Mặt trăng rất to và rất tròn, chiếu vằng vặc... cánh đồng lúa chín như một tấm thảm vàng. Con đường quan lộ rải nhựa, như một con rắn bóng nhễ nhại, nằm uốn khúc trên tấm thảm ấy. Những làng mạc xa xa hiện ra những nét vẽ thẳng đen sì.Đó là vào tháng mười, năm 1932.Giữa lúc đêm khuya tịch mịch ấy, trên con đường quan lộ, mà thỉnh thoảng mới có một vài cây xoan không lá khẳng khiu và tiều tụy như thứ cây trong những bức họa về “cảnh chết”, một chiếc xe hòm phăng phăng chạy hết tốc lực, thân xe chỉ là một cái chấm đen bóng, còn hai ngọn đèn sáng quắc chiếu dài hàng nửa cây số thì như hai cái tên vun vút bay dưới ánh trăng.Xe đương phăng phăng chạy thì đến gần một chỗ ngoặt mà bên đường có một lớp quán gạch và một cây đa cổ thụ, bỗng dần dần chậm lại, rồi đứng hẳn.Khi xe đã đứng dừng lại lâu rồi, người ta còn thấy sự cố sức của người tài xế mở máy sình sịch mấy lần nữa mà xe vẫn không nhúc nhích được một ly. Rồi thì từ xe bước xuống, hai người tài xế hấp tấp ra mũi xe, lật miếng sắt che máy ra, loay hoay kiểm điểm bộ máy. Trong khi hai người chưa tìm được cỗ xe chết vì lẽ gì, thì từ trong hòm kính thấy đưa ra một câu hỏi gắt rất ngắn, nhưng cũng đủ làm cho cả hai run lập cập.- Thế nào?Vài phút im lặng, rồi người tài xế chính ấp úng đáp:- Bẩm quan, con đã thấy rồi. Cái ống cao su dẫn ét xăng có một đoạn nát nhủn, đến nỗi xăng chảy cả ra ngoài nhưng mà xuống không thoát.-...! Sao không liệu mà thay vào cái chuyến chữa hôm nọ đi?...Dứt lời “chửi”, “quan” bước xuống xe và sập cửa xe rất mạnh để tỏ ý giận dữ. Đó là một người gần 50 thân thể vạm vỡ, hơi lùn, trước mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ đen hình quả dưa, cái áo đen bóng một khuy, cái quần đen, rọc trắng, đôi giày láng mũi nhọn và bóng lộn, làm cho lão có cái vẻ sang trọng mà quê kệch, cái vẻ rất khó tả của những anh trọc phú học làm người văn minh...Tài xế chính và phụ, cả hai đều sợ hãi lắm, cứ việc châu đầu vào cái hòm máy, lúc đánh diêm soi, lúc sờ soạng nhưxẩm tìm gậy, chứ không dám quay lại nhìn đến ông chủ, lúc ấy đứng dạng háng giữa đường, hai tay khoanh trước ngực, đầu hơi cúi xuống phía trước mặt, cặp mắt gườm gườm hứa một sự trừng trị đáng sợ. Bị chủ mắng tài xế chính khẽ quát người phụ:- Cầm lấy cái mùi xoa này, buộc nối vào hai đầu dây cao su! Mau lên! Mà quấn rõ chặt cho nó thật kín chứ!Rồi người tài xế chính lại lên ngồi mở máy thử. Cái xe kêu sình sịch một lúc lâu rồi lại thôi. Mấy bận đều thế cả, hai người càng hấp tấp bao nhiêu, càng gia công vất vả bao nhiêu thì cái xe càng bướng bỉnh, càng ỳ ra bấy nhiêu. Lão chủ cười nhạt mà rằng:- Tội chúng mày đáng chết cả đó, các con ạ!Hai anh làm công đưa mắt nhìn nhau lo sợ, chứ không dám nói gì. Lão chủ lại tiếp:- Chúng mày để ông ngủ đường thì khốn cả đó!- Lạy quan, chẳng may như thế này, quan thương cho.Tài xế chính van lơn như vậy rồi lại ra hiệu ngầm cho người phụ mình cứ việc vờ vịt loay hoay chữa một cách vô hiệu cái bộ máy hầu như không thể chữa được ấy.Lão chủ hỏi:- Thế còn bao nhiêu cây nữa đến Hà Nội?Anh phụ lái nhanh nhảu thưa:- Bẩm chỉ còn độ bốn mươi cây.