- Cậu Thuần ơi, ông ấy đi rồi. - Bà nói gì vậy? Ông ấy đi đâu? Giọng nói ngập ngừng qua tiếng nấc nghẹn. - Ông Bích chết rồi. Tôi rất sợ những cú điện thoại bất ngờ trong đêm khuya, vì hầu như chỉ mang đến những tin báo bất thường.Cú điện thoại nữa đêm nầy không ngoại lệ, tôi gác máy vẩn bàng hoàng. Không nghĩ rằng Ông Bích lại ra đi bất ngờ như vậy. Cách đây không lâu, anh Phan có đến thăm chúng tôi, kể lại chuyện đến thăm gia đình ông Bích trên một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Wisconsin, anh bảo ông rất vui mừng gặp lại anh, nhìn ông hãy còn khỏe mạnh và yêu đời lắm. Lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau cũng đã mấy năm qua, ông vẩn mừng rỡ tíu tít, đi tìm cho bằng được con ngỗng trắng về đánh tiết canh đãi tôi và Phan. Sáng ngày trước khi về ông còn tần ngần nhắn qua khung cửa xe dặn dò cẩn thận đôi lần, phải cố gắng sang thăm một lần nữa, trước khi mùa đông đến, lúc đường xá hãy còn thuận tiện, và nhất là sắp đến lễ Tạ Ơn, cũng là mùa săn nai - Nầy các cậu nhớ nhé, sang khoảng cuối mùa thu, trước khi trời đổ tuyết, đường đi khó khăn, tớ sẽ cố tìm cho được một đùi, nai tơ đấy, tuyệt hảo các cậu ạ! Mùa đông ở Wisconsin vì nằm về phía bắc cho nên lạnh hơn Whiting. Cái thành phố nhỏ xíu, nơi ông cư ngụ nằm sát bờ hồ, rất lạnh, lại thêm triền miên bão tuyết, dân cư thưa thớt, hầu hết là dân cao niên, đã về hưu, tuổi quá lục tuần, không bận bịu công việc nên mấy người bạn già kéo nhau đánh chắn, xoa mạt chược, hay binh xập xám hàng ngày. Ông nhắc mãi, lần nào chúng tôi điện thoại sang thăm cũng nói năng ríu rít, cứ bảo cố gắng sang thăm ông một cuối tuần, khó nổi tôi và Phan không nghĩ cùng ngày, công việc và sở làm khác nhau, chỉ trừ khi lấy ngày nghĩ phép thì mới có hy vọng. Mãi rồi chúng tôi cũng chọn được ngày, thế là bầu đoàn thê tử lặn lội đến thăm.Khi từ giã ra về, ông Ngọc tiển đưa chúng tôi ra tận cửa xe, còn ân cần dúi thêm mấy gói thịt sóc đông lạnh vào tay Phan - Nầy, mang về mà đánh chén, hiếm lắm đấy. Nhớ lại thuở chân ướt chân ráo về định cư ở Whiting,về những ngày tháng sống chung nhau trong căn nhà nhỏ, những bữa chén ông, chén tôi, chén cậu, chén tớ.Ông bao giờ cũng lạc quan, có tí tiền còm, thì rượu tây, rượu Mỹ, Cognac, Voska, không thì một xách bia Hams cũng qua ngày. Khi bước xuống phi trường ÓHare, nhìn một gia đình lóc nhóc con thơ, họ cũng chờ đợi như chúng tôi.Người đàn ông tuổi độ trung niên, chưa quá tứ tuần, vóc người nhỏ nhắn nhưng trông điệu bộ thì có vẻ tinh anh nhanh nhẹn, ba đứa trẻ nhỏ, hai chú nhóc dính mũi vào cửa kính nhìn máy bay lên xuống tấp nập, người đi rộn ràng. Người đàn bà trông dáng dấp mộc mạc hiền lành, dáng người mảnh khảnh, ôm một dứa bé gái trên taỵ Ông ta tiến lại niềm nở chào và hỏi thăm - Các cậu về đâu vậy? - Chúng tôi về Whiting, còn ông? - Thế à! Gia đình tôi cũng về Whiting, Tốt quá, vậy là chúng ta cùng về một nơi. Thì ra chúng tôi có chung một nhà thờ bảo trợ.Về đến Whiting, được biết nhà thờ mướn