Chương 1

Nắng chiều đã tắt. Vào mùa này, tìm một ngày nắng thật hiếm hoi. Chiều nay như lại càng hiếm hoi hơn. Bầu trời chỉ hửng lên một lát, rồi lại trở về màu trắng đục đến ảm đạm.
Hoàng Thúy buông cọ, thong thả bước lùi lại phía sau ngắm nghía bứa tranh. Những màu sắc tươi vui trong tranh như có vẻ tương phản với khuôn mặt hiu hắt mùa thụ Nhưng cô lại bỏ qua được ấn tượng đó. Cô vẽ theo cảm hứng chứ không phụ thuộc vào thời tiết. Nhất là chiều nay cô được đứng trong vườn hoa nhà Hương Chị Chỉ cần cảm nhận cái đẹp của hoa cỏ là cô đã đủ yêu đời rồi.
Cô dọn dẹp giá vẽ rồi mang vào nhà. Hương Chi cũng đang loay hoay với bức tranh tĩnh vật của mình. Thấy Hoàng Thúy, cô mỉm cười:
- Sao sớm vậy?
- Không có hứng nữa, về.
- Mai chừng nào tới.
- Sáng, nếu trời không mưa.
Hoàng Thúy ra sau chào cô Trâm, rồi trở ra phòng khách. Cô nói ngắn ngủn:
- Bai.
Hương Chi nói với theo:
- Thứ sáu tao về đó.
Hoàng Thúy hơi đứng lại:
- Sao mày nói tuần sau, hứng gì kỳ vậy ông, bỏ tao lại một mình hả?
- Tao đổi ý rồi, nhớ ông Hoài quá, về thôi.
- Hừm... mở miệng là Hoài Hoài, chán mấy người này quá.
Hương Chi bật cười:
- Biết ngay là mày sẽ nói câu đó mà. Yêu đi em, rồi mày cũng sẽ không đi đâu nỗi một tuần vì nhớ chàng đấy.
- Không biết đến lúc đó tao có yêu như mày không chứ thấy mấy người yêu nhau mất tự do quá, bực cả mình.
Hương Chi bước tới trước mặt Hoàng Thúy, tay hươ hươ cây cọ:
- Mày cứ ở lại về sau, tao có bắt mày về đâu.
Hoàng Thúy liếc cô, hứ một cái rồi ngoe nguẩy bỏ đi. Hương Chi mà về thì cô ở lại làm gì, chán chết. Uổng công mấy ngày trời cô nỉ non thuyết phục cô nàng ra Đà Lạt. Hoàng Thúy rất mê vườn hoa của cô Trâm. Được đứng vẽ giữa cây cỏ hoa lá thì không gì hứng thú bằng. Cả hai dự định sẽ ở một tuần. Nhưng mới chỉ hai ngày con nhỏ đã đòi về. Yêu với đương, chán thật.
Cô rời nhà cô Trâm, lững thững đi bộ về nhà dì Liên. Nhưng chưa kịp rẽ vào ngõ hẻm thì một chiếc môtô từ trong phóng ào ào ra. Trong phút bất ngờ, cô chỉ kịp nhảy vào lề. Nhưng cũng không xong, chiếc môtô thắng kít lại. Hoàng Thúy bị hất văng vào cột đèn, rơi chéo xuống vũng nước đầy bùn. Cuộn tranh của cô rơi phịch xuống gần đó nằm chơ vơ giữa đám bùn và cỏ.
Người thanh niên nhanh nhẹn dựng xe, nhảy về phía Hoàng Thúy:
- Cô có sao không?
Anh ta đỡ cô đứng lên. Người thì không việc gì, chỉ hơi bị hoảng vía. Nhưng quần áo thì ướt nhem đến tận lai áo. Chiếc áo len trắng muốt lấm tấm những bùn. Nhưng Hoàng Thúy không để ý lắm. Gạt tay anh ta ra, cô chạy quýnh quáng đến cầm cuộn tranh và lật bật mở ra xem.
- Trời ơi.
Hoàng Thúy thốt lên rụng rời. Tờ tranh bằng vải ướt sũng nước bùn. Màu đất loang lổ xen lẫn các màu xanh đỏ. Nhìn thật bi đát. Miệng Hoàng Thúy méo xệch. Cô ngẩng phắt đầu lên, run giọng:
- Đây là bức tranh dự triển lãm của tôi, bây giờ tại anh mà nó ra nông nỗi này, anh chạy xe như vậy đó hả?
Không kềm được, cô nói như hét:
- Anh đền tôi đi.
