CHƯƠNG 18
Đời thế mà vui

Dấu hiệu đầu tiên của việc người ta trở thành đạo đức là người ta trở nên vui tươi.
Swaami Vivekânanda34
Tôi và con bé Thúy Mùi quay lại bệnh viện vào lúc 11 giờ trưa. Hóa ra thằng Hải Anh vẫn chưa được mổ. Một ca bệnh nhân vỡ xương chậu phải cấp cứu ngay đã đẩy lùi thứ tự của nó đến một giờ chiều. Trông thằng Hải Anh thật thê thảm. Nó mất nhiều máu, không biết nó có đủ sức để lên bàn mổ hay không?
Thằng Quyền Lỳ và thằng Thanh nhạn thấy tôi và con bé Thúy Mùi trở về rất đỗi vui mừng. Chúng nó nói ấm ớ vài câu đãi bôi rồi lấy lí do “đến bữa” để chuồn. Tôi cũng chẳng thiết gì việc giữ chúng lại. Con bé Thúy Mùi rất tinh, nó nói với tôi rằng nó cảm giác là “hai anh ấy hình như nghiện hút”. “I don’t know”. Tôi nhún vai trả lời nó, hệt như một diễn viên điện ảnh chính cống.
Ca mổ cho thằng Hải Anh thành công mỹ mãn và không có gì để nói. Tay “thợ hàn xì” quả là một tay lợi hại. Anh ta cho phép tôi vào phòng hồi sức sau mổ để chăm sóc cho thằng Hải Anh.
Sau ca mổ, thằng Hải Anh trông hốc hác hẳn, có lẽ nó phải sút tới mười cân thịt. Nó nằm thượt ra như một xác chết, người ta phải truyền huyết thanh cho nó. Mấy cái giường bên cạnh cũng đều có bệnh nhân vừa mổ xong. Có những ca rất nặng, bệnh nhân nhiều khi không thở được, bác sĩ lại phải lấy hai tay ấn vào ngực họ, ấn mạnh tới nỗi tôi cảm tưởng có thể gẫy hết xương sườn.
Sau hai tiếng đồng hồ thì thằng Hải Anh bắt đầu tỉnh lại. Có lẽ lúc này thuốc mê đã hết tác dụng. Bác sĩ Sơn bảo tôi:
Mày hãy đưa thằng bạn mày về phòng số sáu mà nằm.
Tôi hỏi bác sĩ xem có thể cho thằng Hải Anh ăn uống gì không. Anh ta nói:
Chén thoải mái! Chẳng phải kiêng kị thứ gì. Có điều nếu mày cho nó ăn nhiều quá chỉ tổ khổ mày dọn cứt!
Tôi ra khỏi phòng hồi sức để gọi con bé Thúy Mùi. Hai đứa chúng tôi hì hục cáng thằng Hải Anh về “tệ xá” của nó ở phòng số sáu. Bây giờ đã hết thuốc mê, thằng Hải Anh đã bắt đầu cảm giác được sự đau đớn. Nó rên ầm ầm, thỉnh thoảng lại khóc gọi mẹ nó.
Tôi và con bé Thúy Mùi đi tìm bác sĩ Việt và bác sĩ Sơn để cảm ơn vì ca mổ thành công. Chúng tôi cho 500 nghìn đồng vào một cái phong bì để cho “ lịch sự”. “ Văn hóa phong bì” là thứ rất phổ biến ở mọi nơi, mọi chỗ: mừng đám cưới, phúng đám ma, họp hội nghị. Nó làm cho cả người đưa tiền và người nhận tiền đều đỡ ngượng ngập. Công dụng của nó giống như cái quần xịp của tôi...
Con bé Thúy Mùi đưa phong bì và giấy bảo hiểm y tế cho bác sĩ Việt, bác sĩ Việt giải thích rằng nếu không có giấy bảo hiểm y tế thì mỗi ca mổ sẽ phải thanh toán tới chừng mười lăm triệu đồng. Bệnh nhân có nhiều loại nhưng đa số đều là người nghèo. Người giàu nếu trả tiền cao cũng có thể được phục vụ tốt hơn, họ sẽ được ở trong những phòng đặc biệt, tiêu chuẩn “như ở khách sạn ba sao” hoặc được giới thiệu mua những dược phẩm cao cấp. Có thể có những mũi tiêm giá tới cả triệu đồng. Trường hợp thằng Hải Anh là sinh viên tức là “ bậc thang bét nhất trong mọi bậc thang danh vọng xã hội” thì nó chỉ được hưởng một chế độ y tế tối thiểu “giống như ở nhà thương làm phúc” mà thôi.
