Hai hôm sau, khi tôi hoàn toàn tỉnh táo thì Louise Clayton bước vào: - Hôm trước trong lúc mê sảng ông nói rằng, ông thấy Andrex Shaw, Lawrence Sorgen và Robert Stevenson bị trúng đạn và tử trận ở Châu Âu... - Đúng thế. Louise Clayton im lặng nhìn tôi và đưa một bản báo cáo mới nhất của bộ Quốc Phòng thông báo tên những quân nhân tử trận và dĩ nhiên có cả ba ngưồi này. Việc một người bị hôm mê bất tỉnh tại North Carolina biết được những sự kiện xảy ra trên chiến trường Châu Âu quả là một việc kỳ lạ. Tôi bèn kể lại những diễn tiến một cách chi tiết từ khi tôi bị ngất đi cho Louise nghe. Mặc dù cô y tá này không lấy gì làm tin tưởng cho lắm nhưng cvô cũng không thể giải thích vì sao tôi lại biết tên ba người quân nhân đã từ trần kia. Thật ra lúc đó trong thâm tâm tôi cũng không lấy gì làm chắc chắn, phải chăng tôi đã tưởng tượng hay mê ngủ? Không hiểu vì sao tự nhiên tôi lại nảy ra một ý nghĩ lạ lùng: - Này cô Clayton, xin cô hãy đợi đến sáng ngày mai rồi tôi sẽ nói chuyện với cô rõ hơn về việc này. Tôi biết cô không tin và tôi cũng không chắc là tôi đã nói đúng nhưng tôi nghĩ nếu tôi không tưởng tượng ra việc này thoì ngày mai chúng ta có thể nhìn nó dưới một khía cạnh khác. Ngày hôm sau tôi rủ Louise ra ngồi ở chiếc ghế bên ngoài sân bệnh viện. Tôi nói: - Này cô Louise, hôm đó khi vừa tỉnh dậy tôi có nói với cô về hào quang chi đó. Dĩ nhiên cô nghĩ rằng tôi đã nói mê sảng nhưng khi lên phòng bà y tá trưởng để phúc trình về bệnh tình của tôi, cô kể lại chuyện này cho bà đó nghe. Lúc đó vì đang xem một hồ sơ bệnh lý nên bà y tá trưởng không hề ngước mắt lên nhìn cô mà chỉ nói: " Chắc ông đó còn mê sảng chứ làm gì có ai có hào quang". Sau đó cô rời phòng trở về, trên hành lang cô gặp một quân nhân ngã trẹo chân ở sân tập nên cô phụ giúp việc băng bó cho anh ta. Liệu tôi nói có đúng không? -Ông Buckley, tại sao ông biết được chuyện đó? khi ấy tôi đã chích cho ông một liều thuốc ngủ và ông đã ngủ li bì kia mà. - Đúng thế, tôi không biết gì về chuyện đó cả, nhưng hôm qua khi chúng ta đang nói chuyện với nhau thì cô tỏ ra không tin. Phần tôi cũng thế, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện này và không biết rằng tôi đã mê hay tỉnh đây. Tôi nhớ lại lời dặn của Marjorie nên đêm qua trước khi đi ngủ tôi đã tập trung khi nghĩ đến cô này. Tôi nghĩ rằng điều tôi đã kinh nghiệm thật mơ hồ, không có bằng chứng và chắc nói ra cũng không có ai tin, không chừng người ta còn cho tôi là loạn trí. Tuy nhiên sáng nay thì tôi chắc rằng tôi không mê nữa, tôi đã gặp lại Marjorie trong giấc ngủ và cô ta đã dặn tôi kể lại điều này cho cô nghe. Louise Clayton im lặng một lúc rồi nói: - Marjorie còn nói gì nữa? - Marjorie nói rằng được cô chăm sóc là một việc rất quý. Đây không phải là một việc ngẩu nhiên đâu mà có sự thu xếp để cô săn sóc tôi. Cô là một người có lòng từ ái, làm việc thoải mái, chân thành và có những rung động thanh cao, rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe của các bệnh nhân. Từ nhỏ cô thích âm nhạc và muốn trở nên một nhạc sĩ dương cầm, nhưng lúc chiến tranh xảy ra cô tình nguyện trở nên một y tá để góp phần vào việc chăm sóc, an ủi các thương bệnh binh....Marjorie nói rằng cô sẽ giúp tôi rất nhiều nếu cô tin rằng điều tôi kể không phải là do tưởng tượng. Louise Clayton giựt mình. Cô suy nghĩ một lúc rồi hỏi: - Theo như ông nói thì Marjorie có một nhiệm vụ ở cõi bên kia? - Đúng thế, Marjorie được giao phó nhiệm vụ giúp đỡ những người vừa từ trần