cho chúng tôi một căn nhà để làm chổ tạm cự Nhà có ba phòng ngũ, mấy thằng tôi còn độc thân nên nhường lại cả tầng trên cho gia đình ông, chúng tôi dọn xuống tầng hầm, đã từng ngũ trong trại binh, lang thang trong trại tị nạn, ngũ trong nhà tập thể với mấy cái giường hai tầng thì ở căn hầm nầy cũng đã là thiên dường. Quen nhau mới biết rõ tình cảnh dở khóc dở cười, ông trên đường di tản sau khi tan hàng rã ngũ, vợ con chẳng được đi cùng, bà mang con cái theo thuyền đánh cá ra khơi chạy loạn và để tránh đạn Cộng sản pháo kích vào thành phố, tưởng chỉ tạm thời, qua ngày yên ổn lại trở vào, không ngờ nước mất nhà tan, tàu bơ vơ lênh đênh không nơi cập bến, gặp hạm đội Mỹ đang chờ sẳn ở ngoài khơi, họ ngỡ là dân bỏ nước chạy nên vớt cả tàu rồi mang tuốt sang trại tỵ nạn Phi Luật Tân. Ở đấy, rồi lại lang thang theo đoàn người tị nạn Cộng sản lũ lượt vào đất Mỹ, giữa lúc hoang mang, ông chỉ có một thân, nhìn mấy đứa bé lại thêm nhớ bầy trẻ lưu lạc quê nhà, bà thân nhân không có, một nách ba đứa con, tay yếu chân mềm, hai ông bà gặp nhau, cám cảnh nương nhờ, gá nghĩa vợ chồng nên duyên bèo nước. Chưa quen với cái gay lạnh mùa thu, tháng mười chưa chiều đã tối, Bắc Mỹ cuối mùa thu với ngày ngắn đêm dài. Sau những thủ tục cần thiết để bắt đầu cho cuộc sống, ngày ngày vác đơn đi xin việc làm, chiều về chia nhau cái bếp nhỏ nấu cơm. Ba đứa trẻ con được gởi vào trường tiểu học của nhà thờ bảo trợ Sacred Heart, thực phẩm từ lòng hảo tâm của nhà thờ mang tặng, không một tên nào nuốt nổi. Thank Giving, được gia đình ông bảo trợ trong nhà thờ mời đến chung vui, mấy thằng độc thân lần đầu tiên nếm thử thịt gà tây nhồi bánh mì nướng thật vàng, thơm ngát, trên bàn ê hề bao nhiêu là thức ăn, bánh trái, cà phê, vẩn thèm thuồng tô phở nóng với dăm miếng thịc bò tái và cọng hành xanh vắt ngang, hay chỉ cần miếng cơm cháy những lần đi chơi về trể giờ cơm, tưới lên một chút mở hành, chỉ nghĩ đến bấy nhiêu đó cũng đủ làm xao xuyến tấm lòng mấy thằng tha hương ngơ ngác. Nhà thờ có người mang tặng cho chiếc xe Chevrolet cũ, trong đời chưa bao giờ được làm chủ một chiếc xe hơi, chưa kịp hỏi cách bảo trì, ông Bích rũ tôi tìm đường đi chợ tàu mua thực phẩm, thế là hai người chở nhau lên xa lộ, cứ nhắm hướng mà chạy, lang thang mãi, cuối cùng cũng tìm được chợ Tàu, mua được bao gạo và chai nước mắm, lúc trở về mới thật nhiêu khê, đi qua khu South side Chicago nổi tiếng trộm cướp, chiếc xe dở chứng nằm ỳ bốc khói, loay hoay mãi cũng không sao chạy, cuối cùng phải kéo về nhà, vị chi giá của bao gạo,chai nước mắm và chuyến phiêu lưu làm hai chúng tôi cạn túi, bù lại cho cả nhà có được bửa cơm đậm đà hương vị quê hương. Cha Xứ cho ông Bích vào nhà thờ giúp việc dọn dẹp hàng ngày, còn thằng tôi xin được công việc rữa chén, lau chùi, phụ bếp ở nhà hàng Tàu, nằm ở cuối con đường xa lộ, cái ngõ rẽ đầu tiên vào thành phố, cách nhà hơn một dặm đường. Bấy giờ thì không còn phải thèm thuồng cơm rau và thức ăn quen thuộc nữa, chưa kể thỉnh thoảng