Thừa dịp Trung Hoa gặp nhiều khó khăn, Nga, Anh và Nhật lại tính xâu xé thêm Trung Hoa, và Viên Thế Khải một phần vì không đủ sức, một phần vì phải nhờ họ ( thừa nhận địa vị của mình, giúp đỡ tài chánh....) nên theo một chính sách hòa dịu, nhượng bộ Ở trên chúng ta đã biết trong việc vay tiền, Viên đã phải để cho Ngân hàng đoàn của 6 nước bóc lột và kiểm soát tài chánh của Trung Hoa. Vụ thứ nhì, năm 1912 là Anh xúi Tây Tạng gây khó khăn với Trung Hoa, rồi bênh vực Tây Tạng, đòi Trung Hoa phải để cho Tây tạng hoàn toàn độc lập. Viên không chịu và Tây Tạng thấy phải lệ thuộc Anh, thà lệ thuộc Trung Hoa còn hơn, nên Anh bỏ qua không làm tới. Ở Mông Cổ, Nga cương quyết hơn. Ngoại Mông lúc đó chịu nhiều ảnh hưởng của Nga. Cuối năm 1911, vị Lạt Ma ở Ourga ( Khổ Luân) tuyên bố độc lập và trục xuất người Trung Hoa ra khỏi nước, dĩ nhiên là do Nga xúi, Viên Thế Khải phải ký một hiệp ước với Nga ( 1913) nhận Ngoại Mông được độc lập, nhưng phải phụ thuộc Trung Hoa. Còn Nội Mông thì vẫn là đất của Trung Hoa như cũ. Nhật hung hăng hơn cả, mỗi ngày mỗi mở rộng ảnh hưởng ở Nhiệt Hà ( Mãn Châu), mượn cớ 3 con buôn Nhật bị hại, đem sáu chiến hạm đến Nam Kinh buộc Trung Hoa phải cho họ xây cất 5 con đường xe lửa ở Mãn Châu. Viên Thế Khải mới được đắc cử chính thức Đại Tổng Thống, muốn Nhật thừa nhận Dân Quốc, nên thuận cho cả. Rồi thế giới chiến tranh 1914- 1918 nổ. Nhật đứng về phía Đồng Minh ngay từ 1914 ( Trung hoa mãi tới 1917 mới gia nhập) và tức thì đem quân tấn công Đức ở Trung Hoa, chiếm Giao Châu mà Trung Hoa đã tô tá cho Đứa từ 1898. Họ chiếm được dễ dàng sau một cuộc tấn công ngắn và cuối năm 1914, họ nghiễm nhiên thay Đức làm chủ Sơn Đông. Lúc đó, Viên Thế Khải đương thương thguyết với Đức để lấy lại Giao Châu, chưa xong thì Nhật phỗng tay trên mất. Sơn Đông là đất của Trung Hoa, để cho Nhật làm chủ thì nguy, Viên muốn chiếm lại mà không đủ sức. Thánh Giêng năm 1915, Nhật đưa ra " Hai mươi mốt điều yêu cầu " mà dưới đây là những điều quan trọng nhất - Nhật đòi kế thừa tất cả quyền lợi Đức ở Sơn Đông, được có địa vị ưu việt ở Nam Mãn và Đông Mông. - Nhật được đặc quyền ở tỉnh Phúc Kiến - Được kiểm soát công cuiộc khai mỏ ở Hoa Trung ( khu vực sông Dương Tử) - Trung Hoa không được nhường hgoặc cho thuê các của bể, vịnh, cù lao của mình cho nước khác; - Kiều dân Nhật được quyền mua đất đai, lập trường học, dưỡng đường tại Trung Hoa; - Trung Hoa muốn dùng cố vấn ngoại quốc về chính trị, quân sự, tài chánh thì phải lựa người Nhật trước hết. - Trung Hoa phải dùng một số khí của Nhật, số ấy phải hơn già nữa số Trung Hoa cần dùng. Thật lá tai ác! Trung Hoa mà chịu nhận hết những " yêu cầu " đó thì thành một thuộc địa của Nhật rồi. Nhật biết rằng lúc đó liệt cường đương lo chống với Đức ở Âu Châu, không rảnh để nghĩ tới đất đai Trung Hoa, vả lại chính Nhật là đồng minh của họ rồi mà, nên chẳng dùng thủ đoạn đàm pjhán nữa, gởi ngay tối