Kinh là sách, điển là luật lệ thước mực. Ghép hai chữ này lại thì có nghĩa là luật lệ hay mực thước của sách vở.  Từ English “Canon” là nguyên gốc từ tiếng Hi-lạp “Kanón”,” nguyên nghĩa là “cây thẳng” hay là “cái thước đo bằng sậy- reed.” người Hi-lạp hiểu từ ngữ này như là cây thước, khuôn mẩu. Các Giáo phụ người La-mã, Hi-lạp dùng từ “Canon” này và áp dụng vào ý nghĩa “nguyên tắc của đức tin” (the rule of faith) hay là tiêu chuẩn căn bản về sự dạy dỗ của các sứ đồ trên Hội thánh, trở thành “kinh điển của chân lý” (canon of truth).  Bởi thế cho nên, chúng ta đừng suy nghĩ nhầm lẫn rằng tại sao không có chữ “canon” trong Thánh Kinh.
Danh từ "canon" này có ý nghĩa chủ động và thụ động. Ý nghĩa chủ động thì dùng để đo đạc, thí nghiệm; ý nghĩa thụ động thì dùng để áp dụng cho những loại bị đo, thí nghiệm.
Một Thánh thư được liệt kê vào kinh điển vì đã được thí nghiệm, và Hội thánh chứng nhận sách ấy xứng đáng đi vào trong bộ sách Thánh Kinh.
Sau khi Thánh Kinh đã trở thành kinh điển, thì đó trở nên bộ sách khuôn vàng thước ngọc cho đức tin của Ki-tô giáo (Christianity).
Trong thư II Côr. 10:13, thánh Phao-lô đã dùng từ liệu (term) “to be measured, immeasurably – Greek: “tà ametra” và trong thư Ga-la-ti 6:16 “. “kanónni” đều có cả hai ý nghĩa thụ động và chủ động vừa nói trên.
Nếu có những sách được thí nghiệm, tuyển chọn và được phép đọc giữa Hội thánh, tại tư gia, thì cũng có nhiều sách bị loại ra được gọi là Ngụy kinh (Apocrypha) và không được chọn vào kinh điển Thánh Kinh.
Ðến thế kỷ V, Chrysostom đã dùng từ “Biblia” để nói đến bộ sách Thánh Kinh Cựu và Tân ước.
Ðiều Kiện Ðể Ðược Chọn Vào Kinh Ðiển Thánh Kinh
Thánh Kinh là bộ sách Thánh của hai thời đại Cựu và Tân Ước. Ki-tô giáo (Christianity) trong thế kỷ I thừa hưởng được bộ Kinh điển Cựu Ước đáng tin cậy của người Do-thái, và có bộ sách Thánh Tân Ước từ thời các Sứ đồ và từ uy quyền của của chính Chúa Cứu thế bảo đảm.
Vậy phải có quyết định như thế nào?
1. Không do uy quyền của Hội thánh đầu tiên, nhưng do nội dung và tính chất Thần quyền chứng nhận sách là Kinh điển.
2. Sách được chọn lọc và luân lưugiữa các Hội thánh, được tra xét cẫn thận.Trước giả là những người đã được Chúa lựa chọn để ghi chép, tác giả chánh là CHÚA THÁNH LINH, Ngài hà hơi vào các lời ấy.Với hai nguyên tố quan trọng: Nhân tố và Thiên tố.
b) Thiên tố: Thần quyền (Chúa Thánh Linh) hà hơi vào trước giả, Ngài cảm thúc, kiểm soát lời viết.II Tim. 3:16:”Toàn thể Thánh Kinh đều do Thiên Chúa soi dẫn...”Bản Tân Kinh English phiên dịch theo Hi-lạp văn: “Every scripture God-breathed... – Greek: Pâra graphe Theopneustos..”
Thiên Chúa hà hơi vào mỗi từ ngữ, vì thế người đọc Lời Chúa được Ngài tác động trong tâm linh chinh phục họ trở lại đầu phục Ngài.Sự hà hơi của Chúa bảo đảm gía trị Thần quyền của sách ấy vào kinh điển của Thánh Kinh.Hội thánh không thể làm cho sách trở nên có Thần quyền được hay là làm cho có điều kiện để được vào bộ kinh điển.Hội thánh chỉ phân biệt và thử nghiệm sách theo qui luật: Lời ghi chép đã được chính Chúa Thánh Linh hà hơi.