được bà chủ thương hại hoàn cảnh tị nạn, lại biếu thêm chút đỉnh thực phẩm để mang về. Mặc dù công việc trong nhà bếp cực nhọc, lương bổng thật tồi tệ, nhưng nghề lính đã bao năm, có chút khả năng bay bỗng, khi xuống ca thì chỉ tụ họp dăm ba, ngồi binh xập xám hay đánh đàn, sang mãi cái xứ đạo đìu hiu nầy, biết lấy gì làm hành trang sữa soạn cho cuộc đổi đời? Trong lúc đó thì ông bảo trợ cũng khuyên ráng chờ đợi ít lâu, hy vọng sẽ tìm được công việc khá hơn. Chúng tôi tạm sống chung dưới một mái nhà Tôi chỉ đi làm vào cuối tuần, lương ba cọc, nhưng cũng có ngày chén chú chén anh, nhờ vào nhà hàng Tàu nên chuyện ăn uống cũng không đến nổi kham khổ, có khi thịt quay, khi cá hấp…Một hôm ông Bích hỏi tôi: - Cậu làm trong nhà bếp, thế ở đấy có thịt vịt tươi không? - Thứ đó thì thiếu giống gì, bao nhiêu chẳng có. - Tớ thèm cháo vịt tươi quá, hay là cậu cố xin bà chủ chia lại cho một con mang về, tớ sẽ chung tiền mua bia, chúng ta cùng đánh chén vậy. Tôi lại lễ mễ xin với chủ nhà hàng, khi thì con vịt tươi, lúc thì con cá chẻm, cũng chung nhau được một bữa chén ông ly tôi, cuộc sống tạm bình yên qua ngày tháng. Thật là buồn cười tình cảnh của hai vợ chồng, suốt ngày, bao giờ cũng cải nhau như trâu trắng trâu đen, như bầm bầu. xong lại làm lành đó. Tạm cư chưa đầy năm đã có thêm một đứa bé gái trong nhà. Đứa bé đầy năm, chưa kịp nói năng thì đã thấy bà cưu mang đứa khác. Tình huống thật là cười ra nước mắt, cái vốn Anh ngữ của tôi chỉ đủ để làm thông dịch viên trong trại, vì trong đám người mù thì thằng chột làm vua, không ngờ lại theo đuổi tôi mãi đến chốn nầy. Trở ngại bây giờ là tôi chưa gặp trường hợp phải thông ngôn cho phụ nử sinh sản bao giờ. Ở quê nhà, chuyện nầy các bà thì thầm với nhau, người phụ nữ gần gũi nhất với tôi thời thơ ấu là chị Hai, lớn hơn tôi mười hai tuổi, chị tôi cũng bao nhiêu lần cưu mang sinh nở, theo gót chân chinh chiến của Anh, mỗi đứa cháu khai sanh một thị trấn xa lạ, nhưng cho đến khi tôi bế đứa cháu đầu tiên trên tay thì con bé đã gần đầy năm. Tôi đi làm về đến nhà, thường đọc sách báo xong là lăn ra ngũ, thằng bé Tân lớn nhất chưa lên mười, chạy rầm rập xuống nhà dựng dậy - Cậu ơi!, cứu Mẹ cháu kẻo chết. - Chuyện gì vậy? - Mẹ cháu ngã bệnh, bà nói máu ra nhiều quá Tôi chỉ kịp khoát cái áo lên người và chạy lên nhà theo sau thằng bé, trông thấy bà nằm trên giường mệt lã người, không còn sức lực để rên rĩ, ông Bích lăng xăng lo đi nấu nước, rồi đứng ngẩn người không biết phải làm gì.Tôi quay số điện thoại khẩn cấp gọi xe cứu thương, chỉ mấy phút sau là đã đến, họ hỏi có thân nhân nào muốn di theo, và cho một người cùng lên xe thôi, ông Bích thì bấy giờ như lạc hồn, ngơ ngác, bà nhìn sang tôi cầu cứu, muốn nhờ tôi đi theo làm thông ngôn, thôi thì cứu được người là quan trọng, tôi cố moi óc những từ ngữ chuyên môn còn nhớ được, giải thích cho những nhân viên y tế tình trạng bệnh hoạn của bà. Họ đưa bà vào bệnh viện cấp cứu, tiếp máu và mổ bụng mang thai nhi ra, con bé thiếu