Độc thân là gì?Độc thân là kìm hãm lạc thú của tình dục. Một số phê bình Phật giáo chống lại thiên nhiên và họ cho rằng đời sống tình dục là điều tự nhiên, và cần thiết.Phật giáo không chống lại tình dục, nó là một khoái lạc tự nhiên và là một phần của đời sống thế tục. Người ta có thể hỏi, tại sao đức Phật chủ trương độc thân như là một giới luật? Phải chăng như vậy là bất công và chống lại thiên nhiên? Giữ độc thân để trí tuệ thăng hoa không phải là một giới luật thời đức Phật. Tất cả những tôn giáo hiện hữu tại Ấn độ thời đó, cũng áp dụng điều này. Cả đến thời nay, một số tôn giáo khác như Ấn độ giáo, và Cơ đốc giáo cũng giữ giới này như một lời nguyện.Người Phật tử giữ giới này và tự ý bỏ cuộc đời trần tục vì họ nhận thức rằng nếu sống như một người có gia đình, họ phải gánh nhiều trách nhiệm và chịu nhiều ràng buộc. Đời sống vợ chồng có thể phương hại hay giảm bớt trí tuệ thăng hoa; khi thèm khát tình dục, đầu óc đầy những ràng buộc và cám dỗ làm lu mờ sự thanh tịnh của tâm hồn.Ý nghĩa về độc thânNgười ta ưa hỏi: “Nếu đức Phật không thuyết giảng chống lại đời sống vợ chồng, tại sao Ngài lại chủ trương sống độc thân như một giới luật quan trọng phải tuân theo, và tại sao Ngài lại khuyên ta tránh nhục dục và từ bỏ đời sống trần tục?”Ta phải nhớ là tứ bỏ thế tục không bắt buộc trong Phật giáo. Không bắt buộc phải hoàn toàn từ bỏ thế tục để thực hành đạo Phật. Bạn có thể điều hợp đời sống của bạn theo sự hiểu biết của mình bằng cách thực hành một số nguyên tắc về đức tính và đạo lý. Bạn có thể phát triển nguyên tắc đạo lý của bạn theo nhu cầu đời sống thế tục. Tuy nhiên, khi bạn đã tiến bộ và đạt được trí tuệ cao cả hơn và hiểu rằng đời sống của một cư sĩ không đưa đến sự phát triển tối hậu của ĐỨC HẠNH VÀ THANH TỊNH TÂM TRÍ, bạn sẽ chọn việc từ bỏ đời sống trần tục để tập trung sinh lực hơn nữa vào việc phát triển tâm trí.Đức Phật khuyên độc thân vì tình dục và hôn nhân không đưa đến bình an và thanh tịnh tối hậu của tâm trí, và việc từ bỏ trần tục rất cần thiết cho những ai muốn đạt được sự phát triển tâm trí toàn bích, và ở mức độ cao nhất. Nhưng việc từ bỏ này phải hoàn toàn tự nhiên và không bao giờ có cưỡng ép. Việc từ bỏ là do sự quán triệt được ảo ảnh của bản ngã, và bản chất bất toại nguyện của tất cả các lạc thú.Độc thân đối kháng trách nhiệmKinh nghiệm của đức PhậtĐức Phật sống một đời sống thế tục như một hoàng tử. Ngài là một người chồng và người cha trước khi từ bỏ gia đình, và Ngài hiểu rất rõ đời sống vợ cồng ra sao. Người ta có thể chất vấn rằng Ngài ích kỷ, độc ác, và không công bằng vì trốn tránh vợ con. Thực ra, đức Phật không trốn tránh gia đình, và cũng không phải là không có tinh thần trách nhiệm.Ngài chưa bao giờ có sự hiểu lầm với vợ Ngài. Ngài cũng đã có tình thương yêu và luyến ái với vợ con như bất cứ một người bình thường nào, mà có lẽ còn mạnh hơn nữa. Điều khác biệt là tình yêu của Ngài không phải chỉ là một tình yêu vật chất và ích kỷ, Ngài có can đảm và trí huệ để từ bỏ thứ tình yêu uỷ mị và ích kỷ này vì đại nghĩa. Việc hy sinh của Ngài được coi như cao thượng nhất vì lẽ Ngài đã từ bỏ nhu cầu và lạc thú cá nhân để lúc nào cũng phục vụ nhân loại.Ngài bỏ thế tục có mục đích cứu độ nhân loại, chứ không phải vì hạnh phúc, bình yên, và giải thoát riêng tư của Ngài. Nếu Ngài tiếp tục sống trong cung điện, việc cứu độ của Ngài chỉ hạn hẹp trong gia đình và vương quốc của Ngài. Đó là lý do Ngài từ bỏ mọi thứ để giữ được bình an, thanh tịnh của tâm hồn, đạt giác ngộ, rồi giác ngộ những ai đang đau khổ trong vô minh.Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của đức Phật là sau khi giác ngộ, Ngài trở về hoàng cung và đem ánh sáng giác ngộ đến cho thân quyến gia đình. Tóm lại, khi La Hầu La (Rahula), con trai của Ngài hỏi Ngài về gia tài. Đức Phật trả lời là Rahula sẽ thừa hưởng một gia tài giàu có nhất, đó là kho tàng Phật Pháp. Ngài đã cứu độ gia đình theo đường hướng như vậy, mở đường cho vợ con đến chỗ giải thoát, bình an và hạnh phúc. Vậy nên, không một ai có thể nói Ngài là một người cha độc ác hay ích kỷ. Ngài quả là nhiều từ bi và vị tha hơn bất cứ ai khác. Với mức độ của một trí tuệ thăng hoa, đức Phật hiểu rõ hôn nhân chỉ là một giai đoạn tạm thời trong khi Giác Ngộ là trường cửu và đem lợi ích cho tất cả nhân loại.Một sự kiện quan trọng khác là đức Phật biết chắc vợ và con Ngài không chết đói trong lúc vắng Ngài. Trong thời đức Phật, việc một thanh niên không lo việc quản gia không những là điều thông thường mà còn là một vinh hạnh nữa. Những thân quyến khác trong gia đình sẽ săn sóc vợ con ngài. Khi Ngài đạt giác ngộ, Ngài đã cho vợ con cái điều, mà không một người cha nào có thể cho được – đó là sự giải thoát khỏi vòng nô lệ của luyến ái.