Tôi ngậm ngùi cho thằng Hải Anh cũng là ngậm ngùi cho những người nghèo nhưng biết làm sao được. Bố tôi từng bảo “con người không có của thì là con vật”, có lẽ đấy cũng là một chân lý trắng trợn ở trong đời sống.
Tay “thợ hàn xì” đếm tiền ở trong phong bì, ngáp một cái rõ to rồi bình luận:
Mèng quá!
Con bé Thúy Mùi vội vàng liến láu khen ngợi sự tiến bộ của y học và ca ngợi y thuật của các bác sĩ. Nó hỏi kỹ thuật “đóng đinh chân” cho thằng Hải Anh là như thế nào. Bác sĩ Sơn miễn cưỡng giải thích cho nó rằng người ta phải luồn một thanh inox vào ống đồng cho nó rồi vít lại “y hệt như thợ mộc đóng nẹp tủ”. Tôi nghe mà rùng cả mình, cầu trời cho tôi không bao giờ phải vào nằm bệnh viện!
Phòng số sáu ngoài thằng Hải Anh còn có 5 bệnh nhân khác đều là những ca đặc biệt.
Giường số 1 là của một “cựu bệnh nhân” tên là Bảo. Bác Bảo lái xe ôm, quê trong Thanh Hóa. Bác bị gãy chân vì bị ôtô đâm vào. Chiếc ôtô đi sai luật, bồi thường cho bác 7 triệu đồng. Bác Bảo có một cô bồ là công nhân cầu đường ngoài Hà Nội. Bác Bảo có vợ con trong quê nhưng nhà nghèo, neo đơn nên không có ai ra chăm sóc bác được, vì vậy cô bồ của bác đảm nhiệm việc ấy. Cặp tình nhân thương yêu nhau rất mực. Cô bồ của bác Bảo rất vui tính, chẳng nề hà gì trong việc giúp bác ấy đi vệ sinh hay lau rửa giặt rũ cho bác. Họ vừa làm những việc ấy vừa chọc ghẹo nhau. Cô bồ nói rằng “người ta (tức là bà vợ bác Bảo trong quê) ăn ốc, còn tôi đổ vỏ”. Đáng lẽ ra bác Bảo phải ra viện từ lâu nhưng “dù ở bệnh viện có khổ nhưng vẫn sướng hơn ở quê, cứ nhìn thấy vợ là bệnh tật lại nặng thêm” vì vậy bác Bảo cứ lần lữa nhất định không chịu ra viện. Bác Bảo đưa tiền cho cô y tá để cho cô ấy khỏi đuổi bác ấy ra khỏi phòng. Bác Bảo đã nằm ở phòng số sáu tới hơn một tháng nên biết hết “phong tục tập quán” ở đây. Cả phòng số sáu chỉ có mỗi một cái bô đi ngoài, đây là loại bô dẹt để người ta có thể luồn dưới mông bệnh nhân mà “xả xú páp”. Bác Bảo độc giữ cái bô ấy, coi như đặc quyền, đặc lợi của mình. Ai muốn mượn phải nói khó với bác, có khi còn phải tặng quà: khi gói kẹo, khi bao thuốc lá...Thật đúng là vị độc tài của phòng toilet!
Giường số 2 là của một thanh niên nông thôn tên là An mới 23 tuổi, vừa lấy vợ được ba ngày. Chàng rể mới dẫn vợ đi chơi trong làng bị lũ bạn bè mất dạy chọc ghẹo. Hai bên đánh nhau, An bị một thằng côn đồ rút lưỡi lê đâm gãy một cái xương sườn phải đi cấp cứu. Cô vợ mới vào chăm sóc chồng, người cứ phây phây như bốc lửa. Mỗi khi cô ta vào thăm, bao giờ cô ta cũng phải cởi khuy áo ngực để anh chồng úp mặt vào khoảng lõm trên ngực hít hà một hơi dài “cho đỡ nhớ”! “Nghi lễ” ấy diễn ra ngay trước mặt tất cả mọi người trong phòng khiến ai nấy cũng như cuồng cả lên. Đêm đến, cặp vợ chồng trẻ ôm nhau ngủ, chọc ghẹo nhau, thỉnh thoảng lại cười sằng sặc.
