- Bố tôi mang hết hình ảnh cất đi rồi?
- Thật à! Ông cụ định dọn dẹp nhà cửa hay sao?
- Bà chưa hiểu ý tôi, Bố tôi mang hết hình ảnh của Mẹ tôi cất đi. Mẹ tôi mất chưa đầy năm mà, tại sao lại vội vã thế?
- Bà có nghĩ rằng vì hình ảnh của Mẹ trong nhà nhắc nhở, Ông cụ không muốn gợi lại kỷ niệm của hai người nên buồn quá mà cất đi chăng.
- Không phải như vậy, Bố tôi có bạn gái mới. Tôi biết là Bố tôi cũng không thể sống một mình, tất cả các con đều đã có gia đình riêng, mặc dù chúng tôi sống gần nhau và vẩn thăm viếng hàng ngày, nhưng không làm sao thay thế Mẹ tôi được.
- Oâng cụ còn có bạn bè nào khác không?
- Có chứ, Bố tôi rất thích hoạt động, Cụ đi bộ hàng ngày, đến gặp bạn bè, trước đây tôi nghĩ rằng nhờ đó mà cụ vơi đi phần nào buồn nhớ, Chúng tôi vẩn khuyến khích cụ, nhưng tôi thật không ngờ cụ lại thay đổi nhanh chóng như vậy.
- Đôi khi chúng ta không thể dùng giới hạn của thời gian, một tháng, một năm để đánh giá tình cảm như một sự việc bình thường.
- Tôi đồng ý, nhưng bà cũng biết mẹ tôi mới mất chưa đầy năm, tôi thật không dám phê phán, vì Cụ là cha tôi, nhưng tôi chỉ cảm thấy buồn cho Mẹ tôi.
- Karen, tôi nói điều nầy, bà đừng buồn, chúng ta ngoài quan hệ khách hàng còn có tình bạn, bà đã giúp đở tôi rất nhiều trong việc thích nghi và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mới ở đất Mỹ, tôi cũng rất chân thành, bà từng bảo là tôi đã giúp đở, an ủi và chia xẻ những âu lo về bệnh tình của Mẹ, ngay cả những khó khăn trong công việc hàng ngày, lần nầy vấn đề nầy thật sâu sắc, tôi hỏi thật: Bà nhận xét thế nào về tình cảm của ông cụ? Cũng như cách đối xử của Bố Mẹ khi bà cụ còn sống?
- Bố tôi chăm sóc Mẹ tôi rất chu đáo, lúc bệnh hoạn luôn bên cạnh, đưa đón, thuốc men, phụ giúp trong công việc hàng ngày như nấu nướng, chăm sóc nhà cửa…
- Tức là Oâng cụ yêu thương bà rất mực?
- Có thể nói như vậy.
- Bà không có lý do gì phàn nàn về sực chăm sóc cũng như đối xử của cụ đối với Mẹ phải không? Nói cách khác là Oâng cụ không bỏ bê, cũng như bạc đãi bà cụ, ông vẩn chăm lo cho bà đến ngày cuối cùng, đúng như lời đã hứa, đến chết mới chia xa trước mặt Thiên chúa. Bà có thấy rằng đòi Bố phải chung thuỷ cả với hình ảnh hay bóng ma của Mẹ là điều thái quá không? Cụ còn sống bao lâu nữa, ngày nào an vui chẳng phải tốt hay sao? Hơn nữa nếu Bà tin rằng Mẹ đã bình an trong cõi Vĩnh Hằng thì chắc chắn sẽ không còn chuyện buồn rầu lo lắng, và còn thấy bình an hơn khi biết Oâng Cụ vẩn còn sức sống và có người chăm lo.
- Tôi cũng biết như vậy, nhưng thật khó mà giải thích được tâm trạng của tôi.
Karen là một viên chức cao cấp trong ngành giáo dục. Tuổi tác chúng tôi suýt soát nhau, thân nhau bằng tình cảm bạn bè hơn là khách hàng. Tôi thường hỏi ý kiến bà về những khó khăn khi du nhập vào đời sống mới, ngược lại bà hỏi tôi về quan niệm sống của người Đông phương. Mẹ bà cũng thuộc ngành giáo dục, về hưu được vài năm thì mất vì bệnh ung thự Bà còn một người chị và một em trai, tất cả đều lập gia đình và sống gần nhau trong khu South East side.
Mẩu đối thoại của chúng tôi là chuyện riêng trong gia đình, nhưng điều nầy cũng là một vấn đề mà những đôi vợ chồng chúng ta đều sẽ đi quạ Cuộc sống mong manh không biết được ai sẽ là người đi trước, người còn lại sẽ ra sao?
Trong một lần trà dư tửu hậu, có mấy ông bạn bảo nhau:
- Làm cho lắm, đóng bảo hiểm nhân thọ cho cao, sau khi đi chết để cho ngưởi khác vào hưởng gia tài.
