhưng bảo họ “xấu hoắc” hay “già khằn” là lập tức, đất trời nổi cơn dông tố (cỡ cấp 14 trở lên).
Thế nhưng tất cả những sự đột biến nêu trên vẫn không kinh hoàng bằng sự đột biến dưới đây. Do bị xử lư quá độ, mấy hạt “nữ tính” mà Thượng Đế dùng để tạo “con gại” bị bể ra, nát bét. Ôi thôi! Thế là lẽ ra “nữ tính” là một phạm trù rất đơn giản và dễ thương thì nay đã trở nên vô cùng rắc rối. “Nữ tính” giờ đây bao gồm: ưa ngọt, khoái nịnh, nhơng nhẽo, khoái giận lẫy, hay ghen, nói nhiều, ham ăn vặt, khoái…đì con trai, và còn nhiều nhiều nhiều thứ khác nữa. Thế chưa hết! vìcó thêm phần tác động của mấy chất phụ gia: axit mạnh, baz mạnh, dấm thanh, vài chất có tính oxy hóa cao…mà “nữ tính” của “con gại” càng thêm phần phức tạp. bình thường, khi ghen thì chỉ là: “Tại sao hôm qua anh nhìn con nhỏ đó? Tui biết nó dễ thương hơn tui mà!....” (mặc dù hôm qua chàng chẳng hề nhìn ai ngoài nàng), còn khi có thêm chất xúc tác là axit và dấm thanh thì cơn ghen trở thành: “Grừ! Đừng thèm ngó mặt tui nữa! Đi theo người khác luôn đi!” và nàng sẵn sàng cho chàng “xơi” một chiếc guốc, hay là bay khỏi yên xe nếu chàng đang chở. Ngoài ra, do vật liệu tạo “con gại” có axit, baz và chất xúc tác nên “nữ tính” của “con gại” cũng giống như phản ứng este hóa, nghĩa là có tính thuận nghịch nhưng theo kiểu “con chuồn chuồn khi vui nó đậu, khi buồn nó bay”. Con trai rủ đi ăn chè, lúc vui thì “con gại” bảo là: “Ừa! Bữa nay tui ăn mười ly đó nghen!”, còn lúc buồn thì họ bảo: “Thôi! Hỏng thèm đi ăn đâu! Đi ăn nhiều người ta nói mình…tham.” Con trai vốn rất ngây thơ và thật thà, nghe vậy tưởng thiệt, không đi ăn thì “con gại” bảo: “Sao mà anh ngố quá dzậy? Tui nói cái gì anh cũng tin hết phải hông? Tui nói tui…hỏng thương anh thì anh có tin hông?” Sau khi nghe con trai năn nỉ găy lưỡi thì “con gại” mới giả vờ xiêu lòng mà rằng: “Thôi được! Nể Tình anh, tui mới đi ăn đó nha! Nhưng để phạt anh cái tội quá ngố, bữa nay tui ăn…mười lăm ly!” Nói chung là làm con trai muốn điên cái đầu.
Thượng Đế thấy sản phẩm của mình thật quá không ưng ư nên Người đâm ra chán nản, không muốn nghe cái tên “con gại” nữa. Ở hạ giới, con trai vìquá hiền lành nên bị “con gại” quay như…chương trình vi tính chạy đệ quy. Họ đâm ra bực bội nên gọi “con gại” là “con gai” (ư nói “con gại” như cái gai hay chích), “con gài” (ư nói con trai hay bị gài độ), “con găi” (ư nói “con gại” làm con trai khó chịu, bực bội như bị muỗi chích). Trải qua một thời gian dài bị gọi bằng những cái tên chẳng hay ho gì cho lắm, “con gại” bèn kéo tới “Hiệp hội con trai”, sử dụng toàn bộ “nữ tính” của mình (kể cả bạo lực) để mè nheo, ỉ ôi, năn nỉ con trai gọi mình bằng một cái tên khác. Con trai vốn rất độ lượng và nhân từ nên quyết định gọi họ là CON GÁI.
Từ đó, cơi nhân gian có thêm một khái niệm mới: “CON GÁI”. Tuy tên gọi thì mới nhưng con gái vẫn không khác bao nhiêu so với “con gại”. Họ vẫn đầy “nữ tính” và vẫn làm con trai…điên cái đầu.