Đôi chân bé nhỏ chạy lúp xúp theo Dì, đôi mắt sợ hãi ngước lên trời, trông theo đám mây đen kéo nhau bay vội vã, phút chốc như tấm màn che kín một góc trời. Dì bước chân nhanh thoăn thoắt, hai tay gom những tàu lá chuối xanh mượt đang trải ra phơi bên bờ ruộng đậu, Trân vừa cúi xuống nhặt một tàu lá lên, từng cơn giông gió quay quắt điên cuồng, rung chuyển những cành cây, tiếng sấm đầu mùa mưa tháng tư như tiếng bom đạn nổ ngang đầu, thân cây tre nhỏ gác ngang hai bờ mương lạn cũng run rẫy từng hồi dưới chân vội vã, Trân bịt kín hai tai, níu chân dì sướt mướt
- Con không đi, con không đi nữa đâu.
- Đừng sợ, có Dì bên cạnh, con ngồi xuống đây, chỉ còn một ôm nữa thôi, mình vào trại bà Tám trú mưa.
Mưa như trút nước, sấm chớp liên hồi, Dì ôm Trân vào lòng, mở khăn cột tóc ra lau mấy giọt nước mắt còn đọng quanh mi, tiếng mưa như điên cuồng quật vào mái lá, mấy cái cột tre lắc lư, bụi chuối phía sau hè trại oằn oại, hàng cây sua đũa bên bờ mương cúi rạp mình, Trân nhìn Dì
- Có khi nào giông cuốn luôn mái lá không Dì?
- Giông đầu mùa một tí nữa thôi, sẽ qua cơn, con ăn mạch nha nhé, Dì mang theo cho con nè.
Trân an tâm chui vào ngồi trong lòng Dì, miệng mút ngon lành viên kẹo mạch nha ngọt ngào
Giỗ Ngoại đầu mùa mưa, hàng năm phải vào tận vườn bà Tám Hiện để đốn lá chuối. Trân nhất định xin theo, trong lúc Dì còn bận cắt lá và đem phơi thì Trân lang thang thọc mấy hang cua, hay vớt mấy con ốc bưu to tướng cho vào thùng, chiều nay về Trân sẽ xin Dì cho vào bếp lửa than nướng lên ăn. Khu vườn chuối còn bao nhiêu là bí mật Trân chưa kịp khám phá. Cây ổi sai oằn nằm cạnh bờ ao, trái nhỏ ruột hồng, Dì bảo là ổi lộn kiếp
- Dì ơi, sao lại gọi là ổi lộn kiếp?
- Tức là ổi mọc lên từ phân chim, sau khi chim ăn trái ổi chín cây, hột ổi không tiêu hóa rơi xuống đất mọc trở lại thành cây.
- Ghê quá, thôi không ăn nữa đâu.
Trân lớn lên bên quê Nội, mỗi năm chỉ được về Ngoại đôi lần giỗ Tết. Quê Ngoại là thiên đường của tuổi thơ, của thương vội yêu vàng.
*
Mẹ lớn nhất trong mấy chị em, Trân là cháu Ngoại đầu đàn, bao nhiêu thương yêu đổ dồn lại, lúc lên ba Ngoại còn ôm vào võng ru ngũ, lên năm Dì, Cậu còn thi nhau cõng qua cầu. Mùa mưa theo cậu ra vườn nhặt ốc, bắt cua đồng, tháng chạp theo ra ruộng ngũ giữ lúa, tát đìa, bắt mấy chú rùa con mang về bỏ vào nia, chọc cho chúng thi nhau bò, tháng tư giở đất cày bắt dế mèn, dế cơm!