Phía phụ nữ phản đối lại:
- Với cuộc sống ở xứ Mỹ nầy, đó là điều cần thiết, vì ít nhất thì cũng còn con cái, phải lo nuôi nấng, lo chuyện học hành, lo nợ nhà ba mươi năm phải trả … Nếu chỉ ích kỷ nghỉ đến mình mà không nghĩ đến tương lai cho vợ con thì không cần phải đặt vấn đề.
- Nhưng tiền để lại cho người khác ăn thì cũng tức chứ, phải chi bà ấy ở vậy thờ chồng, nuôi con thì đâu có chuyện gì phải nói. Ở xứ Mỹ tự do, chồng chết không cần phải thủ tiết thờ chồng, ngay ngày hôm sau có đi lấy chồng khác cũng không ai cười chê mà..
- Oâng lại nói chuyện thủ tiết thờ chồng với chúng tôi, quan niệm lỗi thời quá, tuy nhiên dù chúng tôi có tái giá, cố tìm một chổ nương tựa cho khoảng đời còn lại, như vậy vẩn còn tốt hơn, trong khi các ông không đợi cho vợ mất đi mà đã bày đặt nhân tình bồ bịch thì sao? Cái quan niệm thủ tiết thờ chồng thật là bất công, bao nhiêu người phụ nử phải chôn vùi xuân sắc cho trọn đạo thờ chồng, bắt người sống phải chung thuỷ cả với bóng ma, thật là vô lý. Tôi đã phá điều đó, cuộc sống ngắn ngủi, xứ Mỹ buồn thiu, con cái mỗi đứa có gia đình riêng, chỉ một bóng vào ra thui thủi, biết lấy gì làm vui tháng ngày còn lại? Đừng có mang câu " trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng"ra mà tròng vào đầu chúng tôi, câu nầy càng bất công, ông đã không chung thuỷ với chúng tôi ngay cả khi chúng tôi còn sống sờ sờ ra đó, đợi vợ chết đi rồi mới lấy vợ khác chẳng phải muộn hay sao?
Câu chuyện tranh luận chỉ là vấn đề thực tế. Đã có những cảnh chia ly kẻ âm cảnh người dương gian, cuộc sống của người già ở Mỹ không giống như ở quê nhà, Các cụ luôn có con cháu kề cận, hoặc ít nhất cũng còn hàng xóm láng giềng. Ở đây, ông hàng xóm bị kích tim, hay bà đứt gân máu não, nằm chết trong nhà cả tuần chưa ai haỵ Mùa Đông bắc Mỹ lạnh triền miên dưới không độ, đài truyền hình luôn kêu gọi người láng giềng hay thân cận nên thăm chừng những người già sống một mình, hoặc báo cáo cho nhân viên xã hội những trường hợp cần giúp đở. Với tình trạng xã hội như vậy, thiết nghĩ chuyện tái giá để nương tựa nhau không phải là điều xấu xa.
Trong thực tế, người già cần nhau như hai người bạn đường, trông nom, chia xẻ cùng nhau. Lúc bây giờ thì con cái đã thành nhân, đã có gia đình yên ấm, thì Bố Mẹ càng không muốn chen vào cuộc sống của các con, xem chúng như chim non đã đủ lông đủ cánh, dã bay đi xây tổ mới. Trường hợp ông Bố của bà Karen là một, tôi còn biết một vài trường hợp khác, có một bà hoan hỉ báo tin
- Ông bạn trai của tôi vừa ngỏ ý cầu hôn, và tôi đã nhận lời, chúng tôi chỉ muốn tổ chức một tiệc mừng thật đơn giản, con cái và vài người bạn thân thôi.
- Tôi thành thật chúc mừng bà tìm được hạnh phúc mới.
Bà cụ quá chồng đã lâu, tuổi chưa đầy lục tuần, sống trong căn nhà rộng lớn một mình, các con năn nỉ bà bán nhà đi, về sống chung, nhưng bà từ chối.
- Tôi không muốn xen vào đời sống riêng tư của chúng nó, và cũng chưa đủ tuổi để vào nhà dưỡng lão, tôi sống một mình cũng quạnh quẽ, những khi bệnh hoạn không có người bên cạnh thật là tủi thân.
Lại có trường hợp khác, bà cụ chỉ có một số ít lợi tức căn bản hàng tháng, tuổi chưa đủ để có bảo hiểm y tế, phải đối đầu với tình trạng bảo hiểm, kết hợp nhau trên căn bản kẻ góp gạo người thổi cơm cho vui vẽ đề huề. Oâng có người săn sóc, bà cũng có lợi tức bảo đãm hơn cho cuộc sống Cũng có trường hợp hai bên đều có căn bản lợi tức vững chắc, không muốn phiền hà của anh của em, chỉ theo nhau về ở chung một nhà như kiểu già nhân ngãi non vợ chồng. Những cuộc tình muộn nầy vì bất cứ nguyên nhân nào vẩn trông thấy, vẩn sảy ra hàng ngày.
