Tiểu sử

Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (段氏點) sinh năm 1705 tại làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) mất năm 1748 tại tỉnh Nghệ An. Bà có tài, có sắc, thông minh từ nhỏ, học vấn uyên bác, viết nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bản dịch Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chiến trận). Khúc ngâm này nguyên tác bằng chữ Hán của nhà thơ Đặng Trần Côn (1715-1750) quán làng Nhâm Mục (làng Mọc) thuộc Kinh thành Thăng Long.
Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm để ghi nhận một hiện thực lịch sử của đất nước. Trải bao thế kỷ, dân tộc ta phải đương đầu chống giặc ngoại xâm, trai tráng trong nước phải tòng quân giết giặc, những người phụ nữ phải đảm nhiệm công việc gia đình, đồng ruộng. Và kiên trì chờ đợi ngày về của người lính chiến. Tình trạng ấy cũng diễn ra trong đời sống của tác giả và dịch giả là thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nạn binh hỏa liên miên không dứt.
Dịch Chinh phụ ngâm từ thơ chữ Hán sang thơ tiếng Việt, Đoàn Thị Điểm không làm công việc chuyển dịch bình thường. Bà đã tạo nên một công trình văn học dịch có giá trị cao, không những sát với nguyên tác mà có phần còn vượt nguyên tác. Tâm tư và cảnh ngộ của bà giống hệt tâm tư cảnh ngộ của người vợ trong khúc ngâm. Vì vậy, tuy là dịch thơ mà bà đã "dịch" chính đời mình ra thơ:
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Đời bà vất vả thế. Ba mươi tám tuổi lấy chồng (ông tiến sĩ Nguyễn Kiều). Lấy chồng được một tháng, chồng đi sứ ba năm. Cảnh tiễn biệt:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

TRẦN LÊ VĂN


Xem Tiếp: ----