hậu thư cho Trung Hoa ( 7-5-1915) Chính phủ Bắc Kinh dưới sự uy hiếp của hải lục quân Nhật, phải thừa nhận các điều yêu Cầu, có sửa đổi đôi chút. Từ đó Nhật thay Anh, Nga làm chủ tình hình quốc tế ở Đông Nam Á. Tức thì xảy ra một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ cho ngay cả những người tự hào là biết rõ tâm hồn dân tộc Trung Hoa. Lần đó là lần đầu tiên mà toàn dân Trung Hoa nổi lên chống kẻ xâm lăng. Thời Nha phiến, chiến tranh, Anh, Pháp cắt xẻo Hoa Nam mà Hoa Bắc thản nhiên, rồi năm 1900, liên quân tám nước vào phá Bắc Kinh, đóng quân ở miền Bắc mà miền Nam cũng dửng dưng, coi như việc của nước khác. Bây giờ thì cả Nam lẫn Bắc đều nghiến răng nguyền rủa Nhật và Viên Thế Khải. Họ biết rằng họ là kẻ yếun, không thể chống với Nhật bằng súng ống và tàu chiến được, nhưng kẻ yếu có khí giới của kẻ yếu; họ đông và đồng lòng tẩy chay hàng Nhật. Nhật không bán được hàng hóa cho Trung Hoa thì kinh tế sẽ lung lay, vì còn bán cho nước nào được nữa. Họ gọi ngày ngũ thất ( bảy tháng năm, Trung Hoa giống Anh, Mỹ, kể tháng trước rồi mới kể ngày, trái với Việt Nam và Pháp), tức ngày Nhật gởi tối hậu thư, là ngày " quốc sỉ "( ngày nhục của nước ). Trên các bao thư, bưu điện đóng thêm con dấu: " Người Trung Hoa đừng bao giờ quên ngày quốc sỉ ". Họ ra truyền đơn hô hào tẩy chay Nhật. Phong trào lan từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng tẩy chay đồ Nhật, chống Nhật. Họ quyên tiền để cho vào quỹ tuyên truyền. Họ thay phiên nhau đứng trước các cửa hàng Trung Hoa bán đồ Nhật, vừa khuyên nhủ, vừa de dọa cả người bán lẫn người mua. Trước kia họ rời rã như đống cát thì bây giờ họ thành một khối cứng ; họ quên hết mọi tranh chấp, mọi ý kiến bất đồng, mà chỉ còn nhắm vào mỗi một mục đích là phá kinh tế của Nhật. Gerges Dubarbier trong cuốn La Chin moderne ( P.U.F - 1966) bảo đó là ảnh hưởng của Quốc Dân đảng. Những tư tưởng của đảng đó truyền bá thấm lần vào lòng dân chúng, gây tinh thần ái quốc của mọi giới và bây giờ mới bắt đầu kết trái. Dubarbier còn nói thêm: Giá bấy giờ Trung Hoa có một lãnh tụ khác, không nghĩ đến tư lợi đến quyền thế của riêng mình như Viên Thế Khải thì có thể Trung Hoa đã thống nhất được ngay và tránh đươợc cái họa nội chiến kéo dài nhiều năm saủ Lời đó có thể đúng. Mà vị lãnh tụ do Trung Hoa đã có: Tôn Văn, nhưng Tôn Văn lại đương ở Nhật, nghiên cứu về xe lửa với bà vợ sau, thư ký của ông Tống Khánh Linh! Lòng phẩn uất của toàn dân Trung Hoa còn phát lên nhiều lần nữa, một lần vô cùng sôi nổi khi các cường quốc ký hòa ước Versailles, năm 1919 ( sẽ chép ở sau) 5- Họa Quân Phiệt Sau Khi Viên ChếtViên Thế Khải là một chính trị gia có tài, thông minh, biết tổ chức, mưu mô, cương quyết, có bản lãnh, có thủ đoạn, chỉ tiếc hắn ham quyền quá, nhiều tham vọng quá, không dùng tài của mình vào việc giúp nước, mà chỉ để nhắm cái ngai vàng như Napoléon ( hắn có đọc sử Pháp không mà hành động