Chương hai

Chàng căn dặn phải trao tận tay Thu Hà. Tiểu đồng vâng lịnh Ðông Sơ mang đi. Khi đến nơí, tiểu đồng vào Tây viên gặp lúc Thu Hà đang dạo xem phong cảnh, liền trao ngay phong thư và kính cẩn thưa rằng:
- Cậu tôi rất có lòng trông đợi! 
Thu Hà đọc thơ mới hay Ðông Sơ sắp dấn thân vào vòng chinh chiến. Nàng không ngăn được nỗi buồn, lo, sợ sệt. Song nàng nghĩ phận làm trai nợ nước phải trước nợ tình, nên đành phải gắng gượng dắn lòng, nguôi cơn buồn thảm. Nàng y lời hẹn trong thơ của người tình, liền đi đến Tây viên để gặp mặt người yêu trong giờ tiển biệt. 
Thật là cảnh chia ly, người đi không nở, kẻ ở lại không đành, đôi bạn tâm đồng lưu luyến với bao lời thề ước minh sơn. Thế rồi, chàng ra đi mang theo lòng những nỗi buồn man mác, còn nàng thì trở lại tư gia lo tròn nữ hạnh. 
Thu Hà đang thắc mắc vì nỗi sầu thương chưa giải đặng thì anh nàng là Bạch Xuân Phương bước vào với vẻ mặt vui tươi, bảo:
- Anh muốn nói với em một chuyện, vì từ ngày cha mẹ chúng ta qua đời, anh là người thay thế gia đình, phải lo mọi việc cho chu toàn. Nay em cũng đã khôn lớn rồi, cần phải có một gia đình hạnh phúc. Anh đã nghĩ kỹ, trong đời nảy không ai hơn là công tử Trần Xuân. Người ấy giàu có không ai bằng. Vậy em không nên từ việc hôn nhân cùng cậu ấy.
. Nghe anh bảo, lòng Thu Hà càng thêm rối loạn, bồi hồi, chưa biết phải trả lời làm sao thì bên ngoài đã có công tử Trần Xuân cùng với bà mai dong là Trần Thị bước vào hỏi han dồn dập. 
Xuân Phương cố tán tụng để thuyết phục em mình, song Thu Hà vẫn không nguôi được nét buồn trên mặt và không chịu quyết định cuộc hôn nhân đối với công tử Trần Xuân. Xuân Phương lấy làm bực tức, nghĩ thầm: “Nếu không dùng quyền lực để trấn áp Thu Hà thì chắc chắn nàng sẽ không bao giờ chịu tuân theo lời”. Chàng bèn giả bộ giận dữ để cho em kinh sợ. Song lúc ấy không biết Thu Hà vụt nghĩ như thế nào mà bỗng nhiên nàng đổi giận làm vui, tỏ ý vâng lời. Xuân Phương vui vẻ vội vã bước ra mời Trần Thị và Trần Xuân vào bàn khách. 
Sau cuộc hứa hẹn ấy, lòng Thu Hà càng như dao cắt, tâm sự éo le nàng không biết tỏ cùng ai. Chỉ riêng có thế nữ Xuân Đào là kẻ ở sát cạnh nàng, vui buồn được thông cảm nhau mới hiểu được. Vì thế, Thu Hà vội viết thư cho Đông Sơ hiểu rõ cảnh ngộ của mỉnh và sai thế nữ mang đi. 
Đoạn nàng lại viết thư cho anh, rồi cùng thế nữ trốn đi. Nàng không quản cuộc đời phiêu dạt đầy dẩy gian khổ từ đây.
Trước hết cả hai đến mướn một ghe thương hồ để đưa nàng và thế nử đi tìm người dì.
Thấy nàng là một khách có vẽ sang trọng, chủ thuyền vô cùng đắc ý, niềm nở đón tiếp. Thấy chủ thuyền là người có tuổi tác, Thu Hà kính trọng và không nghi ngờ gì cả. Nàng đặt tất cả lòng tín nhiệm vào chủ thuyền trên bước đường phiêu dạt. 
Về phần Đông Sơ, từ ngày lãnh trọng trách ra mặt bể trừ giặc, lòng lúc nào cũng thấy trống trải lạnh lùng. Tuy nhiên nhiệm vụ nam nhi là trọng, chàng tìm tâm sự giải buồn trong cuộc chiến chinh, liền hối thúc quân sĩ đem vũ khí xuống chiến thuyền để sẳn sàng chờ lịnh xuất phát. 
Thuyền chàng giả là thuyền thương hồ để bọn cướp Tàu Ô lầm mà cướp đoạt. Trong mấy ngày đầu lênh đênh trên mặt biển, chàng nhờ có cảnh trời nước bao la, nhìn từng cánh chim lộn về tổ cũ mà vợi bớt niềm ai oán nặng vương bên lòng. Ngày ngày, chàng ra đứng trước mũi thuyền để ngắm cảnh mây trôi về phương nào. 
Bỗng từ xa một cánh buồm đen lù lù tiến đến. Chàng biết ngay là bọn cướp bể, liền truyền lịnh quân sĩ sẵn sàng gươm giáo để chờ giờ chiến đấu. Bọn giặc vừa đến gần sát bên, thình lình Ðông Sơ trương cờ lệnh. 
Quân cướp Tàu Ô biết phỏng tay vì gặp chiến thuyền của triều đình. Nhưng nước cờ đã đến phút cuối cùng, bọn họ đành liều mạng tử chiến với Ðông Sơ. Sau khi hạ lịnh nghinh chiến, Ðông Sơ bèn đích thân tiến tới trước và nhảy sang thuyền địch. Quân sĩ thấy chúa tướng của mình anh dũng như thế cũng không dám rụt rè, liều chết phóng mình sang thuyền, đánh quyết liệt. Quân Tàu Ô tan rã, kẻ nhảy xuống nước, người chịu đầu hàng. 
Khi trận chiến chấm dứt, Ðông Sơ bắt bọn tù binh đem dâng triều đình xử tội. Còn chàng được thăng chức vinh diệu.
Nhân một hôm cùng hai bạn đồng đội đi dạo mé sông, Ðông Sơ xảy thấy có một bàn tay từ trong mui ghe đưa lên và ra hiệu cầu cứu. 
Ðông Sơ nhìn kỷ, nhận ra là Bạch Thu Hà, người yêu của mình thì biến sắc, biết ngay nàng gặp tai biến gì, liền vội vã để bạn ở lại trên bờ, còn mình thì nhảy xuống sông lội theo chiếc thuyền ấy. Chàng cố bơi theo chiếc thuyền kia, song vì sóng to gió lớn nên chẳng được bao lâu chàng bị sóng nhận chìm. Giòng nước bạc lôi cuốn chàng tận phương nào không rõ. Ai nấy đều tin rằng Ðông Sơ đã chết chìm trong khơi bể.
Bị sóng dập, Ðông Sơ bất tỉnh. Ðến khi bừng tỉnh thì lấy làm lạ lùng vì mình đang nằm trên một chiếc thuyền. Và người ngồi kế bên không ai đâu lạ, chính là Triệu Dõng, người bán kiếm cho chàng trong lúc nọ.
Chàng chưa kịp hỏi thì Triệu Dõng cùng em gái là Triệu Nương liền thuật hết lại mọi việc cho chàng nghe. Thì ra chàng được Triệu Dõng cứu sống. Chàng vô cùng cám nghĩa. 
Sau khi từ biệt Triệu Dõng và không tìm được thuyền của Thu Hà, Ðông Sơ trở về nhà với một nỗi buồn chan chứa. Khi đến nhà tiểu đồng liền đến thưa việc có thư của Thu Hà gửi đến. Ðông Sơ bồi hồi mở thư ra đọc. Trong thư, Thu Hà đã để lại chàng những tin tức đau buồn, không hẹn ngày tái ngộ. Chàng thương nàng bấy nhiêu thì lại càng lo sợ cho kiếp má hồng trải cơn gió bụi, khó tránh được mọi nỗi đáng cay vùi vập của thế đời. 
