Làm thơ nên tránh vần “ôn”
Bởi dễ đụng chạm tâm hồn chị em
Thơ tả cảnh của “lều thơ” Cử Tạ thì có bài:
Sầm Sơn biển động sóng dập dồn
Trời chiều ửng rạng bóng hoàng hôn
Cô em váy ngắn tơ hơ nướng
Mực đỏ dần lên trước lửa cồn
(Vịnh Nướng Mực Sầm Sơn)
Hay:
Trời mưa gió giật mái tôn
Giọt trời rơi xuống vọng tiếng ồn
Giật mình tỉnh giấc đôi nam nữ
Vơ vội xiêm y sợ hết hồn
(Vịnh ngủ ngày)
Cũng có những câu thơ vần ôn theo trường phái liêu trai:
Lây phây mưa rắc trên cồn
Nam thanh nữ tú ghé môi hôn
Gió thổi từng cơn nghe giật giật
Luồn qua áo váy lạnh tím hồn
Thơ miêu tả cảnh vợ chồng khó ngủ:
Nửa đêm hàng xóm nói chuyện ồn
Vợ chồng khó ngủ thấy bồn chồn
Nghĩ đi nghẫm lại thấy cũng ổn
Ông bà đang mong cháu đích tôn
Có anh đi cua gái nhiều thì đúc rút kinh nghiệm như sau:
Các cô là chúa hay khôn
Đi chơi rõ tốn mới cho hôn
Đã hôn thì sẽ không thể trốn
Kết cục các cô sẽ… lâm bồn
Nhưng các anh chàng thi sĩ rượu say mới là những người xổ thơ vần “ôn” nhiều nhất:
Nhớ ai như nhớ mùi cồn
Nhớ con mực nướng lò tôn hôm nào.
Nhớ ai lòng dạ bồn chồn
Nhớ bữa nhậu ấy mình nôn vào tường
(Thi sỹ say)
Sáng ra ngủ dậy thấy buồn nôn
Đêm qua uống rượu hột vịt lộn
Thôi kệ cứ để tự nó nôn
Cho người đỡ mệt, chứ không nôn
Ruột gan phèo phổi chắc không ổn
Kẻo rồi đi viện phí hơi tốn
(Rượu ngon)
Có anh bác sỹ chuyên phẫu thuật thẩm mỹ thì viết “nhật ký”:
Sáng ra ngồi uống cà phê chồn
Gặp người phụ nữ tuổi sồn sồn
Vòng một của em vãi linh hồn
Như là vừa cấy si-li-côn
Hoặc là chí ít cũng phải độn
Ngu ngơ anh bỗng hóa dại khôn
…
Đấy là những câu thơ vần “ôn” ít nhiều còn mang tính “gừng” thuật (sắp đạt đến “nghệ thuật”), còn kiểu vần “ôn” dưới đây có bị đánh giá là nghệ thuật “dưới rốn 10 thốn” không thì tùy bạn đọc cảm nhận:
Chợ Đồng Xuân có tin đồn
Một em bán trứng vịt lộn rất ngon