Quyết định khó khăn nhất

Đúng như tôi đã hy vọng, ném bom miền Bắc đã nâng đỡ tinh thần của Nam Việt Nam, nhưng tôi dự kiến nó đã không có tác dụng rõ rệt đến ý chí của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam tiếp tục chiến tranh. Sự phản ứng từng bước sẽ không có tác dụng, đặc biệt theo cách không kiên quyết mà Washington đã định ra để tiến hành chiến dịch này.
Số lượng máy bay bản thân nó đã hạn chế tác dụng và mặc dù đã có tất cả những tiến bộ và kỹ thuật kể từ Thế chiến II, ném bom vẫn còn là quá trình bị mất tác dụng vì ném không chính xác, đặc biệt là khi đánh vào những mục tiêu điểm được lựa chọn ở Bắc Việt Nam.
Máy bay, đặc biệt là F.100 và F.105 - chủ yếu là những máy bay ném bom chiến đấu, chứ không phải là những pháo đài bay và siêu pháo đài bay khổng lồ đã ném bom trong Thế chiến II. Mặc dù Washington có xét tới việc dùng B.52 của bộ chỉ huy không quân chiến lược, tính chất hạn chế của các mục tiêu và nỗi lo ngại mất những loại máy bay lớn đã khiến cho quyết định đó không được đề ra.
Sự can thiệp từ Washington đã cản trở nghiệm trọng chiến dịch này. Washington phải phê chuẩn tất cả các mục tiêu ở Bắc Việt Nam và cho dù Hội đồng tham mưu trưởng liên quân có đưa ra những chương trình dài hạn, Bộ ngoại giao vẫn thường xuyên can thiệp và cho phép những phi vụ riêng lẻ. Mục tiêu  này hoặc mục tiêu kia không được đánh vì lý do này lý do nọ, toàn là những lý do mơ hồ không phải quân sự. Các phi vụ đã nằm trong kế hoạch được tập dượt từ lâu có thể đến phút cuối cùng bị hủy bỏ. Có lúc tổng thống Johnson đã khoe là bọn họ thậm chí không thể ném bom một ngôi nhà đổ nát nếu không được tôi chuẩn y.
Cũng may với thời gian trôi qua, sự chú ý của những viên tướng “không quân” tự mình phong chức cho mình ở Washington dần dần được giảm bớt và các nhân viên phi hành thực sự được quyền tự do hơn.
Nghe theo những lời phản đối của những nhà lý thuyết suông ảo tưởng trong các trường học, các giới báo chí và của chính quyền, tổng thống Johnson, tháng 5-1965 đã ra lệnh làm gọi là đợt đầu tiên trong những đợt ngừng ném bom diệu kỳ mà các nhà lý thuyết đó khoe là sẽ thúc đẩy Hà Nội thương lượng. Đó là chuyện rồ dại! Làm sao Bắc Việt Nam chịu thương lượng trong khi họ đang thắng và trong khi điều duy nhất có thể làm cho đau tức là ném bom - lại được thực hiện theo một cách thể hiện không phải sự quyết tâm và sự kiên định mà là sự yếu đuối và tâm trạng run sợ?
Những dấu hiện mà chúng ta phát ra là những dấu hiện cầu cứu.
Thái độ nhút nhát của Washington là xuất phát từ ý kiến các quan chức có ý đồ tốt nhưng ngây thơ và tác động của những ý kiến đó đối với một vị tổng thống chỉ nghĩ đến khía cạnh chính trị khiến ông đã tìm cách làm vừa lòng mọi người mà không chịu  hành động thật sự và đề ra những quyết định cứng rắn. Tổng thống Johnson sau đó đã nhận ra sai lầm. Về sau ông có nói với tôi là sai lầm lớn nhất của ông là đã không gạt bỏ những người còn sót lại của chính quyền Kennedy - trừ Dean Rusk – mà ông gọi là “tập đoàn Kennedy”, một bọn người mà sự trung thành của họ đối với ông ở cương vị tổng thống là đáng nghi ngờ.
Trong cách nhân vật dân sự chủ chốt đề ra các chính sách, chỉ có Bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk và một trong các trợ lý của ông, Walt Rostow là tỏ ra am am hiểu thực sự việc sử dụng sức mạnh. Thậm chí trong hàng ngũ các nhân vật dân sự cao cấp ở Lần Năm Góc cũng có kẻ chống lại các chính sách của tổng thống chẳng hạn như trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách các vấn đề về an ninh quốc tế John Mc Naugton và người thay thế sau khi ông này bị chết vì tai nạn máy bay Paul C. Warnker, trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách công tác phân tách các hệ thống Alain. C. Enthoven, và sau đó phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách các vấn đề về an ninh quốc tế Towsend Hoopes.
Một số quan điểm của Mc Naugton là không thể tin được. Trong một chuyến đi thăm Sài Gòn đúng vào lúc tư lệnh không quân của tôi Joe Moore và tôi đã cố sức xin được quyền ném bom các nơi đặt SAM-2 (tên lửa do Liên Xô chế tạo) đang được xây dựng ở Bắc Việt Nam, Mc Naugton đã chế riễu yêu cầu cần thiết đó. Ông đã quở trách tướng Moore “ông đừng nghĩ rằng bắc Việt Nam sẽ sử dụng những thứ đó. Đưa những thứ đó vào đúng là một thủ đoạn chính của người Nga nhằm làm yên lòng Hà Nội”.
Các nhà lý luận dân sự tinh ranh ở Washington nói rằng đó chỉ là một vấn đề về tín hiệu. Chúng ta sẽ không ném bom các địa điểm SAM, vì nó báo hiệu là Bắc Việt Nam sẽ không ngừng dùng những thứ đó.
Các quan chức đó và một số cố vấn tại Nhà Trắng và Bộ ngoại giao đã tỏ ra phỉ báng các nhà tư tưởng quân sự chuyên nghiệp vì tin rằng có lẽ các nhà thí thức ở các trường đại học cao cấp có thể đề ra một thủ đoạn chính trị đánh lừa hoặc ảo thuật để làm cho kẻ địch chịu thương lượng mà không phải dùng sức mạnh để tiêu diệt khả năng gây chiến tranh của địch. Thế nhưng sức mạnh có ý nghĩa lại là nhân tố cần thiết. Trong các cuộc thương lượng quốc tế, Bắc Việt Nam tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với những ý nghĩa đầy đủ của sức mạnh. Đó là ngôn ngữ duy nhất mà họ hiểu được được. Những trò chơi như ngừng ném bom và hạn chế mục tiêu đã cho họ biết rằng chúng ta đã hiểu phải sử dụng sức mạnh như thế nào, nhưng chứng ta không kiên định vì ám ảnh bởi một thứ bệnh lo lắng, sợ bị một bộ phận dư luận ở Mỹ và trên thế giới chỉ trích. Dư luận này đã quên mất một thực tế là Mỹ không chinh phục ai mà chỉ đẩy lui xâm lược.
Dù hệ thống của Mỹ để cho dân sự kiểm soát quân sự là đúng đến mấy đi nữa, sẽ là một sai lầm khi cho phép các quan chức dân sự thiếu kinh nghiệm quân sự, thiếu hiểu biết về lịch sử quân sự và quên hết những bài học về những thủ đoạn ngoại giao của cộng sản có được ảnh hưởng không đúng trong quá trình đề ra các quyết định.
Nắm quyền kiểm soát toàn bộ đối với quân sự là một việc, còn bó tay các nhà quân sự chuyên nghiệp bằng những hạn chế trong các vấn đề chuyên môn của họ do các nhân vật dân sự - những người không am hiểu về quân sự, áp đặt lại là một việc khác.
Có lẽ nhân vật ảo tưởng hơn hết là một cố vấn lâu đời của tổng thống, do kinh nghiệm lâu đời của ông với cương vị đại sứ tại Moscow, nơi mà ông đã nổi tiếng vì đương đầu được với người Nga - phải được coi là người khôn ngoan nhất, Averell Harriman. Nhà chính sách lớn già nua đó, đã có thời gian làm đại sứ lưu động, hình như đã tin rằng thủ đoạn nói nước đôi của cộng sản là cái thay thế cho sự thỏa thuận có ý nghĩa. Ông đã không nắm được thái độ cứng rắn của cộng sản Việt Nam.
Việc Bắc Việt Nam cuối cùng chịu phản ứng thuận lới tháng 5-1968 với việc ngừng ném bom và đồng ý đi tới bàn hội nghị không biện bạch được cho một chính sách nhút nhát. Do đã thất bại trong một nỗ lực toàn diện nhằm lật đổ Nam Việt Nam, Bắc Việt Nam cần có thì giờ để khắc phục thiệt hại đồng thời tránh được việc ném bom.
Trong hơn 4 năm, họ chẳng thương lượng gì ngoài cái hình thù của chiếc bàn hội nghị. Thế rồi đến mùa xuân 1972, họ đã mở một cuộc tấn công mạnh mẽ nhất, một sự xâm lăng theo lối chính quy, có xe tăng yểm trợ ở Nam Việt Nam.
Tôn Tử xưa kia đã viết: “Nếu không có sự thỏa thuận ngầm trước thì khi kẻ địch yêu cầu đình chiến tức là địch đang âm mưu điều gì đây”.
Tuy việc ném bom Bắc Việt nam không thuộc quyền quyết định của tôi, tôi đã tìm mọi cơ hội thích hợp để nói rõ sự không hài lòng của tôi đối với chương trình đó do Washington đề ra. Quan điểm của tôi có thể tóm tắt ở mấy câu trích dẫn trong báo cáo đệ trình lên tổng thống ở hội nghị Manila năm 1966: “cho tới nay, chiến dịch không quân của chúng ta ở miền Bắc có đặc điểm là leo thang theo lối bò dần. Chiến lược đó đã sử dụng lực lượng máy bay một cách không có hiệu quả và tốn kém, và đã đạt được những kết quả không có gì quan trọng. Hơn nữa, một nhân tố gây hiểm họa lớn và đang tăng lên đã biểu hiện trong tình hình này. Hiện nay địch đã có một hệ thống phòng không hoàn chỉnh đặt dưới quyền chỉ huy tập trung... sẽ đưa tới kết quả là số thương vong tăng lên trong khi chiến tranh tiếp diễn – có lẽ cao hơn mức chúng ta sẵn sàng chịu đựng, thậm chí có thể chịu được, căn cứ theo sự hạn chế hiện tại về các mục tiêu đánh phá”.
