- Gẫy,gẫy,cô sáu ơi,cái nhánh nhỏ xíu ghê quá - Quắn ơi,mầy tuột xuống dùm tao,tối ngày cứ thượng trên đọt cây. Cô Sáu bước ra từ sau bếp hỏi vọng lại - Tui ở trên ngọn cây hồi nào,sao má không nhìn vậy? - Tại mầy cũng ít leo trèo quá đỗi, tao không la chừng chừng thì có ngày cũng hốt xác mầy cho coi. Cái nhánh cây trứng cá có bằng ngón tay mà cái thân ba tạ của mầy thì giống gì chịu nổi. Cái góc vườn nhỏ với cây trái xanh mượt, tàng cây ô môi lá mỏng lưa thưa,hoa nở hồng mỗi tháng hai,gốc trứng cá già nua nghiêng tàng rộng che một bên sàn nước, mấy rổ chén nằm lặng lẽ trên giàn phơi nắng trưa.Cô Sáu đặt cái nồi cháo gạo lức xuống sàn, lấy hai cái thau nhỏ bằng nhôm, múc ra mỗi thau một giá chia đều, chan thêm vào một ít cá kho,mang mỗi thau đặt vào một góc bếp,rồi gọi hai con chó đang chầu chực vào,cô ngồi chầm chầm nhánh cây làm roi, hai con chó thi nhau ăn phần của mình, con Vàng gìa hơn,ăn chậm, thường bị con Vện ăn mất phần, cô chờ cho đến lúc con Vàng ăn xong thì mới cầm cây roi giắt lên vách bếp, nhặt hai cái thau đã hết thức ăn,múc nước xối và tráng lại cho thật sạch rồi úp xuống gầm bếp. Nắng trưa nhảy múa trên mấy trái trứng cá chín đỏ, cây mãng cầu có một trái vừa đổi màu da ửng vàng,chỉ một hôm nữa là chín cây, phải canh chừng bầy chim lai vãng cùng mấy đứa trẻ con hay nghịch ngợm.Cây đu đủ bên góc nhà có mấy trái vừa trổ màu mỏ vịt, cô Sáu bước tới,nhìn vào màu da xanh đậm vừa ửng sang vàng cam rực rỡ, vói tay lên đở lấy phần bụng rồi xoay ngang, trái đu đủ rơi xuống,mũ trắng đục như sữa từ cuống và thân cây chảy dài từng giọt.Bước xuống cầu ao,cẩn thận nhúng cả trái vào nước trong xanh biếc, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, xả cho sạch mũ, bổ ra làm đôi,gợt hết hột non, hột gìa khoát nước cho trôi ra xa làm mồi cho mấy cái miệng cá dồ háu đói. Cô mang trái đu đủ đã rữa sạch vào bào thành những lát dầy chừng nửa phân. Cái khạp muối to hột chỉ còn lưng nửa, cô hốt một nhụm, cho vào chén, xối nước rửa bớt bùn đất đen rồi mở nắp keo đựng dấm bằng thuỷ tinh trong tủ chén,khỏa mấy con dấm vừa tượng hình trên mặt, mùi dấm nuôi bằng chuối xiêm trắng thơm ngát, vừa chua vừa ngọt,hai dòng nước miếng bắt đầu ứa ra trong miệng, dấm mới nuôi,vừa tan mùi rượu, hòa với muối cục ăn đu dủ mỏ vịt thì không còn chổ nào chê được… Trong nhà,buổi trưa thật im lặng, tiếng máy may cọt két nhịp nhàng đã ngưng hẳn từ lâu, chỉ có tiếng mái nhà tôn trở mình lắc rắc trong nắng trưa. Cô Tư cầm cây quạt mo phe phẩy, nóng ghê người,trời nầy chỉ có nhào xuống sông ngâm mới mát được, nghĩ đến con sông là đã thấy trạo trực cả người. Cô tiếc cái thời tuổi nhỏ hồn nhiên, muốn tắm sông chỉ cần nhào xuống nước,bơi cho đến lúc rong rêu bám đầy trên khoé môi như hàm ria mép của ông Cả sáu, bơi chán chê hai hàm răng đánh bồ cạp khua nhau lập cập mới chạy lên bờ. Cô lại nghĩ đến trời mưa, những cơn mưa đầu mùa xối xã, mưa như trút nước,dứng kê đầu vào vòi nước phun ra