Ông nội tôi sống hơn chín mươi tuổi, mà trí nhớ vẫn tươi tốt. Người ông đẫy đà, da đỏ au, tiếng nói rất vang. Đặc biệt hai hàm răng ông chưa hề khuyết chiếc nào. Con cháu đều mừng, ai cũng nghĩ rằng ông sẽ thọ trăm tuổi.Vậy mà sau tết Canh ngọ vừa rồi, ông cụ "đi"!Ông đi nhẹ tênh, cứ như có chuẩn bị từ trước, đã hò hẹn với tử thần.Cả nhà, hơn bốn chục con, cháu, chắt ngơ ngác, lúng túng trước cái đại tang chưa được chuẩn bị cả trong ý thức. Cha tôi là trưởng nam, lại vừa bay ra nước ngoài dưỡng bệnh để chuẩn bị về hưu. Cha tôi đi được năm hôm thì ông tôi mất.Ông tôi bị bệnh run chân tay từ lâu. Mỗi khi đi giải, phải có người đỡ. Trước hôm mất, ông sai đem cái ghế mây ra góc vườn và bảo tôi ngồi với ông. Ông bảo: Có một điều gì đó lạ lắm đang xảy ra. Cứ nhắm mắt, lại gặp các "ngài". Các ngài bảo đến cõi rồi. Xe đón sắp tới rồi. Đêm qua thì toàn ma quỷ kêu khóc, đòi nợ. Có một con ma, hai tay lòm máu, cứ ôm lấy hạ bộ nhìn ông trân trân. Ông thấy chỗ ấy trống hoác, máu chảy dầm dề ướt cả hai chân.Tôi lựa lời an ủi:- Ông mệt nên tưởng thế thôi. Ông sống trăm tuổi để nhận quà của Chủ tịch nước chứ.Ông thở dài:- Không kịp, không xứng. Chết đáng rồi. Chỉ tiếc bố cháu vắng nhà. Và?; trong đời ông không làm gì thất đức, vậy mà có một điều mà khiến ông không lúc nào thanh thản.Trưa hôm sau, đang chập chờn trong cơn mơ, ông mở bừng mắt, vẫy tôi đến gần. Lại bảo gọi tất cả con cháu và tìm cô Lụa đến.Cô Lụa em họ tôi. Cô bị tật từ nhỏ, thọt chân, mắt phải chột và da sần sùi như mụn cóc. Đã hơn ba mươi tuổi cô vẫn ở với ông tôi.Ông nhìn mọi người, chỉ tay vào cuốn gia phả bìa đen xỉn vì quét nhựa nhội, rồi chỉ vào tôi. Cuối cùng ông dừng mắt rất lâu nơi cô Lụa đang quỳ mọp, khóc nức nở. Hai mắt ông ứa nước. Ông trút một hơi thờ dài, miệng thốt kêu:" Thằng Xuẩn?; ôi chà!?;".Thế là ông tôi đi!°Chợ Phủ Lâm năm đói, ràn rạt người lang thang xin ăn.Một người đàn bà còn trẻ, nhưng tiều tụy, rũ héo. Trên người chị manh áo cộc cỡn, mảnh yếm cũng cộc cỡn, cái váy cũng cộc cỡn loang lổ mụn vá. Hai tay áo, vạt yếm, đến cả gấu váy, chỗ hai đầu gối đội lên cành cạch đen xỉn, mũi nhãi cùng mồ hôi. Chị ngồi tựa vào cọc lều một quán bỏ không, cổ chân sứt sát cuốn một đầu sợi dây, đầu kia buộc quanh bụng đứa con trai lên năm tuổi. Thằng bé vùng vẫy, mếu máo đòi ăn. Trước mặt hai mẹ con, cái mê nón xơ tớp, nông choẹt đặt ngửa, lăn lóc trong ấy một củ khoai sống bằng cái chuôi dao và mẩu bánh đúc cắn dở.Chợ trưa, vẫn người mua bán. Đám người ăn xin ngơ ngác, thất thần nhìn nhau. Vài người chúi quanh đống vỏ ốc, vỏ hến, lẫn với lá sả đã nguội ngắt, đã tanh bành vì moi đi, móc lại nhiều lần.Một phụ nữ trung tuổi, cánh tay lồng quai nón tất tả bước theo người đàn ông gánh một gánh hàng tạp phẩm ra cổng chợ. Ngang qua quán, bà dừng bước, đôi mắt phúc hậu nhìn hai mẹ con người đàn bà.