giống Napoléon thế) và những thất bại bi đát hơn Napoléon. Viên chết rồi, Lê Nguyên Hồng lên làm tổng thống nhưng sự đoàn kết giữa các tướng lĩnh không còn nữa. Phe quân nhân Bắc Dương ( đàn em của Viên) là Đoàn kì Thụy, Phùng Quốc Chương, Tào Côn, Trương Tác Lạm xưng hùng ở phương Bắc ; ở phương Nam thì Đường Kế Nghiêu, Lục Vĩnh Đình, quật khởi để gây cuộc tương tranh quân phiệt giữa Nam và Bắc sau này. Di nhiên, ở cùng địa phương, họ tranh chấp nhau còn mạnh hơn giữa phương này và phương khác. Mỗi ông tướng ( đốc quân) chiếm một tỉnh có khi hai tỉnh và tìm cách " mở mang bờ cõi), hoặc uy hiếp chính phủ trung ương. Chép lại các tranh ch&âp đó là điều vô ích, nhưng chúng ta cũng nên biết qua hành động của họ. Họ là những ông vua nhỏ, bắt dân phải nộp thuế (có kẻ bắt dân phải nọp thuế cho ba bốn chục năm sau ( như một quân phiệt ở Tứ Xuyên, năm 1933 thu thuế đến năm 1974) phải đi lình mà không trả lương, cho nên lính phải cướp bóc của dân để sống, do đó mà nơi nào cũng có cướp, miền Hà Nam có năm có tới 400.000 tên cướp.Dân không còn làm ăn gì được hết, ruộng nương bỏ hoang, trường học đóng cửa điêu đứng vô cùng, mà các ông tướng đa số vô học, nhưng giàu kinh khủng, ăn nhậu, xa xí, dâm dật, bắt cóc con gái lương dân tàn nhẫn vô cùng hơn các ông tướng tá Hòa Hảo của ta thời Pháp sau thế chiến rất nhiều. Cũng có một số đốc quân khá như Yeng Si Chang (?) ở Sơn Tây, Đường Kế Nghiêu ở Vân Nam, dân ở dưới quyền họ đở khổ hơn Họ đánh nhau liên miên, hể thua thì chạy trốn vào các tô tá điạ của ngoại nhân, mà hể thắng cướp được nhiều của cải thì đem gỡi vào ngân hàng ngoại nhân, mua khí giới của ngoại nhân. Anh, Mỹ ủng hộ phe quân phiệt ở Hà Bắc ( phe Trực Lệ: Ngô Bội Phu), còn Nhật thì ủng hộ phe Hoản( tỉnh An Huy): Đoàn kì Thụy và phe Phụng Tiên: Trương tác Lâm ( 1). Vì biết đâu chừng, mấy ông tướng đó mà thắng, uy hiếp được chính phủ Lê Nguyên Hồng, thì còn lợi nào bằng. Một ông tướng Trương Huân đã chẳng đem quân vào Bắc Kinh, bắt Lê Nguyên Hồng giải tán Quốc Hội, rồi thoái vị đấy ư? Khang Hữu Vi còn ở Nhật, lúc dó đã về nước, vẫn chủ trương bảo hoàng, muốn khôi phục ngôi vua cho Phổ Nghi, có lẽ vì ông thấy những vụ tranh giành, rối loạn trong những năm đầu Dân Quốc mà thất vọng,. Ông làm quân sư cho Trương Huân, khi Lê Nguyên Hồng thoái vị rồi, Trương vào trong cun,g, mời phế đế Phổ Nghi lên làm vua trở lại, sử gọi vụ đó là « phục tích «, và có sử già ví nó vụ phục tích của giòng họ Bourbois ở Pháp sau khi Napoléon bị hạ bệ. Lê Nguyên Hồng trốn v ào sứ quán Nhật, mời Phùng Quốc Chưong thay ông làm Tổng Thống, Phùng sai Đoàn Kì Thụy về đánh Bắc kinh, Trương Huân thua, trốn vào sứ quán Hà Lan. Phục tích chưa được mười ngày đã chấm dứt. Từ đó Khang Hữu Vi sống cô đơn, ảm đạm, đóng vai « di lão triều Thanh », lãnh một số trợ cấp nhỏ của chính phủ. Sau vụ Phục tích, ngoài Phùng Quốc Chưong, còn vài tổng thống nữa: Từ Thế Xương, một