Không còn nhớ bắt đầu từ bao giờ, quê Ngoại luôn thiết tha quyến luyến. Ngôi nhà ba gian lợp la,ù vách gỗ xoài, nằm bên cạnh con sông nhỏ, nước mùa khô chỉ còn lại hơn thước chiều ngang. bờ sông bày hai bãi bùn đen, Trân thường thơ thẩn đếm mấy con thòi lòi trơ mắt ngó láo liên, mấy con còng già giơ cao đôi càng đỏ chạy tung tăng. Từ thềm nha ụhai hàng tán đá xanh vuông vắn lót dọc theo dường xuống bến sông, nơi cây cầu ván bắt lơ lững, một nửa cuối cùng nối vào bằng một thân cây dừa già, Ngoại đẽo thành những nấc để làm chổ bám chân, thân cây luôn chìm sâu trong nước, chỉ bày ra vào mùa khô, khi nước sông rút gần cạn đáy. Cây cầu dừa mỗi khi bước xuống xuống phải lột dép ra cầm trên tay, hai bàn chân từng bước một, bám chặt xuống mắc khất, chỉ cần sẩy chân là rơi bệt xuống, bùn đen rất mềm, không đau, nhưng cũng đủ ngượng chín người.
Mùa gió bấc, Dì dậy nhóm bếp từ khi tiếng gà chưa gáy sáng, nhặt một ít lá dừa khô, xếp làm đôi, kê vào ngọn dèn dầu leo lét, chờ cho ngọn lửa vừa bén, cho vào lò, đổ lên một máng trấu, tiếng lách tách kêu vui từ ngọn lửa hồng vừa bén, mặt Dì dưới ánh lửa chập chờn sáng như ánh mặt trời mới mọc.Hàng năm, Dì bắt đầu tráng bánh từ đầu tháng chạp, bánh tráng đơn giản chỉ là thứ quà Tết đặc biệt của quê ngoại, sau nầy Trân mới hiểu nhiều hơn, với Dì, đó là chi phí tiêu dùng cho ngày Tết, làm quà cáp kiến biếu hai bên họ hàng!
Tháng chạp, năm nào được theo Mẹ về Ngoại là cả một niềm hân hoan, hạnh phúc. Sáng sớm dậy, gió bấc gay lạnh, múc vội gáo nước trong lu, Dì với tay lấy ấm nước nóng phía sau lò tráng bánh pha thêm vào cho Trân rửa mặt. Lạnh thì đã có ống khói xây gạch tô đất bùn làm thành lò sưởi, hay đến đứng tựa bên miệng lò, giã vờ canh lửa, chờ cho viền trấu vòng quanh cháy đỏ, dùng thanh sắt dài và mỏng thọc vào khều ngang nhẹ nhàng, xúc một máng trấu khô cho vào, rồi mang cái thúng con chạy vào bồ xúc thêm một thúng nữa đổ cho đầy cái cần xé bên cạnh. Dì chỉ khen một tiếng giỏi giắn là không cần chờ nhắc nhở Trân đã lăng xoăng chạy đi ngaỵ Bao giờ đói bụng, chỉ giã vờ hỏi
- Ngoại ơi! Bánh nầy rách rồi, con xếp lại thành bánh ướt nhé.