3. Bộ kinh điển Cựu gồm có 39 sách và Tân Uớc gồm có 27 sách là kết quả của sự hà hơi bởi Chúa Thánh Linh.Hội thánh và con người không có quyền lực gì để quyết định, nói rõ hơn Hội Thánh không có quyền chi trên Thánh Kinh, trái lại đó là sự hà hơi của Chúa Thánh Linh đóng dấu ấn trên 66 sách.Hội thánh sau khi được đọc và nghiên cứu Lời Chúa thì cảm nhận đây là sách được Chúa hà hơi và là Kinh điển Thánh Kinh.
Chúng ta phải hiểu rằng ơn Thiên hựu đã soi sáng cho Hội thánh đầu tiên lượng giá nhiều sách khác nhau, sách nào thật sự đã được Chúa hà hơi để tiếp nhận. Vì thế, tiến trình tuyển chọn này phải trải qua nhiều thời gian với các ý kiến khác nhau.Sự thành hình bộ kinh điển Tân Ước, như vậy không đến một lần, nhưng trải qua nhiều thời đại.Ví dụ như bó hoa cần được lựa chọn từng cành hoa, lựa chọn từng bông hoa đẹp, từng cành, từng cành, rồi sau cùng kết lại thành một bó hoa thật xinh đẹp.
KINH ÐIỂN CỰU ƯỚC
Thiên Chúaban các sấm ngôn cho dân sự Ngài qua các tiên tri.Từ Môi-se cho đến tiên tri Ma-la-chi cũng phải là 1,000 năm.Thiên Chúa tuần tự khải thị lời Ngài và cảm thúc các tiên tri ghi lại bằng văn tự.Bộ kinh điển Cựu ước gồm các phần chính sau đây:
A. Ngũ Kinh Môi-se – Torah:
1. Sáng thế Ký
2. Xuất Ai-cập Ký
3. Lê-vi Ký
4. Dân số Ký
5. Phục truyền Luật-lệ Ký
B.Các Sách Tiên Tri – Nê-bi-im:
1. Tiền Tiên tri:Giô-suê, Các Quan Xét, Sa-mu-ên (I,II), Các Vua (I,II)
2. Hậu Tiên tri: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, và12 sách tiên tri nhỏ: Ô-sê, Giô-ên, A-mốt, Áp-đia, Giô-na, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni, A-ghê, Xa-cha-ri, Ma-la-chi.
C.Thi-Thiên – Hagiographa cũng gọi là Kethubim:
Ba sách: Thi-thiên, Châm ngôn, Gióp.
Năm cuộn gọi là Megilloh: Nhã-ca, Ru-tơ, Ca-thương, Truyền-đạo, Ê-xơ-tê.
Sách Lịch sử: Ða-ni-ên, Ê-xơ-ra, Nê-hê-mi, Sử ký.
Nguyên văn của kinh điển Cựu ước được viết với ngôn ngữ Hê-bơ-rơ. Khi dân Do-thái được trở về cố hương, sau giai đoạn bị lưu đày, các nhà thần học cho biết sự thành hình của bộ kinh điển Cựu ước như sau: 
Khi nhận được sắc lệnh trở về nước Do-thái để tái lập sự thờ phương Chúa, họ đã thu thập các sách thánh mà họ đang có.Một thư viện thánh, bắt đầu là Ngũ Kinh Môi-se, về sau, họ tiếp tục có thêm cho đến sách Xa-cha-ri, Ma-la-chi, các sách tiên tri trong giai đoạn bị làm phu tù tại xứ ngoại. Các sách Các Vua, Sử Ký và các sách khác.Sau đó thì hoàn thành bộ kinh điển Cựu ước gồm có 39 quyển: Luật pháp,Tiên tri và Thi thiên mà chúng ta có hiện nay.