tháng, nhỏ như con búp bê, nhưng mẹ tròn con vuông, tôi cũng thấy mừng vui, an lòng. Bà đặt tên con bé là Mai ( bà nghĩ thật đơn giản “ nó may mắn lắm, ở bên nhà chắc nó không sống sót ) Sau khi sanh con bé nầy, bác sĩ khuyên bà không nên cưu mang nữa, tuồi bà đã cao, tử cung đã mất sức chịu đựng, nếu còn mang thai lần nữa, bác sỉ ngại sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng, sau khi về nhà và hồi phục lại sức khỏe, bà cấm cửa ông Bích từ đây. Riêng tôi dần dà cũng quen những cuộc cải vã, tiếng ồn ào của lũ trẽ con không còn phiền nhiểu như những ngày đầu tiên.Cuộc sống tất bật, đôn đáo tìm việc, mầy mò các nơi, cố gắng tìm một con đường tiến tới. Làm nhà hàng thì chỉ nghỉ ngày thường trong tuần, cuối tuần là lúc bận rộn, có khi dọn dẹp về đến nhà là đã mệt nhoài. Cũng may là bọn trẻ con đi học, nhà vắng tiếng chúng chạy giởn vui đùa, tôi có muốn học hành hay nghĩ ngơi cũng không có ai làm bận rộn, chỉ có ông Bích buồn buồn lại hay rũ ren, đôi khi ngồi chén rượu mềm môi, những ngày tháng lê thê mùa đông thêm lạnh lùng hiu hắt, lại càng nhớ thương cha mẹ già, em dai. Ở mãi tận chốn quê hương mù khơi. Ông Bích có cái am tường, lịch lãm của một người cao tuổi và đã đi qua nhiều nơi. Tuy nhiên, chuyện kể của ông mười phần chỉ nên tin vào ba phần sự thật, dù sao cũng cố gắng nghe cho phôi pha, cho qua ngày dài, đoạn tháng. Thật ra tôi cũng chẳng tò mò hỏi han trước đây ông làm công việc gì, những chuyện kể rời rạc lúc trà dư tửu hậu, những thêu dệt của một quá khứ huy hoàng tất cả không còn cần thiết, ông cũng như tôi, lạc loài trên xứ lạ, ngôn ngữ dị biệt, bước đầu, hoàn cảnh khó khăn, cố gắng tìm công việc mưu sinh hàng ngày, với mớ vốn Anh Ngữ trong quân đội, sang đến trại tị nạn, hoang mang trước đới sống mới, nhìn quanh, thấy sự thua thiệt đối với di dân đã cư trú lâu đời hơn, tôi cố gắng học hỏi thêm, biết mình phải tự tìm lấy con đường đi lên chứ không thể ngồi chờ cơ hội. Tháng tư, sáu tháng sau khi rời trại Fort Chaffee về định cư ở Whiting, nhờ ông bảo trợ nộp đơn dùm, tôi trúng tuyển vào vừa làm vừa học nghề trong công xưởng kỷ nghệ nặng (chuyên viên sửa chửa và bảo trì ngành kỷ nghệ nặng) cho US Steel, là hảng lọc và biến chế sắt thép từ quặng mõ. Hàng ngày, ngoài tám tiếng vừa làm vừa học, tối về lại cắp sách tiếp tục vào mài ghế đại học Purdue, nghiền ngẫm, gậm nhấm thêm chút ít chử nghiã, những tưởng đã không còn cơ hội trở lại thời học trò, sách vở quăng đi từ ngày mặc áo quân đôi. lên đường. Bây giờ cuộc đời tôi lại bước sang một ngõ quanh, qua thêm một chương mới. Ông Bích rồi cũng tìm được việc làm trong thành phố, chăm sóc cây cỏ bồn hoa trong các công viên. Công việc mưu sinh tạm ổn, Tôi đi học, đi làm, giờ giấc xoay dần, thời khoá biểu không nhất định, vì công xưởng chạy không ngừng, suốt hai mươi bốn tiếng mỗi ngày. Mổi tuần làm bốn mươi tiếng, nhưng ngày nghỉ cũng bất thường, không như giờ hành chánh, khi nào làm hơn số giờ đã ấn định thì được trả lương phụ trội, công nhân làm việc có nghiệp đoàn giúp đở,, giờ giấc chia làm ba thời sáng, trưa, chiều. Làm giờ nào thì được trả lương theo giờ nấy. Thành phố Whiting rất nhỏ, nằm bên cạnh hồ Michigan, phía đông nam cuả Chicago, dân cư thưa thớt, chỉ có vài ngàn nhân khẩu, hầu hết làm việc cho các công xưởng chung quanh, lớn nhất là xưởng lọc dầu Amoco, bên cạnh dó là xưởng xà bông Lever Brother và xưởng dầu bắp Mayzọ Con dường xa lộ liên bang rộng thênh thang, xây thật cao, ngang qua khu vực South side cuả thành phố Chicago, còn gọi là Skyway, hay là I -90 nối liền Chicago và tây bắc tiểu bang Indiana, vòng xuống phía nam hồ Michigan và sang mãi tiểu bang Michigan. Từ trêân skyway I-90 nhìn xuống thấy từng cụm khói trắng nhả ra từ những ống khói chọc trời, quanh năm nhở nhơ bay lượn. như một màn sương mù lãng đãng …Thuở ban đầu, nghe gọi tên tỉnh lỵ là Whiting, khi xe sắp đến nơi, đã nhìn thấy những làn khói trắng, tôi liên tưởng đến đám mây trắng quê nhà, nhưng thật ra đó là tên của người di dân da trắng đến định cư thuở đầu tiên và lập ra thành phố nhỏ nằm giữa vùng hồ thơ mộng nầy.Whiting bao bọc bằng hai hồ nhỏ,Wolf lake và George lake, phía bắc là Michigan hồ lớn thứ nhì trong Ngũ Đại Hồ. Phố chính chỉ là con dường ngắn, le hoe vài cửa hàng, trước đây đường phố đều lót bằng loại gạch nung màu đỏ, hiện nay hầu hết đường phố tráng nhựa, chỉ còn lại hai con đường Cleveland và Pennsylvania được giữ nguyên, trùng tu, thành phố có một rạp hát duy nhất, vẩn còn hoạt động, đi quanh một vòng, chỉ mất vài phút thôi, nhưng đếm lại, nhiều nhất là nhà thờ, ở mỗi con đường chính, mỗi góc phố đều có những gác chuông. Chúa nhật, các cửa hàng, tiệm rượu, đều đóng cửa, chỉ có chuông nhà thờ ngân nga từ sáng sớm, Những ngày hè nắng ấm, bên bãi cát của hai bờ hồ, từng nhóm gia đình, già trẻ tung tăng, khói lò than và thịt nướng thơm lừng. Trọn một năm, tôi từ giã gia đình ông Bích, dọn về một phòng trọ khác, chỉ cách nhau một con đường. Cuộc sống thay đổi, giờ giấc làm việc cũng như học hành bận rộn cuả tôi, hàng ngày đi về bất thường, và không muốn làm phiền moi. người. Căn phòng trọ nhỏ chỉ đủ chổ nghĩ chân, bếp nước khiêm nhượng.Thỉnh thoảng, ngày nghĩ, chúng tôi gặp nhau, cũng chén tớ chén cậu khề khà.Tôi vẩn vùi đầu vào sách vở, trong lúc đồng bào đang ồ ạt tìm đường thoát thân, thuyền nhân tràn ngập các trại tị nạn trong vùng Đông nam á, từ Thailand đến Malaysia, Indonesia. Với luồng sóng tị nạn đổ vào phi trường ÓHare, tôi lại một lần nữa lang thang khăn gói về Chicago, đi làm công tác thiện nguyện, mang dấu hiệu ICEM của cơ quan hướng dẩn người tị nạn, chỉ dẩn cách điền các mẫu đơn nhập cảnh, dẩn dắt đưa đón qua các ngã rẽ trong phi trường để đồng bào tị nạn mới đến có thể bắt kịp chuyến bay chuyển tiếpỉ về nơi tạm cự Kế đến, các hội bảo trợ của các nhà thờ, cơ quan xả hội cũng cần những người thiện nguyện đến làm công tác xã hội, thông dịch, giúp đở, đưa đón hướng dẩn đồng hương trong bước đầu thích nghi vào cuộc sống