Trước cách mạng tháng Tám, ở chiến khu, quân đội ta còn lấy tên là Quân giải phóng, lúc đó báo quân giải phóng cũng đã ra được hai số rồi. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Võ Nguyên Giáp gọi tôi đến giao nhiệm vụ tiếp tục ra tờ Quân giải phóng, và phải tiếp tục ngay số 3. May mà trong những năm 39, 40 tôi đã hoạt động như người giúp việc cho đồng chí Nguyễn Thường Khanh (tức nhà văn, nhà báo Trần Mai Ninh) nên không đến nỗi lúng túng, dẫu công việc làm báo quả là mới mẻ đối với tôi. Báo ra bốn trang. Tên báo in chữ đỏ chói, giống như tờ báo Cờ giải phóng của Đảng. Nhờ lực lượng tuyên truyền giỏi, nhờ những mẩu tin viết rõ ràng, ngắn gọn, kip thời, nhờ sự lanh lẹ và linh hoạt của các chú thiếu nhi bán báo, nên tờ Quân giải phóng bán rất chạy. Tôi rất phấn khởi.Nhưng đến số 5 thì báo phải đổi tên. Vì sao phải đổi tên! Bác Hồ cho gọi tôi lên giải thích. Bọn Tàu Tưởng sắp bám gót quân đồng minh vào nước ta. Chúng đòi tước vũ khí quân đội. Chính phủ ta giải thích cho chúng rõ, ta chưa có quân đội, chỉ có quân khởi nghĩa, do đó quân đội ta cần phải đổi tên lại là Vệ quốc đoàn. Chừ đoàn có nghĩa là đoàn thể, chứ không phải là quân đội. Vì vậy tờ báo không thể mang tên Quân giải phóng.Việc đổi tên báo quả là một vấn đề! Cầm chắc số lượng in sẽ bị hạ. Tên báo lại không được in màu đỏ như Cờ giải phóng, tờ báo của Đảng mà nhân dân tin cậy và háo hức đọc. Chúng tôi lấy tên báo là chiến thắng. Đúng như tôt dự đoán số lượng báo hạ hẳn, ít người mua. Dù vậy tờ báo vẫn phải ra. Mỗi tuần một kỳ, mỗi số 8 trang, có khi mười trang. Thời kỳ này, có sự lục đục giữa bọn Quốc dân đảng và Đại Việt trong sự tranh chấp Bộ quốc phòng. Ta dùng chính sách mềm mỏng. Bên cạnh bộ quốc phòng ta thành lập Quân sự ủy viên hội gọi tắt là Qnân ủy hội thuộc của Chính phủ liên hiệp, có Vũ Hồng Khanh tham gia, cũng có cục chính trị do đồng chí Trần Huy Liệu làm cục trưởng, tôi làm phụ tá. Còn Bộ quốc phòng cũng có cục chính trị do trung ương đảng ta trục tiếp chỉ đạo.Lúc đó trong quân đội ta có hai tờ báo: tờ Sao vàng và tờ Chiến thắng. Đồng chí Trần Huy Liệu phụ trách tờ Sao Vàng.Kháng chiến bùng nổ tôi vẫn phải làm chính ủy khu llà Nội. Cục chính trị chuyển lên Việt Bắc, Bộ tham mưu lúc này gồm có nhiều cục như Cục quân giới, Cục chính trị... Cục chính trị do đồng chí Văn Tiến Dũng phụ trách.Đến lúc này tờ báo của quân đội xuát hiện lại và lấy lên là Vệ quốc quân. Số l ra ngày 22-3 -1947. Trên tờ báo ghi rõ: Tờ báo của Quân đội Việt Nam Đến số 5, báo ra mỗi tuần hai kỳ, đến số 9 lại ra mỗi tuần một kỳ. Trên đầu tờ báo ghi thêm: Chính trị Cục, bộ tổng chỉ huy phát hành Khi báo ra đến số 8 ( 19-6-1947) tôi được chính thức giao nhiệm vụ phụ trách. Nhưng đến số 2l, mới đề rõ chủ nhiệm là Trần Độ. Lúc ấy ngoài Trung ương có tờ Quân du kích, Vui sống, Vệ quốc quân, các quân khu khác cũng đều có báo.. Việt Bắc: Báo Quyết