Tôi nói tiếp đã đến lúc phải có sự thay đổi chiến lược. Tôi đề nghị “hành động mau lẹ” đánh vào các mục tiêu có lợi “gần Hà Nội và cảng Hải Phòng sẽ làm cho kẻ địch đau và cho họ thấy sức mạnh của chúng ta không bị hạn chế”.
Kiến nghị đó và vô số kiến nghị khác đều không có kết quả gì. Cuối cùng, điều tất yều có thể thấy trước là các nhà cầm quyền Hà Nội không chịu quỳ gối và điều này làm vỡ mặt những kẻ đã quá tin quá đáng vào việc ném bom. Sự vỡ mộng này tất yếu đã đưa tới việc đi tìm “việc gì mới” nữa có khả năng đạt được những gì mà việc ném bom tượng trưng đã không đạt được. Các phương án lựa chọn còn lại lúc đó không còn bao nhiêu.
Tình hình ở Nam Việt Nam bị xấu đi hiện ra rõ rệt hơn bao giờ hết, hơn cả lúc bắt đầu ném bom tượng trưng. Trong một ý kiến đánh giá bi quan hơn nhiều nêu trong báo cáo đầu tháng 3 năm 1965, tôi có nói rằng nếu chiều hướng này cứ tiếp diễn thì “6 tháng nữa, hình thái của các lực lượng Nam Việt Nam về cơ bản sẽ gồm có một loạt hòn đảo sức mạnh quy tụ quanh các các quận lỵ và tỉnh lỵ chen chúc với những đám người tỵ nạn đông đúc kéo vào từ một vùng nông thôn nói chung đã sụp đổ và chính phủ Nam Việt Nam sẽ bị điên đảo vì những nhóm “chấm dứt chiến tranh” công khai còn có cả một giải pháp thương lượng.
Tuy thừa nhận rằng nhân dân Nam Việt Nam và các thể chế xã hội và chính trị của họ có “một sự linh hoạt đáng kể”, tôi vẫn lo lắng “rằng chúng ta đang tiến tới sự tiếp quản của Việt cộng ở đất nước này” có lẽ nội trong 1 năm.
Xét cả quyết định về chính sách của tổng thống, hy vọng duy nhất lúc này để đảo ngược chiều hướng tiến tới một thắng lợi của cộng sản là sức mạnh không quân, vừa ném bom tượng trưng ở miền Bắc vừa dùng máy bay Mỹ đi yểm trợ cho quân đội Nam Việt Nam, đồng thời đánh đường tiếp tế của địch ở Lào. Do đó, mối quan tâm cấp bách nhất của tôi là sự an toàn của các sân bay Mỹ, đặc biệt là một căn cứ không quân ở Đà Nẵng rất cần thiết cho cuộc chiến tranh không quân chống miền Bắc. Sự trả lời thuận lợi của Washington lúc tôi yêu cầu cấp một tiểu đoàn tên lửa Hawk của lính thủy đánh bộ Mỹ cho Dà Nẵng đã làm dịu bớt nỗi lo lắng của tôi về khả năng Bắc Việt Nam mở các cuộc tấn công bằng máy bay nhưng vấn đề an ninh trên mặt đất vẫn tồn tại. Sau một chuyến đi kiểm tra các cách thức bố trí an ninh của quân đội Nam Việt nam ở Đà Nẵng đầu tháng 2-1965 trở về, phụ tá của tôi là Johnny Throckmorton tỏ ra rất lo và kiến nghị đưa ngay một lữ đoàn viễn chinh của lính thủy đánh bộ gồm 3 tiểu đoàn bộ binh cùng pháo binh và phương tiện yểm trợ hậu cần. Tuy tỏ ra tán thành tinh thần khẩn cấp của Throckmorton nhưng tôi hy vọng giữ số lính chiến đấu trên bộ của Mỹ ở mức tối thiểu và tôi kiến nghị chỉ cho đổ bộ 2 tiểu đoàn còn tiểu đoàn thứ 3 thì để trên tàu đậu ở ngoài biển khơi.
Đại sứ Taylor phản đối việc đưa bộ binh Mỹ vào. Mặc dù trước đó mấy năm, lúc ở Washington, ông đã kiến nghị đưa các công binh của lục quân Mỹ vào. Tôi tán thành ý kiến dè dặt của đại sứ Taylor nhưng với mức độ thấp hơn.
Tôi thấy đưa lính thủy đánh bộ vào Đà Nẵng không phải là bước đầu tiên trong sự cam kết ngày càng tăng lên của Mỹ mà như tôi đã nói lúc đó là: một cách bảo đảm an toàn cho một sân bay cốt tử và các đơn vị không quân sử dụng sân bay đó, vì tôi thấy không có sân bay nào khác. Một sân bay cần thiết để thực hiện chiến lược đã được chấp thuận. Vì mối lo lắng của tôi là chính đáng và tôi đã thông báo một cách đầy thuyết phục với đại sứ Taylor nên ông miễn cưỡng tán thành cho đổ bộ 1 trong 2 tiểu đoàn mà tôi yêu cầu và cuối cùng, ông đã ưng thuận cho đổ bộ cả hai.
Đô đốc Sharp tại bộ chỉ huy CINCPAC đồng ý với đề nghị hai tiểu đoàn của tôi, cho rằng đó là một hành động khôn ngoan mà chúng ta phải làm trước chứ không phải sau khi “một thảm kịch khác nữa xảy ra”.
Ngày 26-2, Washington chấp thuận, chỉ cần được Nam Việt Nam tán thành nữa là xong. Chính phủ Quát đồng ý ngay. Đến phút cuối cùng, John Mc Naugton tìm cách dùng lữ đoàn dù 173 của lục quân đóng ở Okinawa thay cho lính thủy đánh bộ, hình như để giữ các hình bóng của sự cam kết càng thấp được chừng nào hay chừng ấy, lính dù được trang bị nhẹ hơn lính thủy đánh bộ và có thể rút mau lẹ hơn.
Lúc lính thủy đánh bộ được tin là họ sẽ đổ bộ thì thật giống như mở một cái vòi nước ở bể tắm ra. Mọi cái vỏ bề ngoài về một dáng vẻ mờ nhạt của chiến tranh đã nhanh chóng biến mất.
Dưới sự chỉ huy của đô đốc Sharp chứ không phải của tôi, tiểu đoàn đầu tiên trong hai tiểu đoàn đã tiến như vũ bão lên bờ gần Đà Nẵng ngày 8-3, trong quân phục dã chiến đầy đủ trong giống như diễn lại vụ Lowa Hina; và chỉ có các quan chức Nam Việt Nam và các cố vấn lục quân Mỹ là tới hoan nghênh họ, còn các cô gái Việt Nam xinh đẹp thì đến quàng vào cổ họ các vòng hoa.
Một đội cố vấn cấp quận thuộc lục quân Mỹ gồm một đại úy, một trung úy và hai thượng sĩ đã chào các lính thủy đánh bộ một cách vui vẻ bằng một khẩu hiệu kẻ trên một tờ giấy “hoan nghênh những người lính thủy đánh bộ dũng cảm”.
Nhưng việc đổ bộ đã dẫn tới một sự trao đổi gay gắt duy nhất mà tôi chưa hề có với Đại sứ Taylor. Quyết định về thời gian đổ bộ của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đến tôi trước khi đến sứ quán và mặc dù tôi đã lưu ý sứ quán việc này, quyết định đó vẫn không đến với đại sứ từ trước. Rõ ràng là ông bực tức thêm vì lính thủy đánh bộ đến với xe tăng, đại bác tự hành và nhiều trang bị nặng mà ông không ngờ. Đại sứ Taylor hỏi một cách gay gắt: “Các anh có biết những điều kiện mà tôi là người có quyền đối với các anh không?”
Tôi trả lời: “Tôi hoàn toàn hiểu rõ và thưa đại sứ, tôi tán thành hoàn toàn như vậy”. Thế là chấm dứt được vấn đề.
Những dấu hiệu cho thấy các đơn vị Bắc Việt Nam đang chuyển vào Nam càng làm tăng thêm mối lo lắng của tôi. Ít ra đã có những tin tức là một trung đoàn thuộc sư đoàn 325 của Bắc Việt Nam đã có mặt ở Tây Nguyên từ tháng 12-1964 và sau đó tin đó là đúng; và ngay khi tướng Johnson trở về nước ngày 12-3, đã có những bằng chứng cụ thể là toàn bộ sư đoàn 325 đã có mặt ở đó từ tháng 2-1965. trong những ngày cuối cùng của tháng 3, các đơn vị của một trung đoàn Nam Việt Nam đóng gần một tiểu đoàn ở Đăk To thuộc tỉnh Kontum đã đụng độ với 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam và viên chỉ huy rất có khả năng của trung đoàn Nam VIệt Nam đã bị giết. Sự có mặt của địch là điều không thể phủ nhận được. Câu hỏi duy  nhất còn lại là Bắc Việt Nam định tham chiến với một lực lượng lớn đến mức nào.