Bánh tráng quê Ngoại nổi tiếng, vừa mỏng vừa dai. Ngoại chọn lúa từ vụ mùa trong năm, đến tháng chạp mang di xay thành gạo, nhặt hết thóc lúa lẫn lộn trong gạo rồi cho vào chậu ngâm qua hai đêm,xã nước cho thật sạch nhiều lần,rồi mới xay thành bột, lại tẻ nước và pha lại cho đúng lượng trước khi mang ra tráng bánh.Lò dùng để tráng bánh xây bằng gạch nung, có ống khói cao, miệng lò lót những thanh sắt mỏng nằm ngang như từng nấc thang dể lấy không khí cũng như chặn không cho trấu đổ ào ạt xuống làm ngột lữa. Trên mặt lò khoét hai lỗ trống làm bếp, bếp trước đặt một cái chảo đụng thật to, bên vành chảo là một khung tròn bằng đất nung, trên miệng giăng một mảnh vải làm khuôn, bốn góc và bên cạnh khuôn vải vuông căng những sợi dây dài cột lại bằng gạch nung, nặng nhẹ tùy theo góc độ, vì khung vải phải căng thật thẳng mới có thể tráng bánh được. Phía sau là một bếp nhỏ hơn, thường để giải nhiệt hay đun nước sôi, nấu nướng thức ăn trong ngày cho đở tốn thêm củi lửa. vì sau khi đã đốt lò thì thường phải thay phiên nhau tráng bánh liên tục để phơi cho kịp nắng.Dì ngồi bên lò từ khi trời chưa rạng, bánh chín mang ra trải lên trên vĩ đan bằng lá dừa, chồng lại thành từng cao, chờ cho đến lúc mặt trời lên, màn sương sớm tan đi thì mang vĩ ra phơi. Thường, nắng tốt, chỉ mất chừng nửa ngày thì bánh khô, mang vào gở từng cái, đếm thành chục rồi cột lại, công việc nhẹ nhàng nhưng bận rộn suốt ngày. Lò tráng bánh xây trên khoảng sân vuông, cạnh con rạch nhỏ bên hông nhà, một hàng khạp da bò lớn kê dọc theo cho tiện việc mang nước lên, hàng năm sắp đến tháng chạp, chỉ cần tu bổ lại, đốn thêm lá dừa đan vĩ mới.Sau mỗi mùa tráng bánh Ngoại phải tháo mấy thanh sắt mỏng ở miệng lò ra, mang cất kỷ tránh nắng mưa chóng rĩ sét, chờ đến mùa sang năm, và trước khi mở lò Ngoại thường cúng kiến rất cẩn thận, mỗi mùng ba là ngày Tết nhà, Ngoại luôn nhắc bầy con cháu mang giấy vàng dán vào ống khói để mừng Tết, không được quên, ông lò nổi giận sẽ cho lửa cháy không đều, bánh tráng hỏng, thất mùa!.
Mỗi năm Dì tráng ba thứ bánh khác nhau, loại bánh tráng trắng, mỏng như lụa, dùng để nhúng nước cuốn gỏi, cá lóc nướng trui, dưa cải chua xào... Gần Tết, sau khi lúa mùa đã gặt phơi xong, cũng là mùa tát đìa, cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặcẦNgoại mang về xẻ khô, làm mắm hay chứa lại trong lu chờ con cháu về ăn Tết. Cứ mỗi lần giỗ Tết không thể thiếu món cá lóc nướng trui. Ngoại đốn sẳn tre già, chẻ thành que, một đầu chuốc nhọn, khi mang cá lóc đi nướng thì xiên từ miệng cá xuống đuôi, cắm xuống đất cạnh bờ sông, đầu cá nằm dưới, phủ lên một ôm rơm khô và đốt lửa, canh cho đến lúc tàn lửa, khều tro than và lấy nguyên xiên cá ra, cạo bỏ lớp vẫy đã cháy đen, mang vào cuốn bánh tráng với rau húng quế, xà lách non, chấm vào nước mắm pha với me chua ngọt. Chỉ nghĩ đến đã thấy cồn cào nhung nhớ.
Bánh tráng dừa là loại bánh dầy hơn, có lẫn mè, dùng để nướng và cùng ăn với bánh phồng nếp. Ngoại thường ngâm mộng nếp mới nấu thành mạch nha để dành ăn trong năm, Trân mê lắm mạch nha kéo thành sợi trên bánh tráng dừa mới nướng nóng hổi, mấy chục năm sau, những ngày lớn khôn, tha phương, bánh kẹo đầy dẫy trong ngày đầu năm, vẫn không thể quên món ăn mộc mạc do chính bàn tay Ngoại.
Bánh tráng ngọt mỏng hơn, dùng đường cát, nước cốt dừa,và mè trộn lẩn trong bột sau khi bánh khô rất dẻo, mấy chị em mang ra cuộn lại thành từng ống như điếu thuốc giả làm ngưới lớn phì phà. Bánh ướt ngọt là món không thể quên được, Trân bao giờ cũng nhắc Dì ngâm đậu xanh bóc vỏ làm nhân bánh ướt, đậu nấu chín trộn với dừa rám võ bào sợi, bánh vừa tráng xong, cho nhân vào, xếp lại thành từng mảnh dẹp dài hơn gang tay, khi ăn thường cuốn tròn lại, chấm muối mè rang vàng giã nhỏ,thật là đơn giản, thật thà nhưng mấy chục năm qua vẩn nhớ.