ThắngKhu II: Báo Chiến ĐấuKhu IIl: Báo Quân Bạch Đằng.. Khu IV: Báo Chiến sĩ Khu X: Báo Vệ quốc. Khu Xl: Báo Thủ đôKhu XII: Báo Xông pha, ít lâu sau, tất cả các khu đều nhất loạt đổi tên thành báo Vệ Quôc Quân như Vệ Quốc quân khu II, Vệ quốc quân khu IX... Công tác ở toà soạn Vệ quốc quân có: Trần Độ, Tân Sắc (Thôi Hữu), Thâm Tâm, Từ Bích Hoàng, Trúc Kỳ và các họa sĩ Mai Văn Hiến, Dương Bích Liên. Anh Vũ Cao cùng tham gia ban biên tập, nhưng không ghi tên. Ngoài ra, một số đồng chí cán bộ quân đội cũng tham gia vào bộ biên tập mở rộng. Về nội dung, mấy số đầu Vệ quốc quân mới chỉ có mấy chuyên mục chiến tranh. Các bút danh mang rõ dấn ấn quân sự như: Nguyễn Văn Bơm, Liên Thanh, Ba-dô-ca... Từ số 8 trở đi, báo hứng thú dần lên với thơ, truyện ngắn, bút ký, phóng sự. Có cả mục Những chuyện vui buồn điểm bích báo các đơn vị của các khu. Tôi nhớ nhất số 12 có truyện ngắn Nhập vào hàng ngũ của Tuấn Vinh: số 13 có Nhx mẩu chuyện vui buồn của Trần Độ: số 21 (ngày 15 -8- 1948) có bài Lên Cấm Sơn của Tân Sắc: số 23 có bài bút ký Chiến sự Hà Nội của Tô Hoài, số 24 có Bức thư chính trị của Nguyễn Tuân. Trần Đăng viết bút ký, phóng sự như Thất Khê, Lũng phầy, Trận phục kích Lũng Phầy, Vũ Tú Nam cũng đăng truyện ngắn Người lính miền Tây. Có một lần báo tổ chức cuộc thi viết truyện. Truyện Vết xe hằn trên đường của Hoàng Điệp được giải khuyến khích. Không có giải nhất. Ngoài truyện ngắn, Vệ Quốc quân cũng đăng khá nhiều thơ. Những bài Lên Côn Sơn, Viếng bạn có tiếng vang rộng rãi. Có chiến sĩ chỉ viết và đăng được một bài thơ đã hy sinh như Phạm Lương với bài thơ Chiến sĩ Lũng Vài. Thời gian này tôi cũng viết và viết khá nhiều loại như phóng sự, bút ký, truyện ngắn, bình luận, xã luận. Tôi rất hay viết và say viết. Đặc biệt có hai số báo liên tiếp đăng tin buồn, làm mọi người bàng hoàng, xúc động.Số 48-49 đăng tin mất Hoàng Lộc, số Xuân 50 đăng tin Trần Đăng hy sinh vào ngày 26-12-1949. Nhớ lại Trần Đăng những ngày đầu về toà soạn báo, khoảng 1948 (trước đấy anh làm thư ký trong Tổng bộ tham mưu). Toà soạn của chúng tôi đóng ở gần bộ tham mưa, nên anh thường hay qua chơi. Anh thường kể cho chúng tôi nghe những chuyện hay ở mặt trận. Chúng tôi rất quý mến anh. Anh đề nghị xin về làm phóng viên cho báo. Chúng tôi đồng ý ngay và xin với Bộ tổng tham mưu. Bài báo đầu tiên của anh in vào số 21 ngày 15/8/1948 Vài suy nghĩ về văn nghệ trôi đi công tác cùng đoàn của anh Văn, ngựa của anh ấy cũng loại cực kỳ hay. Tôi lùi xuống đi phía sau, anh em không rõ cứ trách tôi sao không nhập đoàn cho vui. Song nếu tôi thúc lên thì không có cách kìm giữ con ngựa tôi cả. Nó cứ bước lên đi trước mọi con khác. Như thế sao tiện với anh Văn. Đấy con ngựa của tôi lưu lại cho tôi những kỷ niệm như vậy. Tôi cũng không hiểu những điều đó nó thừa hưởng từ nòi giống nó hay là do cậu chăn nuôi đã luyện cho nó. Bây giờ tôi vẫn thương tiếc nó.