Tôi nghĩ cần phải mất một năm mới tăng đượng quân số của Nam Việt Nam lên gần 650.000 người, đủ để đối phó với sức mạnh đang tăng lên của Việt cộng nếu không có quân tăng viện của Bắc Việt Nam. Trong khi đó, Việt cộng đã chứng minh ở Bình Giã tháng 12-1964 là họ sẵn sàng chuyển sang giai đoạn theo thuyết của Mao Trạch Đông, tức là chiến tranh bằng đơn vị lớn. Việc họ tập trung ở vùng quân đoàn 1 và Tây Nguyên, và khả năng có sự can thiệp quy mô lớn của Bắc Việt Nam đã cho thấy rõ ràng là mùa mưa đến ở Tây Nguyên và châu thổ sông Cửu Long vào tháng 5 và tháng 6, chỉ còn khoảng 2 tháng nữa, sẽ làm nổ ra một cuộc khủng hoảng. Vì mùa mưa luôn luôn là thời gian tốt nhất cho địch mở các cuộc hành quân lớn.
Cho dù việc ném bom miền Bắc có đạt được mục tiêu, hoàn toàn không chắc chắn là làm cho Bắc Việt Nam phải lùi bước, tôi có thể thấy cuộc khủng hoảng đó sẽ xảy ra trong vòng trên dưới 6 tháng và từ đầu chi cuối, tôi vẫn nghĩ rằng thắng lợi ở miền Nam Việt Nam phải đi đôi với ném bom miền Nam nếu muốn có những kết quả dứt khoát. Nếu tổng thống Johnson quyết tâm thắng lợi ở Nam Việt Nam như trước Johnson đã thông báo với tôi, tôi thấy, trong khi chò đợi những kết quả của việc ném bom và mở rộng quân đội Nam Việt nam, không có giải pháp nào ngoài giải pháp phải hành động thực sự.
Tướng Johnson đã xác minh điều mà Bộ trưởng Mc Namara đã viết cho đại sứ Taylor trước khi tướng Johnson đến Sài Gòn rằng tổng thống Johnson thấy chiến dịch ném bom không phải là cái thay thế cho những hành động tăng cường ở Nam Việt Nam. Như tổng thống đã chỉ rõ trong bức điện lời lẽ gay gắt gửi cho đại sứ cuối tháng 12, ông thấy ném bom miền Bắc không phải tự nó là liều thuốc vạn ứng và ông nêu ra khả năng đưa bộ binh Mỹ vào miền Nam. Ông và những người khác trong chính phủ rõ ràng đã đi tới kết lậu là Mỹ phải có một số hành động nữa ở miền Bắc tìm ra “cái gì mới” nữa, nếu muốn tránh sức ép chống miền Bắc có thể phát huy tác dụng.
Những kiến nghị của tướng Johnson khi ông trở về Washington đã phản ảnh phần lớn những điều suy nghĩ của tôi. Ngoài việc yêu cầu thêm viện trợ Mỹ, tăng thêm sự yểm trợ chiến đấu, chẳng hạn như máy bay và trực thăng, ông đã yêu cầu thành lập một lực lượng quốc tế để giữ vai trò chống thâm nhập dọc khu phi quân sự, một biện pháp mà tôi vẫn ủng hộ, và đưa một sư đoàn lục quân Mỹ vào để bảo vệ khu liên hợp Biên Hòa – Tân Sơn Nhất hoặc vùng cao nguyên Trung phần. Điển sau là điểm tôi muốn cộng với lữ đoàn lục quân mà tôi đã yêu cầu tứ trước cho Biên Hòa và Vũng Tàu. Tôi đã nhắc lại với tướng Johnson những yêu cầu trước đây của tôi về quân hậu cần và công binh. Nếu muốn tăng thêm quân Mỹ, thì cần phải xây dựng một bộ máy hậu cần cho họ.
Vì xây dựng một cơ cấu hậu cần không phải một sớm một chiều mà làm được, tôi đã yêu cầu từ mấy tháng trước, ngay sau khi xảy ra các sự kiện vinh Bắc Bộ, vào mùa hè năm 1964, là phải có một bộ tư lệnh hậu cần và một đội công binh (mỗi đơn vị bằng khoảng một lữ đoàn) nhưng không đạt kết quả. Đáp ứng lại một yêu cầu khác mà tôi nêu ra trong tháng 12-1964, Bộ quốc phòng đã cử một phái đoàn do trung tướng Richard D. Meyer dẫn đầu cùng với một nhân vật dân sự phụ trách về hậu cần là Glenn Gibson, sang xem xét các yêu cầu về hậu cần của tôi. Theo sự chỉ dẫn của Thứ trưởng quốc phòng Vance, phái đoàn chỉ kiến nghị tăng thêm một con số, thật đáng nực cười, theo chỗ tôi nhớ là 39 người tăng cho một bộ tư lệnh yểm trợ của lục quân Mỹ nhỏ tí xíu. Đầu tháng 2, tôi đã nhắc lại yêu cầu đó nhưng lại là một lần nữa không có kết quả gì.
Tuy tổng thống Johnson đã chuẩn y thêm viện trợ quân sự này và thêm viện trợ chiến đấu, ông đã không có hành động gì ngay về kiến nghị thành lập một lực lượng quốc tế dọc khu phi quân sự và cho thêm một sư đoàn Mỹ. Ông cũng không chuẩn y cho quân lính hậu cần và công binh mà tôi cần có. Điểm sau này là một sai lầm lớn vì chừng nào còn tồn tại khả năng đem quân Mỹ vào thì phải bắt tay chuẩn bị về hậu cần. Sự trì hoãn quá lâu việc cung cấp thêm công binh và hậu cần là một thiếu sót sẽ gây rắc rối cho chúng tôi và hạn chế các khả năng của chúng tôi trong một thời gian dài.
Cũng may là vào khoảng thời gian đó, Bộ trưởng Mc Namara đã chấp thuận cho làm một sân bay mới hết sức cần thiết ở các tỉnh phía Bắc nằm dọc bờ biển phí Nam Đà Nẵng gọi là sân bay Chu Lai. Sở dĩ có cái tên Chu Lai không phải có trong ngôn ngữ Việt nam mà lấy theo cách người Việt Nam đọc tên viên tư lệnh lính thủy đánh bộ Krulak đến thăm địa điểm làm sân bay, thấy cách đọc đó lý thú, do đó cái tên Chu Lai ra đời.
Khi được tướng Johnson cho biết là tổng thống tán thành ý kiến của tôi là cần phải có một biện pháp mới để nhen lại cố gắng ở Nam Việt Nam, tôi bắt đầu ngay khi tướng Johnson trở về, tiến hành một cuộc nghiên cứu tình hình tỉ mỉ và những đường lối hành động có khả năng thực hiện, vừa để cụ thể hóa ý nghĩ của tôi, vừa để có một cơ sở cho các kiến nghị gửi tới đại sứ Taylor, đô đốc Sharp và các cấp trên của tôi ở Washington. Tôi cảm thấy chúng ta phải có một quyết định hết sức trọng đại, một quyết định không phải được thực hiện mà không có sự bàn bạc và phân tích hết sức cẩn thận.
Trong năm 1964, chúng tôi đã mở rộng lực lượng ở Nam Việt Nam đến mức có thể kham được và cũng tăng thêm nhiều cố vấn Mỹ. Dù đã làm như vậy rồi, một chương trình khẩn cấp nhằm tăng thêm và cải tiến quân đội Nam Việt Nam, tự nó cũng không đảm bảo được sự sống còn của Nam Việt Nam. Tuy rằng một lực lượng chống thâm nhập, gồm nhiều nước tham gia với 5 sư đoàn sẽ được triển khai dọc khu phi quân sự và vùng cán soong Lào là điều cần có, tôi thấy không có khả năng xin được quyền thành lập lực lượng đó để khắc phục được kịp thời những khó khăn và hậu cần để có tác động cần có. Do đó, trong khi tiến hành một chương trình thực tế nhằm tăng cường lực lượng quân sự Nam Việt Nam, tôi thấy chẳng có cách lựa chọn nào khác là đem thêm quân Mỹ vào.
Ngoài lữ đoàn lục quân mà tôi đã yêu cầu đem vào để bảo vệ Biên Hòa và Vũng Tàu, và thêm một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ để bảo vệ Phú Bài, tôi cho rằng muốn chặn đứng các mưu đồ của địch ở cao nguyên miền Trung, tôi đã đề nghị cho một sư đoàn lục quân Mỹ vào đó, trong khi đó thành lập các cơ sở hậu cần dọc biên giới Quy Nhơn và Nha Trang để yểm trợ cho các hoạt động quân sự ở miền Trung. Tôi còn đề nghị thêm một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cho Đà Nẵng và có thể sau đó thêm tiểu đoàn thứ 5 để bảo vệ sân bay mới ở Chu Lai. Do đó, quân số tham chiến trên bộ đã được đề nghị sẽ tương đương với 2 sư đoàn hoặc 17 tiểu đoàn hành động[1].
Tôi đã nghiêm túc nghiên cứu một đề nghị khác mà đại sứ Taylor đưa ra như là một phương pháp thí nghiệm là quân Mỹ được giới hạn ở các chốt dọc ven biển, Mỹ có thể đảm bảo an toàn cho các khu vực quan trọng, đồng thời hạn chế việc dính líu và thương vong của mình; và đồng thời cũng chứng minh cho Bắc Việt Nam thấy rằng người Mỹ quyết tâm theo đuổi đường lối của mình.
Tôi không tán thành chiến lược đóng chốt. Như tài liệu nghiên cứu của ban tham mưu của tôi hồi đó, nó thể hiện “một việc sử dụng tĩnh tại, hèn hạ lực lượng của Mỹ ở vùng đông đúc dân cư mà ít có khả năng tác động trực tiếp hoặc tức khăc đối với kết cuộc của tình hình”. Nó có giải phóng một số ít đơn vị của quân đội Nam Việt Nam sẽ hoạt động ở các nơi khác và sẽ không có tác động gì đến tình hình nguy kịch của cao nguyên Trung phần. Điều quan trọng hơn hết là nó sẽ đặt quân Mỹ trong thực tế vào một loạt những yêu cầu không liên hệ với nhau, lưng dựa vào biển, về cơ bản vào một thế phòng thủ. Nó sẽ để cho địch được quyền đánh lúc nào và đánh ở đâu, và mỗi lần họ đánh là gây thất bại cho ta, hầu như định trước cuộc chiến đấu ở các vùng đông dân và hạn chế cơ sở nhân lực có sẵn để tuyển quân nhằm mở rộng quân đội Nam Việt Nam.