Dì như cái bóng thân quen, mỗi mùa mỗi thứ, bao giờ về quê cũng sắp sẳn những thức ăn Trân ưa thích. Những trò chơi hàng ngày, tập bơi trên chiếc xuồng ba lá trong con rạch nhỏ đầy bóng cây xanh, cây dầm con Ngoại chuốc bằng thanh gỗ thật mỏng, bảng dẹp gần bằng nửa gang tay người lớn, tay cầm nhỏ lại cho vừa bàn tay, cầm cây dầm xinh xắn, ngồi trước mũi xuồng khua nước, vọc nước nhiều hơn bơi, cây dầm nhỏ như bàn tay thì sức nào mà đưa đẩy? Dì luôn nhắc Trân cẩn thận, sợ lao chao rồi rơi xuống nước.
Sang mùa nước nổi, trời nước bát ngát mênh mông, sóng lúa xạ lao xao, nước trắng xoá đến tận chân trời, từng chòm cây xanh trên gò cao như vết chấm phá điểm trên nền tranh lụa trắng, ngồi trên chiếc xuồng con con, đi từ liên tỉnh lộ về, Dì thường chống tắt ngang ruộng luá, dọc theo bờ ven, ranh giới cho nhửng thủa ruộng xanh là hai hàng điên điển, thân cây nhỏ mong manh, nhánh trĩu nặng từng chùm hoa vàng rực rỡ.
- Dì ơi! Hái cho Trân chùm hoa vàng kia đi
- Ngồi yên đó, Dì sẽ dừng lại, coi chừng nghiêng xuồng rơi xuống uống một bụng nước đồng bây giờ, chổ ruộng nầy sâu lắm.
Dì chống dầm xuống, giử cho xuồng nằm yên, lột nón lá và lật ngữa ra,hái từng chùm hoa vàng, vừa hái vừa giải thích là hoa điên điển trộn gỏi chua, hay làm nhân bánh xèo, xào thịt nạc cũng ngon lắm. Khi đi ngang đầm nước, nhìn hoa súng dại đang khoe màu, Dì lại ngưng dầm, nhổ một bó cho Trân. Bông súng ma thân màu xanh, hoa màu trắng nhụy vàng mơ, bông súng dại thân màu tía, hoa màu hồng cánh sen nhụy trắng. Tướt bỏ võ ngoài, thân cây bông súng bên trong rất dòn, Ngoại thường trộn sổi ăn mắm sặc kho, hay nấu canh chua cá. Dì dạy cho Trân cách lột cánh hoa súng, bên trong đài hoa là trái nhỏ,có hột thật mịn, ăn vào nhơn nhớt. Trên đường về còn vớt thêm được một mớ rong mã đề, lá dài lằn ngoằn, trái nhỏ nhọn như trái cà na, vỏ bao quanh có khía như mướp. Trái mã đề ăn vào cũng nhớt như hoa súng, nhưng vị ngọt hơn.Chỉ con đường về nhà đã chứa bao nhiêu kỳ hoa dị thảo của tuổi thơ, cả một kho tàng vô giá, Trân chỉ muốn được đi hoài, đi mãi, đi theo màng nước mênh mông và sóng lúa chập chùng.
Buổi tối, lúc Dì ngồi may, Trân lân la chơi bên cạnh, trong tiếng kót két của chân đạp máy may nhịp nhàng. Ngọn đèn dầu leo lét soi cái bóng dài ngoằn lên vách, chắp hai bàn tay lại, đùa với bóng mình, khi thì như người đàn bà đi chợ, khi thì cánh bướm bay chập chờn hay cô thiên nga dỏm dáng Ầtrò chơi thật đơn sơ chỉ cần ngọn đèn và đôi bàn tay di động soi bóng in lên vách, không gian thật bình yên, thỉnh thoảng tiếng chắt lưởi của con thằn lằn tiếc của nảo nề trên vách ván, pha vào tiếng tắc kè chậm rãi trong góc nhà.Chán chê, Trân leo lên cái võng do chính tay Ngoại thắt lại bằng sợi vải thừa Dì dành dụm bấy lâu.
