Sơn Ca và mèo ngủ chung, mèo nằm trong lòng, gối đầu lên cánh tay nó như một đứa em cưng. Nó thường vuốt ve, nhiều lúc còn hôn lên cái mũi đỏ hồng của mèo nữa.ông Lâm nói: "Con không nên hôn mèo.""Whỷ" Nó hỏi.ông Lâm không thích lối hỏi cộc lốc theo kiểu người Mỹ. Ông dặn các con, ngoài thì giờ ở trường, về nhà phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Tập cái lễ độ của người Đông Phương, gọi dạ bảo vâng. Ông sợ con ông quên nguồn gốc giống nòi, và kể với nó về chuyện Lạc Long - âu Cơ, trăm trứng trăm con. Nó hỏi lại: "Chuyện ấy có thật không?""Đã bảo rằng truyền thuyết, thì đừng hỏi thật hay giả. Hỏi thế chẳng khác nào con móc họng bạ""Móc họng là gì vậy bả""Là kê tủ đứng chận họng không cho người ta nói.""Nhưng con hỏi để tìm hiểu.""Tìm hiểu thì phải biết lắng nghe, chứ không phải hỏi có tính cách bắt bí." Trong gia đình, ông Lâm cảm thấy có điều gì không ổn đối với các con. Chẳng hạn, khi ông nhắc về một xứ sở xa xôi có một nền văn hiến bốn ngàn năm đầy tự hào của ông. Nghe xong, đứa con gái lớn ngồi trầm ngâm. Tưởng nó đã thấm nhuần tư tưởng do ông truyền đạt. Ông đặt câu hỏi để rà lại sự hiểu biết của nó."Con nghĩ thế nào?""Con nghĩ, Mỹ chỉ có hai trăm năm lập quốc mà tiến bộ văn minh kinh khủng. Còn bốn ngàn năm văn hiến sao èo uột quá." "So sánh thế là bất công với tổ tiên mình. Nhìn tới nhưng phải biết ngó lui, con ạ!"Và ông nêu những sự kiện trong quá khứ dân tộc, để con ông ngó lui.Nó nhận xét: "Cả một pho lịch sử thấm đầy máu và nước mắt.""Chỉ có thế thôi sao?""Thế thôi!""Con không thấy tiền nhân của mình rất anh hùng sao?"Đứa con gái e dè hỏi lại: "Ba cho phép con nói thật không?""Nói đi. Thanh thật là đức tính đáng quý.""Anh hùng nhưng hiếu chiến quá.""Tổ cha bây! Chưa chi đã phản lại giống nòi. Đạp cứt ngoại lai! Chống lại thằng ăn cướp, đánh đuổi ngoại xâm, là ý chí quật cường mà gọi rằng hiếu chiến à?"Thấy ông Lâm nổi sùng, đưa con gái không dám mở miệng. Nó đã có kinh nghiệm, khi ba nó trừng mắt lớn tiếng, nó nên im lặng, cút đi nơi khác.Cũng vì nguồn gốc dân tộc và bảo tồn văn hoá, đôi khi ông Lâm làm người khác phải ngỡ ngàng. Có lần, ông đến thăm người bạn, gặp lúc nhà đang đông khách. Con của bạn và các bạn của nó chào ông bằng cách đưa tay vẫy vẫy, miệng nói:"Hi! Hi!"ông Lâm khó chịu với kiểu chào có vẻ đồng đẵng này, ông cho thế là trịch thượng. Ông miễn cưỡng chào lại, và hỏi cho có chuyện để hỏi: "Các cháu còn đi học hay đã đi làm?"Chúng cứ ngớ ra, không hiểu. Vợ người bạn vội đỡ lời: "Tụi nó không biết tiếng Việt đâu. Tất cả đã ra trường, đã đi làm. Toàn là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư cả đấy." Cách giới thiệu của bà, ông Lâm thấy có hàm ý hãnh diện khoe khoang.ông nói: "Tụi nó là những con dơi." "What's koan giơi?" Chúng trố mắt nhìn nhau.Có đứa thông dịch: "The bats.""Whỷ Whỷ"Lại cũng kiểu hỏi cộc lốc. Ông Lâm cười cười khinh khỉnh: "Con dơi nhập bầy với chim. Chim nói, mày không phải chim, mày có mỏ chuột lông mao, hãy về chơi với chuột. Dơi về nhập bầy với chuột. Chuột nói, mày không phải chuột, mày có cánh biết bay như chim, hãy về chơi với chim. Các cháu cũng thế. Mỹ không nhận mũi tẹt da vàng là người đồng chủng. Quay về với Việt, thì không biết nói tiếng Việt, làm sao hội nhập?Sau khi nghe thông dịch, chúng kêu lên: "Koan giơi. Koan giơi." Và nhún vai cười hô hố. Bà vợ Ông chủ nhà hơi ngượng, vì ông Lâm chẳng những đã không tâng bốc vị nễ các sĩ các sư, lại còn giở giọng châm biếm mỉa mai một cách kỳ quặc. Ngày ấy trở đi, hai bên ít khi lui tới.Đối với Sơn Ca, ông đã dặn rồi nhưng một lúc bất chợt nào đó, nó vẫn "why" với ông. Lần này, ông chỉ thoáng nhíu mày."Lông mèo vào phổi sẽ bị ho lao.""Cô giáo của con không dạy như thế.""Nhưng ngày ba còn nhỏ, bà nội của con đã dạy ba như thế."Con bé có vẻ suy nghĩ: "Ho lao là do vi trùng. Lông mèo đâu phải vi trùng. Sao bà nội dạy ba kỳ vậy cà?""Không kỳ cà gì cả. Hít lông mèo vào mũi, nếu không ho lao thì cũng bị hen suyển.""Con phải hỏi lại cô giáo."