Giường số 3 là của một em bé bị gãy cẳng tay. Ông bố đánh con, vụt nó bằng một thanh củi tạ, thằng bé giơ tay lên đỡ, thế là gãy tay! Mỗi khi ông bố vào thăm, thằng bé lại giãy nảy lên chửi rủa ông bố rất tục tĩu đến nỗi ông ta không dám vào thăm nó nữa.
Giường số 4 là của một cô ở trên Bắc Giang. Một chiếc ôtô chở các kiện giấy lô nhưng không chằng buộc gì cả, để cả kiện giấy lô nặng tới nửa tấn rơi xuống đầu cô gái bất hạnh. Cô này bị gãy xương cổ, có khả năng không sống được.
Giường số 5 là của một công nhân rơi từ trên giàn giáo xuống. Anh này bị gãy xương chậu. Chính vì anh này nên ca mổ của thằng Hải Anh đáng lẽ được thực hiện vào lúc 10 giờ 30 sáng đã phải lùi xuống tới 1 giờ chiều.
Tất cả bệnh nhân và người nhà của họ trong phòng số sáu đều rất thân thiện với nhau. Trong cơn hoạn nạn, mọi người như xích lại gần nhau hơn, trở nên tốt bụng, tử tế lạ lùng. Họ bông đùa, trêu chọc nhau, kể cho nhau nghe hoàn cảnh của mình. Không ai oán trách hoặc chê bai gì những bác sĩ hay nhân viên trong bệnh viện. Tất cả đều đổ lỗi cho số phận rủi ro. Chỉ có một ngày, một đêm ở trong bệnh viện, tự dưng tôi cũng trở nên thân thiết với tất cả những người khốn khổ lỡ gặp hoạn nạn ấy.
Con bé Thúy Mùi tống cho thằng Hải Anh ăn rất nhiều: hết cơm lại phở, hết phở lại sữa, rồi chuối, rồi cam, đủ mọi thứ linh tinh. Chốc chốc thằng Hải Anh lại gọi tôi đòi đi ngoài. Những lúc ấy, con bé Thúy Mùi lại che mặt chạy vội ra ngoài. Chỉ khổ cho tôi phải hầu cứt đái, sau đó lại phải chùi đít cho nó! Cái phòng toilet không có đủ nước rửa nên bị tắc nghẽn, trông rất đáng sợ. Mùi xú uế tuôn ra nồng nặc. Thật khốn khổ khốn nạn! Có lẽ kiếp trước tôi đã làm gì nên tội với thằng Hải Anh nên kiếp này tôi mới phải trả nợ cho nó nhục nhã thế này! Đời thế mà vui!
Buổi tối, tôi với con bé Thúy Mùi ăn uống qua quýt rồi lại vào trông thằng Hải Anh. Tôi rất sốt ruột mong mẹ thằng Hải Anh đến để về. Tôi mệt rũ người và bỗng thấy thèm được hít một liều heroin kinh khủng.
Mẹ thằng Hải Anh tìm được đến bệnh viện lúc 3 giờ sáng. Cô ấy khoảng 40 tuổi nhưng trông rất trẻ. Thực là một người đàn bà đẹp. Cô ấy có thân hình lẳn chắc. Bác Bảo lái xe ôm gọi đó “mình cá trắm”. Khuôn mặt cô ấy toát ra một nét gì đấy trông giống như sự khiêu khích liều lĩnh. Chỉ có một vết nhăn nhỏ ở bên khóe mép là để lộ ra những sự vất vả, đau đớn mà cuộc đời một người đàn bà độc thân tất phải cam chịu. Tôi đoán một cán bộ huyện Đoàn ở vùng nông thôn xa xôi chắc chẳng giàu có gì. Quả nhiên như vậy, cô ấy cho biết chạy tới chạy lui, vay khắp người quen suốt cả buổi chiều mới thu xếp được 2 triệu đồng mang lên thăm con. Cô ấy cám ơn tôi và con bé Thúy Mùi. Cô ấy ôm lấy hai đứa chúng tôi và gọi chúng tôi là con khiến tôi cũng thấy xúc động. Tôi rất mệt mỏi vì đã ba ngày ba đêm liền tôi đã thức trắng. Tôi “bàn giao” lại tất cả mọi thứ cho mẹ thằng Hải Anh và con bé Thúy Mùi. Tôi chỉ giữ lại có 300 nghìn đồng cho tôi còn bao nhiêu tiền tôi đưa hết cho mẹ thằng Hải Anh. Mẹ thằng Hải Anh rất cảm động, cô ấy trào nước mắt rồi kéo tôi lại, lưỡng lự một chút lại đẩy tôi ra. Tôi bỏ đi, lòng đắng ngắt, quên cả chào con bé Thúy Mùi đứng đực ra đó.