còn đang hoang mang, hốt hoảng. Cô ấy giúp họ bình tỉnh, thoải mái để chấp nhận sự thật là họ đã bước qua thế giới khác, rồi khuyên họ hãy xả bỏ những ràng buộc với cõi này để siêu thoát. - Thế còn nhiệm vụ của ông? - Cậu Jules nói rằng nhiệm vụ của tôi là giúp đỡ những người sống vì những người đã chết không giúp được người sống, chỉ những người sống mới có thể khuyên bảo được người sống mà thôi. - Như vậy ông sẽ làm gì? - Tôi sẽ giúp những người sống hiểu biết về thế giới bên kia, biết rằng chết không phải là hết như mọi người thường nghĩ. Kiếp sống của chúng ta thật ra chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi của một tiến trình rất dài. Mục đích của cuộc đời không phải là tranh giành, chém giết để đoạt lấy một địa vị, tài sản nhưng để học hỏi về thương yêu. Chúng ta được tạo ra trong tình thương của Đấng sáng tạo và bản chất thật sự của chúng ta là thương yêu nhưng vì không ý thức được điều này nên càng ngày chúng ta càng hành động trái với mục đích được tạo ra từ ban đầu. Cũng vì thế cuộc đời thường có những biến động để nhắc nhở chúng ta rằng cái mà chúng ta tưởng là những giá trị lớn lao thật ra chỉ là những bọt nước hời hợt, chóng thành chóng hoại. Sự chết là giai đoạn cần thiết trong tiến trình của sự sống để con người duyệt xét lại những việc làm của mình, rút kinh nghiệm để học hỏi, rồi chuẩn bị cho sự tái sanh. Sở dĩ chúng ta không thấy được cõi chết vì giác quan thể xác của chúng ta rất giới hạn, nếu biết nâng cao tâm thức, khai mở được những giác quan của thể vía, vì chúng ta có thể tiếp xúc được với cái thế bên kia cửa tử này. Thật ra các giác quan thể vía vẫn hoạt động âm thầm nhưng vì chúng ta đã quen sử dụng các giác quan của thể xác nên chúng ta ít chú ý đến các giác quan kia. Tuy nhiên khi giác quan của thể xác tạm thời yên nghỉ, như lúc chúng ta ngủ chẳng hạn, thì các giác quan cuả thể vía sẽ hoạt động mạnh mã hơn. Nó có thể đi khắp đó đây, giao thiệp, tiếp xúc và học hỏi trong thế giới riêng của nó. Dĩ nhiên khi thức dậy người ta không nhớ gì hết và cây cầu tâm thức nối giữa thể vía và thể xác chưa được khai mở nên ta chỉ có các ấn tượng mè hồ, không rõ rệt. Nhờ cậu Jules nhắc nhở, tôi được biết trong tiền kiếp tôi đã từng tập luyện và khai mở được cây cầu tâm thức này, nhưng vì tôi đã không ý thức gì đến nó cho đến khi quả mìn nổ, gây chấn động đến những trung tâm huyền bí trong cơ thể tôi và thức động khả năng này. Qua sự chỉ bảo và hướng dẩn của cậu Jules, tôi có thể tiếp xúc với cõi giới vô hình trong giấc ngủ và khi tỉnh dậy vẫn nhớ được mọi sự một cách rõ rệt vì cây cầu tâm thức đã được khai mở. - Nhưng làm sao người ta có thể tin được điều này khi họ không thể nhìn thấy hay tiếp xúc được với cõi giới bên kia? - Sở dĩ mọi người không thấy được ở giới này vì họ chỉ quen sử dụng các giác quan thông thường của thể xác, vốn cấu tạo bằng nguyên tử của cõi vật chất, không đồng chất với cõi giới bên kia. Tuy nhiên chúng ta không nhìn được, sờ được, nghe được, ngửi được hay nếm được thì không hiện hữu. Biết bao nhiêu thứ vẫn hiện hữu mà các giác quan này đâu có thấy đâu. Chúng ta đâu có nhìn thấy không kgí mà không khí vẫn hiện hữu. Khoa học đã chứng minh có những sinh vật rất nhỏ bé như vi trùng nhưng nếu không có kính hiển vi thì đâu ai nhìn thấy chúng. Tóm lại, nếu nhập nhận rằng sự hiểu biết dựa trên ngũ quan của chúng ta còn thiếu xót thì con người sẽ khiêm tốn hơn và có thể học hỏi được nhiều điều mới lạ - Anh đã học hỏi được những