Sau khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ, thì Jania trở nên trung tâm của người Do-thái.Năm 90 SC, tại Jania một Hội nghị biểu quyết công nhận lần cuối của bộ kinh điển Cựu ước.Ðây là một quyết nghị trọng đại, vì chẳng những khẳng định bộ kinh điển Cựu ước, mà Hội nghị cũng đã công khai xác nhận thời kỳ hà hơitrên kinh điển Cựu ước chấm dứt.
Giáo sư R.K. Harrisson, giáo sư Phân khoa Cựu Kinh tại Wycliff College, University Toronto viết:”In all its essentials the canon was most probably complete by about 300 B.C., and while discussion concerning certain component parts was continued well into the Christian era, the substance of the canon as it existed a century-and-a-haft after the time of Ezra and Nehemiah remained unaffected by these controversies.”
Lời tuyên bố của Chúa Cứu thế đối với kinh điển Cựu ước là tối hậu.Các sứ đồ chẳng phải chỉ chứng nhận mà thôi, nhưng còn sử dụng Cựu Kinh trong khi giảng dạy.
KINH ÐIỂN TÂN ƯỚC
Tương tự như vậy, Kinh điển Tân ước được hình thành tiệm tiến giống như Cựu Kinh, “Từ đất tạo ra hột.Trước là cây non, sau là hoa, rồi đến hột.”(Mác 4:28)
Kinh điển Tân ước gồm có 27 sách đã được Hội thánh đầu tiên tiếp nhận là Thánh thư được Chúa Thánh Linh hà hơi, có giá trị thẩm quyền khuôn vàng thước ngọc cho niềm tin và phẩm hạnh của tín hữu (Christian)  Lúc tiên khởi, Hội thánh đầu tiên chưa có đầy đủ kinh điển Tân ước, vì thế, Hội thánh tùy thuộc vào kinh điển Cựu ước, trên các lời Chúa phán dạy, qua sự khải thị đặc biệt của Thiên Chúa trên các tiên tri Ki-tô hữu (Christian prophets).
Các sách Phúc âm, các thư tín đã được trước thuật và giảng dạy tại các nhà hội Do-thái cho đến ngày được chứng nhận là kinh điển Tân ước đã được Hội thánh
đầu tiên tiếp nhận nhanh chóng.Một số thư tín khác cũng phải trải qua một thời gian khá lâu.Sau khi Chúa thăng thiên, chắc chắn rằng các sứ đồ mỗi khi giảng dạy, và khi họ rao truyền Tin Mừng cứu rỗi thì họ đều đọc đến các lời Chúa dạy nhiều lần, hằng trăm nghìn lần (Công Vụ 10:23; I Côr. 7:10; 11:23-25)
Thánh Linh nhắc nhở họ nhớ lại mọi điều Chúa Cứu thế đã phán dạy khì Ngài còn tại thế.Các vị như y-sĩ Lu-ca, Ma-thi-ơ, Mác, Giăng đã ghi lại.Lu-ca và Mác đã thấy, nghe trực tiếp từ Chúa và các sứ đồ, sau khi tra xét cẫn thận, họ đã ghi chép sách Lu-ca và Công vụ.Mác là phụ tá của hai sứ đồ Peter và Paul.Y sĩ Lu-ca là bạn đồng hành của Paul.Gia-cơ và Giu-đa là anh em về phần xác với Chúa Cứu thế, họ là các phụ tá của các sứ đồ tại Hội thánh mẹ Giê-ru-sa-lem.
Các học giả Thánh Kinh cho biết sách Gia-cơ được viết sớm hơn vào năm 45 S.C.Các thư tín I,II Tês. thì vào năm 50, 51 S.C.Các thư tín của Phao-lô, Phi-e-rơđã được trước tác, trước khi Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ, kể cả thư tín Hê-bơ-rơ.Sách Khải thị được viết sau cùng, trong thời kỳ Hội thánh bị bách hại tàn khốc dưới đời các vua Neron, Domitian. Cũng vào lúc này có ba thư tín I, II, III Giăng và Phúc âm Giăng.
