Viết cùng Đỗ Hồng Linh
Chương 2
DI NGÔN TỔ PHỤ

Người mệnh phụ im lặng nhìn các con hồi lâu, khẽ tằng hắng cất lời:
- Thầy “đi” hồi một giờ ba mươi lăm phút, lòng ân hận vô cùng vì không cho con biết sớm! Thầy chỉ trối những việc bình thường còn việc chính như chúc thư và “việc kia” thầy dặn phải chờ … tổ phụ về định đoạt!
Trần Dũng không khỏi cau mày hỏi lại:
- Chờ tổ phụ về ư? Tổ phụ nào? Thầy mê sảng đến thế ư?
- Không đâu con! Thầy tỉnh đến khi nhắm mắt!
Người anh cả Trần Thường lắc đầu xen vào đáp:
- Tôi cũngnghe lời thầy trối mọi chuyện để cụ tổ về định đoạt! Và theo đúng di ngôn lập nguyện của dòng họ Trần thì chính chú là … tổ phụ!
- Trời! Anh cũng loạn trí rồi ư?
Trần Dũng sửng sốt kêu lên. Nhưng Trần phu nhân đã nghiêm giọng nói luôn:
- Dũng! Anh cả con không loạn trí, chỉ có con chưa biết chuyện bí ẩn của dòng họ Trần ta, vì thầy con đã do dự suốt hai mươi mấy năm chưa dám cho con rõ!
Ánh nến lắt lay, hắt toả lên khuôn mặt hu nhân mờ ảo, giọng bà trầm trầm xa xăm như từ dĩ vãng vọng về:
- Chuyện như vầy! Ngót bảy mươi năm xưa, cụ Tam đại các con làm võ tướng triều đình, chống giặc khắp các miền thượng du đất Bắc. Thường cùng Tôn Thất Thuyết, Hoàng Kế Viêm, Ông Ích Khiêm hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh quân Tây Dương, quân Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh, cờ Trắng Bàn Văn Nhị v.v…. Cụ nhà ta văn võ song toàn làm đến chức Tĩnh Biên phó sứ thì mất bởi một cơn đau ngực lạ lùng! Trước khi thác, người có di ngôn lại là sẽ… trở về cõi thế, đầu thai vào cửa nhà Trần ta! “Người” có viết tên họ “Người” vào hai lòng bàn chân, hẹn con cháu, về sau nếu đẻ con trai cứ thấy ai có hai chữ dưới lòng bàn chân tức đó là “Người”! Sau này, con cháu vẫn giữ kín di ngôn bí mật đó, nhưng ông nội con sinh nhiều con, vẫn không thấy! Đến đời thầy con, lần thứ ba mẹ vừa chuyển bụng đẻ ra con, ai nấy đều giật mình, thấy chữ ở lòng bàn chân mới biết lời nguyện xưa đã ứng! Cụ Tam đại trở về dương thế vì một chuyện bí mật nào đó chưa ai được rõ! Dũng con, hãy xem lại lòng bàn chân!
Trần Dũng vội theo lời phu nhân, cởi giày vớ, soi nến nhìn lòng bàn chân mình. Thật ngoài sức tưởng tượng! Lòng bàn chân phải có chữ Trần, lòng bàn chân trái có chữ Dũng, mờ mờ nét chàm xanh. Từ ra đời đến giờ chàng trai chưa bao giờ để ý thấy, vì cũng hơi giống như các nét chỉ dọc ngang thường có!
- Thầy con để di vật trong tay! Chỉ riêng Trần Dũng mới được nhận! Chuyện bí mật có liên quan đến … chứng bệnh đau ngực của dòng họ ta!
Nghe mẹ nói, Trần Dũng vội ngó kỹ thi hài phụ thân, lúc đó mới nhận ra hai bàn tay ông vẫn nắm chặt, không ai gỡ nổi!
Chàng trai bàng hoàng kinh dị lặng đi hồi lâu mới run giọng khấn:
- Nếu con là tằng tổ phụ đầu thai, xin cho nhận di vật!
