Nỗi nhớ nhà thường trỗi dậy lúc về chiều, khi mà tiếngríu rít của bọn trẻ trong xóm vang lên sau suốt một ngàyhọc hành, tiếng chân hối hả trên con dốc đá tỏa về bao ngõ ngách của khu dân cư ôm quanh suối, tiếng nước óc áchtrong thùng tưới và tiếng lòa xòa vung trên những luống rau,tiếng chẻ củi và khói bếp nhà ai bay lên cay mắt...
Thêm nữa, khung cảnh hiền hoà của màu xanh rau trái làm tăng thêm nỗi nhớ nhung. Ngày mới về đây Văn đã thấy ngạc nhiên - Con dốc đá không dài lắm nhưng đã ngăn đôi hai thế giới, bên trên dốc là phố xá ồn ào, dưới này dốc là vườn rau nối tiếp vườn rau. Ngay cả Văn, một người xứ khác đến đây ở trọ, cũng bị con dốc chia làm đôi. Khi thay quần áo gọn gàng lịch sự và chải hất mái tóc vốn được trời cho nét bồng bềnh phóng xe vượt dốc di dến trường, Văn là một chàng sinh viên hoạt bát. Nhưng chiều về nhà, Văn cũng như luống rau kia, giản dị, ít nói, mỉm cười hiền lành với những người quanh suối đến chơi. Khi thì họ nhờ Văn dịch dùm toa thuốc, khi nhờ viết lá đơn gửi lên cơ quan nào dó, khi nhờ giảng cho mấy đứa nhỏ bài toán...
Có lúc bỗng thèm nghe một giai điệu ồn ào, Văn muốn mở 1 băng nhạc Rock nhưng đành thôi, ồn ào quá! Chiều, Vănmuốn rủ bà chị họ chơi vũ cầu, nhưng bà chị lại phải tưới rau. Trò giải trí của ông bác là chăm tỉa mấy giò lan thì Văn lại
không hiểu... Chiều - chẳng gì có thể làm nguôi nỗi nhớ nhà.
*
Cho đến 1 hôm, ánh mắt Văn thờ ơ lướt qua những luốngrau quen thuộc bỗng đậu lại nơi nụ hồng lấp ló sau nách lá. A, khóm hồng vườn bên sắp ra hoa. Giữa những gam màu non tơ đến thắm biếc bỗng nhú lên vài chấm đỏ rung rinh làm ấm mắt dến cay cay.
Văn nhìn cô bé dang tưới gốc hồng. Chiều nay cô bé chợt khác hẳn hôm quạ Chiếc nón lá che khuất khuôn mặt chỉ để lộ cái cằm nhỏ và một dôi môi hồng, màu hồng tự nhiên đến nao lòng. Bỗng nhiên Văn thấy tiếc cho đôi môi xinhxắn.
- Khi nào cắt hồng bán, Oanh nói anh biết nghe - Văn chồm người mở tung cửa sổ nói với qua.
- Anh mua hoa làm gì vậy? Oanh hất vành nón để lộ đôi mắt đen, nhoẻn cười lấm tấm mồ hôi.
- Thấy đẹp thì thích, vậy thôi.
- Anh muốn lấy bao nhiêu bông?
- Một.
- Chỉ một thôi à? Oanh tròn mắt.
*
Rồi khóm cúc cũng ra hoa, thược dược nở rộ, mẫu đơn rực rỡ... Vườn rau nhà bên trở nên đáng yêu hơn. Oanh lúi húi giữa vườn và khi cảm thấy nong nóng đôi bàn tay, cô ngước nhìn qua bên kia rào và nhoẻn cười. Nụ cười biến một đóa Mười Giờ thành đoá Hồng Nhung
Chiều không còn trống nữa. Nỗi nhớ nhà dường như cũng nguôi đi. Những câu thăm hỏi bị ngắt quãng bởi những luống rau cần tưới nằm quá xa rào ngăn cách 2 nhà. Chiều hôm sau đoạn đối thoại tiếp tục như không hề bị ngừng lại.
- Oanh có thích học nghề gì đó không?
- Thích... nhưng...
- Oanh thích nghề gì?
- Đan len.
- Ơ cái xứ mùa nóng bằng mùa lạnh này sao lại thích học đan len?
Một nụ cười bẽn lẽn. Với những câu hỏi cần đến sự suy luận hay giải thích lý lẽ cô đều đáp lại bằng 1 nụ cười.