gì? - Sự học hỏi của tôi còn nhiều thiếu xót nhưng đại khái thoạt đầu tôi thấy cõi giới bên kia nhưng không có gì khác biệt so với cõi mà chúng ta đang sống. Theo lời Jules thì đây cũng là cảnh giới đối phần (mirror image ) của cõi trần, do đó người chết vẩn có thể thấy rõ tất cả mọi sự xảy ra chung quanh họ như nhà cửa, đường xá, bạn bè, thân quyến. Tuy nhiên tất cả những thứ này đếu là ảo ảnh, vì cái mà họ thấy chỉ là hình ảnh chứ không phải là thực, do đó tuy có thể cảm thấy mọi sự vật nhưng vẫn không thể liên lạc hay tiếp xúc được với những người thân. Dĩ nhiên họ vô cùng khổ sở hay đau đớn trong một thời gian, tùy theo tình cảm nhiều hay ít, nhưng dần dần họ sẽ dứt bỏ được các ràng buộc này để biết rõ hơn về sự liên hệ giữa họ và những người thân đó. Một khi đã hiểu được nguyên nhân sâu xa của những liên hệ này thì họ sẽ ý thức rõ rệt hơn các định luật bất biến của vũ trụ, từ đó sự học hỏi bắt đầu... - Nhưng....nhưng còn địa ngục? Như vậy những kẻ hung ác không phải xuống địa ngục hay sao? - Các thuyết về sự hiện hữu của một nơi gọi là địa ngục đã gây nhiều tai hại vì khi nói đến địa ngục, người ta thường nghĩ rằng đó là một thế giới ở giữa lòng trái đất với một nhóm các quỷ sứ hết sức dữ dằn, chuyên trừng trị những kẻ phạm tội. Thật ra chẳng có ai trừng phạt ai hết vì địa ngục hay thiên đàng chỉ là một trạng thái của tâm phúc. Nếu biết sống một cách thoải mái, yêu thương thì thế giới này vốn là thiên đàng rồi, còn ngược lại nếu cõi sống với những khổ đau, oán hận thì nơi đây có khác chi là địa ngục! Từ đó Louise Clayton thường hay đến gặp tôi để nghe về những kinh nghiệm học hỏi của tôi ở cõi bên kia. Tình thân ái giữa chúng tôi bắt đầu nẩy nở. Tuy không nói ra nhưng chúng tôi đều hiểu được tình cảm của nhau cho đến khi thời gian điều trị chấm dứt, tôi trở lại quân trường và được đưa ra mặt trận Âu Châu. Vào lúc đó trận chiến đã tàn, quân đội Đồng Minh đã giải phóng được nhiều nước Âu Châu và đang trên đường tiến về Bá Linh. Đơn vị của tôi trú đóng tại nước Pháp, giữ nhiệm vụ tiếp tế cho đơn vị khác. Tuy công việc hàng ngày rất bận rộn nhưng tôi vẫn áp dụng phương pháp của cậu Jules đi an ủi những người vừa từ trần. Hôm đó chúng tôi đi ngang qua một quán rượu, cậu Jules, chỉ một đám người đang chen chúc quanh đó: - Cháu thấy không, đó là vong linh những kẻ nghiện ngập rượu. Khi còn sống họ nghiện rượu nên khi chết dục vọng đó vẩn tiếp tục chi phối khiến họ vô cùng đau khổ. Khi còn thể xác, uống rượu nhiều quá cơ thể không chịu nổi sẽ lăn ra ngủ, dục vọng tạm thời ngưng hoạt động. khi chết, dục vọng được tự do biểu lộ, không còn thể xác kềm chế nữa, nó nung nấu tâm cang kẻ nghiện khiến lúc nào y cũng thèm khát đến phát điên, phát cuồng. Do đó những vong linh này thường lân la quanh các trà đình, tửu quán để thưởng thức mùi rựơu, nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn sự ham muốn đó nên dục vọng càng ngày càng gia tăng dữ dội khiến vong linh hết sức khổ sở. Tôi thấy một số binh sĩ đang uống rượu trong quán, có người uống nhiều quá, nôn mửa đầy xuống đất. Các vong linh nghiện rượu xô đẩy nhay chạy đến cúi sát xuống mặt đất để được hít những chất rượu thối tha này. Họ say mê hít hơi rượu một cách đắm đuối mà trên thế gian chưa thấy ai thưởng thức mùi vị rượu như thế. Thực ra họ không thể ngửi thấy mùi vị,vì đâu còn các giác quan thể xác nữa, nhưng cái ý nghĩ được thưởng thức rượu quá mạnh, đã xúi khiến họ hành động như thế. Chỉ nhìn hành động điên