- Hừ!Lão chủ hừ một cái đi đi lại lại trên đường bực tức cực điểm.Nguyên lão ta là một ông đồn điền giàu có đã khét tiếng miền trung thổ, bữa nay đương đêm khuya về thủ đô, là vì muốn để sáng sớm hôm sau có đủ thời giờ đến một cửa hiệu kim hoàn, mua một thứ hàng quý giá, để mừng một ông tổng đốc được đệ nhị đẳng Bắc đầu bội tinh. Cho nên khi thấy xe bị liệt máy như thế ở giữa đường, đương đêm khuya, không còn biết cầu cứu vào đâu nữa thì lão băn khoăn và bực tức, băn khoăn về nỗi sợ đến mừng chậm hơn những người khác thì mất vẻ long trọng, và bực tức về nỗi từ khi lão ta giàu có đến phú gia địch quốc, từ một anh cai phu mỏ lên đến bậc nhân dân đại biểu, thì chưa hề có một sự gì trái ý lão mà lão lại phải chịu. Lần này là lần đầu, lão phải chịu thua cái máy xe hơi.Lão đi đi lại lại như cuồng chân, như con hổ trong cũi sắt, nghĩ đến những cái má hồng mơn mởn, những cánh tay trắng như ngà ngọc của mấy cô đào ở Hà Nội... nếu tài xế của lão đã biết lo liệu từ trước cho cái xe lúc nào cũng lành lặn hoàn toàn. Vậy mà bây giờ lão phải thơ thẩn giữa nơi đồng không mông quạnh ngắm trăng suông, nhìn sương tỏa, nghe giun kêu dế khóc, bên cạnh nhữngtiếng búa gõ vào sắt cành cạch, những tiếng sình sịch của một cái xe hơi khó tính cứ muốn chạy lại thôi...- Tao cho chúng mày nửa giờ sau nữa đấy!Nói rồi, lão nhằm phía cây đa mà đi thẳng trên một con đường nhỏ, qua cánh đồng, đi dạo chơi cho tiêu diệt thì giờ, cũng không có mục đích gì khác...Mặt trăng lúc này thì mảng mây to lướt qua che đi thành thử trời đất tối sầm hẳn lại. Sương xuống dầy quá, làm ướt cả áo của lão. Giữa cánh đồng thấy tản mạn những cục lửa xanh, lửa đỏ trên mặt đất lúc cháy lúc tắt, như ma trơi. Tiếng côn trùng tỉ tê, ri rỉ, làm cho lão ta bắt đầu cảm thấy sự im lặng, hiểu rõ được ý nghĩa sự vắng tanh và thôi cũng không nện mạnh gót giầy xuống đường lộp cộp nữa. Hai tay đút túi quần, lão cúi đầu xuống mà đi, có vẻ ngẫm nghĩ như một nhà triết học... Chợt thấy về a kiện rồi.- Đã đành vậy. Nhưng mà đó là ông Anh muốn, chứ có phải tòa xử cho cụ thua kiện mà phải lấy người ta làm vợ đâu!- Ừ nhỉ! Thế mà tao không nghĩ đến đấy. Kìa mày tiêm to nữa vào... Mấy điếu thuốc vừa rồi bé quá, không ăn thua gì cả. Thế mày bảo đền thì đền độ bao nhiêu?- Cụ cứ cho người ta vài ba trăm bạc.Nghị Hách ngồi nhổm lên mà rằng:- Chết! Vài trăm bạc! Mày điên! Mày có biết những nàng hầu của tao ở đây, đáng giá bao nhiêu mỗi thị không? Cái đứa đẹp nhất, tao cũng chỉ mua của bố mẹ nó có bảy chục. Còn phần nhiều không mất xu nào. Có bảy chục bạc còn phải về hầu hạ người ta suốt đời, huống chi... chỉ có một lần mà những vài trăm bạc!- Cụ nên biết cho là cô gái quê ấy sắp lấy chồng. Cụ làm cho người ta mất tiết trước khi lấy chồng thì số tiền tưởng cũng chẳng là bao.Nghị Hách cười ha hả một hồi, cứ vỗ mãi vào vai Long, cười như cười một điều gì thú vị lắm. Sau cùng lão mới vừa nấc nấc, vừa nói.- Mày còn ngu lắm! Mày có biết ở những nơi phồn hoa độ hội như Hà Nội, Hải Phòng, người ta bán chữ trinh của người ta bao nhiêu không? Đến đây, lão xòe bàn tay ếch ra. Năm đồng! Vợ một ông trạng, vợ một phán thường thua bạc, phải kiếm xu thì đi ngủ săm với tao mà cũng chỉ lấy một đồng là cao nhất rồi.- Xin lỗi cụ, ông chủ con cho cái việc chơi ngông của cụ là đáng phải trả đắt lắm. Đấy cụ xem ông chủ con chả cứ buộc mãi cụ lấy người ta làm vợ đó là gì!- Ông ấy hủ lậu thì ông ấy mới có những cái cẩn thận vô ích thế.Làm như không nghe thấy câu ấy, Long cứ nói tiếp: - Đằng này cụ đã hưởng cả cái chữ trinh của người ta như thế, thì hai trăm bạc với một lá thư cũng chẳng là bao. Còn hơn lấy về làm vợ lẽ, một là điều đình với người ta và với người mà mình là sự rất khó, hai là ngộ sau này có con thì nào con vợ cả, con vợ lẽ, sẽ có mối đáng lo về phần gia tài. Cụ cứ viết một lá thư cắt nghĩa rõ như thế rồi tôi xin quay về nói khó với ông chủ tôi.- Ừ! Mày nói nghe được! Thế hợp ý tao lắm. Hai trăm bạc...- Với một lá thư...