- Dì ơi! Dì hát ví dầu đi
Dì vói tay đong đưa cái võng nhịp nhàng, đuổi bầy muổi đói vo ve, tiếng Dì hát ru thật nhẹ nhàng:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó di
Khó đi dì cõng con di
Con đi đường bộ,Dì đi đường đời!
Đèn Sài gòn ngọn xanh ngọn đo?
Đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về anh học chử nhu
Chín trăng em đợi mười thu em chờ..
Câu ca dao ngọt như mạch nha, thấm như phù sa vào ruộng đồng. Những bài hát nghe như tiếng nước chảy, như mây bay, như hơi thở nhẹ nhàng. Giấc ngũ của tuổi thơ không bận bịu âu lo, chỉ đôi câu hò đã thần tiên đầy mộng ẦDì vẩn ngồi lặng lẽ bên máy may, chiếc bóng đơn thầm lặng với tháng ngày, trong lòng đêm đen có bao nhiêu ước mơ, có bao nhiêu con đường, những nhánh sông con đổ về sông lớn, nước trên nguồn về mãi biển khơi!
- Dì ơi! Sao hôm nằm ở hướng nào vậy?
- Sao hôm nằm về Phương đông, Trân có thấy chút ánh sáng lấp lánh sau rặng ô môi kia không?
- Sao mờ quá vậy? Chẳng giống như Dì kể chuyện chút nào.
- Trân phải chờ trời tối hẳn, bấy giờ sao mới sáng hơn.
Buổi tối, nằm trên đống rơm khô, trên đầu là một vòm trời đầy sao, Trân tẩn mẩn đếm, một, hai, có những ông xanh biếc, có những ông vàng hoe, Dì bảo ông vàng sắp đi ngũ, ông xanh sắp đi hẹn hò, ông sao trắng rơi xuống trần làm vương miện tuổi thơ!
Tháng chạp, mùa khô, lúa mùa đang độ cắt, những cánh đồng bát ngát vàng ươm, con rạch nước cạn khô nâu thẳm, gió bấc thổi hiu hiu.
Cuối sân, cậu Hoàng mang nóp đệm ra trải bên cạnh đống lúa vừa đập xong, mùi ra. mới thật nồng nàn, Dì mang mấy củ khoai lang Dương ngọc ra vùi vào lửa rơm, bên thửa ruộng bên kia chỉ thấy bóng tối lờ mờ, cậu Thi vừa đi tuần một vòng, đốm lửa đỏ bay bay từ ngọn đuốc rơm lập loè khuất dần, tắt ngấm. Giữa khoảng không gian im lặng, tiếng sáo trúc của cậu Hoàng thật thiết tha, từng âm thanh nhẹ nhàng cao vút.
- Dì ơi! Sao cậu hay thổi sáo trong đêm?
- Đêm là lúc không nhìn thấy người, chỉ thấy chính mình thôi, mai kia lớn lên Trân sẽ hiểu.
Trân cầm cái lượt sừng, chải từng dòng tóc mượt, tóc Dì dài như dòng sông, đen tuyền, che kín một bờ lưng. Vết thẹo nhỏ nằm ngang như ngấn cổ, luôn che khuất dưới dòng tóc mượt mà, Trân xoa nhẹ tay hỏi
- Dì có đau không?
- Lâu lắm rồi, đã không còn cảm giác nửa.
- Tại sao Dì lại mang vết thẹo vậy?
- Lúc nhỏ như con, Dì bị lưởi hái cắt.