Sĩ quan tác chiến của tôi, Bill Depuy, đã cầm tập tài liệu phân tích và những đề nghị của tôi về Washington vào cuối tháng 3-1965 cùng với đại sứ Taylor và đại sứ cũng về theo yêu cầu của tổng thống để thảo luận xem cần có những biện pháp mới nào. Lúc họ đã ra đi rồi, Việt cộng cho nổ một quả bom ở Sài Gòn phá hủy khách sạn Majestic nằm dọc sông Sài Gòn, nơi đóng sứ quán Mỹ.
Giả vờ hỏng máy, hai người dừng xe trước ngôi nhà đó, nhảy ra khỏi xe rồi chạy trốn. Cảnh sát Việt Nam ra lệnh cho họ dừng lại, nổ súng, giết chết cả 2 người và mấy giây sau chiếc xe nổ tung. Một nữ thư ký người Mỹ và một hạ sĩ quan hải quân Mỹ bị giết chết, 54 người Mỹ bị thương, trong đó có Peer de Silva, giám đốc CIA ở Sài Gòn, ông hầu như bị mất cả 2 mắt; 15 người dân thường Việt Nam đi trên đường phố bị giết và nhiều người ở cạnh đó bị thương.
Phần lớn những người bị thương bên trong ngôi nhà là do mảnh kính vỡ, các nhân viên khi nghe tiếng súng nổ liền chạy ra cửa sổ, do đó họ bị thương.
Sáng hôm đó, 30-3, tôi có dịp đến sứ quán gặp quyền đại sứ Alexis Johnson. Nếu tôi đến đúng hẹn thì chắc tôi đã có mặt ở hành lang lúc vụ nổ xảy ra. Qua máy bộ đàm trên ô tô, tôi được tin vụ nổ xảy ra lúc tôi còn cách sứ quán 2 khối nhà. Lúc tôi đến nơi xảy ra vụ nổ, ý nghĩ đầu tiên của tôi là phải đi tìm đại sứ Johnson và những người khác trong sứ quán chúng tôi đã nghỉ lại. Vì đại sứ Taylor đi vắng, nếu Alexis Johnson bị chết thì tôi sẽ là nhân vật cao cấp nhất của phái bộ Mỹ. Biết đâu còn có bom nổ chậm. Tôi quyết định trở về sở chỉ huy của tôi và nắm các phương tiện thông tin liên lạc.
Tại sở chỉ huy, tôi chỉ thị cho đội quân y của lục quân và quân cảnh phải có mặt tại hiện trường. Tuy có gặp khó khăn, tôi đã nói chuyện điện thoại được với đại sứ và biết rằng ông có bị choáng nhưng vẫn bình tĩnh. Khi nỗi lo lắng của tôi đã bớt, tôi đánh một bức điện về Washington báo cáo sự kiện này. Đến sứ quán, tôi thấy Johnson bị vết cắt ở mặt nhưng không nghiêm trọng lắm và tôi đưa ông về văn phòng của tôi để được an toàn. Mất một nhân vật quả quyết như vậy của phái đoàn Mỹ thì sẽ là một đòn rất nghiêm trọng.
Sau vụ nổ bom đó, tổng thống Johnson yêu cầu cấp ngân quỹ để xây một sứ quán mới, nằm ở bên kia một công viên cách dinh tổng thống Việt Nam, nơi mà ba năm sau đó là chiến trường của cuộc tấn công nữa nổi bật của đặc công Việt cộng.
Tại Washington, đại sứ Taylor thấy tổng thống và hầu hết các cố vấn cao cấp của ông gần đi tới một quyết định đem thêm quân Mỹ đến, nhưng vẫn còn giao động.
Sau chuyến đi thăm của tướng Johnson tại Việt nam, hội đồng tham mưu trưởng liên quân có đề nghị đưa đến 2 sư đoàn Mỹ và một sư đoàn nữa thì đề nghị Cộng hòa Triều Tiên cung cấp. Đề nghị đó và có cả tài liệu phân tích của tôi đã được xem xét tại các cuộc họp của  hội đồng an ninh quốc gia trong 2 ngày đầu của tháng 4, có đại sứ Taylor tham dư. Rõ ràng đại sứ đã trình bày ý kiến của ông có kết quả vì tổng thống Johnson tán thành quan điểm của ông về đóng chốt coi đó là một biện pháp tạm thời và chuẩn y chỉ gửi sang thêm 3 tiểu đoàn của Mỹ tức là các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ mà tôi đã đề nghị cho Đà Nẵng và Phú Bài, cộng với một đội công binh và hậu cần. Đồng thời tổng thống hủy bỏ tư thế hoàn toàn phòng thủ của lính thủy đánh bộ và theo kiến nghị của đại sứ - cho phép mở các cuộc hành quân tấn công từ căn cứ họ vào sâu 50 dặm.
Lúc tôi đọc quyết định của tổng thống thì đây là một sự thử nghiệm theo như đại sứ Taylor yêu cầu. Mặc dù quân đóng ở các chốt sẽ cải thiện an ninh của các sân bay là cái thật sụ cần thiết, họ sẽ không có tác dụng rõ rệt nào đối với tình hình chung của chiến trường do đó tôi vẫn cho rằng còn phải làm nhiều việc nữa. một số cố vấn của tổng thống Johnson vẫn cho rằng nếu quân Mỹ được triển khai vào trong nội địa, họ có thể một ngày nào đó chiến đấu để tìm đường ra biển, vượt qua đám quân Việt Nam nổi loạn, một ví dụ về căn bệnh tinh thần đã gây hoang mang cho một số quan chức ở Washington.
Rốt cuộc sự chấp thuận của tổng thống về công binh và quân hậu cần hình như đã báo trước sẽ có thêm quân chiến đấu sau này, mặc dù tổng thống muốn hành động từ từ, từng bước với hy vọng làm cho dư luận công chúng ủng hộ. Giữ thấp hình bóng chiến tranh vẫn còn là khẩu lệnh lúc đó. Mặc dù ông xem chiến lược đóng chốt chỉ có tính chất thử nghiệm, một chỉ thị vội vàng trong một cuộc họp ở Honolulu để vạch chi tiết cho chiến lược đó đã cho thấy rõ ràng là ông đã quyết tâm làm thử.
Trước hội nghị, các bộ quốc phòng và ngoại giao đã phối hợp nêu lên một số đề nghị để đại sứ Taylor và tôi xem xét. Một số những đề nghị đó là điển hình cho những gợi ý cụ thể mà nhiều cơ quan Washington đã thường xuyên vặn hỏi chúng tôi. Nhiều đề nghị mâu thuẫn nhau, còn những vấn đề khác thì từ lâu chúng tôi đã làm thử và đã hủy bỏ, trong khi có nhiều lúc các chỉ thị nêu ra lại chi tiết đến mức như chửi vào mặt tình báo. Tôi thường ngạc nhiên, không rõ Eisenhower ở châu Âu hay Mc Acthur ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II đã phản ứng như thế nào trước những chỉ thị tỉ mỉ đến như vậy.
Đưa chuyên viên tuyển quân Mỹ đến để thúc đẩy việc tuyển quân của quân đội Nam Việt Nam... Đưa chuyên viên quân vụ của lục quân Mỹ vào các cấp chính quyền cấp tỉnh... Đưa 50 hoặc nhiều hơn nữa lính Mỹ vào các tiểu đoàn quân đội Nam Việt Nam để tăng cường xương sống cho họ... Phân phối trực tiếp lương thực cho quân lính và gia đình họ chứ không thông qua cơ cấu chỉ huy của quân đội Nam Việt Nam... Đội chuyên trách này hay đội chuyên trách nọ đến Sài Gòn... Tất cả đều sôi sục lên với những cái mà họ cho là những ý kiến mới. Bộ máy quan liêu Washington hình như không thể hiểu được rằng chính phủ mới phôi thai của Nam Việt nam và quân đội của họ không thể trong một lúc tiếp thu được quá nhiều chương trình như vậy. Có lúc đại sứ Taylor đã điện cho Mc George Bundy: “Ông Mac, chúng ta không có cách nào bảo vệ mình tốt hơn khỏi bạn bè của chúng ta quấy phiền hay sao? Tôi biết rằng ai cũng muốn giúp đỡ nhưng một việc làm như vậy là giết người một cách êm ái!”.
Cùng với đại sứ Taylor và đô đốc Sharp, tôi đã họp ở Honolulu ngày 20-4 với bộ trưởng Mc Namara, tướng Wheeler, John Mc Naugton và người anh của Mc George Bundy là ông William Bundy, hồi đó làm trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông. Tuy thừa nhận mục tiêu chiến lược là đập tan ý chí của địch bằng cách tước bỏ thắng lợi của địch ở miền Nam, không ai thấy có bất kỳ hy vọng trước mắt nào cải thiện được nhiều đến cuộc chiến tranh nội bộ, tức là điều thiết yếu nếu muốn cho Bắc Việt Nam chịu lùi bước. Để thực hiện việc sử dụng hạn chế đã được chuẩn y số quân Mỹ và do đó hy vọng mang lại sự cải tạo tình hình, những người tham dự hội nghị đã đề nghị thêm 9 tiểu đoàn Mỹ, một lữ đoàn lục quân quân gồm 3 tiểu đoàn Mỹ cho Biên Hòa – Vũng Tàu và 1 lữ đoàn nữa để thiết lập các chốt ở Quy Nhơn và Nha Trang và 3 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cho vùng Chu Lai. Theo một quyết định do hội đồng an ninh quốc gia đề ra lúc đại sứ Taylor về Washington, chúng tôi đề nghị có đại diện của các nước khác: một tiểu đoàn Úc và 3 tiểu đoàn Nam Triều Tiên. Tính cả 4 tiểu đoàn lính thủy đã lên bờ hoặc đã được chuẩn bị, như vậy có nghĩa là có 15 tiểu đoàn của Mỹ và 4 tiểu đoàn của các nước khác - tức là bằng 17 tiểu đoàn mà tôi đã yêu cầu cuối tháng 3-1965. Theo đề nghị đó, lực lượng Mỹ sẽ có tất cả 82 ngàn người và của tất cả các nước khác là 7.250 người.