Lạ thay! Dũng vừa chạm, tay ông già đã mềm như bún. Bàn tay trái ông có một mảnh giấy gấp nhỏ, nét chữ thảo đã run run hẳn:
“Di vật tổ phụ để trong hộp “sắc”. Chỉ mình Trần Dũng mới lấy được chìa khoá mở hộp đó. Xin tha tội đứa cháu nội bất hiếu đã có lúc định quên hẳn di ngôn tổ phụ.”
Chàng trai cúi đầu, cầm lấy chìa khoá rồi một mình bước sang gian phòng thờ.
Ánh nến vật vờ úa vàng trên bàn thờ. Trần Dũng nhìn dãy bát hương, bài vị, thần chú xếp đặt trên đó, bỗng giật mình nhìn thấy hai chữ Trần Dũng trên bài vị tằng tổ phụ. Sau bài vị có đặt hộp “sắc” dài chạm trổ, sơn son thếp vàng.
Dũng mang xuống đặt lên chiếc bàn độc thấp, lựa chìa khoá mở ra. Trong hộp đầy “sắc” vua phong. Dưới đáy còn một tầng kín, mở ra thấy có một khẩu súng lục cổ, một thanh gươm, một chiếc tù và bằng sừng linh dương, một tấmhoạ đồ đặc biệt và một cuốn sách nhỏ, bìa da báo gấm, ngoài có tấm biển vàng khắc hàng chữ
“Tĩnh Biên phó sứ Trần Dũng di thư”
Bồi hồi, chàng trai mở sách ra. Trang đầu có mấy hàng chữ Hán lớn, viết lối chân phương.
“Cái văn: Phụ tác tử thừa, thử chi vị kế, bất cải ư tổ tông chi đạo, khả vị hiếu hĩ.”
(Thuờng nghe: Cha làm con theo đó là nối, không đổi đạo tổ tiên, ấy là hiếu.)
Các trang sau viết rất theo lối chữ Nôm thảo coi rất hoa mỹ tỏ rõ tay bút tài hoa khác người:
“Chúc thư lập nguyền của Trần Dũng để lại cho con cháu, chi phái trực hệ dòng họ Trần ta.
Ta cầm bút thảo những dòng này khi lên cơn đau tức ngực, linh cảm sắp gần đất xa trời, và biết chắc là chứng bệnh quái gở này sẽ thành bệnh di truyền trong chi phái nhà ta. Lỗi tại ta hay tại số mệnh?
Ta sinh ra trong cửa tướng, từ nhỏ chỉ biết phòng văn, trường võ, lớn lên xông pha trăm trận, chỉ biết vui thú với mũi tên hòn đạn.
Nhưng gặp hồi vận nước suy vi, quan hủ tham quan đầy cõi, đến nỗi để mất nhân tâm hơn di tịch, ta biết dầu có lầy gan nát óc, dày công hãn mã cũng khó cũng khó mong xoay lại nước cờ. Tuy vậy đã làm tướng không lẽ cúi đầu khuất phục? Ta đánh trận suốt Bắc Trung Nam, đương thời đã sống dưới cờ Hoàng Kế Viêm, Tôn Thất Thuyết, Ông Ích Khiêm, cùng đánh quân Tây Dương, đáng giặc cờ vàng Hoàng Sùng Anh, cờ trắng Bàn Văn Nhị. Và hồi cùng ông Thuyết đánh cờ vàng tháng tám năm Ất Hợi (1875) trong trận đất Vĩnh Tường, chính ta đã bắn què Hoàng Sùng Anh, bắt sống y!
Ta lại quen thân với tướng giặc cờ đen Lưu Vĩnh Phúc và con nuôi Lưu là Woòng Nhì. Ta thường được cử hợp binh triều với cờ đen đánh quân Tây Dương, ngày tướng cờ đen Bá Dương bắt sống Henri Rivière tại Cầu Giấy, ta cùng Lưu nằm miệt Phùng bày kế.