Gã thanh niên im lặng nhìn bức tranh. Rồi lịch sự:
- Tôi chạy nhanh quá, thật là bậy, xin lỗi cô.
- Xin lỗi rồi tranh của tôi có sạch lại được không, anh làm nó bẩn như vậy, chỉ cần xin lỗi là đủ sao.
- Tôi sẽ mang về giặt cho cô vậy.
- Giặt cũng không sạch được bùn, anh thừa biết như vậy mà.
- Chắc không đến nỗi đâu, xà bông bây giờ tốt lắm, cái gì lại không tẩy được. Nếu cần thì xài đến nước tẩy.
- Lại càng không được, rủi nó bay mất màu thì sao chứ.
- Ờ thì...
Anh ta nhún vai, bất lực. Cử chỉ đó càng làm Hoàng Thúy giận lên. Cô bặm môi xem xét bức tranh, tiếc đứt ruột.
Càng tiếc càng tức điên cả người. Cô nuốt nước miếng, cắn chặt răng cố dằn cơn tức:
- Anh có biết tôi đã đầu tư cho nó như thế nào không. Gần một tuần tôi chỉ vẽ được bao nhiêu đó, mà đây lại là đề tài tôi thích nhất, thế mà chỉ vì anh...
Anh ta ngắt lời:
- Thế thì cô vẽ lại đi, cô đã vẽ được thì làm lại cũng được thôi.
- Anh có biết vẽ là thế nào không? Bộ muốn bắt đầu lại là bắt đầu được sao. Cản hứng đã qua thì làm sao lấy lại được đây, anh đừng có nói vô trách nhiệm như vậy.
Gã thanh niên lắc đầu, thở hắt một cái như bực tức. Nhưng vẫn cố lịch sự:
- Vậy cô hãy chỉ cho tôi cách sửa đi, tôi sẽ cố gắng để chuộc lỗi của mình.
Hoàng Thúy vung tay, nói một tràng:
- Còn sửa thế nào được chứ, xem như vứt đi rồi. Công trình tâm đắc nhất của tôi... thế mà chỉ vì anh, anh chạy xe cẩu thả như vậy. Sao số tôi xui đến mức gặp phải anh chứ. Sao anh không tông vào cột đèn cho đáng đời mà lại bắt tranh của tôi hứng chịu, anh đúng là là...
- Thôi.
Gã thanh niên chợt quát lên, làm Hoàng Thúy giật mình im bặt. Anh ta có vẻ hết chịu nổi, và thật sự nổi nóng:
- Chuyện đã lỡ như vậy rồi, tôi biết lỗi và đồng ý đền, như vậy cũng không chịu, cô muốn gì đây chứ.
Hoàng Thúy gân cổ lên:
- Anh đừng có nói ngang, không biết lỗi còn ngang ngược như vậy hả?
- Xin lỗi cũng không chịu, đền cũng không chịu, cô khó chịu vừa vừa thôi, nếu cần thì đi thưa đi, tôi đi hầu.
Hoàng Thúy quắt mắt nhìn anh ta:
- Đúng là đồ ngang ngược.
Cô bặm môi, dằn cuộn tranh vào tay anh ta:
- Đền tôi đi.
Anh ta hất hất nó trên tay, rồi xòe ra nhìn một cách soi mói, giọng anh ta ngang như cua:
- Vẽ xấu như ma mà tưởng đẹp lắm sao, nếu tôi mà đi xem triển lãm thì tôi chẳng để mắt tới đâu.
- Anh...
Hoàng Thúy tức nghẹn, không nói được. Cô giật phắt cuộn tranh lại, quắc lên:
- Đồ không biết điều, coi chừng cả xe lẫn người đều phải vô bệnh viện đấy.
Anh ta cũng không vừa:
- Coi chừng vẽ bức tranh nào thì cũng bị rớt xuống bùn hết đấy, nếu không thì cũng bị chuột gặm.
Hoàng Thúy nhìn anh ta một cách căm ghét. Rồi quay ngoắt người bỏ đi. Cả người run lên vì tức. Nếu lúc nãy có lọ màu trên tay, chắc cô sẽ không ngần ngại hất thẳng vào mặt anh tạ Chưa bao giờ có một người lạ làm cho cô tức điên như vậy.
oOo
Buổi tối cô loay hoay mang tờ tranh ra giặt lại. Vừa giặt vừa khóc tấm tức. Cô ngồi ở sàn nước kiên nhẫn vuốt nhẹ nhẹ mặt vải chứ không dám giặt mạnh. Xung quanh cô, bọt xà bông tràn ra đầy sàn nước. Cô làm một cách tẩn mẩn và nhẫn nhục, khác xa thái độ hung hãng của buổi chiều. Không làm gì được cái gã ngang ngược ấy, cô đành phải tự mình cứu lấy tranh của mình vậy.