---
34.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh nhân từ điển” (sách đã dẫn).

Truyện Tuổi hai mươi yêu dấu CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 !!!2432_17.htm!!! Đã xem 79943 lần. --!!tach_noi_dung!!--


CHƯƠNG 17
Diễn viên điện ảnh

--!!tach_noi_dung!!--
Đàn bà: họ là diễn viên bẩm sinh
Kịch của tác giả
Sau khi rời phòng bác sĩ trực ban, tôi quay về chỗ thằng Hải Anh và con bé “Bồ tát cứu mạng”. Con bé đang định bóc cam cho cái thằng đốn mạt ấy ăn. Tôi giật phắt lấy và nói rằng chỉ thị của bác sĩ là không được ăn uống gì cho đến khi mổ xong. Tôi vắn tắt nói cho thằng Hải Anh sơ qua biết tình hình và vấn đề trước mắt bây giờ là phải lấy được giấy bảo hiểm y tế của nó và phải xoay xở đâu được một món tiền kha khá.
Thằng Hải Anh thút thít khóc, một phần vì đau, một phần vì không biết làm thế nào cả. Nó không muốn mẹ nó biết hung tin này. Tôi không nghe, bắt nó phải nói ra số điện thoại của mẹ nó. Nó òa lên khóc, nói rằng lương của mẹ nó chỉ có hai trăm năm mươi nghìn đồng một tháng, lấy đâu ra được một số tiền lớn bây giờ. “I don’t know”. Rất có thể mẹ nó sẽ phải một phen “vui vẻ” với cả bệnh viện này chả biết chừng. Tôi hỏi nó về giấy bảo hiểm y tế nhưng thằng này ấm ớ chẳng biết gì. Con bé “Bồ tát cứu mạng” nói rằng trên nguyên tắc đã là sinh viên đại học ắt có bảo hiểm y tế, cứ về trường đại học mà hỏi là sẽ lấy được. Hóa ra con bé “Bồ tát cứu mạng” này cũng là sinh viên. Nó nói nó tên là Hiền đang học ở đại học dân lập Đông Đô. Tôi thấy nó nói có lý. Thằng Hải Anh luôn miệng nài nỉ: “Anh Khuê! Anh cứu em!”. Nó nói ra tên của con bé Thúy Mùi lớp trưởng nào đấy ở khoa diễn viên điện ảnh, nó nói rằng con bé tình cảm vô cùng, nó nhờ tôi vào trường bảo con bé này lấy giấy bảo hiểm y tế cho nó. Tôi đoán chắc đây cũng lại là một con nỡm kiểu Thatcher, đã làm chức lớp trưởng tức là làm đầu sai cho cả một nền đế chế đại học thì tình cảm quái gì!
Tôi nhờ con Hiền cáng thằng Hải Anh lên phòng số sáu để tìm cô Lan xếp giường.
Phòng số sáu là một phòng bệnh nhân bình dân rộng chừng mười lăm mét vuông, cửa ở giữa, đằng sau là buồng toilet, đáng ra chỉ xếp có bốn giường nằm nhưng do bệnh nhân quá đông nên người ta phải kê thêm hai giường nữa, vì vậy lối đi rất chật hẹp. Cô Lan là y tá phụ trách phòng, lo việc tiêm thuốc, thay băng hàng ngày. Gần như bệnh nhân nào cũng có người nhà đi theo để chăm sóc nên mỗi phòng như thế ít nhất cũng có tới mười hai người ở chung đụng sinh hoạt với nhau liên tục suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Rất may là phòng số sáu còn trống một giường vì bệnh nhân nằm ở đây vừa mới xuất viện. Thằng Hải Anh được thế vào chỗ đó, ngay cạnh cửa buồng toilet. Tôi đi theo cô Lan lấy quần áo đồng phục bệnh nhân mặc vào cho nó, ở đây tôi cũng phải kí cược năm mươi nghìn đồng, số tiền này sẽ được trả lại khi thằng Hải Anh xuất viện.