như thác lũ dưới lòng máng xối,nước chảy mạnh không kịp vuốt mặt, cả người ướt loi ngoi nhưng mát tận đáy lòng. Bây giờ suốt ngày cô ngồi với cái máy may, năm nầy sang tháng nọ,chỉ còn lại những ngày đầu năm, khi chưa đến ngày cúng tổ để ra nghề thì được nghĩ ngơi dăm bửa, năm nào ngày tốt, phải chọn vải,cắt một bộ quần áo lấy ngày từ mùng một Tết rồi mới lại thu xếp công việc để dược nghỉ ngơi dăm ngày.Thuở nhỏ trông ngóng từng ngày, từ tháng chạp đã chờ cho đến rằm, đến ngày hai mươi ba đưa ông táo về trời, chiều hăm chín vào thay áo mới. Làm người lớn thật là phiền, mỗi năm Tết đến là bận tối tăm mặt mũi, phải may ròng rã cho kịp ngày hẹn để giao cho khách hàng,nhiều khi phải ngồi may đến quá nữa đêm,đúng là gắp như gắp Tết.Chưa kể mỗi lần ra khỏi cửa phải xin phép, muốn xuống sông tắm phải chờ những đêm sáng trăng thật khuya,khi cả hai dẫy phố chợ im lìm, vậy mà Dì vẩn còn ngăn cản: - Con gái con đứa,lớn chồng ngồng rồi, lặn lội như ông nược, bộ xuống sông bắt bà thuỷ hả, coi chừng có ngày ma da lôi tuột xuống Long vương bây giờ. Công việc trong nhà từ giặt giũ nấu ăn, quét nhà rữa chén, cô đã quen làm từ khi tóc còn kẹp lơ lững sau lưng. Dì bao giờ cũng chỉ ngồi trên bộ ván gõ bên chén nước trà, khách hàng vào cũng không buồn tiếp.Cũng may mắn là mấy năm trước đây Cô Tám thợ may nhìn thấy hoàn cảnh của cô Tư nên thương hại xin với Ba - Anh Tư, Con Vấn năm nay mười sáu rồi, rằm tháng giêng tui cúng,anh cho nó sang bái tổ, tui dạy cho nó cái nghề, mai mốt anh có gã nó đi lấy chồng thì cũng không phải ra đồng chan chát nắng mưa - Cô tính vậy cũng được, để anh bảo Dì nó mua bông hoa và nãi chuối cau sang cúng, cô cũng ráng chỉ biểu cho nó thành tài. Hai năm học nghề với bà thầy,những ngày đầu tiên lại tiếp tục làm việc như con ở trong nhà, sáng đi chợ mua thức ăn, nấu nướng và dọn dẹp xong, bà thầy mới gọi vào chỉ cho chồng vải mới, bảo mang nhúng nước rồi căng lên dây hong gió,chờ đến lúc vải vừa khô, mang vào gấp cẩn thận, bao giờ cắt thì mang ra dùng bàn ủi bằng thau để than nóng ủi lại cho thẳng nếp.Buổi trưa,lúc bà thầy nghĩ ngơi thì cô ngồi tháo từng mũi lượt,đếm từng canh chỉ luôn, ủi từng vạt áo bà ba, hay làm từng khuy áo. Buổi chiều, tiếp tục lo cơm nước, mang củi vào gầm và lau chùi nồi niu,bếp núc cho sạch bóng. Nhửng khi cần giao áo cấp bách,mùa áo cưới hay sắp Tết, lại chong đèn luôn áo đến đêm khuya. - Một,hai,một hai Nhịp đếm đều đặn theo từng bước chân đi, đội Thanh nử cộng hoà trong đồng phục xanh rêu và nón lưỡi trai, hầu hết là những cô gái quê trong xã ấp, nhà nào có con gái trong hạn tuổi đều phải chọn ra một cộ Họ ngồi chụm năm chụm ba trong nhà lồng chợ, chờ cho đến lúc chợ tan, mặt trời vừa lên khỏi ngọn cây, cô huấn luyện viên sẽ tập họp tất cả lại, điểm danh,sau đó là phần luyện tập thao diễn cơ bản, Bước đầu chỉ tập so hàng, tập bước đi cho đều đặn theo tiếng đếm nhịp hay tiếng còi, sau đó đến những động tác thao diễn bằng súng gỗ, loại