- Oanh này, có bao giờ Oanh mơ ước điều gì và khát khao đạt được không?
-... Mơ ước gì hả anh? - Lại một nụ cười và hai vòi nước tung toé bắn lên bắp chân trần.
- Về điều gì dó, ví dụ như đi học và trở thành nhà nông học..
-... Hay trở thành... nhà thơ chẳng hạn. Cô cười thành tiếng
- Em chỉ thích ngày dài dài thêm ra để kịp làm tất cả mọi việc.
- Oanh bận lắm à?
- Vâng. Sáng dậy sớm cắt rau, gánh rau ra chợ mẹ bán, rồi băm rau heo, cơm nước... lại chăm vườn. Còn anh, mai mốt anh thành gì?
- Kỹ sư lâm nghiệp.
- Hay quá!
... Và 1 chiều khác. Oanh đặt đôi thùng tưới xuống, đi đến sát rào đưa cho Văn 1 đóa hồng. Văn ngỡ ngàng:
- Đẹp quá! Oanh tặng anh ha?
- Anh đặt lên bàn cho đẹp. Từ nay về sau thích cắm hoa anh cứ nói - Cô đặt đóa hoa vào tay Văn rồi vội vàng quay về giếng nước. Tiếng nước rào rào vung trên luống.
*
Hè, Văn về quệ Qua hè, Văn lên lại. Trong túi xách là 1 chai rượu ngon làm quà
cho ông bác, một ít trái cây cho mấy bà chị họ.
- Qùa của Oanh đâu? Bà chị họ lườm lườm.
Văn ngẩn người vài giây, ạ ừ...
- Biết cậu gần lên nó qua hoài. Này, có thương thật thì hãy, còn không thì để cho con người ta yên. Trên phố các cô các cậu cứ việc chứ dưới này nhìn nhau lâu lâu đã là chuyện rồi.
Văn im lặng. Vườn rau vườn rau tiếp nối.. những trái cà chua thấp thoáng như những đóa hồng. Mình có để ý Oanh không? Giờ thì không thể không nghĩ đến, dù lan man thôi và có khi là tưởng tượng xa xôi. Rõ ràng là không thể nhìn Oanh với đôi mắt như trước và trò chuyện vô tư như trước được. Dường như cái bờ rào đã bị nhổ lên và cả hai bối rối không biết dựng lại thế nào.
- Nhà anh Văn ở đâu?
- Pleiku
- Là ở đâu?
- Một xứ nhỏ hơn ở đây.
- Ơ dó có gì hay không?
- Có núi đồi và có thông reo. Oanh có biết trái thông không?
- Dạ không?
- Anh có một trái thông tặng Oanh! Văn lấy trong túi ra một trái thông tình cờ nhặt nhét vào túi trước khi lên xe 'Mày nói dốí, Văn thấy mặt mình nóng nóng.
Oanh buông đôi thùng tưới xuống, chụm hai bàn tay đón trái thông khô xù xì.
- Đẹp quá. - Cô thốt lên trìu mến.
*
Mùa mưa, những đóa hoa hồng chưa kịp nở rộ đã bị mưa dập tơi bời. Vậy là ly thủy tinh trên bàn được thay bằng đóa thược dược tím, khi là một bông dải sâu róm, khi làmột đoá mười giờ tựa cằm trên miệng ly, thân dây mềm mại và loăng quăng trong nước. Và thỉnh thoảng, Văn tặng cô 1 món quà. Qùa của sinh viên xa nhà đơn giản thôi - một cái vòng nhựa, bức tranh vẽ bằng bút chì, tấm thiệp kèm theo một lời chúc tốt lành, và có khi là một cánh hoa khô ép từ hoa Oanh tặng...
- Cậu thương con bé thật không? Bà chị họ nghiêm trang hỏi.
- Em không biết! Văn đáp thành thật.
Đôi khi giữa giảng đường Văn thấy lòng mình nhớ. Đôi khi giữa cuộc vui, bạn bè có đôi có cặp, Văn thấ y cô hiện ra trong mỗi ao ước mơ hồ. Có lần Văn bỏ dở buổi tiệc sinh nhật ra về sớm, tự nhủ sẽ nói với cô vài lời nhưng rồi lại thôi khi nhìn thấy bên kia bờ rào vẫn là công việc muôn thuở - quần xắn cao, đôi chân thô thô và hai cánh tay mạnh khoẻ nhấc bổng đôi thùng tưới, bờ vai bị kéo cong xuống.