Nhưng sau, triều đình phải ký hoà ước với Tây Dương, sai người ra Bắc triệu các tướng về và báo tin cho Lưu Vĩnh Phúc biết.Lưu cứ đánh, ta hợp với Lưu tiếp tục mở trận khắp các miền Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang lên tận Lào Cai…
Ngày kia Tây Dương tụ quân mạnh đánh tràn, chúng ta phải rút vào rừng.
Một đêmta cùng Woòng Nhì xuyên sơn sang miền Phong Sa Ly đánh giặc, không ngờ lại bị địch phục kích chặn ngay tại biên thùy, quân thua tứ tán, ta bị thương một mình một ngựa chạy bừa, tới miền ba biên giới bỗng lạc vào một cõi thần tiên của bà chúa Ngàn. Cõi này không ai đến nỗi, có núi Bạc, núi Vàng, có nguồn nước trường sinh. Bà chúa Ngàn ngự trị đã nhiều thế kỷ nhờ nguồn nước lạ đó. Bà chữa thương cho ta, và chắc có tiền duyên nên vừa gặp ta cùng bà đã yêu nhau tha thiết.
Nhưng ta còn vợ con, còn nghĩa vụ, nửa năm sau ta ngỏ ý đòi về thu xếp việc riêng, hẹnnăm năm sau sẽ trở lại với nàng.
Nàng trao ta một bình nước, một cái sừng linh dương, nghẹn ngào bảo:
- Ai đã đi vào Ngàn này, uống nước ăn cơm, ngửi hương hoa đều có thể trường sinh. Tuy nhiên nếu một ngày mà không có nước Ngàn, sẽ thắt tim tắt thở mà thác! Bình nước này chàng giữ cho cẩn thận, mỗi ngày uống một ngụm, lau mình một ngụm, đủ năm năm chàng trở lại, thiếp chờ. Chàng cứ an lòng lo việc đời, dẫu sao dời vật đổi thiếp vẫn chờ. Dù hàng năm, hàng thế kỷ, đời đời! Kiếp này nếu chàng gặp tai biến, thiếp sẽ chờ kiếp sau, kiếp sau nữa! Hãy tới vùng tháp Cửu Tiên, thổi chiếc sừng linh dương, thiếp sẽ ra đón chàng! Xinchàng chớ phụ! Đừng để bệnh thắt tim thành bệnh lưu truyền cho con cháu! Ngoài đời còn loạn!
Ta cảm động đỡ lấy, cùng nàng ân ái biệt ly. Khi tỉnh dậy đã thấy nằm trên tháp, mùi da thịt nàng còn ướp nồng ngực áo.
Ngựa buộc ngay chân tháp. Ta lên ngựa ra roi, xuyên lâm tìm về bản dinh Lưu vĩnh Phúc. Sơn lâm hiểm cố, đường đèo rong ruổi, hoàng hôn vừa đổ chợt tuấn mã hú lên một tiếng, sa tiễn chết luôn!
Lưu Vĩnh Phúc đã về Tuyên Quang. Ta lần về Tuyên may gặp Woòng Nhì, Woòng đưa ta đi gặp cha nuôi. Chủ soái cờ đen, đề đốc Nam triều đang nằm hút thuốc phiện trông già hẳn đi. Giọng Lưu thật bi hùng:
- Triều đình kí hoà ước nhận cuộc bảo hộ rồi! Tây Dương lại nhờ triều đình Mã Thanh triệu Lư này về trấn Đài Loan! Nhưng nhiều tướng không chịu! Tướng Tây mới đánh Sơn Tây, Hưng Hoá, sắp đánh Tuyên Quang! Hoàng Kế Viêm bãi binh về Huế rồi! Lưu này đánh trận tại đây hai mươi năm, gờ vẫn giúp nước Nam! Tiên sinh tính sao?
Ta nắm tay Lưu cảm động, thâm tâm định sẽ trông vào núi Bạc, núi Vàng của bà chúa Ngàn, lấy tiền mộ quân hợp chiến.
Ta bèn lẻn về Sơn Tây đem gia quyến lên Tuyên Quang.