Mặc dù số tiểu đoàn như vậy, tôi vẫn không có lực lượng cho cao nguyên trung phần nguy kịch. Nhưng tôi có thể tự an ủi ở chỗ một lữ đoàn tại Quy Nhơn và Nha Trang đảm bảo được một mức độ bảo vệ chống địch cắt đôi đất nước và lực lượng mà tôi hy vọng có được cho BIên Hòa – Vũng Tàu, lữ đoàn dù 175 có thể được sử dụng là lực lượng dự bị cơ động trong trường hợp có khủng hoảng ở cao nguyên. Hơn nữa, báo cáo cuối cùng của hội nghị có ghi nhận khả năng triển khai thêm nữa, trong đó có một sư đoàn cơ động bằng máy bay của Mỹ, tức là đơn vị mà tôi muốn có cho cao nguyên và thêm quân Triều Tiên để đưa phần đóng góp của Triều Tiên lên khoảng một sư đoàn.
Sư tham gia của đồng minh ở Việt Nam đã được thảo luận từ lâu vì Washington coi Việt Nam cũng như Triều Tiên là sự thử thách của thế giới tự do chống hành động xâm lược của cộng sản. Từ lâu, ngay cả sau khi tổng thống Johnson kêu gọi “có thêm cờ”, vào đầu năm 1964, Mỹ đã tập trung không phả vào việc cung cấp quân mà vào sự giúp đỡ về kinh tế và kỹ thuật, và đến cuối năm 1964, đã có 15 nước ngoài Mỹ đóng góp, tháng 2-1965, Cộng hòa Triều Tiên đã đưa tới một lực lượng đặc nhiệm gọi là đơn vị Bove, hình thành một tiểu đoàn công binh để công tác về các dự án dân sự. Có điều kỳ lạ là hệ thống thông tin báo chí của Mỹ ít nói về sự đóng góp này.
Những cuộc khảo luận nghiêm túc về việc đưa quân các nước khác đến đã bắt đầu từ tháng 12-1964 nhưng hồi đó Nam Việt Nam tỏ ra thờ ơ, chưa nói là phản đối. họ tỏ ra nhạy cảm, như lịch sử của họ đã chứng tỏ, khi có quân nước ngoài trên đất nước họ. Nhưng khi sự cần thiết phải có thêm quân đã trở thành cấp bách vào tháng 3 và tháng 4-1965, đại sứ Taylor dễ dàng tranh thủ được sự tán thành của Nam Việt Nam.
Việc có thêm nhiều quân Mỹ và thế giới thứ 3 (hoặc nước thứ ba để phân biệt với Nam Việt Nam và Mỹ) tất yếu đẻ ra vấn đề phải thỏa thuận về quyền chỉ huy. Làm thế nào để được sự thống nhất về chỉ huy mà lịch sử quân sự từ bao nhiêu năm đã tỏ ra là điều cốt tử? Tôi có nên đòi hỏi có một bộ tham mưu tổng hợp Mỹ - Nam Việt Nam - nước thứ 3 không? Một người Nam Việt Nam hay một người lính Mỹ nắm cương vị chỉ huy? Mỹ khó lòng mà cho phép quân lính của mình đặt dưới quyền chỉ huy của người Nam Việt Nam, còn người Nam Việt Nam thì cũng rất nhay cảm. Vừa mới giành được độc lập, họ rất tự hào về chủ quyền của họ đồng thời họ cũng sợ tạo ra cái vẻ đúng sự thật cho những lời tố cáo của cộng sản nói rằng họ là bù nhìn của Mỹ. Không có tình hình tương tự với tình hình trong chiến tranh Triều Tiên vì dù quyền chỉ huy bao trùm ở Triều Tiên về cơ bản là do người Mỹ nắm, nó vẫn nằm dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, mà cả ở Việt Nam.
Tôi đã yêu cầu một sĩ quan đã hết nhiệm kỳ phục vụ ở Nam Việt Nam là Jimmy Collins, nói được tiếng Pháp, có quan hệ tốt với người Việt Nam, ở lại để thăm dò quan niệm về việc duy trì hai bộ chỉ huy riêng biệt của Mỹ và của Nam Việt Nam nhưng tôi có thành lập một bộ phận hỗn hợp chịu trách nhiệm trước hai bộ chỉ huy về các vấn đề quốc tế. Tính nhạy cảm của người Việt Nam đã sớm bộc lộ rõ ràng khi có cuộc thảo luận đầu tiên của tôi về vấn đề này với các tướng Thiệu và Minh thì họ nói họ có nghe nói về nhiệm vụ của tướng Collins và họ lấy làm lạ về chuyện đó. Báo chí Sài Gòn đã đoán già đoán non về việc người Mỹ nắm quyền chỉ huy và trên các bài xã luận các báo đã phản đối việc nhượng bộ chủ quyền Nam Việt Nam.
Trong quá trình đưa các đơn vị của Mỹ đến vào đầu tháng 5-1965 có sự xảy ra tranh luận là phải sử dụng các đơn vị đó như thế nào. Điều này làm cho tôi rất ngạc nhiên vì khi tổng thống Johnson chuyển nhiệm vụ của các đơn vị Mỹ ra khỏi tư thế phòng thủ và cho phép tiến hành “các cuộc hành quân chiến đấu chống nổi loạn” thì tôi cho đó là một quyền hành rộng rãi rồi.
Ngày 1-5, tôi đã gửi về Washington quan niệm của tôi về cách thức phát triển các cuộc hành quân như thế nào. Trong giai đoạn 1, các đơn vị sẽ đảm bảo an ninh cho các chốt mà tôi muốn gọi là các khu vực căn cứ và trong khi bảo vệ các khu vực này, họ có thể hành quân ra ngoài tầm hoạt động của đại bác loại nhẹ. Trong giai đoạn 2, các đơn vị sẽ tiến hành các cuộc hành quân tấn công và tuần tiễu sâu có hợp tác với Nam Việt Nam. Trong giai đoạn 3, họ sẽ là lực lượng dự bị khi các đơn vị quân đội Nam Việt Nam cần sự giúp đỡ và họ cũng tiến hành các cuộc hành quân tiếng công rộng rãi. Đồng thời, tôi có nêu rõ là khi các căn cứ dọc biển được an toàn thì số quân đó sẽ chuyển vào đảm bảo an ninh cho các căn cứ bên trong nội địa và từ đó tỏa đi hoạt động. Tôi còn kiến nghị các địa điểm đóng quân cho các lực lượng đó đã được bàn ở Honolulu khi có các đợt triển khai sau này, trong đó có một sự đoàn cơ động bằng máy bay. Tôi đặc biệt muốn có một tiểu đoàn để đảm bảo an ninh cho vịnh Cam Ranh, ở phía Nam Nha Trang, một trong những hải cảng thiên nhiên tốt nhất ở Đông Nam Á.
Đại sứ Taylor đã tán thành quan điển của tôi và các bản sao tài liệu này đã được gửi đến bộ quốc phòng, hội đồng tham mưu trưởng liên quân và bộ ngoại giao thông quan CINCPAC, tôi cho rằng nếu không có ý kiến ngược lại tức là Washington cũng đã chấp thuận. Để đàm bảo nhận định của tôi là đúng, tôi gợi ý với đại sứ Taylor khi ông chuẩn bị vào đầu tháng 6 đi họp một cuộc hội nghị khác ở Washington, nhờ ông nói lại ý kiến của tôi với bộ trưởng ngoại giao Rusk.
Chuyến đi của đại sứ về Washington trùng hợp với một vụ rắc rối giữa báo chí và chính phủ Johnson về vấn đề liệu nhiệm vụ của các lực lượng Mỹ ở Việt Nam đã thay đổi hay chưa. Cuộc tranh cãi này xuất phát từ một chỉ thị mật mà tổng thống Johnson đã đề ra cho những người có liên quan đến quyết định đầu tháng 4 được phép mở các cuộc hành quân tấn công từ các chốt vào sâu tới 50 dặm. Trong ít tuần lễ sau đó, các nhà báo ở Việt Nam đã có thể tự do thấy rằng lính thủy đánh bộ và lính dù 173 không phải cứ nằm trong các hầm cáo của họ chờ địch đến - tức là điều ngu xuẩn đứng về mặt phòng thủ. Hó có thể dễ dàng thấy các đơn vị Mỹ đã tuần tiễu vào sâu và đôi khi mở các cuộc hành quân chiến đấu quy mô lớn. Thế nhưng Nhà Trắng khi đối phó với báo chí lại nói quanh co.