mới. Cũng trong những đợt sóng đời nhấp nhô xô đẩy nầy, thuyền tôi tìm được bến đỗ, nhưng đây là chuyện sau nầy. Trở lại chuyện gia đình ông Bích, hai chú bé con Tân và Phương lớn như cỏ dại, cô nhỏ khóc oe oe chào đời trong cái thành phố nhỏ như bàn tay nầy cũng lớn nhanh như thổi. Nào lễ rửa tội, rồi thêm sức, chuyển trường, rồi tốt nghiệp trung học. Ngày tháng qua nhanh, mỗi lần gặp nhau như cơn gió, thoáng rồi qua đi. Bản thân tôi rồi cũng đại tiểu đăng khoa, thê nhi yên ấm, tay bế tay bồng. Phần Ông Bích đã bao nhiêu lần thay đổi công việc, xếp hàng chờ lảnh trợ cấp thất nghiệp, làm đơn xin việc khác, tuổi tác càng ngày càng cao, lại không có khả năng chuyên môn,rất khó tìm công việc thích hợp, vững chắc, ông trôi nổi theo những công việc bán thời gian, khi làm khi nghỉ. Cuối cùng cũng đến tuổi hưu non, ông đến thăm và từ giã chúng tôi dể dọn sang tiểu bang khác, tôi tưởng ông về Mississippi hay Louisiana, vùng biển ấm áp để an hưởng tuổi già, không ngờ ông lại dọn về phía bắc của hồ Michigan thuộc tiểu bang Wisconsin. Thành phố rất nhỏ, cách Milwaukee hơn tiếng lái xe, nằm sát hồ, dân cư lại càng thưa thớt hơn Whiting, lý do duy nhất là nơi đó ưu đãi người già, tiền trợ cấp cao, cho nên đã có nhiều người cao niên về đây cư ngụ, mùa đông dù có khắc nghiệt, nhưng không phải đi làm, dậy sớm thức khuya, họ chỉ tụ họp nhau đánh chắn, tổ tôm, tứ sắc…mùa hè thì đi câu cá, trồng rau, cuộc sống cũng bình an. Ông Bích mang bầu đoàn thê tử rời đi, hai chú bé Tân và Phương đã vào đại học, hai cô bé con tóc đã cột đuôi gà, chúng tôi vẩn tin đi, tin về thường xuyên thăm hỏi, ông vẩn ân cần nhắc tôi mùa hè mang vợ con sang thăm ông một chuyến, nhưng ngày tháng qua nhanh, mỗi lần bọn trẻ nghĩ hè, chúng tôi lại mang các con đi thăm các tiểu bang nắng ấm mà chưa có dịp về thăm ông. Phan đã đến thăm gia đình ông nhiều lần, lần nào ông cũng lể mể gởi quà về biếu chúng tôi, khi thì quả bầu xanh, khi thì khô cá miền nam gỏi về. Hẹn lần hẹn lựa, cuối cùng thì cũng lôi được Phan tháp tùng chúng tôi sang thăm. Đến nơi, ông mừng rỡ rối rít, miệng hối bà, rồi lăng xăng lo làm cơm trưa, còn hẹn chiều nay sẽ đánh chén tiết canh ngỗng trắng… Sau chuyến đi thăm, lại bận bịu tất bật với nợ áo cơm, chúng tôi chỉ gọi thăm nhau, mỗi năm lễ Tết, Giáng sinh, vẩn thiệp chúc mừng. Cho đến khi nhận cú điện thọai bất ngờ, tôi bàng hoàng, nghĩ rằng mình không nghe kịp nên hỏi đi hỏi lại đôi lần. Khi biết chắc là không nằm mơ, tôi quay sang nhà tôi - Sáng ngày. Anh phải gọi Phan, ông bà Jerry, chắc cũng phải gọi vào sở xin phép nghỉ đôi ngày. - Có lẽ chưa chôn cất hay ma chay gì ngay lúc nầy, còn phải liên lạc với bà con, họ hàng nữa chứ. - Ông chẳng có bao nhiêu người thân, quen lâu nhất thì chỉ có mấy thằng bọn anh thôi, họ hàng ông chẳng biết trôi dạt nơi nào. - Mình cũng chưa biết ngày nào sẽ cử hành tang lể, nghĩa tử là nghĩa tận, anh phải đến thăm thôi, dù gì cũng hai mươi năm quen biết nhau. Khi Phan và tôi đến nơi, bà Bích bảo