cuốn 1: 1916-1946
Chương 13
Những ngày êm ấm trước khi gió bão
Tổng hội sinh viên

Sống ở nhà trọ thì tự do thực, nhưng nhiều khi cũng buồn. Ngày nghỉ, lắm lúc không biết đi đâu. Muốn đi chơi, đi xem điện ảnh, nhưng bạn nào cũng bận, người thì về với vợ, người thì đi du lịch.
Một chiều thứ bảy, ăn cơm xong, không còn ai ở lại. May mà vừa có một người bạn, anh Thành ghé qua. Thấy tôi ngồi một mình ở dưới nhà, vỗ vai hỏi tôi:
Làm gì mà ngồi thừ ra đó? Sao hôm nay lại ngoan ngoãn thế?
Thực ra, lúc đó tôi cũng chưa biết đi đâu.
- Chẳng tính đi đâu cả, ngồi đọc sách thôi! - tôi đáp.
- Tối thứ bẩy mà ngồi một mình à? Thành tỏ vẻ ái ngại, rủ tôi - Hay là đến nhà tao chơi đi. Tối nay, cùng đi xem chớp bóng. Muốn đi không mày?
Chúng tôi thường gọi nhau bằng mày tao.
- Phim gì?
- Phim Đường Tơ Chưa Dứt hay lắm. - Thành đáp.
Đường Tơ Chưa Dứt. Nghe cũng hấp dẫn. Có bản nhạc hoà tấu của Schubert lại thêm tài tử duyên dáng Martha Eggerth trong câu truyện bi ai. Thấy tôi ngần ngại, anh tiếp:
- Nhà tao chỉ có mấy người, không phiền gì đâu. Cùng đi cho vui.
Chúng tôi đạp xe về nhà anh ở phố Cửa Bắc. Một ngôi nhà xinh xắn hai tầng, có hàng rào sắt, có con đường lát sỏi, hai bên trồng hoa. Trong nhà, có bà mẹ, em trai và em gái Thành. Cả nhà rất nhiệt tình. Em trai Thành còn bé, còn cô em gái - được giới thiệu tên là Vân- mới mười sáu tuổi, đôi mắt mở to hơi ngơ ngác, miệng cười chúm chím trên khuôn mặt tròn trĩnh, đúng còn là một cô học trò Trung Học ngây thơ. Chúng tôi ngồi xe điện cho thoải mái, cái xe điện cổ điển từ tốn của Hà Nội. Phim Đường Tơ Chưa Dứt thực là cảm người. Mối tình trong trắng giữa ông giáo dạy âm nhạc và cô học nhạc qúy tộc đã phải đứt duyên vì gia đình phong kiến phản đối. Trong đau khổ, nhạc sĩ đã sáng tác ra bản nhạc bất hủ Ave Maria. Bất giác, tôi nhìn sang Vân, đôi mắt trẻ thơ của Vân long lanh nước mắt. Một tuần sau, tôi được mời tới nhà Thành dự buổi mừng sinh nhật bà mẹ. Xong tiệc, vừa định cáo từ, thì Thành giữ lại dự khiêu vũ gia đình. Mới tập tễnh vào làng nhẩy, tôi định xin kiếu, nhưng trước đôi mắt khuyến khích của Vân, tôi thấy không thể khước từ.
Rồi, từ đó, tôi trở thành một thành viên trong lứa trẻ ấy. Lúc thì đi chèo thuyền, đi bơi, lúc thì đạp xe ra ngoài thành phố ngắm cảnh đỗng quê, đồi núi. Một ngày hè, chúng tôi cùng ra Sầm Sơn tắm bể. Mặc các bạn vẫy vùng dưới nước, Vân kéo tôi chạy trên bãi cát, rồi theo dặng phi lao dài, cứ đi mãi cho tới cửa sông Mã mênh mông, nước chẩy cuồn cuộn. Nắng rát đỏ cả lưng, chúng tôi ngồi dưới gốc thông, cùng nhìn những cánh buồm nâu lơ lửng ngoài khơi.