Điều bận tâm của các cụ bây giờ trái ngược, vì họ không biết thái độ con cái sẽ như thế nào đối với người bạn đường mới của mình. Tôi bắt gặp cả hai trường hợp: tán thành và chống đối ngầm. Cũng như bà Karen, dù trong lòng không vui khi biết Bố có bạn gái vẩn không tỏ thái độ.
- Tôi biết Bố buồn nên thường dành ngày cuối tuần sang giặt giũ, nấu ăn, mời cụ đi xem hát… nhưng gần đây cụ bận đưa bạn gái di chơi.
- Thì bà cũng biết là hai người trong giai đoạn tìm hiểu nhau, chuyện nầy đương nhiên rồi, hay là bà sợ Bố chia xẻ tình thương với người khác?
- Không phải, tôi chỉ nhớ lại Mẹ tôi, Bố và Mẹ không đi chơi như vậy. Tôi cố ngậm miệng, nhưng xốn xang làm sao ấy.
- Karen, rất khó giải thích, bà nhớ là những năm sau cùng Mẹ bà đang chống lại bệnh ung thư, hai người vẩn rất là hạnh phúc. Có thể Mẹ bà an nhiên, vẩn vui vẽ khi có chồng bên cạnh, và không thấy cần thiết phải đi tìm những thú vui khác, hơn nữa Bố Mẹ bà cũng đã có một khoảng thời gian hẹn hò tìm hiểu trước khi kết hôn, lúc mấy chị em bà chưa ra đời kia mà.
Trường hợp Cô Lisa thì ngược lại, hai chị em chẳng những tán thành mà còn đi tìm bạn đường cho bà mẹ, dù tuổi đã quá ngũ tuần, nhưng nhìn hãy còn xuân sắc, hai cô rập tâm hò hẹn, hối thúc hai ông bà đi ăn uống, xem hát, du ngoạn, tạo mọi hoàn cảnh thuận tiện cho hai người.
- Bà biết không, ông cụ vừa mất vợ, nhà ở gần chúng tôi, đó là mẫu người lý tưởng cho mẹ tôi, hơi lớn tuổi, nhưng không sao.
- Cô không sợ phải chia xẻ tình thương yêu của Mẹ cô với người khác sao?
- Mẹ tôi bao giờ cũng thương con cái. Bà đã cực khổ nuôi nấng chúng tôi bao nhiêu năm nay, con cái lớn cả rồi, bây giờ mẹ phải có những ngày vui, hơn nữa tôi biết rõ ông cụ nầy, tôi tin là hai người rất hợp ý. Mẹ tôi sẽ hạnh phúc.
Trở ngại trong câu chuyện kể của Lisa là bên phía ông bạn mới của Mẹ có một cô con gái út, cô nầy đã có gia đình và con cái riêng tư, nhưng xưa nay rất được ông Bố cưng chiều, mẹ mất đi, cô lại càng bám chặt, sợ Bố lấy vợ khác thì không còn thương yêu chiều chuộng cô như xưa.
Hình như, trường hợp sau nầy tôi nghe kể lại nhiều hơn, vì mấy cô con gái thường không thích có người khác chen vào tình cảm của Bố mình. Có nhiều lý do khác nhau, cô thì trung thành với Mẹ đã chết, cô thì ích kỷ sợ mất tình thương của chạ Trái lại các cô con gái thì lúc nào cũng tin tưởng vào tình thương của Mẹ, và lo lắng đi tìm người bạn đời mới cho Mẹ được an vui. Về phía mấy anh con trai thì lại khác, họ có cái nhìn cẩn trọng hơn, luôn bao che cho Mẹ, và nhất là luôn nghi ngờ những người đàn ông khác đang ngắm nghé Mẹ mình.
Các bà quả phụ thường dễ thích nghi với hoàn cảnh, họ có thể chịu đựng cuộc sống một mình lâu hơn, không vội vã đi tìm người thay thế ông chồng đã mất đi, trong khi các ông thì như trường hợp bà Karen kể lại, ông Bố của bà cùng ba người bạn thân khác, cả ba đều quá vợ cách nhau trong vòng một năm, và cả ba đều không thể sống một mình, họ đều đi tìm bạn gái mới trong vòng vài tháng. Như vậy thì có thể nói đàn bà giỏi chịu đựng sự cô độc hơn đàn ông?
Nhưng dù có kết luận như thế nào thì vấn đề cũng làm chúng ta đối đầu với một thực tế: có tiếp tục đi tìm người bạn đường mới, hay ở vậy chung thuỷ với hình ảnh người hôn phối đã qua đời
Cuộc sống như thế nào mới gọi là đáng sống? Hạnh phúc cho những cuộc tình muộn màng hay là nghiệp chướng vẩn còn đa mang?

Xem Tiếp: ----