Mai đưa chúng tôi đến khu chung cư, nơi ông dọn ra ở riêng từ mấy năm nay, phía trước căn nhà còn vương vãi dây băng màu vàng của sở cảnh sát, sau khi thi hài của ông đã được mang đi, nhân viên cảnh sát điều tra đến thu thập tang chứng cùng dữ kiện, họ cho người đến thu dọn sơ sài, và sau đó thì báo tin cho gia đình có thể vào dọn dẹp, lau chùi, tuy vậy, chưa có ai dám đặt chân vào, chúng tôi là người đầu tiên. Căn nhà nhỏ, ngăn nắp, ông Bích là người lúc nào cũng cẩn thận, dù đồ đạc trong nhà hơi cũ kỷ, tôi nhìn chung quanh, cố hình dung lại ông Bích, những sinh hoạt hàng ngày của một người già sống một mình, người mà tôi quen biết hơn hai mươi năm qua, không phải cái thân thể cứng đờ nằm trên bàn mổ chờ bác sĩ giảo nghiệm và giám định cái chết. Cái ghế dựa, nơi ông ngồi, dù đã lau chùi, vẩn còn vương lại những vết máu trên sàn nhà, vết máu pha lẩn với chất nhầy nhụa màu trắng đục của khối óc bắn lên tung tóe trên trần nhà, mùi hóa chất trộn lẫn với mùi tử khí, những mảnh thịt da còn sót lại đâu đây. Cái mùi không thể quên được, Dù căn nhà không có cái hơi hám như những ngày hành quân tiếp vận, chở người sống vào bụi mù lửa đạn, rồi lại chở thương binh cùng xác chết trở ra, trong lòng tàu, bên cạnh những băng ca người chưa chết, người đã chết nằm trong túi nylon, áp xuất không khí thay dổi đột ngột lúc tàu cất cánh, tiếng rên rĩ hòa với mùi tử khí vẩn bàng bạc, vẩn nặng nề, bầu không khí ngột ngạt như bị nhốt kín trong hầm chứa. Cái chết thì dù bất cứ nơi nào cũng không khác nhau. Tôi tần ngần nhìn một lần nữa căn nhà, nơi sinh sống cuối cùng của ông. Rời phòng khách, nhà bếp phía sau, tôi cố hình dung cho mình, tưởng tượng vóc dáng loắt choắt, cử chỉ nhậm lẹ, ông như vẩn cười nói quanh đây. Tôi soạn các thứ cần thiết ra, chuẩn bị dọn dẹp căn nhà, lòng thầm nghĩ … “Ai sẽ là người vào mướn căn nhà nầy..” Dù sao thì cũng giúp một tay, bà Bích và hai đứa nhỏ chắc chắn không dám bước vào đây, còn nói gì đến việc dọn dẹp và chùi rữa cho sạch dấu vết. Nhà quàn đến, xin người thân chọn một bộ quần áo để cho người chết mặc trong lúc đặt vào áo quan, ít ra thì cũng phải làm ma chay cho tươm tất, Ông dù sao cũng sống qua một kiếp người, tôi nhìn vào tủ quần áo, chọn bộ âu phục sẫm màu và cái sơ mi màu trắng, hỏi ý kiến bà thì như hỏi người bù nhìn, hỏi hai con bé gái thì chúng ngơ ngác nhìn nhau, thôi vong hồn ông có thiêng thì về mà chứng, tôi chọn bộ cho ông bộ quần áo để mặc vào lần cuối đây. Dọn dẹp lau chùi xong các thứ thì trời cũng sụp tối, bà Bích mời chúng tôi đến nhà dùng cơm.Dù trong lòng không nghĩ đến chuyện ăn uống, nhưng nể lời bà cẩn trọng mời mọc, chúng tôi ghé ngang quạ Câu chuyện kể lể, xoay quanh về người quá cố, về những năm tháng cuối cùng, sau khi ông dọn sang khu chung cư, đã được hơn hai năm. Càng cao tuổi, hai người càng cải nhau, chuyện nhỏ trong nhà đến chuyện bên ngoài, cuối cùng không chịu nổi nên bà đã quyết định nhà ai nấy ở, bà được quyền nuôi con theo luật pháp, hai người