Các thư tín của Phao lô, kể cả thư La-mã, là những thư luân lưu đến các Hội thánh, chắc chắn có nhiều bản sao.Vì sau khi Hội thánh địa phương đọc xong bản chánh thì họ sao chép cẫn thận để giữ lại, và bản chánh được tiếp tục gởi đến các Hội thánh khác.Mỗi Hội thánh đều có trách nhiệm bảo quản và gìn giữ các sách Phúc âm và các thư tín cẫn thận.
CÁC SÁCH NGỤY KINH
Những sách này bị loại khỏi bộ kinh điển Cựu và Tân Ước vì tính chất thần thoại hoang đường.Có sách lại giả mạo vì ký tên giả để mong có uy tín và được công nhận. Các loại sách này với nội dung huyền bí, dị đoan và hoangđường, dạy các điều dị giáo làm hư hoại đức tin.Một số Ngụy kinh đã được viết trong thời kỳ ở giữa năm 200 T.C. – 200 S.C. bằng ngôn ngữ A-ram, Hi-bá-lai, Hi-lạp văn.Các người viết đã mượn tên là A-đam,Hê-nóc, Môi-se, Ê-sai và nhiều nhân vật quan trọng khác trong thời Cựu Kinh. Thế cho nên, các sách này được xem là giả mạo tên của tác giả. Người ta còn thấy có các sách giả mạo khác như là Sự Khôn ngoan cùa Sa-lô-môn, Lời cầu nguyện của Ma-na-se...
Tóm lại, qui tắc tuyển lọc kinh điển Tân ước không thể nào tách rời khỏi Thần quyền, mặc dù các trước giả là con người.Các trước giả đã ghi lại lời phán và công vụ của Chúa Cứu thế lúc tại thế, các sứ đồ đã giảng và dạy như là phát ngôn nhân của Chúa (II Côr. 13:3), các sứ đồ là nhân chứng dựa trên Chúa Cứu thế là Ðấng mà Cha đã sai đến để hoàn tất công cuộc cứu rỗi nhân loại.Chính Chúa Cứu thế đã chính thức công nhận Cựu Kinh và hứa rằng công vụ của Linh của chân lý sẽ hoàn tất mọi dữ kiện trong Tân Kinh.Lời phán của Chúa Cứu thế là có giá trị tối hậu và là chìa khóa của kinh điển Cựu và Tân ước.
Nghiên cứu sách lịch sử Hội thánh, từ năm 363 S.C. trở ngược về thế kỷ I, chúng ta thấy không có một Công đồng Hội nghị nào được triệu tập để bàn luận về vấn đề kinh điển Tân ước, điều nầy chứng tỏ Hội thánh Chúa (Christianity) - không phải là Catholic church- đã được Chúa Thánh Linh chỉ dẫn để phân biệt sách nào có Thần quyền do Chúa hà hơi vào sách ấy và sách nào là không, vì chỉ do lòng đạo đức của con người viết ra.Trong ngày lễ Ngũ tuần (Pentecost) Chúa Thánh Linh ngự trị trong Hội thánh Chúa, Ngài dạy dỗ, hướng dẫn Hội thánh đi vào trong mọi Lẽ thật.Chúa Thánh Linh soi sáng Hội thánh Chúa, và toàn thể các vị lãnh đạo Hội thánh cảm nhận về giá trị Thần quyền của các sách Thánh.
Suốt hơn 300 trăm năm, Hội Thánh Chúa (Christianity) đã bị bách hại, như là vàng được thử lửa, để luyện lọc đức tin của con dân Chúa, tất cả các dị giáo, giáo lý tà xuất hiện đều đã được các Giáo phụ bài bác để giữ gìn, bảo vệ Chánh giáo (Pure Doctrines) của Hội Thánh Chúa. Ðấy là nhờ Hội Thánh tin vào Thánh Kinh mà thôi là nền tảng của niềm tin.