Nhưng biết đâu mà tìm cho ra bóng người tri kỹ. Từ đớ, Ðông Sơ chỉ biết dẫn bộ hạ đi khắp nơi, trước xem phong cảnh dể nguôi ngoai nỗi buồn, sau để có thể dò la được tin tức của người yêu.
Nhưng bóng chim vẫn biền biệt. 
Về phần Thu Hà, từ khi nàng trải thân trên dặm trường sương gió, những ngỡ được chủ thuyền là kẻ hiền lương che chở cho, nhưng không ngờ khi đưa Thu Hà và thế nữ đến một nơi hoang vắng thì vợ chồng tên chủ thuyền liền dở thủ đoạn cướp bóc. Vợ chồng hắn cưỡng bách nàng phải trao tất cả nữ trang quí báu, nếu không sẽ xô xuống sông mất xác. 
Thu Hà biết mình đã sa vào tay bọn cường đạo, nếu không tuân theo ắt khó toàn tánh mạng, liền lột hết nữ trang trao cho hắn và xin đừng làm hại đến tính mạng. Tuy vậy, khi đến một khu rừng hoang vắng, chủ thuyền muốn cho khỏi bị bại lộ sự cướp bóc của mình, liền xô thế nữ và Thu Hà lên bờ rồi chèo thuyền đi mất. 
Bây giờ của cải đã mất hết lại còn bị lạc vào rừng hoang, không một lều tranh đâu đấy, cả hao cô gáo lo sợ không cùng. Ði mãi đến những nơi sơn cùng mà chưa tìm được nhà ai, phần đói khát, Thu Hà uể oải khẩn nguyện Trời Phật luôn miệng. Song rừng già vẫn mù mịch, không lối ra. 
Ðêm đã bắt đầu rơi xuống vạn vật. Sương đêm và khí lạnh tái buốt lòng người. Ði đến một cây đại thọ, Xuân Ðào cố gắng nói cùng Thu Hà:
- Xin cô nương hãy dừng bước lại đây, chớ chúng ta có đi xa nữa cũng vô ích. Thu Hà thấy chân tay đều mệt mỏi rã rời, nên không cãi lời thế nữ. Hai người cùng ngồi lại gốc cây. 
Vì quá mệt mỏi và đói khát nên hai người ngủ thiếp lúc nào không hay. Thình lình có một con vật khổng lồ tiến sát lại hai người toan vồ lấy để ăn thịt.
Xuân Ðào kinh hãi vội gọi Thu Hà thức dậy hầu có chạy trốn. Nhưng sức đã đuối, không còn đứng dậy nổi, hai người đành phú cho số mạng. Khi con ác thú vừa vồ đến hai người, bỗng có một vị cứu tinh từ đâu xuất hiện. Người ấy cỡi con bạch tượng. Bạch tượng vẫy vòi hút lấy con vật và quật chết tươi. 
Thu Hà và thế nữ ngỡ mình đã bị ác thú giết chết, nào ngờ khi bừng tỉnh mới hay là đã có người cứu tử. Người ấy là một thiếu nữ, ăn vận theo lối võ phục, tay cầm cung nỏ bớc đến trước mặt hai người và hỏi: - Chẳng hay nhị vị từ đâu đến đây và lạc vào giữa rừng như thế này?
Thu Hà thấy người hỏi mình thật là một người tao nhả, nên không dấu sự thật, thuật hết mọi nỗi đuôi đầu. 
Người cứu Thu Hà và thế nữ là Hoàng Nhị Cơ. Sau khi nghe hết dự tình của nàng, Hoàng Nhị Cơ bèn rước về sơn trại của anh mình ở miền này.