cuồngđó mà tôi đã thấy rợn cả người. Cậu Jules chỉ cho tôi thấy một số vong linh khác đang cố gắng nhập vào xác những người say rượu để thưởng một vài dư vị của khoái xác thân. Những người say rượu hay dùng ma túy thường dễ bị các vong linh nhập vào. Sự nhập xác này tuy chỉ có tánh cách tạm thời trong chốc lát nhưng nó cũng gây nhiều hậu quả tai hại cho người bị nhập. Càng bị nhập xác, những người này càng dễ bị mất tự chủ, và càng mất tự chủ họ càng dể bị xui khiến làm điều xằng bậy. Theo sự hiểu biết của tôi, khi sự sống thình lình chấm dứt như trường hợp chết bất đắc kỳ tử thì người chết khó có thể siêu thoát được vì dục vọng và sinh lực cỏn quá mạnh mẽ. Một cái chết bất ngờ luôn luôn tạo ra những chấn động, tán loạn tâm thần khiến cho người chết hết sức hoang mang và đau khổ. Đôi khi họ trở nên thù hằn, oán hận và chính tâm trạbg lúc chết này sẽ khiến nên họ trở nên một động lực hết sức nguy hiểm, có thể xúi giục người sống làm những việc hết sức ghê gớm như giết người, hành hạ, hiếp đáp người khác..v..v... Đa số những vụ sát nhân thường xảy ra khi hung thủ mất tự chủ vì rượu, ma túy hoặc vì quá giận dữ. Những kẻ nghiện rượu, ma túy, tính khí nóng giận bất thường dễ trở nên nạn nhân của những động lực bất hảo này. Đôi khi các vong linh cũng tìm cách xâm chiếm thể xác của những kẻ yếu bóng vía, những người nhạy cảm, hay những trẻ em yếu ớt nhưng trường hợp này chỉ có tánh cách nhất thời vì bản ngã con người thường rất mạnh, không dễ gì có thể đuổi nó đi để cướp lấy thể xác được. Thường thì các vong linh lúc quá thèm muốn, bị dục vọng nung nấu, tìm cách chiếm cứ xác thân của một con thú nào đó vì bản năng con thú thường yếu hơn sự đòi hỏi điên cuồng của một vong linh. Các lòai thú kém tiến hóa như heo, cừu, dê, trâu, bò dể trở thành nạn nhân hơn là các lòai thú khôn ngoan hơn như chó, mèo, khỉ, ngựa vốn có ý chí kháng ciẹ mạnh mẻ. Sự xâm nhập xác thú này có thể trọn vẹn hoặc có khi chỉ trong giây lát, nhưng nhờ cơ thể con thú làm trung gian mà vong linh gần gũi được với cõi trần, cảm nhận được mọi sự qua giác quan của con thú và thỏa mãn được một ít dục vọng như ăn uống, đòi hỏi xác thịt thì vong linh cũng cảm thấy đau đớn, khổ sở vì khi con thú bị mổ thịt thì vong linh sẽ hoảng hốt, đau đớn, tuyệt vọng và trạng thái này sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến đời sống sau này của vong linh. Ngoài ra thì nhập xác thú sẽ tiêm nhiễm vào thể vía của vong linh, nên sau này dù có đầu thai lại thành người, nó cũng có khuôn mặt, hình dạng của con thú đó, hoặc tính tình hung bạo, tàn ác hay ngu si đần độn như một con thú kia. Trong trường hợp tuyệt đối hơn, vong linh liên kết chặt chẻ với cái vía của con thú đó đã nhập, hể con thú đi đâu thì vong linh đi theo đó, giống như một tù nhân của xác thú. Điều này có thể giải thích được trường hợp của những kẻ hung dữ, nhiều dục vọng sẽ đầu thai trở lại thành vật. Vì tâm trạng khi chết có thể ảnh hưởng rất mạnh đến đời sống về sau, nên cậu Jules và Marjorie phải làm việc rất nhiều để giúp đở, cảnh tỉnh và an ủi các vong linh. Phần tôi được giao trọng trách giúp đở thân nhân của người chết hoàn tất một tâm nguyện nào đó mà họ chưa làm xong, nhờ thế họ có thể cởi bỏ các ràng buộc với cõi trần để siêu thóat. Dĩ nhiên sự hoạt động của tôi chỉ giới hạn trong lúc ngủ nên việc làm này không hiệu quả nhiều so với công việc của cậu Jules và Marjorie, nhưng tôi rất thích công việc này. Khi muốn đi đâu hay gặp ai, tôi chỉ cần tập