Ngay hôm sau Tây tiến đánh Tuyên Quang, ta cùng quân cờ đen vừa chặn vừa rútm nào ngờ lúc đã đóng yên trong rừng, xem lại mới hay bình nước Ngàn đã bị đạn xuyên thủng lỗ chỗ, nước quí đã cạn từ lâu vì một viên soi ngược từ dưới đáy lên!
Hỡi ôi! Nghiệt số! Mắt ta đã hoa, tim đang thắt! Không! Ta sẽ trở lại gặp nàng! Ta viết tên vào lòng bàn chân vì sợ sẽ quên tiền kiếp mình! Hỡi con cháu! Nếu đẻ ra kẻ nào có tên dưới chân, là ta đó! Hãy trao chúc thư cho Trần Dũng hậu thân! Trần Dũng! Hãy tìm tới xứ Ngàn, dẫu đã lâu hàng bao thế kỷ! Nàng đang chờ cố nhân! Dòng họ ta sẽ hết bệnh di truyền! Nếu không tin, ngươi có quyền đốt hết di thư di vật, sống đời cháu chắt, coi như tất cả chỉ là cơn mê sảng của tiền nhân! Nếu đi, hãy chờ năm Tý, năm Trần Dũng về trận, vì ta lập nguyện sẽ trở lại xứ Ngàn vào năm Tý!”
Chàng tuổi trẻ gấp cuốn chúc thư lại, lòng bàng hoàng như đang trong cõi mộng.
Rất lâu chàng khẽ thở dài, cúi xem lại lòng bàn chân rồi nhìn lên tấm bài vị của cụ Tam đại, lẩm bẩm:
- Chân có chữ, sinh năm Tý, ta là hậu thân của tằng tổ phụ! À, giờ mới hiểu tại sao từ
ngày có trí khôn ta hay buồn mang mang như nhớ về dĩ vãng xa xăm…
- Ngưng!
Hai đối thủ cùng dãn ra lùi về hai góc dài, thở dốc. Hoàng Đạt quay sang chàng môn sinh cao kều, nghiêm mặt bảo:
- Cú Swing dùng bừa bãi như vậy rất nguy hiểm! Quả đấm tạt đó chỉ nên dùng khi đối phương đã thấm đòn, mệt, không còn khả năng tránh né lanh lẹ! Khi đó nó được dùng như một đòn kết thúc đẩ “nốc ao” đối thủ! Cũng tựa như trường hợp cú đấm xốc Uppercut vậy! Nên nhớ, đòn Swing tuy mạnh nhưng chậm vì phải vận hành một cự ly dài, do đó đối phương dễ chặn đỡ hoặc tránh né! Đồng thời khi đấm hụt ta cũng dễ bị phản côn glịa bằng đòn đấm móc của đối thủ, hiểu?
Chàng phác hoạ bằng động tác để giải thích thêm cho rõ ý, đoạn ra lệnh cho cả hai:
- Tiếp tục trận đấu!
Hai môn sinh lại xáp vào nhau, tiếng găng “bốc” đập vào người thình thịch.
Cả hai đều thụ giáo môn quyền Anh với chàng khá lâu nên tương đối vững về mặt kỹ thuật, đánh đỡ, tránh né xem ra cũng thành thạo, tuy chưa đủ “cứng” để có thể thượng đài tranh giải, so găng với các “yêng hùng” trên thiên hạ!
Hoàng Đạt nghĩ thầm, mắt theo dõi trận đấu dượt của môn sinh.
Bên dưới võ đài, hơn hai chục tay đấm học trò khác chăm chú xem, vẻ say mê hiện rõ trên từng gương mặt trai trẻ.
Đó là đám môn sinh chưa trưởng thành về tài nghệ hoặc chỉ mới nhập môn được ít lâu.
Xế trong góc sân, một toán khác gần chục người thuộc lớp đàn anh đangnhảy dây, đánh bao cát, bóng bật v.v… cùng ôn luyện những bài tập.
Xong trận đấu dượt của hai môn sinh, Hoàng Đạt vừa nhảy xuống đài thì ngườiđồ đệ trưởng tràng tiến lại lễ phép nói nhỏ với chàng mấy câu.