Cô không dám bỏ vào máy giặt để sấy, mà treo lên tường rồi bật quạt hong cho khộ Phải ngồi chờ cả tiếng để ủi lại tấm vải. Vừa cực vừa mất thời giờ. Càng nghĩ cô càng thấy ghét gã nọ kinh khủng. Cô biết lúc chiều mình quá dữ, nhưng như vậy mới xứng đáng với tính không biết điều của hắn.
Đến khuya thì cũng xong. Tờ tranh thật trắng và phẳng. Không có dấu vết gì của bùn. Hoàng Thúy thở phào nhẹ nhõm. Cô lúi húi dọn dẹp. Vừa dọn vừa hắt hơi liên tục, nước mũi chảy ướt cả khăn taỵ Cô chui vào gường mà cảm thấy ơn ớn. Và cố ngủ để quên cảm giác nhức bưng cả đầu.
Hôm sau cô nằm suốt cả buổi sáng vì bị cảm. Buổi trưa Hương Chi đến tìm cô, cô nàng có vẻ ngạc nhiên:
- Mới chiều qua mày còn tỉnh bơ, sao bệnh nhanh vậy?
Dì Liên nói như ca cẩm:
- Vọc nước suốt cả buổi mà không cảm sao được. Con coi đó, có tấm tranh như vậy mà nó ngồi giặt cả buổi trời, trời lạnh còn ngâm nước, sức nào chịu cho nổi.
Hương Chi tròn mắt:
- Sao lại giặt, bộ mày khùng hả?
Hoàng Thúy ủ rũ:
- Tức phát khùng thì có, hôm qua tao bị xe tông, tao thì văng xuống nước, tranh thì rớt xuống bùn, lấm lem hết luôn. Đã vậy hắn còn nói nganh chê tao vẽ xấu đủ thứ.
Hương Chi tò mò:
- Ai mà vô duyên vậy, rồi mày có bắt đền không?
- Không đền được, nhưng tức nhất là hắn bảo tao vẽ dở, tao mà gặp lại hắn lần nữa thì hắn biết tay.
- Mày sẽ làm gì hắn nhỉ? - Hương Chi giễu cợt.
Hoàng Thúy im lặng. Đúng là cô chưa nghĩ ra được. Đã có chứng cớ hẳn hoi còn không làm gì được hắn, huống gì là chuyện đã quạ Nhưng nhớ lại cô vẫn thấy nóng cả người vì tức. Thậm chí cô tiếc hôm qua đã không nói nhiều cho hắn nhức đầu.
Thấy cái miệng cong lên của cô, Hương Chi cười xòa, và an ủi:
- Gặp người không biết điều thì cũng tức thật, nhưng may là tranh còn nguyên dù người suy suyển một ít, kệ nó, bỏ qua đi nhỏ, xem như tháng này mày xui vậy mà.
Dì Liên xen vào:
- Đã vậy còn đòi mai về, dì không cho về đâu, có chuyện gì mẹ nó đền dì nữa. Con ở lại với nó di, hết bệnh dì mới cho về.
Hương Chi dạ nhỏ. Đồng thời lại nén một tiếng thở dài. Dì Liên không để ý. Nhưng Hoàng Thúy thì thấy hết. Chờ dì Liên đi ra, cô thì thầm:
- Đừng lo, tao ráng uống thuốc thế nào chiều cũng hết, sáng mai hai đứa về luôn.
- Thôi đi ông, bệnh hoạn như vậy còn nói ngon, gì thì gì tao cũng ở lại chờ mày hết mới về.
- Còn anh Hoài thì sao?
- Thì gọi điện bảo ổng đừng chờ.
- Thôi đi, bắt Ngưu Lang Chức Nữ xa nhau lâu như vậy, tao không nỡ đâu.
Hương Chi phì cười:
- Chà, biết thông cảm quá há. Ừ, dễ chịu đi kẻo trời quả báo, mai mốt mày sẽ gặp ông người yêu mà mày yêu ít ít.
- Tào lao, vớ vẩn. Yêu với chả thương, mất tự do như mày tao mệt quá, làm gì...
- Thôi, stop, không được ca bài cũ nữa.