trung tư tưởng trước khi ngủ thì sẽ đến gặp người đó ngay, nhưng tôi không dám sử dụng năng khiếu này để gặp Clayton vì như thế là lạm dụng quyền năng tâm linh. Cậu Jules đã dặn tôi rất kỷ rằng một người hiểu biết các định luật thiên nhiên không bao giờ làm một việc gì đó có tánh cách ích kỷ hay riêng tư cho cá nhân mình. Vì biết thế, chúng tôi chỉ tiếp xúc với nhau qua thư từ hoặc thỉnh thoảng bằng điện thoại. Sau mấy tháng liên lạc, cảm tình của tôi dành cho Louise ngày càng sâu đậm hơn nên một hôm tôi đã ngỏ lời cầu hôn và cô nhận lời. Chúng tôi dự định sau khi giải ngũ sẽ làm đám cưới. Thời gian từng tự trôi qua, cuộc chiến chấm dứt, quân đội Đồng Minh giải phóng được toàn cõi Châu Âu nhưng chúng tôi vẫn chưa được giải ngũ vì còn những khó khăn, rất cần sự hiện diện của một lực lượng quân đội tại đây. Tuy công việc bận rộn nhưng tôi vẫn liên lạc với cậu Jules để học hỏi thêm. Tôi thấy mình thật may mắn vì đã được giao phó một nhiệm vụ cao đẹp và được dìu dắt để học hỏi thêm những kiến thức mới mẻ. Chính nhờ những kiến thức mới mẻ này mà đời sống của tôi được nâng lên một bình diện rộng lớn hơn, cao cả, tốt đẹp và từ đó tôi thấy rõ sự tiến hóa trong chương trình vĩ đại mà Thượng Đế đã sắp đặt. Nếu quan sát một cách kỹ lưỡng và có ý thức người ta sẽ thấy tất cả mọi sinh vật đều có một mối tương quan đặc biệt, điều này có thể coi như một thứ tình huynh đệ đại đồng vì vạn vật đều có cùng một nguồn gốc mà ra. Đây không phải là một thứ lý thuyết suông mà là một nguyên lý hiện diện khắp nơi trong vũ trụ. Nên hiểu rằng vũ trụ là một toàn thể mà trong đó tất cả mọi thành phần đều liên quan mật thiết đến nổi khi một phần tử trong đó biến đổi thì toàn thể vũ trụ cũng biến đổi theo. Giống như một cái kính vạn hoa ( Kaleisdoscope) thay đổi khi một phần tử thay đổi thì vũ trụ cũng thế, nó luôn luôn thay đổi để giữ một trạng thái quân bình tuyệt đối. Dĩ nhiên trong một thế giới như thế, sự cô lập hay chia rẽ không thể hiện hữu vì không một cá nhân nào hay một thực thể nào có thể tránh thoát được sự hợp nhất của tòan thể. Sự hợp nhất này vượt lên mọi sự khác biệt vì nó được xây dựng trên căn bản hòa hợp để giữ sự quân bình mà trong đó mọi loài đều tiến hóa dựa theo các định luật bất biến. Trong vạn vật, có một thực tại duy nhất chuyển sinh lực giúp tất cả mọi loài tăng trưởng, nẩy nở, phát triển và sinh sản, đó là sự sống duy nhất sinh hóa muôn loài. Xuyên qua tiến trình sống này, cái duy nhất có phân tán thành vô số tinh chất và hình thể khác nhau, và do sự liên quan vô số này, các phần tử kết hợp lại với nhau để tạo thành vô số tinh chất và hình thể khác nhau, và do sự liên quan vô số này, các phần tử kết hợp lại với nhau để tạo thành vô số các đơn vị điều hòa và quân bình. Các nguyên tử ( căn bản vật chất) được cấu tạo theo nguyên lý đó và rồi phân tử, các tế bào, các cơ quan, và các cơ thể cũng được tổ chức tương tự. Khắp vũ trụ, mọi thành phần đều có khuynh hướng kết hợp để tạo thành các phần tử tốt đẹp quân bình và yếu tố chính để bảo tồn sự quân bình này là tình thương. Luật vũ trụ không chấp nhận sự chống đối hay đi ngược lại các mãnh lực kết hợp đó vì nó làm mất đi sự quân bình, gây ra các xáo trộn. Để tạo lập lại sự quân bình đó, một phản lực phải được tạo ra để tái lập, đó là căn bản của luật nhân quả. Sự chống đối giữa ngừơi và người hay giữa người và các sinh vật khác đều là sự đi ngược luật vũ trụ và dĩ nhiên phải chịu hậu quả tùy theo nguyên nhân đã gây ra nó.Tại sao