- Được! Tôi ra ngay! Cậu điều khiển lớp thay tôi!
- Thưa vâng!
Đạt vào phòng thay áo rửa mặt rồi trở ra ngoài.
Một thiếu nữ đang ngồi xem báo đợi chàng tại phòng khách. Nàng vận âu phục, quần dài kiểu thể thao, áo sơ mi bó chẽn ngắn tay tóc uốn chảy theo lối con gái tân thời thành thị. Thoáng nhìn cũng thấy ngay đó là một thiếu nữ theo Tây học, con nhà khá giả, nhan sắc xinh đẹp hơn người.
- Em chờ anh có lâu không?
Hoàng Đạt ngồi xuống chiếc ghế đối diện nàng. Thiếu nữ ngẩng lên nheo mắt nhìn chàng giây lát, nhướng cao mày liễu hỏi lại:
- Ý anh hỏi chờ ở đây hay … chờ ở nhà?
Giọng nàng ra chiều hờn dỗi khiến Đạt vội cười … cầu hoà:
- Cả … hai!
- Hứ! Chính xác tại nôi đây thì mới khoảng 15 phút thôi! Nhưng chờ ở nhà thì đúng một tuần rồi! Hừ! Anh đi đâu mà em đến tìm ba bốn lần, cả đây lẫn đằng nhà đều chẳng gặp? Nói nghe nào!
Thiếu nữ trợn mắt doạ, nửa đùa nửa như … muốn khóc.
Hoàng Đạt thầm kêu khổ trong lòng, gượng cười nhìn quanh, bảo nàng:
- Chuyện hơi dài dòng! Giò chúng mình cùng đi ăn trưa, anh sẽ kể em nghe! Nào, Ngọc Bích!
Không chờ người yêu tỏ thái độ, chàng kéo nàng đứng lên đi luôn.
Đạt mở máy cho xe khởi động bảo nàng:
- Trưa nay người yêu bé nhỏ của anh muốn dùng cơm Tây, cơm Tàu hay cơm Việt?
- Cái đó tuỳ anh! Em thì chả thiết gì cơm với nước! Hừ! Nên nhớ anh chưa trả lời câu hỏi em đấy nhé!
Ngọc Bích vẫn chưa hết hờn dỗi, khuôn mặt kiều mị còn nhuốm sắc giận, tuy ánh mắt có vẻ hài lòng vì câu nịnh đầm … rất xưa của chàng.
Đạt hiểu nàng ghen bóng gió vì chuyện chàng đột nhiên vắng mặt trong mấy ngày qua.
Hai người quen nhau đã gần ba năm. Thoạt đầu Hoàng Đạt chỉ xem nàng như một người bạn gái dễ mến trong số những cô gái ái mộ tài ba và danh tiếng của chàng. Nhưng cô nữ sinh tân thời nói tiếng Pháp đúng giọng như đầm, đàn giỏi hát hay, ham thích thể dục thể thao, lại yêu chàng tha thiết đến cảm động không ngờ! Đã nhiều phen nàng thẳng thừng cự tuyệt những đámmai mối, ạm hỏi của bọn “vương tôn công tử” con nhà giàu có, gia thế tại Hà Nội, quyết ý chung thuỷ với người nàng yêu!
Song thân nàng trước còn lấy làm buồn vì chuyện cô con gái độc nhất đem lòng yêu Hoàng Đạt - một tay “võ biền”! Chẳng phải “cậu cử”, “ông Đốc” gì cho xứng đáng với một tiểu thư đẹp và học thức như nàng.
Tuy nhiên sau thấy không lay chuyển được tâm ý Ngọc Bích hai người đành chịu để tuỳ nàng lựa chọn bạn trăm năm. E nếu bức bách quá nàng đâm liều lĩnh thì nguy.
Hơn nữa, qua gặp gỡ Hoàng Đạt dần dần thân phụ nàng hiểu rõ hơn về chàng và chính ông cũng cảm thấy mến con người “võ biền” nhưng không chỉ biết có sức mạnh của cơ bắp.