báng dài như súng trường … từ những bước căn bản sang phần di chuyển theo đội hình, chia ra thành từng toán nhỏ, đi cùng chiều hay nghịch chiều như cánh quạt, xen kẻ nhau, lập nên nhiều đội hình thật là đẹp mắt, Buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc tan hàng, những bộ đồng phục ướt đẫm mồ hôi, những cái khăn tay thêu mỏng manh sáng ngày trắng nuốt đã chuyển thành màu vàng đất nâu.Cô Sáu vừa đi vừa cầm cái mũ lưỡi trai phe phẩy, mấy cái vụ tập đi đứng nầy thật là tốn mồ hôi, nhưng được cái là không phải bận quần lảnh đen và áo bà ba.Cô vuốt lại cái quần tây dài,cái áo sơ mi cụt tay, ít nhất nhìn cũng dễ coi hơn là bộ quần áo hàng ngày. Cái ông trưởng ấp thật tức cười, nghĩ đến chị Tư mặc cái thứ quần áo nầy đi giữa chợ cho thuốc liều cũng chưa dám nữa là. Chị nằn nì xin miễn, nhưng đã có lệnh, cuối cùng thì cô thương hại nên tình nguyện đi thaỵ Cũng may là có mấy đứa bà con cùng đi nên cũng đỡ quê, nhất là không phải lo chuyện làm cá nấu cơm. Mỗi sáng chờ tụi nó đến, chuẩn bị, luân phiên nhau chải đầu,rẽ đường ngôi,chẻ ngọn, thắt thành hai sợi bính dài, cột ngọn lại hai bên tai, xong xuôi mới đi thay quần áo. Tất cả thường hẹn nhau ở nhà cô, vì cô ở gần chợ, mấy cô khác nhà ở tận trong ngọn cùng,hay ngoài vàm sông cái.Có cô cùng tuổi, có cô lớn hơn, nhưng là con duy nhất trong nhà, lện ban hành cần một người cho mỗi nóc gia nên dù không muốn cũng phải vào nhập bọn. Các cô hầu hết lớn lên bên cạnh ruộng vườn, sông nước, quen mặc áo bà ba quần lảnh đen,áo dài và quần saten chỉ trong ngày Tết hay cưới xin, các cô không quen mặc quần tây bó sát chân nên rất ngượng ngùng bối rối. Cô nào cũng mang bộ đồng phục lảnh được gói lại cẩn thận,chờ đến tận nhà cô Sáu mới rũ nhau thay ra, nhìn quanh ai cũng như mình thì tay chân cũng đở vụng về thừa thãi. Cuộc sống ở làng quê sau ngày đất nước chia đôi cũng dần dà thay đổi, Nhà lồng chợ cạnh Đình làng bị đốt cháy thuở xưa được thu dọn sạch sẽ, lấy chổ xây thành khu trường học với hai dẫy lớp học vách bằng gỗ, mái lợp tôn. sáng tinh sương đã nghe hai tiếng trống tụ buổi đầu,sau đó là hồi trống nhập học ngân dài thúc dục, đã có tiếng trẻ ê a,nhịp thước kẻ đều đều. Toàn thể khu chợ được dời về bên kia dòng sông, thành lập một khu phố chợ mới,gồm hai dãy nhà đối diện nhau, một dãy trên bờ và một dãy nằm tựa bờ sông, lác đác những căn phố chợ hai tầng, tường xây gạch,vách tô xi măng láng và sơn màu,mái nhà lợp bằng ngói đỏ miếng dẹp hay bằng tôn xi măng. Con đường chính giữa được, cán cho bằng mặt bằng đá xanh, trên lại trải thêm một lớp sỏi nhỏ cho mịn màng,nhờ vậy sang mùa mưa cũng bớt lầy lội. Trường tiểu học sơ cấp chỉ có từ lớp năm đến lớp nhất, sau đó học trò phải xuống tận trường trung học ở chợ quận cách đó chín cây số để tiếp tục học đến hết năm đệ tứ và thi bằng Thành chung,tức là xong Trung học Đệ nhất cấp. Chỉ có một số ít con cháu của Hương chức,hội tề hay gia đình giàu có trong làng mới có đủ khả