Hôm ấy trong chùa Sùng Ân các sư đang rộn rịp chuẩn bị để đón tiếp một đại thí chủ, đó là Vương tiểu thư, con quan Tể Tướng của đương triều sắp đến lễ Phật.Khắp nơi trong chùa đều được quét dọn sạch sẽ, duy có trên chính điện thì trái lại vị hương đăng trẻ tuổi Ngọc Lâm, có tiếng là chăm chỉ, hôm ấy lại để cho bề bộn, không chịu dọn dẹp. Thường ngày, trên chính điện đèn nến lúc nào cũng sáng trưng, nhưng hôm nay tại sao Ngọc Lâm lại tắt sớm? Trong lư trầm suốt ngày nghi ngút, mà hôm nay thì không một làn khói quyện; chiếu ngồi để lung tung và tàn hương, bụi bậm từ hôm qua vẫn còn y nguyên không hề bao sái. Thầy Duy Na (#1) đi quan sát một lượt, thấy trên chính điện bừa bãi như thế, mới gọi sư bác hương đăng Ngọc Lâm bảo dọn dẹp thì Ngọc Lâm chỉ ậm ừ, rồi bỏ đấy. Ai cũng biết Ngọc Lâm là người đệ tử thứ hai của Hoà Thượng Thiên Ẩn, trụ trì chùa Sùng Ân. Vì còn ít tuổi nên Ngọc Lâm có tính hiếu thắng ngạo nghễ, nhưng vì sợ Hoà Thượng trụ trì nên thầy Duy Na cũng làm ngơ không nói.Mọi người đều hiểu cá tính của Ngọc Lâm, chàng an phận thủ thường, gặp ai cũng niềm nở, duy đối với người quyền thế thì không bao giờ chàng chịu cúi đầu; chàng còn coi thường cả những ai khúm núm trước quyền thế. Chàng cũng biết là hôm nay Vương tiểu thư sắp đến chùa, trong chùa đang rộn ràng sửa soạn để nghinh tiếp, chính lúc mọi người nhộn nhịp như vậy, thì Ngọc Lâm lại tỏ ra lãnh đạm với việc đó. Song Ngọc Lâm cũng là người rất biết điều, sau hai lần khuyên bảo của thầy Duy Na, chàng tự nghĩ bất luận người nào đến chùa lễ, chàng cũng phải làm tròn bổn phận của mình, vì công việc của Ngọc Lâm là bao sái, quét dọn trên chính điện. Chính lúc Ngọc Lâm đang cầm chổi quét chùa thì trước mặt chàng một giọng nói lanh lảnh vọng lên: -Hôm nay Thiên Kim tiểu thư sắp lên dâng hương, tại sao bác không lo quét dọn Phật điện cho sớm? Đó là giọng nói của Thúy Hồng, người tỳ nữ của Vương tiểu thư trong Tướng phủ đến báo trước. Ngọc Lâm ngẩng đầu nhìn qua rồi lại lẳng lặng đưa ngọn chổi, không nói nửa lời.-Thiên Kim tiểu thư sắp đến nơi rồi! Bác quét mau lên! Đứa thị tỳ thấy Ngọc Lâm vẫn cứ đàng hoàng, không tỏ vẻ vội vàng, nó thúc dục. Thiên Kim tiểu thư của cô đã vào cái thá gì! Cô có biết tôi đây là một vị Vạn Kim Hoà Thượng không? Câu nói của Ngọc Lâm làm cho Thúy Hồng phát tức, hơn nữa, cũng vì câu nói đó mà cuộc đời tu hành của Ngọc Lâm gặp cơn giông tố bão bùng. Hòa Thượng! Bác cả gan thế kia à? Bác dám khinh thường tiểu thư con Vương Tể Tướng? Tôi hãy mách tiểu thư để xem Bác có mấy đầu? Úi cha! Cô có thể đem quyền thế dọa nạt người khác chứ không dọa nạt được tôi đâu. Thiên Kim tiểu thư nhà cô có khác gì cô? Nàng thường dựa vào thế lực của cha, cũng như cô dựa vào thế lực của nàng, để bắt nạt thiên hạ. Bác không muốn sống nữa hả? Đôi mắt Thúy Hồng tròn xoe, nàng lại dùng lời hống hách hơn để uy hiếp Ngọc Lâm. Sao không muốn sống? Tôi không làm gì phạm pháp, ai dám bắt tôi chết? Các người muốn đến chùa thì cứ đến, việc gì phải