- Con lạy bà bà làm phúcBà đặt vào mê nón hai hào rồi hỏi:- Cô không phải người vùng này?- Lạy bà, quê con tận Hải Dương. Con theo người làng ra đây kiếm ăn.Chị ta nức lên kể rằng chồng mới chết. Hai mẹ con bỏ làng, gặp ai thuê mướn việc gì cũng làm. Tuần vừa rồi xay lúa giã gạo cho một nhà làm hàng "xáo" cạnh chợ Phủ. Đêm hôm qua thằng con trai nhà ấy lần vào cái chái rạ mẹ con chị nằm. Nó bảo vợ nó mới ở cữ. Cho nó?; nó sẽ cho tiền. Chị không chịu bị nó đánh cho, lại còn bị vu vạ cho là rủ rê nó. Con vợ trong buồng xồ ra, biết tính thằng chồng, chị ta túm ngực áo ấn dúi dụi vào đống rạ, miệng rủa mãi là đồ chó dái. Nhưng biết cũng không ở được nữa, đành đem con ra đây, có ai nuôi thì cho, rồi lần hồi kiếm miếng ăn.Bà chủ hàng xén ấy tên Thảo, vợ ông lang Hạnh, dưới làng Phung. Nghe kể bà thương lắm, bà bảo sẽ nuôi hộ đứa trẻ, lại cho ít tiền làm vốn. Bà dặn lúc nào kiếm được việc làm hay nhớ con, muốn về thăm thì cứ hỏi tới làng Phung, tổng Cao Phong.Chị ta cám ơn lắm, vái bà hai vái rồi cắp cái mê nón bước cùn cụt như chạy trốn. Mấy lần chi ngoảnh mặt lại nhưng thằng bé vẫn vục mặt vào tấm bánh chưng bà Thảo cho. Đám lá bánh che kín mặt nó, che khuất cả hình bóng người mẹ đang thổn thức mờ dần trên con đường lầm bụi.Bà Thảo đưa thằng bé về nhà. Ông bà thuộc hàng khá giả trong làng, lại hay làm việc nhân đức. Ông bốc thuốc bệnh, bà bán hàng xén, đã có hai con đến tuổi đi học. Ông bà đều nghĩ chỉ nuôi thằng bé một vài năm, thế nào mẹ thằng bé cũng tìm về đón đi.ở với ông bà Hạnh, Xuẩn được coi như con đẻ, được học hành đến nơi đến chốn. Mười lăm năm trôi đi, Xuẩn đã hai mươi tuổi. Ông bà cưới vợ cho. Vợ Xuẩn là cô Ngoan, con gái ông đồ Phán, bạn bút nghiên với ông Hạnh ngày trước. Ngoan có nhan sắc lắm, lại là con gái một, ít phải làm lụng, chân tay trắng trẻo. Hai con mắt thăm thẳm lúc nào cũng ướt rượt, lóng lánh.Năm ấy, giặc Pháp đang bị vây ở Điện Biên Phủ, phong trào cách mạng dâng lên hừng hực khắp nơi. Cả vùng trung du Phú Thọ trở thành vùng tự do. Anh Tý, cô My con cụ Hạnh đều hăng hái theo cách mạng thoát ly gia đình. ở nhà còn có Xuẩn, nhưng muốn cho Xuẩn tự lập, ông bà dựng cho nếp nhà riêng ngay trong vườn nhà.Lấy chồng được hai năm, chị Ngoan sinh liền hai con, nhưng chúng khác nhau như đêm với ngày. Đứa con gái mang dị tật từ trong bào thai. Một chân dị dạng, teo tóp, mắt trái bị đục nhãn, chỉ được cái làn da mịn màng, có ánh sáng như lụa. Vợ chồng Xuẩn buồn lắm, nhưng bà Thảo lại quý, bà bảo:" Dù sao nó cũng là máu mủ mình. Đừng hắt hủi mà thất đức?;. Bà đặt tên nó là Lụa. Cậu em trai kém chị một tuổi, kháu khỉnh, phương phi như con cầu tự. Trời bù sự thua thiệt của Lụa ở thằng bé này.Có hai mặt con, chị Ngoan mới tròn hai mươi tuổi. Sự thăng hoa của con gái bây giờ mới đạt độ đằm thắm nhất. Luồng gió mới của cách mạng thổi về cùng với một nhóm cán bộ cải cách ruộng đất. Làng Phung vốn nhỏ bé, lặng như tờ nay bỗng