Trên vô tuyến truyền hình, bộ trưởng Rusk đã thừa nhận rằng: “Chúng ta đừng hy vọng rằng những con người đó sẽ nằm yên ở đó như những con thỏ bị thôi miên chờ Việt cộng tới đánh”, nhưng ông cũng thông báo rằng họ ra ngoài căn cứ để làm cho địch liểng xiểng và ngăn chặn các cuộc tấn công lớn vào các căn cứ. Bí thư báo chí của tổng thống nói trắng ra rằng “không hề có sự thay đổi trong nhiệm vụ của các đơn vị chiến đấu trên bộ của Mỹ ở Việt Nam trong những ngày hoặc những tuần lễ vừa rồi. Tổng thống không hề ra một chỉ thị nào về vấn đề này cho tướng Westmoreland trong thời gian vừa qua hoặc bất cứ lúc nào”. Ông giải thích “mặt khác, tướng Westmoreland cũng có quyền trong phạm vi nhiệm vụ đã giao, sử dụng số quân đó để yểm trợ cho quân đội Nam Việt Nam khi phải đương đầu với cuộc tấn công xâm lược và khi ông xét thấy tình hình quân sự chung đòi hỏi một cách cấp bách.”
Đó không phải là một điều giả dối mà là một điển hình về nói lập lờ và tôi không thích như vậy. Theo tôi, nhân dân Mỹ có quyền được biết rõ ràng, trong khuôn khổ những hạn chế về an ninh quân sự, xem chúng ta điều con cái họ đi làm những gì và họ cho rằng có thể giấu những việc làm đó đi mặc dù những con mắt mở to của báo chí và vô tuyến truyền hình tỏ ra tất nhiên rồi. Làm theo thói lập lờ tức là gây ra hoặc góp phần gây ra một lỗ hổng về lòng tin rất rắc rối, có tính chất chia rẽ, là tình trạng từ lâu đã xâu xé chính quyền và cuối cùng, ảnh hưởng xấu đến sự tín nhiệm đối với một số tuyên bố của tôi.
Trong khi những thông số về sử dụng quân Mỹ vẫn còn là vấn đề, việc đẩy mạnh các hoạt động như đã dự kiến đã bắt đầu với mùa mưa Tây nam và với thời tiết rất xấu của mùa mưa.
Đầu tháng 5, một trung đoàn Việt cộng – trung đoàn đầu tiên tấn công với lực lượng như vậy kể từ trận Bình Giã trước đó 6 tháng – đã gây thiệt hại lớn ở Sông Bé, thị xã tỉnh Phước Long, dọc biên giới Campuchia, phía Bắc Sài Gòn. Chỉ với sự chi viện tích cực của máy bay và với việc đưa một trung đoàn mới của quân đội Nam Việt Nam bằng trực thăng của Mỹ mới cứu được thị xã. Đến cuối tháng ở Ba Gia, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, một trung đoàn Việt cộng đã hầu như tiêu diệt sạch một tiểu đoàn của Nam Việt Nam trong một trận phục kích và sau đó đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác đang tìm cách tới ứng cứu, trong đó viên cố vấn Mỹ O’ Sulivan đã chiến đấu rất anh hùng.
Sức ép của cao nguyên miền Trung nặng nề tới mức quân chính phủ đã phải bỏ nhiều quận lỵ, sau khi đánh tràn vào một quận ở tỉnh Pleiku, Việt cộng bắt đầu bao vây một trại lực lượng đặc biệt CIDG ở gần đó là trại Đức Cơ trong thời gian hơn 2 tháng.
Ngày 10-6, chiến sự lại nổ ra ở tỉnh Phước Long, tại quận lỵ Đồng Xoài với một trận tấn công của các bộ phận thuộc hai trung đoàn Việt cộng đã san bằng trại CIDG - lực lượng đặc biệt bên ngoài thị trấn, tiêu diệt đơn vị đầu tiên của một tiểu đoàn dự bị thuộc quân đội Nam Việt Nam được chở đến bằng trực thăng, và ngăn không cho số quân còn lại của tiểu đoàn đổ xuống. hai tiểu đoàn cứu viện nữa cũng bị đánh thiệt hại nặng nề trước khi Việt cộng rút lui sau đó hai ngày.
Trong khi địch tăng cường gây sức ép, đánh đường sá, thôn ấp khắp cả nước thì những dự kiến về tình báo của MACV về sự tham chiến của Bắc Việt Nam thật là đen tối. Ngoài một sư đoàn Bắc Việt Nam đã được xác định ở cao nguyên, các chuyên viên tình báo thấy có khả năng thêm 2 sư đoàn nữa đã thâm nhập. Một sư đoàn có lẽ tới địa điểm bên kia biên giới Lào.
Tổn thất của quân đội Nam Việt Nam lên cao chưa từng có. Tuy đã được phép của Washington thành lập một sư đoàn mới của quân đội Nam Việt Nam, tôi đã phải hủy bỏ kế hoạch và ra lệnh ngừng động viên thêm bất cứ đơn vị nào của quân đội Nam Việt Nam. Nếu muốn duy trì các đơn vị hiện có ở mức độ lực lượng chiến đấu có thể chấp nhận được thì phải lấy tất cả tân binh bổ sung cho chúng. Thời gian tôi hy vọng tranh thủ được để đem vào những số quân an ninh hạn chế của Mỹ đồng thời tăng cường sức mạnh của quân đội Nam Việt Nam rõ ràng là không đủ nữa rồi. Một cuộc khủng hoảng đang tăng thêm báo hiệu một kiểu chiến tranh nửa chính quy mà quân Pháp đã phải đối phó trong những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh mà họ tham gia. Giai đoạn ba của Mao Trạch Đông đã đến.
Vẫn còn có thể làm được một số ít biện pháp lấp lỗ hổng. Hưởng ứng một quyết định mà tổng thống Johnson đã đề ra trước đó, một số tàu tuần dương của Mỹ đã đến để gia nhập bộ phận hải quân của MACV, giúp tàu thuyền Việt Nam ngăn chặn sự thâm nhập bằng đường biển.
Nhắc lại yêu cầu mà tôi đã nêu ra nhưng không có kết quả hồi tháng 3, tôi đã yêu cầu cho máy bay B-52 của bộ chỉ huy không quân chiến lược oanh tạc các vùng căn cứ của Việt cộng. Các cuộc tấn công trước đây của máy bay chiến thuật đã tỏ ra tương đối không đạt kế quả gì, vì Việt cộng đã có hầm hào sâu và phân tán các cơ sở của họ. Cũng khó ma2 đưa đủ máy bay ném bom chiến thuật rải ra trên các mục tiêu phân tán cùng một lúc để gây thiệt hại cho quân địch khi họ bỏ trốn hết.
Khi yêu cầu đã được chấp thuận, trận oanh tạc đầu tiên diễn ra ngày 18-6-1965 đánh vào ba căn cứ địch ở chiến khu Đ. Các đội tuần tra đi điều tra thiệt hại gây ra đã có những báo cáo rất đáng chú ý. Trong những tháng sau đó, việc sử dụng máy bay ném bom chiến lược để yểm trợ chiến thuật đã tỏ ra là vô giá. Trái với những lời nói cay cú của những người chỉ trích, coi việc ném bom đó giống như dùng một chiếc búa để giết một con ruồi, B-52 đã trở thành vũ khí mà địch sợ hơn hết. Do bay cao nên dưới đất không trông thấy hoặc nghe được, nó đã gây ra sự bất ngờ với sức mạnh tàn phá.
Hầu hết các mục tiêu của B-52 đều ở trong rừng, thường rất xa khu dân cư và thường là những nơi tập trung quân hoặc trại căn cứ. Trong những tháng đầu, Washington đã xét duyệt mọi mục tiêu đã đề nghị tới mức phi lý. Lúc Clark Clifford, một ủy viên trong ban cố vấn tình báo đối ngoại của tổng thống đến thăm Sài Gòn năm 1965, tôi đặc biệt bực tức vì bị từ chối không cho phép đánh, có lẽ vì có kẻ nào từ Washington cho rằng họ đã thấy trên bức ảnh chụp mục tiêu từ trên máy bay có một túp lều tranh, chắc là có dân ở trong đó. Tôi yêu cầu Clifford nói lại rằng nếu Washington không còn tin ở tôi nữa mà dẫn chứng là trường hợp này thì kẻ nào đó cần đưa ra một vị tư lệnh khác thay tôi. Sau đó, sự can thiệp như vậy có giảm bớt.
rong suốt thời gian tôi ở Việt Nam chỉ có 2 trường hợp là B-52 có gây thiệt hại cho các khu dân cư. Trường hợp thứ nhất là vùng chung quanh Bảy Núi tại châu thổ sô Cửu Long năm 1967, lúc nhiều quả bom đã rơi chệch nên trúng vào một xã. Trường hợp thứ hai là vào đầu năm 1968, lúc mục tiêu là một tiểu đoàn địch ở trong rừng rậm gần sông Sài Gòn. Một quả bom rơi chệch và nổ ở vòng ngoài của một xã. Mức chính xác của máy bay ném bom khổng lồ này hầu như không thể tưởng tượng nổi!
Trong lúc khủng hoảng quân sự phát triển thì cảnh rối ren mới lại bao trùm sân khấu chính trị. Thủ tướng Quát đã tỏ ra hoạt động có hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên, thậm chí đã không khéo dẹp tan âm mưu yếu ớt gây ra một cuộc đảo chính của đại tá Thảo trong tháng 5, nhưng thời kỳ của Quát trên dàn nhạc Sài Gòn đã điểm.
Lúc Quát cải tổ nội các sau âm mưu đảo chính, hai bộ trưởng mà ông đề nghị gạt ra đã không chịu rút lui vì quốc trưởng Sửu ủng hộ, nói rằng thủ tướng không có quyền cách chức các bộ trưởng mà không được quốc trưởng tán thành. Động cơ của Sửu khó mà biết được. Có thể là ông làm theo quyền hành của ông vì hiến pháp nói không rõ về vấn đề này nhưng rất có thể ông bị các đối thủ của Quát tác động, chủ yếu là các giới công giáo đấu tranh vì  họ thấy đã có dịp gạt bỏ Quát. Vì lo các tướng lĩnh sẽ can thiệp nên đại sứ Taylor đã hoãn chuyến về Washington dự định trong tháng 6 nhưng tướng Thiệu đã đảm bảo với tôi là các nhà quân sự bằng lòng để các nhà chính trị giải quyết các bế tắc của họ.