báo trước? Còn quét chùa hay không là việc của Hòa Thượng, can gì đến các người mà đến đây sai khiến! Song người sắp đến lễ hôm nay là Thiên Kim tiểu thư, bởi thế tôi có thể sai khiến bác? Người hiện đang cầm chổi quét chùa đây là một Vạn Kim Hòa thượng, bởi thế yêu cầu cô thu hồi mệnh lệnh đó về! Ngọc Lâm vẫn thản nhiên đưa ngọn chổi, Thúy Hồng tức ứ cổ không nói thêm được một câu gì, lập tức trở về Tướng phủ, đem chuyện thuật lại cho Vương tiểu thư. Dọc đường nàng càng nghĩ càng bực, chân nàng bước dồn; nàng nhớ lại từ khi nàng vào Tướng phủ hầu hạ tiểu thư, nhờ được tiểu thư coi như người thân tín, nên đến đâu ai cũng phải kính nể, không ai dám trái lời, cãi lại, thế mà hôm nay gặp phải ông sư dám khinh thường đến tiểu thư của mình, nếu không nói cho tiểu thư biết, thì sau này ông ta còn coi thiên hạ vào đâu. Nàng vừa đi vừa nghĩ lan man, mãi quá nửa giờ sau mới về tới dinh Tể tướng, chính lúc đó thì Vương tiểu thư đang sắp lên chùa.Thưa cô! - Thúy Hồng vừa đi bên cạnh vừa nói - Ở chùa Sùng Ân có một ông sư vô lễ quá ạ. Con quái, cô cấm mày không đuợc nói xấu các sư! Vương tiểu thư tỏ một phong độ khuê môn đài các. Ông sư giữ việc đèn hương trên điện Phật nói là cô cậy quyền thế Tướng quốc... Ông ấy nói sao thì nói, để ý làm gì? Con bảo Thiên Kim của tôi sắp đến dâng hương, song ông ấy nói.... Thúy Hồng ngừng một lát rồi nói tiếp: Nhưng con chả dám nói với cô! Vương tiểu thư tò mò: Ông ấy nói sao? Thúy Hồng hờn mát cong cớn: Thôi, con chả dám nói nữa! Cứ nói đi, cô không làm gì đâu mà sợ! Ông ấy bảo ông là Vạn Kim Hòa thượng! Mười Thiên Kim tiểu thư mới bằng một mình ông ấy kia! Thế hả, ông ta dám nói thế kia à? - Vương tiẻu thư cũng nghi ngờ - Thúy Hồng! Lát nữa đến chùa con thử chỉ cho cô xem mặt mũi ông sư đó ra sao nhé. Thúy Hồng thấy tiểu thư cũng phải tò mò vì câu nói của nó, nó khoái chí, cười thầm, rồi im lặng theo sau xe. Sau khi Vương tiẻu thư và Thúy Hồng lễ Phật xong, thầy tri khách (#2) mời họ xuống phòng khách uống trà. Thôi! - Tiểu thư đáp - Điện Phật trang nghiêm thanh tịnh lắm, cho chúng tôi đứng đây chiêm ngưỡng một lúc. Theo thói quen trước kia, mỗi lần Vương tiểu thư đến chùa, sau khi lễ Phật xong, đều đi xem các nơi, hoặc xuống nhà khách uống trà. Song hôm nay tại sao tiểu thư cứ ở ỳ trên Phật điện? Ngoài Thúy Hồng là người duy nhất hiểu chuyện ra, còn không ai biết hoặc chú ý đến việc ấy cả. Vương tieu thư tự nghĩ: "Xem vị sư đại ngôn ấy hình thù thế nào mà dám tự xưng là Vạn Kim Hòa thượng, nếu là một vị sư lôi thôi, lếch thếch thì phải thưa với Hòa thượng trụ trì răn bảo vị ấy mới được!" Thúy Hồng trong tâm cũng tính toán: "Vương tướng quốc, phu nhân và tiểu thư đều sùng tín đạo Phật, họ thường đến chùa lễ bái, mà mỗi khi họ đến là mình phải đi báo tin trước, nếu các sư ở chùa này khinh thường lời nói của mình, thì trong tướng phủ còn uy phong gì nữa? Giết gà để dọa khỉ, hôm nay phải xin tiểu thư cho cái ông đại ngôn ấy một bài học để làm gương cho các sư khác, phòng