đảo điên nhốn nháo như túm rạ khô giữa cơn lốc xoáy. Chẳng hiểu cơn cớ ra sao mà vợ chồng Xuẩn tự nhiên được các ông đội xâu chuỗi thành cốt cán. Ngoan gửi con cho bà Thảo, suốt ngày cuốn vào những cuộc hội họp mít tinh, múa hát. Xuẩn được đôn lên chức đội phó cải cách toàn Tổng Cao Phong. Công việc bù đầu, nhiều ngày Xuẩn ở lỳ tại trụ sở. Vai trò của một cốt cán trong công cuộc đấu tranh giai cấp quan trọng lắm. Nào xác minh lý lịch người này, định giá phẩm chất người kia, cùng đội tiến hành công tác giảm tô, phát động cải cách ruộng đất, thanh toán giai cấp bóc lột... Từ lúc nào Xuẩn trở thành ông hoàng, người có quyền sinh sát ở địa phương. Những người có chút tài sản, cả những người nghèo mà lý lịch dính dấp đến cha ông là thành phần bóc lột, sợ lắm. Họ thậm thụt, xu phụ ông bà Hạnh xin nấp bóng.Ông bà Hạnh không yên tâm về những việc làm của anh con nuôi. Đã đôi lần ông khuyên bảo Xuẩn sống phải có nhân nghĩa. Ban đầu Xuẩn im. Nhưng sau anh ta gắt:- Ông bà già rồi, không tham gia công tác đoàn thể nên nghĩ đơn giản. Kẻ thù giai cấp như mầm cỏ ấu. Nó truyền từ đời này qua đời khác. Phải đào tận củ, trốc tận dễ... mất cảnh giác là chúng phá cách mạng từ trong phá ra, từ trên phá xuống...Bà Hạnh cũng bảo:-Anh nói tôi không thông, làm gì cũng phải nghĩ đến đạo lý. Chứ ai đời con dâu chỉ mặt bố chồng, gọi thằng nọ thằng kia. Con rể nhổ vào mặt mẹ vợ, dật đứt cả hoa tai người ta rồi bắt quỳ nhận tội trước bàn dân thiên hạ, chỉ vì người ta có của.Xuẩn bảo:- Cách mạng sáng suốt lắm!Ông Hạnh nói:- Tôi hơn sáu chục tuổi đầu, chưa thấy bao giờ nhiều địa chủ bằng thời này.Xuẩn cáu:- Tôi nói rồi, quy nhầm còn hơn bỏ sót. Cấp trên bổ đầu năm phần trăn địa chủ là ít đấy. Bên Trung Quốc quy định là bảy, tám phần trăm kia. Đấu tranh giai cấp dù bố mẹ mình cũng không nể nang.Sau bận ấy, Xuẩn ở hẳn trên ủy ban. cô Ngoan đang độ hơ hớ, chồng bỏ vẳng không về, lại họp hành, múa hát, trai gái gần gụi đâm tự do, phóng khoáng.Một tối đã khuya, cuộc họp phần tử cốt cán vừa tan thì trời đổ mưa. Anh Vũ con trai duy nhất của ông Cam, ở liền nhà Ngoan rủ chị về cùng. Vũ có mảnh dù hoa lúc nào cũng đem theo người. Vũ hai lăm tuổi, nhưng vẫn chưa lấy được vợ vì nhà nghèo. Trong ánh chớp, Ngoan nhận ra Vũ nhìn mình bằng đôi mắt thèm thuồng nhưng e dè. Chị không nói, một lúc sau cầm mép vải dù kéo chùm lên đầu mình. Họ dìu nhau xuống bảy bậc thềm đình nhẫy rêu.Cái hơi ấm rực từ cơ thể anh trai tân phả ra hôi hối, mơn man da thịt người đàn bà vắng chồng. Đường trơn, bốn bàn chân chầy chuội, nghiêng ngả. Từ lúc nào cánh tay như chão cuộn của Vũ ôm chọn đôi vai tròn lẳn của Ngoan, giữ cho mảnh dù khỏi tốc lên. Đến cái hàng rào ngăn cách hai nhà. Vũ liều cầm tay Ngoan, Ngoan cúi đầu hỏi:- Không biết sợ à?- Tôi thương Ngoan từ lâu... nhưng nghèo. Được Ngoan thương tôi chẳng sợ...- Nhà tôi biết thì chết đấy.