dù chỉ cách nhau một khoảng đường, ông vẩn thường đến đưa đón chúng đi học, đi chơi…dù sao thì chúng cũng là con của ông. Cô đơn, bài bạc hàng ngày cũng có khi thua khi thắng, thua thì ông càng uống rượu nhiều hơn, lái xe về say quá nằm ngũ gục trong xe, cảnh sát tìm thấy lại mất công đưa ông về nhà. Cũng may mắn là ở thành phố nhỏ như bàn tay nầy, tuổi ông lại già, nói năng tiếng được tiếng không, dù có bắt ông lại phải đưa về quận làm thủ tục giấy tờ, rồi phải tìm người thông dịch lôi thôi, đưa về nhà cho ông ngũ hết cơn say là tiện nhất. Cuối tháng hết tiền đi vào các sòng bạc để đỏ đen, Ông lại mua rượu về ngất ngưỡng saỵ Trẻ con trong chung cư quen với cảnh chiều chiều ông ngồi khề khà trước cửa nhà. Chúng đến làm bạn và chơi đùa với hai con bé, bỏ mặc ông ngồi như gốc cây khúc cũi, mớ vốn liếng tiếng Anh bập bẹ của ông không đủ để chuyện trò, không đủ để giải thích, mà cũng chẳng ai cần ông, bao giờ trong nhà ông cũng dự trử các thứ bánh kẹo cho lũ trẻ. Chúng đến chơi đùa tự nhiên, nhà ông không khóa cửa, đôi khi ông ngũ quên cả đóng cửa, cũng không ai bận tâm, phần lớn những người sống trong khu chung cư hầu hết là những gia đình nghèo có con nhỏ do chánh phủ trợ cấp, hay người già chỉ sống vào tiền hưu trí ít oi. Mùa hè, trẻ con chơi đùa ồn ào khắp nơi, trong hành lang, ngoài sân cỏ… Những ngày tháng trà dư tửu hậu ngày xưa, ông vẩn thích kể chuyện, còn bảo sẽ viết hồi ký, kể lại những trò chơi thanh tao của xứ Hà thành nghìn năm văn vật, của Cố đô Huế ngậm ngùi, của những nẻo đường đất nước mà dấu chân phiêu bạt kỳ hồ của ông từng qua đi, để lại. Nhưng rồi ông chỉ viết lại được một chuyện kể duy nhất đã được báo Văn nghệ Tiền phong đăng tải, câu chuyện kể lại theo trí nhớ thú nuôi chim, giống Hoàng anh, Hoàng yến…còn những chuyện khác chúng tôi vẩn chờ đợi, chẳng biết đến bao giờ, tai sao ông không dành chút thời gian của khoảng đời còn lại để viết?Tại sao lại đi tìm một con đường hèn nhát để tận tuyệt một kiếp người? Tôi không hình dung dược cuộc sống cô đơn của ông, bạn bè chẳng có một ai, hầu hết những người sống chung quanh là người già, họ có họ hàng với bà, đôi khi bạn với rượu là phương tiện giải thoát, nhưng cuối cùng chỉ là ngõ cụt mà thôi. Căn nhà nhỏ và những gì còn để lại, chúng chỉ là đồ vật vô tri, chút hơi hám tình cảm vấn vương nào, những dấu vết của một đời sống đã qua đi, bàng hoàng vô nghĩa, tất cả sẽ được thu dọn, chia cắt, những gì còn có thể dùng được sẽ lần lượt vào tay người khác, những gì không ai muốn dùng sẽ đào thải, ngay cả tấm thân nhỏ nhoi của ông cũng sẽ trở thành những hạt tro bụi nhỏ li ti, chưa đủ bám vào sợi tóc mong manh trên hai mái đầu trẻ thơ, sản phẩm còn lưu lại của ông.Cuộc sống phù du, bên cạnh cái thiên đường mơ ước của mọi người, ông lại lạnh lùng chối bỏ. Chẳng lẻ không còn hy vọng gì cho những ngày tháng tới? Tôi nhìn lại một lần nữa, cố tìm cái bóng thiên đường mơ ước, trong tôi chỉ thấy hình ảnh hắt hiu của một con người cô đơn giữa đám đông.