con người chống đối, thù hằn nhau? Phải chăng vì có sự khác biệt giữa màu da, chính kiến, tư tưởng hay tín ngưỡng? Nhưng nếu dự sống là duy nhất thì tại sao con người lại khác nhau, kẻ thông minh, người ngu dại, người hiền lành kẻ hung dữ, hay có những người sinh ra mang màu da khác nhau? Nếu ta có thể hiểu rằng bản chất thực sự của con người vốn không khác nhau nhưng vì khoác lấy một cái vỏ vật chất để kinh nghiệm thế giới hiện tượng nên sự khác biệt mới có. Chính sự khác biệt này tạo ra môi trường để sự học hỏi có thể xảy ra, thúc đẩy sự tiến hóa và nhờ thế vũ trụ mới mang sắc thái " động " thay vì "tỉnh ". Vì tất cả đều phát xuất từ một nguồn sống duy nhấtvà cáinguồn sống này luôn luôn hiện diện khắp nơi, khắp các cõi giới dù hình thể đời sống mỗi loài có khác nhau, tất cả vẩn đều liên quang chặc chẻ với nhau trong một tiến trình đời sống. Trong tiến trình đời sống này, các sinh vật phải luân hồi trong nhiều kiếp, khi sinh ra ở nơi này, lúc ở nơi khác, có khi mang thể xác phái nam, khi lại mang thân phái nữ, lúc có màu da này khi mang màu da khá nhưng tất cả sự khác biệt đó điều là những môi trường để học hỏi và kinh nghiệm sự yêu thương. Nói cách khác, toàn thể nhân loại kẻ trước người sau, đang dần bước trong một cuộc hành trình rất dài. Vì sự hiểu biết và học hỏi khác nhau nên họ có những tin tưởng, thành kiến và suy luận khác nhau, nhưng đây chỉ là yếu tố phụ và ở bên trong họ đều là một. Đó là sự sống duy nhất đang tiến dần đến tình trạng thái toàn diện, một trạng thái yêu thương bao la vô bờ bến. Cho nên khi đạt đến tạng thái này cuộc hành trình của thực thể cá nhân sex chấm dứt vì khi đó họ đã hòa hợp vào cái nguồn sáng bao la, thiêng liêng bất tận. Đó chính là sự trở về nhà mà các kinh sách tôn giáo thường diển tả. Một hôm, tôi có việc phải đi công tác xa hơn một tuần lễ, khi trở về căn cứ tôi nhận được một bức thư ngắn của Louise Clayton có nội dung như sau: -"Anh Steve, em đã tìm được việc làm ở một nơi xa, xin anh đừng viết thư cho em về North Carolina nữa. Em đã suy nghĩ nhiều về cuộc hôn nhân của chúng ta và thấy rằng chúng ta quyết định một cách hấp tấp. Chúng ta chẳng có thì giờ tìm kiểu nhau nhiều, vậy em nghĩ chúng ta nên dừng lại tại đây thì hơn. Kính chúc anh mọi sự may mắn" Đọc xong bức thư ngắn này tôi thấy thế giới dường như sụp đổ mộng đẹp xây dựng bấy lâu bỗng chốc chốc tiêu tan. Tại sao Louise lại thay đổi ý kiến đột ngột như vậy? Phải chăng cô đã gặp một người nào học thức hơn hay có tương lai hơn? Louise không thể như thế được, cô là người mẫu mực, dịu dàng và có lý tưởng nên không thể quên lời hức một cách dễ dàng như vậy được. Phài chăng có chuyện gì bất thường xảy ra? Phong thư không đề địa chỉ hồi âm nên tôi không thể nào liên lạc với Louise. Suốt ngày hôm đó tôi như người mất trí. Tôi đã điện thoại vể North Carolina nhưng người ta cho biết Louise Clayton đã dọn đi và không để lại đi-a chỉ. Đêm hôm đó tôi cố gắng lắm mới không nghĩ đến Louise. Tôi biết mình có thể tiếp xúc với Louise nhưngt tôi cũng biết làm như thế là lạm dụng quyền năng tâm linh. Một người phụng sự không được phép dùng quyền năng của mình vào những công việc riêng, nghĩa là vào những mục đích ích kỷ. Sau cùng tôi nghĩ đến Marjorie và quyết định tìm cô này. Chúng tôi vẫn thường gặp nhau nên chỉ cần tập trung tư btưởng một lúc là tôi thấy Marjorie xuất hiện trong một vùng ánh sáng chói lọi. Cô vui vẻ nói: - Này anh Steve, thật là sung sướng biết bao vì em có nhiều chuyện