Vì cả hai bên không muốn nhượng bộ nhau, Quát và Sửu đã từ chức và giao chính phủ cho giới quân sự. Các tướng lĩnh đã thành lập một hội đồng chỉ đạo quốc gia gồm 10 và do Thiệu làm chủ tịch. Dưới sự bảo trợ của hội đồng, một chính phủ mới đã được ra đời ngày 19-6. Với cương vị chủ tịch, Thiệu là quốc trưởng còn Kỳ làm thủ tướng.
Việc cử Kỳ làm cho đại sứ Taylor bối rối, trước hết là vì ông biết rất ít về Kỳ trừ việc nổi tiếng là con người hay ve gái. Vì đã bàn bạc nhiều với Kỳ, lại được tư lệnh không quân của tôi, Joe Moore báo cáo về những đức tính tốt đẹp của Kỳ, tôi ít bối rối hơn. Cũng như đại sứ, tôi không có cách nào biết là ê kíp Thiệu - Kỳ rốt cuộc có đưa lại được một mức độ ổn định chính trị cho đất nước không. Lúc đó, triển vọng hình như sẽ xảy ra cảnh rối ren nữa theo cách cũ.
Chính phủ Thiệu - Kỳ là chính phủ thứ 5 trong vòng 18 tháng kể từ lúc Diệm đổ và đã xảy ra 3 cuộc đảo chính không thành công. Cuộc khủng hoảng quân sự phát triển trên nhiều mặt là hậu quả trực tiếp của sự bất ổn về chính trị. Với những chính phủ ra đời rồi rút lui như thế, Sài Gòn là một cánh cửa quay, ttôi thấy ít có khả năng là bản thân người Nam Việt Nam có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng quân sự.
Việc đại sứ Taylor về Washington trở lại vẫn không giải quyết được sự quanh co mập mờ mà tôi vẫn thấy trong các chỉ thị của Washington về cách thức sử dụng quân Mỹ.
Cảnh huyên náo xảy ra ở Mỹ giữa giới báo chí và chính phủ trong thời gian Taylor trở về hình như đã không cho phép có những chỉ thị rõ ràng hơn.
Bê bối nghiêm trọng và những trận thử thách của quân đội Nam Việt Nam ở Ba Gia và Đồng Xoài; và thấy khả năng tôi phải ném quân Mỹ ra nếu muốn tránh sự thất bại thật sự cho một lực lượng lớn của quân đội Nam Việt Nam, tôi bèn chất vấn đô đốc Sharp về quyền hành của tôi. Ông ta phải trả lời rằng tôi là người ở chiến trường và sẽ “phải cân nhắc cái lợi cái hại”, nhưng ông vẫn đảm bảo với tôi là tôi sẽ có quyền hành. Ông nói thêm: “Tôi chắc rằng ông đã nhận thức được là sẽ có những hậu quả nghiêm trọng nếu những lực lượng lớn của Mỹ ra trận đầu tiên mà bị thất bại”. Cũng như tôi, hiển nhiên đô đốc Sharp còn nhớ số phận của binh đoàn cơ động số 100 trước đây 11 năm.
Những tiếng nổ ầm ầm của cuộc khủng khoảng chính trị mới nhất ở Sài Gòn đã bắt đầu và cuộc khủng hoảng quân sự khắp Nam Việt Nam đã quá rõ ràng trong lúc tôi đã suy nghĩ rằng nếu Mỹ có ý định thực hiện mục tiêu của mình là tước bỏ thắng lợi của địch ở Nam Việt Nam thì Washington phải nhìn vào công cuộc một cách thực tế. Tôi kết luận rằng không có nhiều lính chiến đấu trên bộ của Mỹ thì Nam Việt Nam sẽ không thể chịu đựng nổi sức ép của các lực lượng Bắc Việt Nam và Việt cộng kết hợp lại.
Tôi biết nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Nam Việt Nam tán thành quan điểm này. Địch đang tiêu điệt các tiểu đoàn nhanh hơn số có thể lập lại được và nhanh hơn số chúng ta trù tính tổ chức theo chương trình tăng cường khẩn cấp cho quân đội Nam Việt Nam.
Tôi hiểu rất rõ tính chất nghiêm trọng của câu kết luận mà tôi đưa ra. Lực lượng Mỹ lớn có nghĩa là những sự hy sinh, số bị thương và số chết của Mỹ sẽ lớn, có thể kéo dàitrong một thời gian lâu, không phải mấy tháng mà nhiều năm. Tôi thấy là không thể cóthắng lợi nhanh mà thấy thất bại sẽ đến nhanh. Tôi cũng biết là mình đang coi thường khẩu hiệu tránh một cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á, nhưng tôi thừa nhận rằng khẩu hiệu đó phải được thay đổi chiếu theo các mục tiêu của quốc gia, như đã được thay đổi trong quá khứ.
Tôi rất có ý thức mình là một nhhà quân sự, không chịu trách nhiệm vạch ra chính sách mà chỉ thực hiện chính sách. Nhưng nếu hội đồng an ninh quốc gia và tổng thống thấy vì lợi ích của nước Mỹ mà phải cứu Nam Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản thì tôi, với tư cách là tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam, phải có trách nhiệm đứng về phương diện quân sự góp ý kiến là cần phải làm những gì để thực hiện mục tiêu đó. Trong hội đồng của phái bộ ở Sài Gòn do đại sứ làm chủ tịch, chưa hề có ai nhắc tới việc rút ra để mặc cho người Nam Việt Nam. Cũng như tôi, những người khác trong phái bộ Mỹ chịu trách nhiệm không phải vạch ra chính sách hoặc chiến lược lớn mà thi hành chính sách.
Trong bức điện ngày 9-6, tôi có nói với CINCPAC và hội đồng tham mưu trưởng liên quân rằng sức mạnh của địch đang tăng lên với tốc độc mà quân đội Nam Việt Nam rõ ràng không thể địch nổi và tôi tin rằng Bắc Việt Nam sẽ ném vào bất cứ cái gì mà họ cho là cần thiết “để  làm lệch cán cân”. Tôi nói nếu không tăng viện thêm quân Mỹ và quân nước thứ ba thì quân đội Nam Việt Nam sẽ không thể đứng vững trước sức ép.
Lúc đó, ở Nam Việt Nam có một tiểu đoàn Úc và 9 tiểu đoàn Mỹ. Tôi yêu cầu triển khai nhanh các tiểu đoàn khác đã được bàn: 9 tiểu đoàn Triều Tiên, 3 tiểu đoàn bộ binh của lục quân Mỹ và sư đoàn cơ động bằng máy bay của lục quân Mỹ (sau tổ chức thành sư đoàn kỵ binh bay số 1) có 8 tiểu đoàn. Tôi còn yêu cầu thêm một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ nữa để đưa lực lược thủy bộ của lính thủy đánh bộ III lên mức sư đoàn, thêm các đơn vị không quân chiến thuật, thêm máy bay trực thăng và thêm quân hậu cần. Có thể vì số quân thêm sau đó đã được bàn với hội đồng tham mưu trưởng liên quân rồi được lên con số tổng cộng 10 tiểu đoàn của các nước khác nên bức điện của tôi được gọi ở Washington là “yêu cầu 44 tiểu đoàn”.
Ít ngày sau đó, vào giữa tháng 6, tôi đã nhấn mạnh rằng tôi thấy 44 tiểu đoàn không phải là lực lượng để giành chiến thắng, mà là một biện pháp lấp lỗ hổng để cứu quân đội Nam Việt Nam khỏi thất bại.
Tôi cho rằng làm như vậy đòi hỏi phải có một hình thức tổng động viên nào đó và Washington phải là rõ cho công chúng thấy bằng một sự phân tích thành thực, khách quan, đầy đủ về vấn đề này và những việc chúng ta phải làm.
Trong bức điện, tôi không hề tìm cách che dấu Washington công việc hõan sẽ kéo dài bao lâuhoặc sẽ cần bao nhiêu quân. Để nhắc lại ý kiến của tôi, tôi đã gửi một bức điện cho hội đồng tham mưu trưởng liên quân vào cuối tháng để trả lời một câu hỏi của tổng thống do hội đồng chuyển giao là liệu tôi có nghĩ rằng 44 tiểu đoàn sẽ đủ thuyết phục kẻ địch chịu lùi bước không.
Tôi viết “câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi cơ bản là không”. Phải chờ đến cuối năm 1965 thì mới đưa được 44 tiểu đoàn đến Việt Nam và “thiết lập được sự cân bằng quân sự”. Về năm 1966, tuy tôi hy vọng “giành được và duy trì được thế chủ động về quân sự”, tôi không thể nói sẽ cần thêm bao nhiêu quân nữa. Điều này tùy thuộc ở nhiều biến cố có thể đưa vào. Tôi viết “theo linh tính, tôi tin rằng có thể cần thêm nhiều lực lượng Mỹ nữa”. Lại một lần nữa tôi nhắc lại yêu cầu của tôi có một tính hình thức động viên hạn chế nào đó mà tôi thấy “rõ ràng và cấp bách”.
Sau này tôi được biết là đề nghị của tôi đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt ở Washington như đã dự kiến. Trong khi cuộc tranh luận diễn ra, tổng thống bằng một biện pháp tạm thời đã cho tôi được quyền trong tháng 6 đưa quân Mỹ vào “yểm trợ cho Nam Việt Nam” trong bất kỳ tình huống nào.
Mắc dù điều đó đã gần tới việc hủy bỏ chiến lược đóng chốt, tôi vẫn cảm thấy chưa được tụ do hành động và những điều tôi có thể làm được theo quyền lực của tôi vẫn bị hạn chế vì số quân có trong tay.