Dì có ấm ảnh xoa? tóc chụp ngoài hiệu Tân Thuận, mái tóc dài gần tới gót chân, Ngoại bảo đốt đi, người trong ảnh nhìn buồn như vọng phu, Trân xin lại, mang tấm ảnh cất đi. Những năm trung học sau nầy, tấm ảnh ép vào quyển nhật ký mang theo từng lớp học, cuối cùng thì chung với mớ sách vở cháy theo ngọn lửa hồng trong chiến dịch văn hoá, số phận rồi cũng trở thành tro bụi như lời Ngoại ngày xưa.
Dì theo chồng, khăn voan áo lụa, đầu mùa mưa. Không còn những ngày theo nhau ra đồng bắt cua, bắt ốc, mỗi lần về thăm lại thấy Ngoại lưng còng hiu hắt hơn. Những ngày giỗ Tết, Ngoại vẩn cắm cúi sữa soạn, mỗi vụ mùa màng vẩn dành dụm phân chia, bánh tráng Tết quê Ngoại không do đôi bàn tay của Dì, hương nhạt nhẽo. Bấy gìơ thì Trân lớn hơn, thường theo Ngoại đi cúng giỗ các nơi trong họ hàng, mùa hè, dã dám một mình theo xe đò về thăm quê Ngoại.Trân nhớ như in, tháng nào giỗ nhà ai, năm nay trong thân tộc nhà nào cưới gã, mỗi lần đi thăm họ hàng Ngoại luôn khoe
- Nhìn con bé, năm nay đã lớn bộn rồi đó.
Lần theo Ngoại sang ăn giỗ bên nhà chồng và luôn thể thăm Dì, Trân theo Dì vào buồng hỏi nho?
- Dì ở đây có buồn không? Về thăm Ngoại không có Dì, nhà vắng quá.
Đôi mắt Dì long lanh ẦChiều xuống, Ngoại bảo chào thưa ông bà để trở về, Trân nhìn thấy Dì đứng tựa cửa buồng đôi mắt đỏ hoẹ Trân trở vào ôm chặt Dì rồi theo Ngoại xuống bến sông, nhìn lại vẩn thấy bóng Dì đứng tựa gốc cây dừa, thật nhỏ, nhìn theo..
Năm học đệ ngũ ở tỉnh lỵ,về thăm nhà nghe mẹ kể lại: Dì đã ra riêng, Trân đón xe đò về thăm, căn nhà lá nhỏ còn thơm mùi tre mới đốn, nằm dọc theo tỉnh lộ,cách chợ quận hơn cây số, chung quanh nhà trồng một vài cây ăn trái lưa thưa, hai cây dừa lửa vừa đơm bông bên cạnh cái mương đầy nước trong vắt. Vừa bước xuống xe, nhìn sang, thấy Dì đang hái rau, ánh mặt trời chói chang, nghe tiếng xe ngừng, Dì che mắt, ngước mặt, thấy cái bóng nhỏ quen thuộc băng qua đường, mừng đánh rơi cả rổ rau trong tay.
- Sao con dám đi một mình vậy?
- Con nhớ Dì!
Nắng ban trưa long lanh trong đôi mắt, Dì nắm bàn tay như những ngày nhỏ dại, đôi bóng ngã theo bước chân reo vui.Căn nhà đơn sơ, ngăn nắp, trong mỗi góc có bàn tay chăm sóc của Dì, bên cạnh cái máy may, quyển sổ tay nhỏ, ghi lại tỉ mỉ từng đồng chi thu, trong giàn bếp treo thẳng hàng mấy cái nồi chảo, ấm nước, khung cửa sổ nhỏ nhìn ra giàn mướp đầy hoa, nằm bên cạnh mảnh vườn rau mượt, ở cuối vườn, dây mồng tơi bò quấn quýt quanh mấy cái cọc trẹ Chiều xuống, Dì ra giàn cắt trái mướp đầu tiên đãi con bé canh cá rô, dượng vớt mấy con ốc bưu to tướng dưới mương về làm quà
- Sao dượng lại biết con thích thứ nầy vậy?
- Thì Dì vẩn nhắc con chứ ai, con là cái bóng của Dì mà.