Scripture Alone không phải là một doctrine mà chúng ta đòi hỏi phải có cụm từ này trong Thánh Kinh thì mới tin nhận.Nhưng một cách chắc chắn, từ “Scripture” đã được ghi chép trong Thánh Kinh đấy chứ. Cựu Kinh một lần ở Ða-ni-ên 10:21, từ Hi-bá-lai là “Kethab” và trong Tân Ước đã chép đến 51 lần.Ví dụ:từ “Holy Scripture, sacred letters – Greek: “ierà grammata” (II Tim. 3:15) - “every Scripture” – Gr. “pasa graphe.” (II Tim. 3:16 (xem Young’s Analytical Concordance to the Bible, trang 844 và The NIV Interlinear Greek-English New Testament)
Scripture Alone nhằm nói lên sự thật: ấy là sau khi nhà vua La-mã Constantin hợp thức hóa Christianity thành “catholic” trong đế quốc của mình, thì Hội Thánh Chúa dần dần bị hủ hóa với thế gian, “đời được mang vào đạo” đã đưa dẫn Hội thánh đi dần đến sự suy đồi thuộc linh.Giáo dân không được đọc Thánh Kinh, chỉ có hàng phẩm trật tư tế của Giáo hội được quyền đọc và giải thích theo ý riêng.Các giáo dân chỉ được nghe tiếng La-tinh, dù người ấy ở Âu châu, Phi châu, Mỹ châu, Á châu mãi cho đến sau Công đồng Vatican II, 1962 thì Thánh Kinh được phép Vatican cho đọc bằng ngôn ngữ địa phương và giáo dân được khuyến khíchđọc Thánh Kinh.Từ gần cuối thế kỷ III trở đi, lúc ấy có rất nhiều giáo lý đã được thêm vào giáo hội, mà Thánh Kinh không bao giờ dạy.Các lời truyền thống của con ngườitrong giáo hội đã được xem là ngang bằng với Thánh kinh.Ðó là nguyên do mà tiến sĩ Martin Luther, sau khi nghiên cứu Thánh Kinh, ông đã khám phá rằng giáo hội Công giáo La-mã đã đi quá xa khỏi Lời Chúa, và ông đã can đảm đứng lên để cải chánh giáo hội với ba khẩu hiệu:Sola Scriptura, Sola Fide, Sola Gratia (Scripture Alone, Faith Alone, Grace Alone) trong thế kỷ XVI.
Tóm lại, Sola Scriptura không phải là một tín lý trong Thánh Kinh, nhưng khẩu hiệu này đã được nêu lên để nhấn mạnh cho giáo dân hiểu, và biết rằng chỉ có Thánh Kinh duy nhất là nền tảng niềm tin của mình nơi Thiên Chúa, chứ không phải là cộng thêm lời truyền thống của giáo hội đã thêm vào. Sola có nghĩa là “chỉ có một,” chứ không có cộng thêm.Ðó là ý nghĩa đích thật của từ ngữ Sola Scriptura!
Cảm tạ ơn Chúa, bộ kinh điển gồm có 66 sách trong Cựu và Tân ước là bộ Thánh thư do Chúa Thánh Linh hà hơi để các tôi tớ của Chúa ghi chép, và Lời Chúa không sai trật trở nên khuôn vàng thước ngọc cho niềm tin của mỗi Ki-tô hữu.Chỉ có Thánh Kinh (Scripture Alone) là giá-trị-thẩm-quyền-tuyệt-đối của đức tin người con dân Chúa.Kinh điển Tân Ước đã được Chúa Thánh Linh hà hơi và kết thúc nơi chương cuối cùng, câu cuối cùng của sách Khải thị.Ngoài bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước ra, các giáo lý khácchỉ là lời của con người thêm vào, đưa dẫn vô số người đi vào con đường lầm lạc hư vong.
Mục sư Nguyễn Hữu Ninh
 
Tài liệu tham khảo:
-Young’s Analytical Concordance to the Bible, p. 844
-The NIV Interlinear Greek-English New Testament.
-Index-Lexicon To The Old Testament
-“The Canon of the Old Testament,” Professor R.K. Harrison, giáo sư Phân khoa Cựu Kinh tại Wycliff College, University Toronto.
-“the Canon of the New Testament,” Professor Everett F. Harrison, giáo sư Phân khoa Tân Kinh, Fuller Theological Seminary.
"Hệ Thống Thần Học - Chương XII: Kinh Ðiển, từ trang 142-153,  tác giả:  Giáo sư Thần học Phạm Xuân Tín, Th. L.

Xem Tiếp: ----