- Ừ thì không ca, nhưng nghĩ thì vẫn cứ nghĩ đấy.
Hương Chi không thèm trả lời. Cô mà cãi với Hoàng Thúy thì kéo dài cả ngày cũng chưa chắc xong. Con nhỏ luông hỉnh mũi tuyên bố không chịu mất tự do như cộ Và luôn cười cô vì nỗi yêu anh Hoài như bóng với hình. Còn cô thì luôn không hiểu trái tim cô nàng cấu tạo bởi cái gì. Con nhỏ chả hề để mắt đến ai dù có khối người đeo đuổi. Chỉ thích vẽ. Cô cũng thích vẽ đấy chứ, nhưng vẫn có thời giờ để yêu, chứ đâu có kỳ cục như vậy.
Đến hai tuần sau, cả hai đã có mặt trong buổi lễ khai mạc triển lãm. Dĩ nhiên là Hoàng Thúy cũng gởi bức tranh xui xẻo nọ đến tham dự. Buổi sáng có khá đông khác mời. Đông ngoài dự kiến của ban tổ chức và các họa sĩ. Hoàng Thúy đứng trong góc phòng nói chuyện với mấy người bạn. Cô không để ý một thanh niên cứ đứng trước bức tranh "Vườn bướm" của cộ Anh ta cúi xuống góc bức tranh xem tên tác giả, rồi mỉm cười một mình.
Hương Chi đứng bên cạnh, tò mò nhìn anh ta:
- Anh có vẻ thích bức tranh này?
Người thanh niên quay lại, trên môi vẫn lơ lửng nụ cười:
- Tôi thấy nó hay hay, chị thấy thế nào?
- Đó là tranh của nhỏ bạn tôi đấy, anh có muốn biết mặt tác giả không?
Anh ta quay hẳn lại nhìn cô, nhướng mắt:
- Vậy cô cũng là họa sĩ à?
- Vâng.
- Cô thân với tác giả bức tranh này lắm không?
Vừa nói anh ta vừa hất mặt về phía trước. Trên môi vẫn là nụ cười khó hiểu. Hương Chi lại hiểu cái cười ấy theo nghĩa khác. Chắc chắn đây là một trong những cây si của Hoàng Thúy. Còn bày đặt giả vờ. Cô tinh quái nhìn anh ta:
- Rất thân.
Gã thanh niên nhìn cô từ đầu đến chân:
- Nhưng cô có vẻ hiền hơn cô ta.
- Hả, anh nói gì? - Hương Chi giương mắt nhìn chằm chằm vào mặt anh ta, ngơ ngác.
- Tôi nói là, nhìn cô có vẻ hiền hơn Hoàng Thúy.
- Ừ... Ờ... cũng không biết được, chưa có ai nhận xét về chúng tôi nên không để ý.
Cô quay đầu tìm Hoàng Thúy, rồi nói một cách nhã nhặn:
- Để tôi gọi nó đến tiếp anh.
Anh ta giơ tay chặn lại:
- Thôi thôi.
Hương Chi ngạc nhiên:
- Anh không cần gặp nó à?
- Cô ta mà thấy tôi thì sẽ có chuyện lôi thôi to.
- Sao thế? Tôi không hiểu. Theo tôi biết thì anh không phải là bạn Hoàng Thúy, không quan hệ gì sao lại có chuyện.
Anh ta ngẩng đầu nhìn bức tranh, rồi lước cặp mắt xuống Hương Chi, giọng anh ta đùa đùa:
- Tôi chỉ đến để xem bức tranh bị tôi làm bẩn có ra mắt được không? Bây giờ thấy nó hoàn chỉnh rồi, tôi thấy tội lỗi của mình giảm được năm mươi phần trăm.
Hương Chi cau trán cố nhớ, rồi bật kêu lên:
- A, vậy anh là người tông xe vào nó ở Đà Lạt. Chu choa, anh tránh gặp nó là phải rồi, anh mà gặp coi chừng lôi thôi thật đấy.
- Cô biết tính bạn cô quá nhỉ?
- Chứ gì nữa, anh có biết anh làm nó khổ sở thế nào không, phải giặt lại bức tranh đến khuya, rồi bị cảm lạnh nữa, đã vậy còn bị chê vẽ xấu, đấy, anh bất lịch sự như vậy bảo sao đừng bị ghét.
Gã thanh niên nhướng mắt:
- Đến nông nỗi đó lận à, không ngờ tôi đáng ghét như vậy.
- Dĩ nhiên.