Theo quyền lực mới, tôi đã thực hiện một kế hoạch mà tôi đã phát triển cho lữ đoàn dù 173, do thiếu tướng Ellis Williamson chỉ huy, là tiến hành cuộc hành quân phối hợp với tiểu đoàn Úc, một trung đoàn quân đội Nam Việt Nam, 2 tiểu đoàn dù của Nam Việt Nam.
Ngày 27-6, các lực lượng đó (lữ đoàn dù lúc này chỉ có 2 tiểu đoàn) đã mở một cuộc đánh thăm dò hạn chế 3 ngày vào chiến khu Đ, lần đầu tiên kể từ nhiều năm, ngoài quân cộng sản chưa có quân nào vào được nhanh như vậy. Đây là một cuộc hành quân nhằm chuẩn bịn cho quân Mỹ và quân Úc bước vào các cuộc hành quân giai đoạn thứ 3 như tội đã vạch ra trước đây, đồng thời phá hỏng và đảo lộn cán cân của quân địch đang ở vị trí đánh vào căn cứ không quân ở Biên Hòa. Nhiều cuộc giao chiến ác liệt với Việt cộngg đã diễn ra, trong đó quân Mỹ và quân Úc chiến đấu rất xuất sắc.
Là một bộ phận trorng quá trình tổng thống đi tới một quyết định theo yêu cầu của tôi xin thêm quân, ôngg đã cử một phái đoàn tìm hiểu thực tế sang thăm Sài Gòn trong vòng 5 ngày bắt đầu từ ngày 16-7. Phái đoàn do bộ trưởng Mc Namara cầm đầu và có tướng Wheeler và Henry Cabot Lodge (ông Lodge đến cuối tháng 7 thì trở sang làm đại sứ Mỹ nhiệm kỳ thứ 2 lúc nhiệm kỳ 1 năm cua Maxwell Taylor gần kết thúc).
Với các vị khách đến thăm tôi chỉ có thể nêu lại chững lo lắng của tôi và những kiến nghị của tôi đã chuyển Washington. Mặc dù đại sứ Taylor đã xác nhận quan điểm về tính chất nghiêm trọng của tình hình quân sự và đồng ý dùng quân Mỹ để giúp sức, ông và phó đại sứ Alexis Johnson đều muốn chuyển quân vào từ từ để cho nhân dân Việt Nam có đủ thời gian thích ứng với sự có mặt tăng thêm của quân Mỹ. Tuy tôi cũng thấy đó là một vấn đề nhưng tôi cho rằng sự giúp đỡ là cấp bách và chúng ta có khả năng chứng minh một cách rộng rãi bằng lời nói và việc làm rằng chúng ta khác người Pháp - bộ trưởng Mc Namara hẳn là đã tán thành ý kiến của tôi vì thái độ của ông trong suốt các cuộc họp là thái độ chấp thuận yêu cầu 44 tiểu đoàn và còn thêm nữa nếu cần.
Quả vậy, ngay trước khi bộ trưởng Mc Namara tới, tôi đã yêu cầu nhân viên đánh giá xem sẽ cần có thêm bao nhiêu quân Mỹ và quân đồng minh để làm cho địch thấy là họ không thể thắng được. Khi đưa ra sự đánh giá này, tôi cố tránh xét tới việc tăng thêm quân Nam Việt Nam vì ông không muốn gắn thắng lợi vào một con số như vậy. Trong các cuộc họp của ông với tôi ở Sài Gòn trong suốt tháng 7 và trong nhiều cuộc họp khác trong những tháng sau, ông có nói với tôi cần xin thêm số mà tôi cần có để thi hành nhiệm vụ và không hạn chế các yêu cầu của tôi. Tôi cũng không phải lo gì đến các vấn đề kinh tế, chính trị và dư luận... Cứ để tất cả những vấn đề đó cho ông giải quyết.
Hầu như không thể đệ trình bộ trưởng một con số thật có ý nghĩa. Cuối cùng, tôi chỉ nói rằng, theo tôi nghĩ, thêm 24 tiểu đoàn nữa, cộng với 44 tiểu đoàn đã được xem xét, cộng thêm với quân yểm trợ chiến đấu và quân hậu cần nữa, thì sẽ là cho chúng tôi ở vào tư thế bắt đầu “giai đoạn thắng” cho chiến lược của chúng ta. Nói như vậy có nghĩa là lúc đầu phải có 175.000 quân Mỹ, sau đó thêm 100.000 quân nữa. Nhưng tôi có lưu ý rằng các hành động của Việt cộng và Bắc Việt Nam rất có thể làm thay đổi những con số này.
Đúng là họ đã làm như vậy, mà làm nhiều lần. Tôi đã tính toán trên cơ sở một quan niệm về các cuộc hành quân sẽ được thực hiện trorng 3 giai đoạn tổng quát:
Giai đoạn 1: đưa quân Mỹ và quân đồng  minh cần có vào “để ngăn chặn xu hướng đang thua” từ nay đến cuối 1965.
Giai đoạn 2: trong nửa đầu năm 1966, tiến hành tấn công bằng quân Mỹ và quân đồng minh ở “các khu vực được ưu tiên hàng đầu” nhằm tiêu diệt các lực lượng địch và lập lại các chương trình bình định.
Giai đoạn 3: nếu địch cứ kiên trì, họ có thể bị đánh bạo và lực lượng cũng như các căn cứ của họ sẽ bị tiêu diệt trorng thời gian một năm đến một năm rưỡi sau giai đoạn 2.
Các tác giả tập tài liệu của Lầu Năm Góc nối tiếp đã sử dụng sự đánh giá này làm cơ sở để nói rằng Washington hy vọng giành thắng lợivào cuối năm 1967. Tôi không hề có hy vọng như vậy và không hề tiên đoán ngày chấm dứt chiến tranh. Các tác giả vô dành đó đã định ra thời gian “một năm đến một năm rưỡi” của giai đoạn 3 từ “nửa đầu năm 1966”, tức thời hạn mục tiêu rộng rãi giành cho giai đoạn 2 để bắt đầu chứ hông phải giai đoạn kết thúc. Theo tôi, nghiên cứu đáng ngờ của họ, họ không hề nói lại giai đoạn 2 có thể kéo dài bao lâu, mà trong quan niệm của tôi, tôi cũng không dự đoán nó sẽ kéo dài bao lâu.
Sau khi đã nghiên cứu rất lâu vấn đề tăng cường binh lực với hội đồng tham mưu trưởng liên quân trước khi tới Sài Gòn, bộ trưởng Mc Namara đã ủng hộ quan diểm của tôi về 44 tiểu đoàn và về lực lượng tiếp sau mặc dù ông có nâng mức ước tính tăng thêm cú là 24 tiểu đoàn kên 27 tiểu đoàn để có tất cả 71 tiểu đoàn theo những ý kiến bàn bạc từ trước của hội đồng tham mưu trưởng liên quân.
Bộ trưởng còn muốn tổng thống ra lệnh động viên lực lượng cảnh bị quốc gia và lực lượng dự bị có tổ chức vào quân ngũ, một biện pháp mà tôi thấy là quá sớm.
Mặc dù tôi muốn có sự biểu thị về quyết tâm của quốc gia, tôi vẫn lo là nếu không có một đạo luật của quốc hội thì việc đổi quân lực lượng dự bị chỉ trong 1 năm, ma tôi biết là 1 năm thì không làm ăn gì được ở Nam Việt Nam, nếu không có một chiến dịch ồ ạt, liên tục ném bom Bắc Việt Nam, điều mà tôi biết là chính phủ có thể không chấp nhận. Tôi rất nhớ việc tổng thống Kennedy động viên lực lượng dự bị hồi nổ ra cuộc khủng hoảng Berlin, thời hạn 1 năm chưa hết thì có những sức ép mạnh mẽ nổi lên đòi đưa thanh niên về nước - một điều mà sau này tổng thống Johnson có cho tôi biết là ông cũng nghĩ như tôi. Với điều kiện là có một chế độquân dịch công bằng, không có trường hợp ngoại lệ đặc biệt nào với bất cứ ai, trừ những nhân viên công tác dân sự hết sức cần thiết, tôi tin rằng gánh năng chiến tranh có thể chia đều cho thanh niên Mỹ trong một thời gian kéo dài và tôi thấy đây sẽ là một cuộc chiến tranh lâu dài. Việc động viên lực lượng dự bị chỉ nên tiến hành sau khi địch đã gần thất bạo và có thêm nhiều quân Mỹ là có thể cầm chắc được điều này.
Các cuộc thảo luận của chúng tôi ở Sài Gòn trong tháng 7 hóa ra còn phải bàn cãi nữa. Đến ngày thứ hai, bộ trưởng Mc Namara đã nhận đuợc bức điện của thứ trưởng quốc phòng Vance cho biết là tổng thống Johnson đang xét việc động viên lực lượng dự bị và ông tán thành đề nghị 44 tiểu đoàn.
Đồng thời tại cuộc họp ngày 28-7, tổng thống lại thông báo công khai quyết định của ông là không gọi các đơn vị dự bị vào nhiệm vụ chiến đấu. Thế nhưng, rõ ràng là ông đã đi đến quyết định là ông sẽ phải có một nỗ lực lớn ở Việt Nam bằng quân đội Mỹ. Ông nói, ông đưa ra quyết định này, căn cứ vào những “bài học lịch sử”.
“Hôm nay tôi đã lệnh đưa sang Việt Nam sư đoàn cơ động bằng máy bay và một số lực lượng khác để đưa lực lượng chiến đấu của chúng ta từ con số 75.000 người lên 125.000 người ngay tức khắc. Sau này sẽ cần thêm lực lượng nữa về số lượng này sẽ được gửi sang khi có yêu cầu”.
---
[1] Một tiểu đoàn chiến đấu có thể hành động với bộ binh, bộ binh cơ giới hoặc thiết giáp, còn tiểu đoàn yểm trợ chỉ dùng pháo binh, công binh hoặc máy bạy