Còn khoảng hơn hai tiếng đồng hồ nữa mới đến lượt thằng Hải Anh lên bàn mổ. Con bé Hiền “ Bồ tát cứu mạng” xin phép chuồn về để đi thăm bồ của nó bên khoa tiết niệu. Tôi hỏi anh ta bị bệnh gì thì nó đỏ bừng cả mặt nói là không biết. Tôi đoán bừa rằng “tiết niệu” chắc liên quan gì đến “cái ấy” nên vị Bồ tát này mới xấu hổ đến thế. Dù sao thì chúng tôi cũng phải cảm ơn nó. Thằng Hải Anh còn cố xin địa chỉ của nó để “sau này em còn trả ơn chị”. Tôi nghe nó nói mà ngứa cả tai, chắc nó còn định “vui vẻ” với con bé này nữa cũng nên.
Còn lại tôi với thằng Hải Anh. Tôi nói thẳng cho nó biết hiện nay tình cảnh của nó thê thảm ra sao. Thứ nhất, tôi với nó là người dưng nước lã, tôi chẳng phải hội viên “hội bảnh” nào hết, tôi cũng đang ở trong tình trạng “tuột xích” không biết tương lai thế nào. Còn thằng Quyền Lỳ với thằng Thanh nhạn thì tôi không biết quan hệ của thằng Hải Anh với chúng ra sao, nhưng nếu thằng Hải Anh định phó mặc tính mạng của nó cho mấy thằng nghiện thì đấy là việc của nó. Thứ hai, ở trong cái bệnh viện tình thương bất hủ này, có vẻ như không có tiền là ngoẻo như chơi. Thứ ba, nếu như thằng Hải Anh đã dính đến ma túy, người ta thử máu nó có phản ứng dương tính thì hoặc là người ta không mổ, hoặc có mổ người ta cũng sẽ cư xử với nó như đồ bỏ đi.
Thằng Hải Anh toát cả mồ hôi vì sợ. Nó khóc lóc nói rằng bây giờ nó chỉ biết trong cậy vào tôi, dù mới quen biết nhưng nó biết tôi là người có “chất” lắm, tôi hãy vì Chúa mà giúp nó (tôi không biết nó nói đến Chúa nào: Jesus Crix? Thượng Đế hay “Chúa tể của những chiếc nhẫn”32?). Nó hứa kiếp này và cả kiếp sau nữa nó sẽ mang thân chó ngựa ra để phục vụ tôi, bất kỳ khi nào, lúc nào. Tôi nghe mà ngứa cả tai. Nó cam đoan rằng nó mới chỉ “dính nhẹ” đến ma túy vài lần theo kiểu tài tử chứ không giống như bọn Quyền Lỳ, Thanh nhạn là bọn đã mất nhân cách hoàn toàn. Nó chỉ biết trông cậy vào tôi, nếu tôi bỏ rơi nó thì nó sẽ đập đầu ngay vào tường tự tử mà chết. Tôi ngán ngẩm, đành an ủi nó. Tôi hứa sẽ giúp nó, thực ra tôi cũng chưa biết giúp nó ra sao nhưng quả thật không thể bỏ mặc nó được, nhất là khi nó sắp phải lên bàn mổ bây giờ.
Cô Lan đến lấy máu của thằng Hải Anh mang đi thử. Vừa hay lúc ấy thằng Quyền Lỳ và thằng Thanh nhạn đến. Bộ dạng của chúng bơ phờ rất đáng ghét. Tôi bắt chúng phải xoay đâu ra ngay được ít nhất bốn triệu đồng, nếu không thằng Hải Anh “coi như chết rồi”. Thằng Quyền Lỳ bảo tôi đưa chiếc chìa khóa xe máy của tôi cho nó để nó đi lấy tiền. Một lúc sau nó quay lại đưa cho tôi bốn triệu đồng và chìa ra tờ giấy cắm xe ở tiệm cầm đồ. Thằng khốn kiếp đã mang xe máy của tôi đi cắm mà không hỏi gì ý kiến của tôi! Chiếc xe cắm được năm triệu đồng, nó giữ lại một triệu để trả cho thằng Hòa gáo vì tiết mục biểu diễn “chui qua gầm xe tải” mà chúng tôi thưởng thức đêm qua. Tôi tức điên người, định đánh nhau với nó. Thằng Thanh nhạn đứng ra can, bảo đây là tình thế bắt buộc, mọi chuyện sẽ tính sau. Chúng nó khuyên giải tôi, bảo tôi đn343tq83a3q3m3237nvn&cochu=">Bài Học Tiếng Việt