kẻ sĩ hiền lành, thủ cựu đã làm sư phó của Phổ Nghi, sau cùng là Tào Côn, nhưng họ không có quyền gì cả, quyền ở trong tay của quân phiệt Đòan Kì Thụy, Ngô Bội Phu, Phùng Ngọc Tường, Trương tác lâm. Lâm hợp tác với Nhật, sau bị Nhật giết ( 1925) Các quân phiệt phương nam không chấp nhận, chính phủ Bắc Kinh, thỉnh thoảng đem quân lên đánh các quân phiệt phương Bắc, không bên nào thắng hẳn bên nào. Lại có nhiều tỉnh tách hẳn ra ; không theo Bắc, không theo Nam, tuyên bố độc lập thảo một hiến pháp riêng ( như tỉnh Hồ Nam, rồi tỉnh Chiết Giang, Hà Nam, Tứ Xuyên, vân Nam) thành một phong trào địa phương tự trị, không muốn thống nhất mà muốn chính thể liên bang. Các ông tướng như vậy, còn dân chúng thì chỉ lo làm ăn để nuôi gia đình ; họ cần cù, nhẫn nại. Chịu đủ các ức hiếp của bọn tướng, đủ các tai nạn, lụt, hạn, cướp bóc…cho đó là mạng trời, là số phận của họ. Từ xưa tới nay, mỗi khi một triều đại chấm dứt, thì luôn luôn, họ phải chịu cái họa đó. Để lại một món nợ 25 triệu Anh bảng phải trả trong 47 năm, một cái ách nặng Nhật tròng vào cổ quốc dân ( 21 yêu cầu), và một xã hội chia rẽ, loạn lạc, nghèo khổ, đó là tội của Viên Thế Khải. Giá hắn đừng ham ngai vàng, cứ chung thân Tổng thống thì khỏi phải chết sớm mà có thể giúp quốc dân được nhiều (1) Phùng Ngọc Tường ( Ki Tô Giáo) mới đầu theo Ngô Bội Phục rồi sau theo Trương Tác Lâm 6. Ngũ Tứ Vận động( Hòa hội Versailles và Hội Nghị Washington). Chúng ta đã biết ngày 7 – 5- 1915, toàn dân Trung Hoa nỗi dậy chống Nhật, vì Nhật uy hiếp Trung Hoa tới mức coi Trung Hoa như một thuộc địa của họ. Ngày ngủ tứ 4-5- 1919, lại xảy ra một vụ nổi dậy của dân chúng nữa, lớn hơn lần trước nhiều, trong sử gọi cuộc ngủ tứ vận động. Đầu thế chiến I, Nhật đứng thế phía đồng minh để chiếm Giao Châu, đấy tô tá của Đức. Hồi đó Trung Hoa còn Trung lập, tới năm 1917, thấy Đức sắp thua, chính phủ phương Bắc mới tuyệt giao với Đức, nhưng Tôn Văn và Quốc hội phản đối. Chiến tranh kết liễu, hòa hội ở Versailles ( Paris) năm 1919. Chính phủ Bắc Kinh và chính phủ Quảng Châu,( của Tôn Văn coi ở sau) đều phái đại biểu đến dự, tin chắc thế nào các bạn đồng minh cũng trả lại cho Trung Hoa những quyền lợi của Đức ở Sơn Đông và thủ tiêu những điều Viên Thế Khải đã ký với Nhật. Nhưng Anh, Pháp, Ý lại ủng hộ Nhật, trách Trung Hoa. Chỉ tuyên Chiến và gởi thợ qua giúp trong các xưởng vũ khí chứ không dự chiến, chính Nhật mới giúp đồng minh được nhiều. Lúc đó Lương Khải Siêu đương ở Paris, đánh điện về báo tin rằng phái đoàn Trung Hoa hoàn toàn thất bại. Các báo đăng tin đó lên trang nhất và nêu rõ nguyên nhân thất bại: năm 1916 chính phủ ngoại giao Trung Hoa Chương Tôn Tường, công sứ Trung Hoa ở Nhật đã ký hiệp ước Sơn Đông với bốn chữ < hân nhiên đồng ý > ( vui vẻ đồng ý ) và Lục Tôn Dữ do Đoàn Kì Thụy thay chính phủ Bắc Kinh vay tiền của Nhật để mua khí giới Trung Hoa không thể cải vào đâu được, mà Tổng Thống Mỹ ( Wilson) cũng không sao bênh vực Trung Hoa được. Đại biểu Trung Hoa bỏ về, không chịu ký. Tức thì toàn dân phẩn nộ, 3.000 học sinh ở Bắc Kinh biểu tình diểu qua các đường phố, yêu cầu chính phủ trừng trị ba tên bán nước: Tào Như Lâm ( người ra lệnh ký hiệp ước với Nhật) Chương Tôn Tường và Lục Tôn Dữ ; Hủy bỏ điều ước 21 khoản năm 1915 ; Và đả đảo đế quốc. Bị cảnh sát ngăn cản, họ lại nhà Tào Nhữ Lâm, gặp Chương Tôn Tường mới về nước. Tào bỏ trốn. Chương không kịp trốn, bị học sinh đánh gần chết. Chính phủ càng đàn áp ( 30 học sinh bị giết, 1000 bị nhốt khám) thì sức phản động càng mạnh. Học sinh Bắc Kinh họp nhau thành một hội, quyết định bãi khóa, các giáo sư cũng từ chức để phản đối việc truy tố học sinh. Phong trào lan tràn toàn quốc. Liên hiệp học sinh toàn quốc thành lập. Họ tổ chức các đoàn diễn giảng vạch cho nhân dân biết những tội ác của Nhật và của chính phủ. Tới đầu tháng 6, giai cấp công thương càng hưởng ứng. Trong hai ngày đêm, hàng ngàn quần chúng tụ tập trước Quốc môn ( một cửa thành ở Bắc Kinh ), khóc lóc, than vãn về cái nhục mất nước, mất chủ quyền. Rốt cuộc cuối tháng 6, chính phủ phải nhượng bộ, bãi chức những tên bán nước. Về phương diện ngoại giao, cuộc vận động ngũ tứ có kết quả: Trung Hoa phản kháng với liệt cường và hội nghị chín nước họp ở Whasington ( 1921 – 22 ) xét lại vấn đề Sơn ông, ép Nhật trả lại Trung Hoa một số quyền lợi: trả đất tô tá Giao Châu cho Trung Quốc chuộc lại con đường sắt Giao Tế, và Nhật phải chia từng kỳ rút quân về. Các nước Anh, Pháp, Đức, Ý nhất là Mỹ thấy Nhật mạnh lên mau quá, sẽ có một lực lượng hải quân bậc nhất ở Thái Bình Dương, nên đè Nhật xuống hàng ba ( 1) Nhật phải nuốt hận, chấp nhận. Hội nghị lại đưa ra bốn quy tắc: 1- Liệt cường phải trọng sự độc lập và chủ quyền của Trung Hoa ; 2- Cho Trung Hoa có cơ hội phát triển và duy trì một chính phủ vững chãi ; 3- Giữ sự bình đẳng của các nước về thương mãi và kỷ nghệ trên đất Trung Hoa. 4- Liệt cường không được nhân lúc Trung Hoa đương loạn lạc mà mưu chiếm những quyền lợi đặc biệt. Thật là may mắn cho Trung Hoa. Đó là công duy nhất của chính phủ Bắc Kinh, mà được vậy là nhờ học sinh Bắc Kinh trước hết rồi tớI tất cả c ác giới trong nư ớc Cuộc ngũ tứ vận động còn nhiều ảnh hưởng quan trọng nữa, nó thúc đẩy cuộc cách mạng chính trị, nó đầu tiên đưa ra khẩu hiệu đả đảo đế quốc, làm cho nhiều nhà cách mạng trong Quốc dân đảng đổI hướng, mà đảng cộng sản Trung Hoa sớm thành lập, lực lượng thợ thuyền được đoàn kết, gây cuộc phản đế sôi nổI ngày 30 – 5 – 1925, sử gọi là cuộc Ngũ táp vận động, mà tôi sẽ xét ở sau. Chính vì nó có tác động lớn như vậy nên một số sử gia cho nó mớI là cuộc cách mạng dầu tiên của Trung Hoa, còn cuộc cách mạng Tân Hợi chỉ là một vụ đảo chánh bất ngờ mà thành công quá dễ, nên thất bại cũng mau ( 1) tỷ lệ chiến hạn của Anh, Mỹ, Nhật ở Thái Bình Dương là 5, 5, 3. Anh và Mỹ bằng nhau 5, Nhật 3.