Một lần, ngồi trên bờ cỏ, nhìn ra mặt hồ rung rinh dưới nầng, hai người không nói gì hết, và cũng không thấy cần nói gì hết, không tính toán gì hết, không nghĩ về quá khứ cũng như về tương lai. Đây có phải là một mối tình duyên không lời, trong cái buổi ban đầu lưu luyến ấy không? Chỉ có một lần, Vân ngước mắt lên, như muốn nói cái gì, nhưng rồi lại thôi. Đôi mắt to và đen gần, gần quá, trông rõ hàng mi mắt trên dài và cong. Tôi đánh bạo đặt một nụ hôn nhẹ trên trán cô, Vân vẫn ngồi yên. Lúc đứng dậy ra về, sắp tới nhà, Vân vội ấn vào trong tay tôi một chiếc khăn tay trắng, rồi chạy vụt đi.
Truyện đến đây chỉ có thế, và về sau cũng chỉ có thế mà thôi. Hai người tiếp tục phải đi học. Mỗi người một hoàn cảnh. Thời thế biến chuyển không ngờ. Tôi bận quá nhiều việc. Vân thì còn bé quá. Có những thứ vô hình ngăn cách. Bèo nước tương phùng.
Tôi không còn rỗi để đến chơi nhà Thành nữa, không biết Vân có giận không? Ngẫu nhiên, có lắn đạp xe, tự nhiên đi tới con phố vắng trồng cây gần trường nữ trung. Tôi đột nhiên dừng xe lại, bóng Vân cắp sách cùng mấy cô bạn học đương bước trên hè: Vân vẫn hồn nhiên cười nói, giọng cười nói quen thuộc ngày nào: Tôi chỉ còn cách né vào đằng sau một gốc cây sấu, nhìn Vân dần dần khuất đi.
Người ta thường dễ quên, nên vài năm sau, trong những ngày kỳ lạ, gian nan, người ta không có cả thì giờ để thở nữa, ngẫu nhiên chúng tôi lại gặp nhau trong thoáng giây. Đôi mắt Vân vẫn mở to, nhưng không biết có nhận được ra tôi không, lúc đó tóc bờm sờm không cắt, râu mọc xồm xoàm. Còn cô thì cao hơn, lớn hơn, con gái hơn, mặt bầu bĩnh hơn. Tuy không ai nói năng gì, nhưng chắc trong ánh mắt, cả hai đều đã nhìn thấy quá khứ.
Nhưng, quá khứ đã qua, thì cứ để cho nó đi qua. Bây giờ khói lửa, loạn lạc. Vân, nay ở đâu?
Ai đã từng là sinh viên hồi ấy, tất cũng nhớ tới mỗi năm một lần, có đại hội sinh viên, với một buổi diễn kịch, mấy hôm hội chợ và có năm, đoàn xe hoa riễu trong thành phố. Theo quy định, những hoạt động ấy chỉ có mục đích mua vui, giải trí và gây quỹ cho Tổng Hội Sinh Viên. Buổi diễn kịch có thể gọi là long trọng và hấp dẫn, nhiều người mong đợi, nhất là nam thanh nữ tứ Hà Thành và cả từ các thành phố khác tới. Người ta thích những kịch cổ điển như Đường Quý Phi, Đường Minh Hoàng, Tây Thi Phạm Lãi,... sau đó hình như còn có Mỵ Châu Trọng Thủy. Trong một bầu không khí qúy phái, nhất định phải có mấy vị tai to mặt lớn nhà nước Bảo hộ, và phải có những nữ sinh xinh xắn đi bán hoa.
Ca nhạc mới cũng bắt đầu xuất hiện và được hoan nghênh. Không nhớ rõ năm nào, một bài ca đã làm thính giả rung động, đó là bài Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, do một thiếu nữ hát. Người nghe tựa như cùng tiếng ca trôi với chiếc thuyền cô đơn trên con sông Thương nước chẩy đôi giòng.