năng cho con cái tiếp tục học hành. Hầu hết học trò sau khi học đến lớp nhất, dù thi đậu hay rớt Tiểu học cũng chỉ trở về nhà, nhất là con gái, càng không được đi xạ vì quan niệm con gái chỉ cần biết tính toán cộng trừ, biết đọc, biết viết chử quốc ngữ là đủ rồi. Chiến dịch cưỡng bách giáo dục giúp cho trường học thêm một số học sinh tuổi đã lớn, nhưng vì ở xa làng xã, thiếu phương tiện di chuyển và không có cơ sở giáo dục. Ngoài trường công lập,còn lại một ít trường tư thục do các thầy giáo về hưu mở tại tư gia,họ cũng có một số học trò vì những lý do khác nhau không kịp đến trường trong hạn tuổi, chỉ đi học cho biết đọc, biết viết … Ông Tư thợ bạc về lập nghiệp ở quê vợ, được ít lâu,không may bà vắn số, ông tục huyền, người vợ thứ nhì quê tận rạch Tầm du, nhưng ông Tư vẩn tiếp tục ở lại đây sinh sống, ông đã tạo được một cơ sở làm ăn vững vàng, ngoài ba đứa con với người vợ lớn,bà vợ sau nầy sinh thêm được hai cô con gái..Cô Ba,đứa con gái lớn nhất đã gã theo chồng về làng bên cạnh, cô Tư bây giờ cũng học xong nghề may, cô mở một gian hàng trong góc nhà, bên cạnh cái tủ chưng bày bông tai,vòng xuyến,chuổi hột,dây chuyền,hàng làm mẫu của ông. Chú Năm hiện nay Ông đã gởi đi Sài Gòn trọ học cùng đám con ông Cả Ba,ông Hương hào và ông chủ Lữ, cô Sáu cũng vừa học xong lớp nhất,thôi học chử,đang chờ học một nghề, cô Bảy cũng là cô gái út thì hãy còn bé,vẩn hàng ngày cắp sách đến trường. Trong sổ hộ tịch xã cũng như trong giấy khai sinh của mỗi người đều có tên riêng, nhưng thói quen ở làng quê vẩn gọi con cái bằng thứ tự trong gia đình.Đến lúc lớn lên,vào trường học thì mới được thầy giáo gọi chính danh, khi có tuổi tác thì lại gọi bằng danh phận hay nghề nghiệp,Ông Hà Hữu Tâm trở thành ông Tám thiếc vì ông có cửa hàng buôn bán dây kẽm,thùng nhôm,đinh ốc,những thứ kim loại…Ông tư trong căn cước ghi tên là Lê Chánh Thi,nhưng tên ông đã thành ông Tư thợ bạc từ ngày mở gian hàng buôn bán,sữa chữa vàng bạc,làm nử trang trong chợ, cũng như cô Lê thị Minh Trang, thuở nhỏ cô rất tinh nghịch,leo trèo, chổ nào đám đông,lên đồng thầy pháp trừ tà bắt ma, tụ tập thi bắn giàn thung, súng giã, đánh nhau,bơi đua, cô đều có mặt như bọn con trai, cô có mái tóc ngắn quăn queo trước trán lúc nào cũng cháy vàng vì chan chát nắng trưa,tên cô biến thành Sáu quắn, mọi người quen gọi thành biệt danh,không ai buồn nhớ đến cái tên thận sự đẹp đẽ ông Tư đặt cho cô vào lúc mới lọt lòng. Trong bốn cô con gái, Cô ba Tâm đã yên bề gia thất, Ông Tư gã cô cho người học trò sau ba năm theo học nghề thợ bạc với ông, hai vợ chồng trẻ đưa nhau về chợ Ở làng bên mở một cưa? hàng nhỏ cần cù lập nghiệp. Cô tư Vấn tuổi đã qúa hai mươi, tính tình hiền hòa,điềm đạm, cô làm nghề thợ may, rất chăm chỉ,suốt ngày với chiếc máy Singer và tiếng kọt két của bàn đạp, chắt chiu tiện tặn, tiền kiếm được cô mua vàng lá để dành hậu thân, mai kia mốt nọ theo chồng làm của hồi môn, có chút vốn liếng ban đầu cùng chồng mở cơ lập nghiệp. Cô Sáu là người thật hồn nhiên tinh nghịch, học hết lớp nhất trường tiểu hoc,bà Tư bảo thôi học về nhà lo làm lụng kiếm ăn. Cô vâng lời,có lẻ vì đã chán cảnh ngồi hàng ngày làm những bài toán khô khan,viết những bài luận văn ngớ ngẩn, trong lúc cả một vườn cây xanh bóng mát, bao nhiêu hoa trái ngon lành, bao nhiêu là sách vở hấp dẩn,cô say mê theo dõi những nhân vật thần kỳ như thám tử Kỳ Phong, hay truyện tình tiết éo le như Ngọn cỏ gió đùa của Hồ biểu Chánh,chưa kể bao nhiêu chuyện hoang đường,chuyện Liêu trai chí dị … Cô Sáu vốn đã không chú tâm học hành cô Tư dạy cho học may vá thì cứ trốn ra vườn trèo cây, hay lấy trộm cuốn tiểu thuyết mang ra góc hè ngồi ngấu nghiến. Cô không có tính kiên nhẩn,và nhất là chỉ thích rong chơi.Bảo cô ngồi luôn từng mũi kim hay lượt từng nếp vải còn khổ sở hơn là ngồi tù,cuối cùng chỉ có ông Tư,là người có đủ quyền uy sai khiến,bảo cô di nấu nước me chùi cho sáng mấy món nử trang, dùng pin tạo dòng điện âm dương để mạ vàng vào các món nử trang bằng đồng pha hay vàng thấp nước tuổi,ít nhất thì cô không dám trốn đi trước khi công việc hoàn thành. Xóm chợ quen với những trò tinh nghịch,cô trêu cả gìa trẻ, bé lớn. Bà Tư còm gánh bánh chuối đi bán, bà mang chứng bệnh liệu, chỉ cần đến gần làm bà giật mình thì bảo gì bà sẽ làm theo, cô chờ bà gánh đến gần rồi nắm tay bà,hét vào tai mệnh lệnh mệâng đếm nhịp,thế là bà vừa đi theo nhịp đếm,đôi gánh nhịp nhàng đong dưa, thân hình nhún nhẩy,nước trong quang gánh đổ ra tung toé… Chán, Cô cầm đầu bọn trẻ mang hộp lon sữa bò chất thành hàng,núp sau cánh cửa rồi giăng dây kéo ngang hàng hiên, chờ nạn nhân nào xấu số,vô tình đi ngang thì kéo cho vướng dây vào chân,bao nhiêu lon hộp đổ lổn cổn…cả bọn kéo nhau cười bò lăn.Cô mà ghét ai thì sẽ bày trò cho bọn trẻ tinh nghịch,trêu ghẹo cho đến xin tha mới chịu thôi. Khu chợ quê cũng trôi theo ngày tháng, những biến chuyển thời cuộc, những cuộc bầu cử thay đổi chính thể … chỉ khuấy động đôi chút rồi lại trở về với cuộc sống thầm lặng, người dân quê còn phải lo lắng ngăn chặn nước nổi hàng năm, mùa màng từng vụ, đã thưa đi những cơn bắn sẽ, những tiếng kèn tây bên kia sông, tuy nhiên đồn nghĩa quân và mấy vòng kẽm gai vẩn còn để nhắc nhở sự hiện diện của cuộc chiến chưa tàn,những thông điệp hàng năm,những đoàn cán bộ xây dựng nông thôn những buổi chiếu bóng hàng tuần, tờ bích chương dán đầy mấy gốc cây … Mỗi ngày chỉ có hai chuyến xe đò về tỉnh lỵ, bến xe nằm cạnh đình làng. Những chiếc xe lôi thùng kéo bằng xe mô tô Harley đã thay cho xe đạp bằng chân,từ đầu làng ra tỉnh lộ chỉ có hơn ba cây số đường trải đá xanh. Để sang chợ, phải qua một cây cầu bằng ván gỗ, sau nầy nhờ chương trình viện trợ của Hoa Kỳ,cây cầu đã được đúc bằng xi măng,móng sắt,có lan can cẩn thận. Người khách lạ vừa xuống bến xe lôi qua cầu làm xôn xao xóm chợ, người đàn ông trung niên,đội nón nỉ đen,mặc bộ bà ba lụa mềm,chân đi guốc dông. Cùng đi với bà Tám thợ may, người trở về sau mấy năm đóng cửa tiệm, nghe nói bà đi Sài Gòn ở với cô con gái duy nhất và chàng rễ làm nhà báo,viết tin tức cho tờ Tia sáng.Căn nhà cũ bà cho vợ chồng người em họ thuê lại để buôn bán. Bà Tám vừa đi vừa chào hai bên xóm chợ,dừng lại một chút với Bà Hai bán trầu, bà Tư hàng xén, ông Tàu bán bánh kẹo. Sau khi đi thăm một vòng người quen trong chợ, Bà giới thiệu người cùng đi là đứa cháu họ xa, bà định mang về làm mối cho cô học trò.Cuối cùng thì ai cũng biết Bà định mai mối cho cô Vấn, con gái ông Tư thợ bạc. Nhà ông Tư thợ bạc không dọn hàng sáng nay, cửa hàng của cô Vấn cũng không bày ra vải lụa như mọi ngày, bộ ván gõ nơi bà Tư thường ngồi được trãi một lớp chiếu hoa, thứ chỉ dùng trong ngày giỗ Tết, cái bàn chứa đủ thứ dồ nghề lỉnh kỉnh, kềm,khoan, ống thổi của ông Tư cũng phủ lên một lớp khăn.Ông Tư bình thường chỉ mặc cái quần đáy nem lưng vận, mình trần, hôm nay khoát lên bộ bà ba trắng ngà, tóc bạc lơ thơ dăm sợi cũng chải dầu óng mượt. Cả nhà có cái không khí rộn ràng, Bà Tư vào tận bếp để lo nấu nướng thức ăn. mấy cái bình trà và mâm bánh sắp sẳn trên tấm phản sau nhà. Lủ trẻ con đánh hơi lạ đứng thập thò ngoài cửa, thường khi bà Tư đã đuổi chúng đi, nhưng hôm nay bà chẳng buồn để ý, ngay cả cô Sáu cũng không liếng thoắng như mọi khi, cô bảo bọn nhỏ hôm nay nhà có việc quan trọng, hôm khác sẽ đến chơi. Nhưng cái tính tò mò cố hữu,chúng vẩn lân la chờ, cô Sáu phải mang một gói bánh men ra hối lộ và hứa sẽ phân phát thêm nếu bọn trẻ không quấy rầy. Chợ vừa tan thì bà Tám dẩn người cháu mang lễ vật sang thăm ông bà Tư, chỉ bước qua có mấy bước, từ xóm nhà dưới bờ sông,vậy mà bà Tám hôm nay cũng mặc áo dài lụa màu cặn rượu,chân mang dép thêu cườm, theo sau là người cháu cũng mặc bà ba lụa ngà, nón nỉ đội đầu, tay bưng mâm chứa hộp bánh tây gói giấy đỏ và mấy gói trà tàu.Vào đến nhà, ngã nón ra chào ôngTư cẩn thận, đứng lui lại chờ bà Tám trình lễ rồi mới theo lời mời ngồi vào bộ ghế dài bằng cây cẩm lai kê chính giữa nhà. Sau hai tuần trà,bà Tám xin phép cho cô Tư Vấn ra chào khách. Cô Tư mặc áo dài màu hồng phấn, mái tóc kẹp ngang lưng hàng ngày, hôm nay bới lại gọn gàng sau ót, đuôi tóc thả dài, uốn cong vút như một mồng gà,bôi dầu óng mượt, trên búi dính thêm một cây trâm vàng rực rỡ. Cô là con nhà thợ bạc,không thể thiếu các món trang sức như bông tai, dây chuyền vàng…, cô vén tấm màng the mỏng giăng ở cửa buồng,từ nhà sau bước ra, cúi dầu chào bà Tám, người thầy dạy cô ngón nghề ngày nay, dừng lại một chút chào người khách lạ, rồi lặng lẽ trở vào nhà sau. Bà Tư và bà Tám ngồi trên bộ ngựa gõ chuyện trò, Cô Sáu được giao trọng trách nấu nước, cô đứng trong bếp lắng tai nghe mấy người lớn chuyện trò trên nhà. Cô vừa quạt lửa vừa lầm bầm - Chán thật, mấy người lớn bày điều, coi mắt coi mũi,ai cũng biết bà Tám sang dây làm gì rồi,còn bắt mình canh cái ấm nước sôi nầy,có ai uống đâu. - Quắn ơi, mang mấy bình trà châm thêm nước Cô Sáu mang