kể cho anh nghe. Anh phải mừng cho em vì em vừa được giao phó nhiệm vụ mới, việc này khó khăn hơn. Từ nay em nhận lãnh trách nhiệm an ủi những trẻ em vừa từ trần. Ôi chúng dể thương làm sao! Lúc đầu chúng bơ vơ lạc lõng và rất sợ hãi, nhưng được em hết sức dỗ dành, chúng hết sợ còn gọi em bằng mẹ nữa... - Marjorie liến thoắng nói như không thèm chú ý đến tâm trạng ngổn ngang lo âu, thất vọng của tôi. Cô tiếp tục: - Anh phải đến gặp mấy đứa bé này, chúng dể thương lắm. Nhìn chung cứ nhìn thấy bông hoa hé nở dưới nắng mai vậy...Ô hay! Anh lo lắng gì mà có vẻ khó chịu vậy? Tôi đau khổ hỏi: - Dạo này em có gặp Louise Clayton không?? - Không. Em chỉ gặp cô ấy khi săn sóc anh ở bệnh viện thôi. Công việc của em ở bên này rất bận rộn, nên em không trở lại cõi trần làm gì. Anh và Louise cùng ở cõi trần, gặp nhau dể dàng, sao anh không đến thăm cô ấy? Marjorie lặng nhìn tôi một lúc và chợt hiểu. Cô quàng tay vào tay tôi: - Anh Steve, em hiểu sự đau khổ của anh nhưng đáng lẽ ra anh không nên hỏi em như vậy. Chúng ta gặp nhau để làm việc chung chứ không phải để nói chuyện có tính cách cá nhân. Nếu anh hỏi cậu Jules như vậy thì cậu ấy sẽ nghĩ sao về anh? - Marjorie nói bằng một giọng nghiêm trang khiến tôi giật mình như tỉnh mộng. Phải tôi đã nghĩ về mình nhiều quá. Các nỗi lo lắng nhỏ nhặt, ích kỷ đã làm tôi suýt quên đi trách nhiệm được giao phó. Thậtlà xấu hổ khi Marjorie hoàn toàn quên mình để giúp đở những đứa trẻ vừa từ trần trong khi tôi chỉ bận tâm đến việc mất người yêu. Tôi tập trung tư tưởng để tự trấn tĩnh rồi nói: - Này Marjorie, anh sẽ đến thăm mấy đứa bé mà em săn sóc. Anh cũng thích chơi với trẻ con và nếu em cho phép anh cũng sẽ hướng dẩn cho chúng... Khi tỉnh dậy, tôi ý thức rõ khả năng tự chủ của tôi chưa được vững cho lắm. Một việc bất ngờ đã làm cho tôi bối rối như vậy thì làm sao tôi có thể kham được những việc lớn lao hơn. May thay Marjorie đã nhắc nhở cho tôi biết, từ đó tôi chuyên tâm vào việc phụng sự những người vừa từ trần, giúp họ hoàn tất các việc chưa xong hoặc an ủi thân nhân họ. Ba tháng sau tôi được giài ngũ trở về Hoa Kỳ. Tôi có đến North Carolina tìm Louise nhưng không gặp, những người trong bệnh viện cũng không biết cô dọn cô dọn đi đâu. Vào lúc chiến tranh vừa chấm dứt, số người giải ngũ di chuyển khắp nơi rất nhiều, việc tìm kiếm một người như Louise rất khó nếu không nói là gần như không có hy vọng. Tôi trở về New York sống với gia đình và tìm được việc làm trong một hãng buôn. Ngoài công việc sinh kế hằng ngày, tôi để hết tâm trí vào việc phụng sự những người vừa từ trần trong lúc ngủ. Hôm đó tôi gặp một vong linh là Buster, ông này nói: - Nhờ ông giúp cho tôi. Cách đây mấy năm tôi có ngoại tình và có một đứa con rơi. Chúng tôi quyết định giấu nhẹm chuyện này nên gữi nó vào một viện mồ côi ở Montana. Đó là viện mồ côi dành cho trẻ em khiếm thị, vì đức bé bị mù bẩm sinh. Mẹ đứa bé đã dọn đi xa và lập gia đình nên cũng không muốn nhìn nhận nó nữa. Phần tôi sống trong ăn năn, hối hận mãi cho đến lúc chết. Trước khi từ trần tôi có viết một bức thư và kể lại chuyện này để xin lỗi nhà tôi vì khi còn sống, tôi không có cam đảm thú nhận. Điều bất ngờ là không những nhà tôi đã tha thứ cho tôi mà còn muốn mang đứa bé về nuôi nữa. Tiếc thay vì tôi không để lại chi tiết nên nhà tôi không biết đâu mà tìm. Phiền ông liên lạc với nhà tôi để mang cháu về giùm, hồ sơ tại cô nhi viện có ghi rõ chi tiếc và có lưu lại một bức thư riêng của tôi tại đó. - Bà