Anh ta nhìn về phía Hoàng Thúy, cười cười. Rồi quay lại Hương Chi:
- Nhờ cô nói lại giùm, có người xin lỗi cô ta, mong cô ta đừng giận.
- Bây giờ qua rồi, chắc nó không nhớ đâu.
Anh ta chặn lại:
- Chưa, để tôi nói hết. Tôi muốn nhắn điều này, hãy nói cho đúng nguyên văn nhé: Nếu cô ta bớt dữ, chắc cô ta sẽ xinh hơn nhiều, và tranh cũng sẽ đẹp hơn nhiều.
Hương Chi há miệng, im sững nhìn anh tạ Còn anh ta thì cúi chào cô rất chi là lịch sự. Rồi phớt tỉnh bỏ đi.
Hương Chi đứng im nhìn theo. Rồi cô lao về phía Hoàng Thúy, kéo tay cô nàng ra phía cửa sổ, giọng như bị kích động:
- Này, mày có biết tao vừa gặp ai không?
- Anh Hoài.
- Tầm bậy, mở miệng là Hoài, Hoài. Tao gặp anh chàng tông xe mày ở Đà Lạt đấy, nhớ anh ta không?
- Không bao giờ quên. Sao?
Hương Chi kể một mạch về những gì cô đã thấy ở anh tạ Rồi xuýt xoa:
- Công nhận hắn đẹp trai kinh khủng, tao chưa thấy ai đẹp như vậy. Phong cách hắn cũng đặc biệt hết ý, lạ lắm kìa. Phải cái tội khoái châm chọc và hơi bất lịch sự, nếu không thì tao sẽ chấm hắn mười điểm.
Hoàng Thúy đứng yên, cau trán cố nhớ gương mặt anh tạ Nhưng không nhớ nổi. Lúc ấy tâm trí cô dồn cả vào bức tranh nên không để ý cái gì khác. Cô chỉ nhớ mang máng hôm ấy anh ta mặc áo gió màu đen, đội nón bảo hộ. Và khi nói chuyện với cô, anh ta chỉ đẩy tấm kính trước mặt lên chứ không bỏ nón ra.
Tóm lại, cô không chắc mình sẽ nhận ra anh ta khi gặp lại. Nhưng chắc mình sẽ nhận ra anh ta khi gặp lại. Nhưng chắc chắn một điều, cô không khi nào quên cách nói năng bất lịch sự của anh tạ Và cũng không hề tò mò về vẻ đẹp trai hay phong cáhc đặt biệt mà Hương Chi ca tụng.
Nhưng Hương Chi thì hình như rất ấn tượng về anh chàng đẹp trai ấy. Cô nhíu mày suy gẫm:
- Không biết hắn làm nghề gì, một là diễn viên điện ảnh, hai là người mẫu. Hắn đẹp như vậy thì làm nghề đó là đúng nhất.
Hoàng Thúy châm chọc:
- Coi chừng đó là một tên chuyện lừa bịp. Chỉ có những ngườI như vậy mới lăng xê bề ngoài của mình. Tóm lại, nếu mi có ý định bỏ anh Hoài thì nhớ báo trước với anh ấy.
- Con khỉ, ăn với nói, bộ khen là đã thích sao. Trong mắt ta ấy hả, anh Hoài đẹp trai nhất, ga lăng nhất. Nói tóm lại là...
- Đó là một vị thánh, chịu chưa?
Hương Chi cười khúc khích:
- Dĩ nhiên.
Chợt nhớ ra, cô nín cười:
- Ê, mày có biết hắn nhắn gì không. Sao y bản chánh nhé. Hắn bảo nếu mày bớt dữ thì sẽ xinh hơn nhiều, và tranh cũng sẽ đẹp hơn nhiều.
Hoàng Thúy mím môi:
- Hắn nói gì mặc hắn.
Rồi cô im lặng. Nhưng im lặng không có nghĩa là bỏ quạ Hắn bảo cô đẹp xấu gì mặt hắn, cô không hề quan tâm. Nhưng cái cách hắn chê tranh thì làm cô đau điếng. Đó là bức tranh tâm đắc nhất của cộ Từ sáng giờ chưa có ai nhận xét về nó. Cô rất hồi hộp. Bây giờ nghe một gã xa lạ phê phán, cô thấy xuống tinh thần hơn bao giờ. Và cố tự an ủi rằng hắn chẳng biết gì là nghệ thuật, có nói nhăng nói cuội cô cũng chẳng thèm nghe. Vì hắn là một tên nhỏ mọn.