Theo thời gian Đạt mặc nhiên được xem như một chàng rể tương lai trong gia đình, thường xuyên lui tới. Và gần đây, giữa đôi bên có cuộc dạm hỏi chính thức.
Ngọc Bích với chàng việc hôn phối đã được ước định, chỉ còn chờ Đạt thu xếp chuẩn bị cho chu đáo. Phụ mẫu đều mất từ lâu, Hoàng Đạt sống tự lập đã quen, tuyệt không muốn nhờ vả ai, nhất là đối với gia đình bên nàng chàng lại càng giữ ý, tránh điều hiểu lầm không hay.
Chiếc xe rẽ ngoặt vvề hướng phố Hàng Buồm, Ngọc Bìch liếc chàng cắnmôi như cố ngăn một nụ cười:
- Anh có vẻ thích cơm Tàu nhỉ?
Đạt không nhìn nàng, điềm nhiên gật:
- Thích chứ! Còn gì thú bằng “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, và lấy vợ Việt” … tên là Ngọc Bích!
Thiếu nữ không khỏi bật cười khanh khách, nguýt yêu chàng:
- Gớm! Dạo này anh có vẻ … láu tợn! Thật không ngờ!
- Chứ sao! “Kẻ sĩ cách nhau ba ngày đã khác”! Em quêncâu đó rồi ư? Huống chi…
Đạt bỏ lửng không tiếp, chợt nghĩ chẳng nên đùa dai khiêu khích người yêu trong lúc này làm gì!
Chuyện vắng mặt vừa qua quả chàng có lỗi với nàng. Lẽ ra phải gởi điện tín báo nàng biết mình kẹt dự đám tang nhà họ Trần để nàng khỏi lo lắng mong đợi. Vì bận và bị choáng váng bởi câu chuyện dị thường ghê gớm của bạn nên chàng đâm quên khuấy mất.
Khi hai người đã ngồi yên trên gác hiệu ăn, Hoàng Đạt chậm rãi mở đầu:
- Sở dĩ anh vắng mặt bất thường trong nhhững ngày vừa qua là vì…
Chàng hạ giọng kể lại chuyện đám tang phụ thân Trần Dũng cùng điều bí ẩn về thân thế của bạn cho nàng nghe.
Ngọc bích càng lúc càng thêm sửng sốt đến nỗi Hoàng Đạt phải mấy phen ra hiệu nhắc nhở nàng mới không kêu lên vì xúc động trước diễn tiến của câu chuyện.
- Trời! Chẳng khác gì chuệyn thần thoại trong cổ tích! Nếu chẳng phải do anh kể chắc em đã cho là … bịa! Thật kinh khủng! Như vậy, theo anh nghĩ phải chăng những chuyện ly kỳ về tiền thân tiền kiếp con người là có thực?
Nàng lộ vẻ băn khoăn hỏi người yêu. Hoàng Đạt nhăn trán nghĩ ngợi, nhìnnàng bâng khuâng:
- Thực hư phải chờ xem sao! Khoảng đầu tuần tới Trần Dũng sẽ lên đường đi tìm … dĩ vãng, theo chúc thư lập nguyện của Tằng tổ phụ tức là … tiền thân của anh ấy! Có lẽ anh cùng đi với Dũng! Mong em hãy giữ kín chuyện này! Trước khi kể cho anh nghe, Trần Dũng có yêu cầu anh hạn chế tiết lộ ra ngoài, tránh dư luận phiền phức!
Ngọc Bích khẽ gật, ngó chàng đăm đăm:
- Anh sẽ đi với anh Dũng ư?
- Đi để giúp anh ấy một tay! Anh từng qua lại vùng Tây Bắc nhiều bận nên tạho đường hơn Dũng!
Hoàng Đạt giải thích tiếp:
- Đó là do anh tự nguyện! Tình bạn giữa đôi bên khiến anh chẳng thể để một mình Trần Dũng xông pha trên vùng núi biên thuỳ đầy bất trắc, e không khéo anh ấy gặp chuyện rủi ro dọc đường trước khi tìm được … Xứ Ngàn của “người yêu từ kiếp trước”, xong việc anh sẽ trở về.