Buster quả là một phụ nữ không những giàu sang mà còn giàu lòng trắc ẩn. Sau khi nghe tôi trình bày, bà yêu cầu tôi cùng đi với bà và vị luật sư riêng đến Montana tìm đức nhỏ. Tất cả mọi chi tiết đều xảy ra đúng như lời ông Buster kể. Chúng tôi tìm được cháu Cheryl dễ dàng. Vị luật sư xem xét giấy tờ và xác nhận Cheryl chính là con ông Buster. Thật ra điều này cũng bằng thừa vì cháu trông giống ông Buster như đúc. Vừa nhìn thấy Cheryl, bà Buster đã cảm động ôm chầm lấy nó, và có lẽ linh tính sao đó, nó cũng quyến luyến bà Buster không rời. Thủ tục nhận lãnh đức nhỏ tại cô nhi viện diễn ra một cách tốt đẹp và nhanh chóng. Trong khi chờ đợi tòa án tiểu bang chấp thuận, đứa nhỏ được phép vbề sống chung với bà Buster. Cô bé Cheryl thu tập quần áo theo mẹ nuôi nhưng cô chợt kêu lên: - Trước khi đi con phải vào từ giã cô giáo dạy nhạc của con đã. Chúng tôi theo cô bé bước vào lớp học. Một nhóm trẻ đang quay quần chung quanh cây dương cầm để tập hát. Tự nhiên mắt tôi hoa lên. Cô giáo dạy âm nhạc kia đâu ai xa lạ mà chính là Louise Clayton, người mà tôi vẫn cố ý định tìm kiếm bấy lâu nay. Tại sao Louise Clayton lại làm việc tại đây? Thì ra trong thời gian phục vụ tại bệnh viện, cô mắc bệnh ở mắt, thị giác dần dần suy kém và theo thời gian sẽ bị mù. Biết thế và không muốn cho tôi có một gánh nặng là cưới một cô gái mù, Louise viết thư từ hôn rồi dọn đến tận tiểu bang Montana, nơi mà Louise tin rằng không bao giờ tôi có thể tìm thấy được. Cô xin được việc làm tại viện mồ côi dành cho các trẻ em khiếm thị. Biết được lý do này, tôi càng thấy yêu Louise hơn, mọi sự phiền muộn tan theo mây khói. Tôi lặp lại lời câu hôn một lần nữa và lần này Louise chấp nhận một cách hoan hỉ. Câu chuyện chấm dứt khi Steve và Louise kết hôn. Tác giả, ông Tucker đã kết luận: - Câu chuyện của Steve là một câu chuyện tình hay là một câu chuyện về thế giới bên kia cửa tử? Có lẽ cả hai vì người ta không thể phân chia nó được bởi tình thương bắt nguồn từ Thượng Đế và Thượng Đế chính là tình thương. Đối với những ai biết sống thuận theo thiên ý thì vũ trụ này chỉ có một điều quan trọng mà thôi: Đó là tình thương Phục sự người khác là gì, nếu không phải là lòng thương yêu, một thứ tình cảm êm dịu, vị tha, cao cả và mầu nhiệm. tất cả những ai đã bước qua cõi sáng ắt phải nhận biết đó là một cõi của tình thương rực rỡ, huy hoàng. Điều đáng tiếc là tâm trạng con người khi chết thường quá sợ hãi, đầy quyến luyến và chỉ muốn bám víu vào các quan niệm sai lầm chứ không biết xả đi mọi ham muốn, dục lạc để thực sự kinh nghiệm những ân phước tràn đầy nơi cõi đó. Chính nơi cõi trần đầy xác trộn, bất an của chúng ta quá hiện nay cũng tràn đầy những tia sáng của tình thương nhưng tiếc thay chúng ta quá bận rộn với những ích kỷ nhỏ nhặt của cuộc sống hằng ngày mà quên đi sự mầu nhiệm tuyệt vời của cuộc sống. Phải chăng những sữ đau khổ mà người ta mới phát triển tình thương hay học yêu thương? " Trong trang cuối, tác giả đã kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông và với vợ chồng Steve Buckley, vì lý do gì mà ông xin phép được kể lại những điều ông nghe kể. Ông kết luận: - "Rồi một ngày kia, tình thương yêu sẽ tràn ngập vũ trụ khi nhân loại ý thức được tình thương của Đấng sáng tạo và biết rằng tình thương đó không phải là một điều xa xôi diệu vợi, phải nhọc công tốn sức mới có. Thật ra nó vẫn có trong mọi người chúng ta, vì chúng ta được tạo ra trong tình thươngvà bản chất của chúng ta chính là tình thương".