- Lá thư như thế nào?Long ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:- Nguyên ông chủ tôi lại để ý đến chỗ cô gái quê ấy sắp lấy chồng... Nếu viết cho họ một lá thư nói về việc nài hoa ép liễu, để cho người ta có chứng cớ với chồng người ta là không phải lỗi người ta hư, thì người ta không lo bị chồng ghen và hành hạ. Được vậy, vì chị vợ có hai trăm bạc đền thì anh chồng sẽ vì thấy của tối mắt mà không còn bực mình về chỗ vợ đã mất tân. Mà có lẽ còn sung sướng nữa.- Ừ, mày nói nghe được đấy.Nghị Hách đỡ dọc tẩu kéo điếu thuốc xong, nhắm nghiền mắt lại khoan khoái. Nhưng bỗng lại mở choàng mắt ra mà rằng:- Ồ! Không được! Viết thư thế ngộ nó kiện cho thì bỏ mẹ!- Đời nào bọn ấy còn dám đi kiện.- Phải, nhưng mà cái gì cũng đề phòng thì hơn.- Nếu thế thì cụ chỉ còn cách lấy người ta thôi.- Lấy thì nhiễu lắm, tao không muốn.- Mà không lấy, không được?- Ừ. Không lấy thì ông chủ nhà mày lại không bằng lòng!- Phiền thật!- Chó lắm!Long nghe xong ngẫm nghĩ một lúc. Chàng chỉ nằm tiêm thuốc mà không bàn tính gì thêm. Rồi chàng lôi ở túi áo ra hai số báo Lưỡng kỳ.- Đây này, việc của cụ làm cho dư luận Bắc Kỳ rất xôn xao. Cụ đừng tưởng là không hệ trọng và không ai bình phẩm về việc ấy đâu.Nghị Hách vồ lấy hai tờ nhật trình. Khi xem xong cả hai số báo rồi, lão ta tái mặt, trên trán thấy toát mồ hôi ra như giữa lúc mùa nực vậy. lão bấm cái chuông ở đầu giường.Một lát, cô Kiểm mở cửa bước vào.- Quan lớn đòi gì?- Gọi thằng tài Nhì và thằng Xuân lên đây ngay.Năm phút sau, tài Nhì và Xuân cùng kéo nhau vào Nghị Hách ngồi lên, bảo:- Thằng Xuân, mày lấy cái roi cá đuối lên đây.Tài Nhì bỗng tái xanh cả mặt mũi. Anh ta run run hỏi:- Bẩm quan lớn, thế con có tội gì ạ?Nghị Hách lạnh lùng:- Mày cứ chờ đây thì biết.Đến lúc thằng Xuân xách cái roi cá đuối lên rồi và đã đứng khoanh tay chờ lệnh rồi Nghị Hách mới hỏi.- Tài! Mày có biết rằng khi tao cho mày về làm với tao thì mày đã thề rằng mày sẽ không nói một chuyện gì của tao, mày không được tiết lộ một điều bí mật gì ở nhà này cho một người nào nghe, có thế không?Tài Nhì run rẩy:- Bẩm đã.Nghị Hách hỏi Long:- Thày có biết khi một ông quan để bại lộ việc nước thì nhà vua phải trị tội ông quan thế nào không?Long muốn đáp... Nhưng Nghị Hách lại hỏi thằng Xuân ngay:- Xuân! Mày có còn nhớ là khi xưa, mày đi theo rạp xiếc thì mày vẫn được quật roi điện vào sống lưng những loài hổ báo, và mày đã vì ăn cắp mà phải đuổi không? Mày có nhớ là nếu tao không thương mày thì mày phải tù rồi không?Thằng Xuân cau đôi lông mày chổi sể, nhăn cái má có sẹo, làm một câu:- Có ạ!Tức thì Nghị Hách đứng lên, cầm lấy cái roi.- Thằng Tài! Mày đã trót nhỡ nói chuyện tao cho thằng Vạn ở Hà Nội hôm xưa thì hôm nay mày chịu cái vạ miệng ấy. Muốn khỏi chết thì tức khắc ra đứng quay mặt vào tường!Tài Nhì vâng lời ra đứng quay mặt vào tường rồi thì Nghị Hách giơ cao roi vụt thằng xuân một cái vào ngang lưng. Tiếng roi đập xuống đánh đét một cái, nghe đến rùng mình. Thằng Xuân co quắp cả người, nhăn mặt chịu đau. Nghị Hách từ tốn đưa cho nó cái roi cá đuối rồi lên ngồi sập.Lúc ấy, thằng Xuân cầm roi rồi. Nó mím môi lại, giơ cao tay. Từ đây trở đi, người ta chỉ thấy tiếng đen đét luôn hồi của cái roi. Người ta tưởng đương xem một đám đua ngựa.Tài Nhì, đương cái cơn mưa roi vọt ấy, oằn mình đi như một sợi tóc bị hơ trên ngọn lửa. Long không dám nhìn phải nhắm mắt lại. Vậy mà những tiếng đen đét vẫn không thôi giáng xuống lưng Tài Nhì như mưa...Oai nghiêm trên sập, nghị Hách vẫn chưa có lệnh cho ngừng.