Ngọc Bích cúi đầu suy nghĩ.
Nàng biết Trần Dũng là người bạn trai chí thân với Hoàng Đạt, đồng thời cũng rất qúi mến chàng. Câu chuyện lạ lùng về thân thế Trần Dũng khiến nàng cảm thấy mình bị lôi cuốn ghê gớm.
Lại nữa thâm tâm chẳng muốn người yêu rời xa mìh theo bạn dấn thân vào cuộc viễn hành đáng lo ngại đó. Nàng vụt quyết định rất nhanh trong đầu, buông gọn:
- Em sẽ cùng theo anh!
Hoàng Đạt ngửng mặt dòm sững người yêu, tưởng chừng nghe lầm:
- Em bảo sao?
- Bảo sẽ cùng anh “hộ tống” anh Dũng tới gặp … bà chúa Ngàn!
Ngọc Bích rành rọt nhắc lại ý nàng, miệng mỉm cười hóm hỉnh, chừng thú vị khi thấy chàng kinh ngạc.
Hoàng Đạt yên lặng nâng cốc uống cạn một hơi, giây lâu mới nói:
- Táo bạo đấy! Chắc em chưa hình dung hết những khó khăn trong chuyến đi của bọn anh! Này nhé…
Bằng giọng ôn tồn chàng phác họa cho người yêu thấy những nỗi gian khổ, hiểm nguy sẽ phải đương đầu dọc đường, khó tránh!
Qua kinh nghiệm bản thân chàng từng trải qua trong những thángnăm giang hồ lưu lạc trên mạn ngược! Từ những chuyện thông thường ở các cùng “ma thiêng nước độc” như bệnh tật, phong thổ khí hậu, thú dữ … cho tới kể cả nạn cường sơn đạo tặc, thảo khấu lục lâm hoành hành cước bóc, bắt người đem bán v.v.
Nghe qua Ngọc Bích chẳng chút nao núng, điềm nhiên:
- Nhưng đã có anh bên cạnh, việc gì em phải sợ! Nếu giả như chạm trán bọn phi tặc, mình anh đủ mạnh bằng … một đội binh rồi! Huống chi anh Trần Dũng cũng là tay “có nghệ” bản lãnh chẳng tầm thường! Còn em, anh quên em đã từng tập võ Nhu Đạo rồi sao! lại được thụ giáo chân truyền với anh bấy lâu, đâu dễ bị kẻ nào … bắt nạt!
Vẻ tự tin nơi cô tiểu thư bướng bình khiến Hoàng Đạt thầm kêu khổ. Chàng cố tìm cách loại bỏ ý định liều lĩnh của nàng:
- Cứ cho là vậy đi! Tuy nhiên… còn hai cụ ở nhà? Chẳng khi nào các cụ chấp thuận một cuộc phiêu lưu như vậy! Chưa tính đến trường hợp Trần Dũng không đồng ý và trách anh là kẻ … nhiễu sự! Hãy nghe anh, Ngọc Bích!
- Chuyện xin phép gia đình em sẽ thu xếp ổn thoả! Anh khỏi bận tâm! Còn về phần Trần Dũng, em nghĩ anh ấy chẳng nỡ phản đối sự có mặt của em trong chuyến đi! Nên nhớ, nếu anh đi vì bạn thì em cũng có quyền đi vì … chồng sắp cưới! Để mình anh đưa Trần Dũng tới “Xứ Ngàn” em chẳng yên tâm tí nào! Lỡ như có cô nào ở đó phải lòng Hoàng Đạt của em… thì nguy to!
Nàng nheo mắt nhìn chàng cười nụ, Đạt lảng tránh ánh mắt soi mói của người yêu, kín đáo thở dài.
Chàng chợt nhận ra dường như mình đã sai lầm khi tiết lộ với người yêu về chuyến đi sắp tới.