Mùa thi, mùa thi nữa trôi quạ Những mùa thi dậy sớm học bài có dáng cô hàng xóm bên kia ô cửa sổ nhoè sương. Văn lắng nghe và cố phân biệt một tiếng chân giữa bao tiếng chân khác gõ hối hả gánh rau lên dốc đá.
- Biết chuyện gì chưa? - Bà chị họ kéo Văn ra sau thầm thì.
- Chuyện gì?
- Hôm qua có người đến nhà xin Oanh về làm dâu
-...
- Nghe đâu ba mẹ Oanh đồng ý, chỉ còn chờ Oanh gật đầu nữa là xong.
-...
- Có thương thật thì hãy nói, không thì để cho người ta đi lấy chồng.
- Còn sớm quá mà.. - Văn tránh ánh mắt trách móc của bà chị, bối rối xoắn tay vào nhau. Một điều gì đó chớm vỡ ra.
- Ơ dưới này, con gái vậy là không sớm lắm đâu. Phải có gì cho người ta yên tâm đợi.
Đợi? Mà đợi điều gì? Chị chỉ nghĩ đến cái thì con gái, mà Văn thì còn cả cuộc đời dài. Một năm nữa mới ra trường mà chưa biết có xin được việc không? Có việc làm rồi thì biết đến bao giờ mới có một sự nghiệp? Chưa kể đến... Oanh sẽ như thế nào nếu không có vườn rau và đôi thùng tưới. Văn im lặng nhìn bà chị ho.
Bà chị ngoảnh mặt về hướng khác.
- Vậy thì hãy dứt khoát cho con bé khỏi hy vọng.
- Em làm chi đâu mà hy vọng? Văn chống chế trước vẻ buộc tội của bà chi.
- Cậu không làm gì rõ ràng cả, đó là điều dáng tráchnhất.
*
Văn áp mặt bên hàng rào - Đây là lần cuối cùng mình trò chuyện - Văn thấy nhoi nhói. Hình như bà chị họ có lý. Chiều nay Oanh mặc áo mới màu hoa cà, đầu để trần, một dải nơ màu hồng nhạt bay bay trên tóc. Cô nhoẻn cười vớiVăn từ những luống rau ở xạ Rồi cô đi dần đến gần bờ rào, đôi thùng nước vung vẩy.
- Hôm nay có hồng đó anh Văn.
- Hay quá! Oanh cắt hết cho anh nghe
- Cắt hết?
- Ư, tối nay sinh nhật cô bạn thân. Anh đang nghĩ không biết nên tặng gì thì hoa hồng nở. Thật là hay!
Làn da bánh mật từ từ tái đi, bàn tay bóp chặt quai thùng đến co lại, Oanh cúi đầu:
- Vâng!
- Oanh cắt sớm để anh còn thắt nơ nữa.
- Vâng!
Cô lẳng lặng cắt hoa rồi buộc lại lỏng lẻo bằng 1 sợi lạt mềm. Đầu ngón tay cô rướm máu.
- Oanh tính tiền dùm anh - Văn nghe giọng mình lạc đi.
- Thôi, em tặng anh! Cô nói nhỏ và xách thùng nước xối vào luống rau gần nhất, những lá cải non oằn lại.
Lễ hỏi khá lớn. Họ hàng hai bên trên phố xuống dự rất đông. Tiếng giày, tiếng cười rộn vang con dốc đá. Nhà trai bưng qua bốn mâm, năm quả phủ khăn đỏ.
Lời chúc tụng vang qua bờ rào, xuyên qua ô cửa sổ đóng kín.
Văn ngồi lặng im không nhúc nhích. Bó hồng nằm im trên bàn xoè những cái gai nhọn. Những cái gai li ti cắm vào tim và vĩnh viễn nằm lại đó. Văn muốn chạy ào ra khỏi nhà, leo lên con dốc và đâm đầu ra đường. Văn muốn chạy qua bên kia rào và xin cô tha lỗi. Hoặc thật giản dị, Văn muốn nhìn thấy cô thân quen như thường ngày - nụ cười chân thành chiều chiều ngẩng nhìn Văn giữa những luống rau xanh thắm. Oanh ơi! - Văn bật gọi giữa cô đơn.