Đặng Thế Phong là một kỳ tài âm nhạc, cùng với Văn Cao, Lê Thương. Tôi không được gặp nhạc sĩ, nhưng khi nghe tin nht hải ngoại về nước: Nguyễn hải Thần, Vũ Hồng Khanh công khai chống Việt minh -Tờ Việt nam ra đời-">
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!239_15.htm!!!c sĩ chết yểu vì bệnh, tôi thấy cảm thương sâu xa, cũng như trước sự ra đi của Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử... nhiều tài năng xuất chúng đã sớm đi vì nghèo, vì yếu, trong cuộc sống khó khăn.
    Những bài ca như Con Thuyền Không bền, Thiên Thai, Gtọt Mưa Thu, Biệt Ly v.v... đã đánh dấu một thời kỳ phồn thịnh của ca nhạc Việt nam, với âm nhạc Tây Phương thay vào những điệu khúc dân gian cũ. Sự dung hợp của nền văn hóa dân tộc với những nét tinh hoa từ thế giới đến đã gây thành một trào lưu văn hóa đặc biệt có một không hai trong lịch sử đất nước.
    Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa, dù ngay ở trong hoàn cảnh ác liệt, bị kìm hãm như dưới ách thực dân thời đó. Một năm nào đó, khi bầu lại ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên, không rõ tại sao tôi và anh Vũ Văn C... được anh em đề cử vào. Thực ra, tôi cũng đã làm gì nhiều cho hội đâu? Và tôi cũng không rõ lắm về nhiệm vụ, tôn chỉ của Tổng Hội. Nếu chỉ có tổ chức diễn kịch, chợ phiên để mua vui thì cũng không có giá trị gì nhiều. Nhưng đã bị cử ra, thì cũng phải làm một cái gì đó.
    Họp ban chấp hành để phân công, anh Th... ở trường Luật được bầu làm chủ tịch, vì lẽ giản dị là sinh viên trường Luật rỗi rãi hơn trường Thuốc nhiều và... mồm mép hơn. Thí dụ như Phan Anh, Dương Đức Hiền, những nhân vật hoạt động chính trị sau này, đều tốt nghiệp trường Luật ra cả.
    Anhem định giao cho tôi nhiệm vụ văn hoá, làm tờ đặc san của Hội: Song viết bằng tiéng Pháp, lại bị giới hạn không được đả động đến các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, mất nhiều công mà ảnh hưởng sẽ rất ít, ăn nói gì đây? nên tôi không nhận lời. Tuy thế, mấy anh em cũng dự định cải cách công việc của hội, tăng thêm những điều có ích cho xã hội.
    ảnh hưởng của thời cục cũng phản ảnh vào nội dung các hoạt động của sinh viên. Thí dụ như có lần, ban chấp hành quyết định bỏ vở kịch Dương Quý Phi, soạn một vở kịch lấy tên là Người thanh niên Việt nam qua lịch sử, trong đó có màn về hai bà Trưng, vua Quang Trung, cổ võ người thanh niên rứt bỏ lối sống cá nhân, ủy mị hay lãng mạn để học ý chí quật cường của các tiền bối. Không trực tiếp nói lên được, thì mượn lịch sử để diễn đạt một cách gián tiếp, bọn thực dân tuy biết nhưng cũng không làm gì được.
    Trong các chợ phiên, ngoài những gian bày trò chơi ra, thì tổ chức thêm những buổi nói truyện về thường thức y học, về vấn đề xã hội, có khi mạnh dạn nói về ý thức dân tộc. Ngoài ra, còn anh em phát truyền đơn, đi ra các làng xóm ngoại thành để nói truyện về vệ sinh thường thức, khám bệnh miễn phí, phổ cập về pháp luật... Nhiều anh em rất hăng hái trong những việc công ích, khác với nhiều sinh viên khác chỉ miệt mài về học hành, thi cử.

    Truyện Việt nam, Một Thế Kỷ Qua ---~~~cungtacgia~~~---

    6 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Mõ hà nội
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--