sau này mình đi lại trong chùa không còn ai dám ho he nữa!" Thời gian mỗi phút mỗi qua, Vương tiẻu thư cố đợi chờ, song vẫn không thấy bóng dáng Ngọc Lâm xuất hiện. Vương tiểu thư gọi Thúy Hồng đến bên: Tại sao không thấy vị sư ấy đâu? Con cũng không biết sao lúc này lại không thấy cái ông quỷ ấy! Vậy ông ta làm chức gì ở trong chùa? Ông giữ chức đèn hương trên Phật điện! Sao con biết? Con thấy ông ta bao sái bụi bậm trên Phật điện. Nghe xong, Vương tiẻu thư bèn nghĩ ra một kế, liền quay về phía thầy tri khách, nói: Bạch thầy! Chúng tôi xin về đây! Mời tiểu thư ở lại dùng bữa cơm chay đã. Xin cảm ơn thầy, má tôi dặn phải về ngay. Vương tiẻu thư vừa nói vừa đưa ra một gói to hương và nến: Bạch thầy, nhờ thầy kêu hộ sư bác hương đăng, đưa cho bác gói hương nến này nhờ bác hàng ngày thắp cúng Phật, vì chúng tôi không hay đến lễ luôn được. Vâng! Thầy tri khách đáp. Vương tiẻu thư bảo Thúy Hồng dở hết hương nến để lên mặt bàn. Ngọc Lâm, Ngọc Lâm à! — Tiếng thầy tri khách vang lên. Tiếng gọi của thầy tri khách xé tan sự trầm tĩnh trong Phật điện, song không thấy ai đáp cả; trái lại chỉ thấy phản ứng trong lòng Vương tiẻu thư: nàng đã biết tên vị sư mà nàng muốn nhìn mặt đó là Ngọc Lâm. Ngọc Lâm à, Ngọc Lâm! Thầy tri khách lại cất tiếng gọi oang oang. Ngọc Lâm từ trong một căn phòng nhỏ đằng chái chùa sau Phật điện đi ra đường hoàng, bệ vệ. Thầy tri khách thấy Ngọc Lâm lại dục: Mau lên! Vương tiẻu thư có việc nhờ bác đây! Thúy Hồng trông thấy liền chỉ vào Ngọc Lâm và ghé sát tai Vương tiẻu thư khẽ nói: Đó, chính ông sư ấy đó! Vương tiẻu thư đưa mắt nhìn và vô cùng kinh ngạc. Thật vậy, thái độ của Ngọc Lâm tuy đường bệ đĩnh đạc song không thể che giấu nổi đôi mắt thông minh anh tuấn, bộ diện phương phi, làn da trắng mịn và một vẻ đẹp trang nghiêm. Cuối cùng Vương tiẻu thư không quên mình là người con nhà khuê môn, đài các, nên nàng khắc phục được tình cảm ngay và chắp tay chào Ngọc Lâm, cố tỏ ra như không có gì khác thường. Bạch bác, mỗi ngày trên Phật điện thắp hết bao nhiêu nến? Vương tiẻu thư đăm đăm nhìn Ngọc Lâm. Hết ba ký - Ngọc Lâm khẽ trả lời. Thế còn hương? Thắp hết lại thắp, không có tính. — Ngọc Lâm nói nhát gừng. Trong chùa có tất cả bao nhiêu các sư? Cô hỏi thầy tri khách, tôi không biết. — Ngọc Lâm vừa nói vừa chỉ vào thầy tri khách đang đứng bên cạnh. Có bốn trăm hai mươi tám vị! — Thầy tri khách đáp như đã thuộc lòng. Pho tượng chính giữa kia có phải là tượng đức giáo chủ Thích Ca không? Vương tiẻu thư vẫn cứ hỏi Ngọc Lâm. Bạch thầy tri khách ạ! — Ngọc Lâm lại nhờ thầy tri khách đáp hộ. Thưa phải, đó là tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni! — Thầy tri khách đưa tay chỉ vào pho tượng. Vương tiẻu thư thấy hỏi mãi không tiện, liền trao hương nến cho Ngọc Lâm rồi cáo từ. Thúy Hồng thấy tiểu sắp ra về, nó đưa mắt nhìn tiểu thư song nàng chỉ mỉm cười và giả vờ như không biết. Thầy tri khách có mời tiểu thư lưu lại dùng cơm một lần nữa, nhưng nàng nhất định về nên thầy tiễn chân nàng ra khỏi cổng chùa. Trên đường về, mặc dầu cô Thúy Hồng theo bên cạnh xe, song Vương tiẻu thư không nói một câu gì. Cõi lòng nàng hoàn toàn đã bị hình ảnh của một người nào ngự trị. Thúy Hồng oán ngầm Vương tiẻu thư sao không khiển trách Ngọc Lâm để nàng cũng có cơ hội phụ họa để trả thù. Thúy Hồng bưng vào một tách trà: Thưa cô, cô có vẻ mệt lắm. Cô cũng cảm thấy thế! Vậy cô cần phải nghỉ ngơi thật nhiều! Vương tiẻu thư im lặng nhìn Thúy Hồng. Đáng hận là trên thế giới này lại còn có một vị Vạn Kim hòa thượng khiến cho vẻ xán lạn của Thiên Kim tiểu thư giảm bớt! Thúy Hồng như tự nói với mình, nhưng chủ ý để khiêu khích Vương tiẻu thư. Tõi sao người ta lại không có quyền tự xưng là Vạn Kim Hòa thượng? Bỗng nhiên Vương tiẻu thư trở mình ngồi dậy. Vẻ ưu tú của Ngọc Lâm, phong độ văn nhã và trầm mặc của người tu hành, đã in sâu vào tâm trí Thiên Kim tiểu thư. Dĩ nhiên là không thể được, cô bất quá cũng chỉ xưng là Thiên Kim, có đâu một vị sư mà dám nhận là Vạn Kim? Thúy Hồng là người hầu gái của tiểu thư, ngoài Vương tể tướng và Vương phu nhân ra, nàng chỉ còn biết có tiểu thư. Con nói đúng, giả sử là vị sư khác thì không thể tự nhận như thế được, song vị sư hương đăng mà chúng ta thấy ở chùa Sùng Ân chỉ xưng là Vạn Kim hòa thượng chứ dẫu có xưng là ức kim hò thượng cũng xứng đáng! Vị sư ấy coi người có vẻ thanh tú nhưng tính tình quá kiêu ngạo. Lúc nầy Thúy Hồng cũng đã hiểu được một phần nào tâm tư của Vương tiẻu thư, song nó vẫn hoàn toàn không nhận cử chỉ của nó lúc mới đến chùa là vô lý. Con quái, mày muốn các sư cũng phải khúm núm đối với mày hả? Dạ! Dạ! Thưa Thiên Kim tiểu thư, con không dám nói nữa ạ! Làm tôi tớ điều cần nhất là phải hiểu ý của chủ nhà, sau khi Thúy Hồng thấy được tâm tư của Vương tiẻu thư, nó liền đổi giọng nói: Đúng thế, phong tư của vị sư ấy không phải tầm thường, nhất định phải là người học rộng. Cô thấy dáng người thanh tú và thái độ văn nhã của ông liền cho ông là một vị hòa thượng đáng giá vạn cân vàng! Vương tiẻu thư nằm xuống nở một nụ cười đắc ý rồi úp mặt xuống giường. Nàng là một người con gái quí tộc, khuê các trong một xã hội cổ thời, sống theo một nền luân lý nghiêm khắc và dưới một chế độ "nam nữ thụ thụ bất thân" nên khi được gặp Ngọc Lâm thì tình yêu cũng bắt đầu nẩy nở trong lòng nàng. Song phong tục, lễ giáo và chế độ xã hội không cho phép nàng được gần gũi người yêu như con gái thời nay, nên Vương tiẻu thư đành phải ôm mối tình thầm lặng, một mình vò võ sống trong một thế giới ước mơ và tưởng nhớ. Từ đó trở đi mỗi ngày nàng mỗi kém ăn kém ngủ, thân thể càng ngày càng ốm gầy nàng đã mắc bệnh tương tư. Trên giường bệnh nàng luôn luôn mê mộng, có khi trong giấc chiêm bao, nàng hoảng hốt nhớ lại quãng đời tiền kiếp của nàng và Ngọc Lâm cách hai mươi năm về trước. Cước Chú: (1-) Người có trách nhiệm trông coi công việc của tăng chúng trong chùa, tương đương một người giám thị trong một học đường.(2-) Người có nhiệm vụ tiếp khách trong chùa