mấy bình trà vẩn chưa kịp nguội vào châm thêm nước sôi, lần nầy chính cô Tư là người mang bình trở ra,hai tay bưng bình nước trà rót vào từng chung mời mọi người, cố gắng giử cho cho tim đập bớt rộn ràng, bàn tay không run rẩy, đôi má hồng e thẹn, cô cúi chào rồi lui vào buồng trong, như vậy là xong lễ coi mắt. Thật ra thì hai bên người lớn đã bàn tính và ưng thuận với nhau, lễ coi mắt chỉ là một hình thức, chờ lên hỏi ý kiến ông thầy chọn ngày giờ tốt để chuẩn bị cho đôi trẻ nên duyên. Bà Tám đúng là một người mai dong khéo léo, viện cớ đường xá xa xôi, xin được miển hầu hết lễ lộc rườm rà, miễn cả lễ phản hồi ba bữa cho nhà trai,chỉ có một lễ cưới là quan trọng nhất, không thể xin được thế là cô Tư Vấn theo chồng về mãi tận quận Trung Lương xa lơ xa lắt. - Quắn ơi, mầy lại thượng lên ngọn cây nào rồi? - Tui có lên ngọn nào đâu,má sao cứ la hoảng hoài vậy. Sau khi cô Tư theo chồng về xa,trong nhà càng vắng vẻ hơn,không còn tiếng máy may cọt kẹt,thiếu bóng người vào ra,cô Sáu luôn bận bịu tíu tít với công việc, nấu nướng chỉ có bốn người ăn mà sao phải làm bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh,nào rau, nào đậu, cá lóc, cá rô, mấy thứ nầy ngồi làm cũng mất mấy tiềng mỗi ngày, nước vừa gánh đầy lu hôm qua, hôm nay đã lưng nửa. Cô thật chán mứa mấy thứ việc nhà nhìn nhánh chùm ruột sai trái nặng trĩu, màu đã ửng vàng mà không có thời gian ra hái, cái thứ đó mà dầm với nước mắm pha chút đường mật mía thì còn gì hơn,chỉ nghĩ đến đã thèm nhiểu nước miếng rồi. Cô vừa cầm cái lồng bằng mo cau định ra hái một ít thì đã có tiếng bà Tư gọi vào. - Quắn ơi! Nắng ban trưa lấp lánh trên ngọn cây.Tiếng võng đưa, tiếng hát ru rì rào - “ gió dưa cây cải về trời,rau răm ở lại chịu đời đắng cay..” Cô nhớ chị Tư, dù hai chị em tuổi không gần nhau nhưng bao giờ cũng có nhau, cô vẩn trốn ra chái hè đọc tiểu thuyết hay vào vườn ông Rẫy trộm mận xanh, có khi bị dây kẽm gai cào xước thịt da, cô Tư chỉ lặng lẽ đi mua thuốc đỏ sát trùng về bôi, luôn che chở cho những lần cô bị hàng xóm thọt mét, giải vây cho những trận đòn bằng cách sai cô đi giao quần áo cho khách hàng. Ngày theo chồng cô Tư còn cẩn thận dúi cho em ít tiền,dặn dò ráng dè xẻn, chờ đến Tết chị mới về thăm nhà. Cô Tư lấy chồng chỉ có một tháng tưởng chừng cả năm, sao mà dài lê thê, còn lại mình cô để cáng đáng mọi việc trong nhà, con Bảy hãy còn bé quá,chỉ biết long tong chờ sai vặt. Mẹ cô lúc nào cũng có một loạt công việc chờ sẳn. Cái góc vườn từ lâu không thăm viếng, cặp vợ chồng chim sáo trên nhánh cây và hai con chim non chắc đã bay mất từ lâu. Ừ,con sáo lớn, con sáo bay,cô nhìn lên mảng trời xanh biếc,cô nhớ anh Năm lúc về đám cưới có hứa rằng mai mốt sẽ mang cô về Sài Gòn tìm việc. Cô hình dung những con đường đầy xe cộ, những phố lầu thênh thang, thủ đô, hai tiếng đơn giản chứa một sức hút kỳ lạ. Nắng ban trưa lấp lánh, nắng hào quang rực rỡ trong mắt cộ Ừ,mình phải nhắc nhở anh Năm. Thủ đô …Sài Gòn…