Buổi tối, nằm trăn trở trên chiếc giường tre, Dì vẩn xoa? tóc ngồi bên chiếc máy may tiếng chân đạp đều đều, Dượng chuốc tre làm đũa cạnh ngọn đèn dầu lung linh, Trân nhớ làm sao, tiếng hát êm ái, bản vọng cổ sáu câu dài tha thiết, hay những bản vắn ngọt ngào, điệu Nam ai u uẩn, bài Lưu thuỷ hành vân nhẹ nhàng!
- Dì ơi! Sao dì không hát nữa vậy?
Những năm tháng sau trung học đi xa, quay quắt những vòng soay tuổi lớn, lâu lâu vẩn trở về thăm ngôi nhà nhỏ với Dì Dượng và mấy đứa trẻ thơ, căn nhà đã bao nhiêu lần dựng lại, mái lá thay bằng mái tôn, vách tre thay bằng vách ván, hàng cây ăn trái đã lần lượt bao mùa. Hai cây dừa xoã lá bên mương giờ đã vươn cao quá nóc nhà. Mấy đứa bé mừng chị về đứng thập thò trong khung cửa.
Từ giã con đường liên tỉnh, khăn áo về thủ đô, những tháng đầu mùa mưa lướt thướt, nằm trên gác nhỏ hầm hập sức nóng ban ngày, tiếng mưa trên mái tôn, tiếng sấm đầu mùa chìm lắng trong trăm ngàn tiếng động của thành phố. Sách vở nhai như kinh kệ, nhìn ra vòm trời hoa? châu loé sáng đêm đêm, những ông sao sáng trong ký ức miệt mài, không biết ông sao trắng nào đã rơi xuống thành ước mơ, bùng lên rồi tắt hẳn? Mưa đầu mùa, mưa điên cuồng, mưa thịnh nộ, mưa cuốn trôi bao nhiêu giấc mơ, từng ngày xây đắp, mưa gào thét nhớ thương khung trời cao vút xa xôi!
Đất trời đảo lộn, dã thú nhập thành, lang thang phơ phất, lúc trở về ngang tỉnh lộ ghé lại thăm Dì Dượng, vẩn mái nhà xưa, hai cây dừa sắp lão, Dì bế thằng bé con èo uột trên tay, mặt buồn hiu hắt, nhìn quanh bầy trẻ nhỏ cũng im lìm ngơ ngác
- Sao em nóng quá vậy Dì? Em bệnh từ bao lâu rồi?
- Đã hơn tuần nay rồi, Dì cũng không còn biết phải chạy nơi đâu nữa.
- Dì sửa soạn đi, mình đưa em đi bệnh viện Nhi đồng chửa trị.
- Mình làm sao đi được con? Thời buổi nầy!
- Còn nước, còn tát.
Thằng bé quặt quẹo, ngày nóng ngày lạnh, đêm từng đêm Dì ngồi ôm con trên tay, tiếng ru đứt doạn. Trân chạy đi chạy về, mấy vòng xe đạp con con, từng hộp thuốc chạy ra chợ trời tìm mua, Trân lén mang cái đồng hồ tay đem bán, Dì cũng bán đến chiếc nhẩn vàng cuối cùng thì thằng bé xuất viện, lồng ngực ốm trơ xương nhưng nhịp thở dều đặn, Dì không giấu nổi vui mừng, thôi thì đổi tên nó lại là Trường An, chỉ mong sao cuộc sống nó sau nầy như tên đặt.
Lần cuối cùng, sau bao nhiêu chuyến trốn đi, trở về, thất bại, lần nầy như một điềm báo, Trân ghé ngang thăm Dì trước khi lên đường đến điểm hẹn, uống ly nước chưa xong đã từ giã, Dì tần ngần đứng tựa cửa trông theo, bao nhiêu lần, từ thuở con bé ôm chân, đến khi thành thiếu nữ thướt tha áo lụa, bao giờ cũng là bóng Dì đứng trông theo ẦTrời chuyển mưa, có phải là giọt mưa đầu mùa lất phất, giọt mưa lăn dài mặn đắng trên môi!