- Ngoan ơi... tôi khổ lắm... Khổ hơn cả chết.-...- Tối mai... cửa bếp tôi không buộc, chui rào mà sang.Vũ hóa đá dưới màn mưa. Quả tim người đá nóng rãy, nhảy loăng quăng trong vồng ngực rộng.°Hơn ba chục nông dân, phần đông phụ nữ ngồi như những bóng ma dưới ánh sáng của dãy đèn hoa kỳ ám khói.Trên bàn chủ tọa, Xuẩn ngồi oai vệ, bút máy đòn càn lăm lăm trên mặt sổ. Người đội trưởng cải cách đứng dậy đọc, rồi giải thích chủ trương của cấp trên về phát động quần chúng đấu tố giai cấp bóc lột.Mấy chục đôi mắt quèm nhèm, mấy chục cặp tai dỏng lên như vịt nghe sấm. Càng về sau càng đông người ngáp ngủ. Đến lúc Xuẩn đứng lên đọc danh sách những gia đình bị quy thành phần, mọi người mới bừng dậy ngơ ngác.- Địa chủ Phạm Hải Kế, ruộng 10 mẫu, trâu bò 17 con, nhà ngói cổ 14 gian, quá giang câu đầu gỗ lim, vách thưng gốc mít... lợn...! Địa chủ Trần Phủ Quảng bố hắn: Trần Đào Sùng, một thời là chánh tổng khét tiếng đại gian đại ác. Hắn đã chết, nhưng của cải bóc lột nhiều đời còn để lại ức vạn. Phủ Quảng có tiệm vàng ở phố Phủ, ở Sơn Tây và Hà Nội... Làng Phung có truyền nhau câu ca:" Nhất vàng ông ChoácNhất bạc Đào SũngNông dân làng PhungCòng lưng trâu ngựa..."Một người hỏi:" Thưa quan đội. Ông Choác là ai ạ?- Chưa biết ông Choác là ai. Nhưng cứ theo câu ca, chắc chắn là ông nội Quảng, là bố đẻ Đào Sũng. Như vậy càng khẳng định nhà nó mấy đời nối nhau bóc lột nông dân.... Tên thứ tám, Vũ Thị Tẽn (tức Tẽn Toét) người làng Phung. Thành phần: Địa chủ kháng chiến. Bố chồng thị làm chánh tổng mới chết, có lần ủng hộ kháng chiến ít của cải, chồng Tẽn đi theo kháng chiến, nay có tin chạy sang làng Tề. Ruộng một mẫu, vườn... nhà ngói 3 gian...- Dạ, thưa quan đội?; Một bà mắt hùm hụp mảnh vải thâm che mắt, tay thu trước bụng đứng dậy xin nói?; mẹ con cháu một chữ bẻ đôi không biết, cháu không làm địa chủ được đâu ạ. Cháu xin nhường lại anh Thẽm Cửu...- ờ phải đấy. Thẽm Cửu nghèo nhưng có khoa ăn nói ra phết?; vài ý kiến ủng hộ.- Chị Tẽn!?; dãy đèn run bần bật dưới cú đấm của Xuẩn?; Đây là hội nghị của chính quyền cách mạng. Không đựoc nói ngang, nói ngửa.- Nhà chị Tẽn rõ thật?; một giọng nói phản đối?; địa chủ phải giàu sang, có kẻ ăn người ở. Thẽm Cửu làm thế nào được.Người đàn bà nghe ra ngơ ngác rồi bỗng òa lên:- ối giời ơi... ối ông Phủng ơi... ông bóc lột ai, dè nén ai mà mẹ con tôi phải khổ thế này...- Dân quân đâu?Hai thanh niên súng trường, mã tấu ập vào như hai ông hộ pháp mặt xanh nanh vàng ngoài cổng đình. Ngang lưng anh nào cũng một sợi dây da thít lấy bụng. ống quần buộc túm, oai vệ.- Điệu nó ra. Canh gác cẩn thận.- Rõ!Cuộcc họp ở làng Phung với cung cách nửa bầu địa chủ, nửa thông báo thành phần bóc lột, kéo dài đến nửa đêm. Khi trong sổ tay của ông Xuẩn và ông đội trưởng cải cách đủ năm phần trăm địa chủ, cường hào, nhóm người ấy mới được tha.Làng Phung những ngày căng thẳng. Bước chân du kích đi tuần trảm vào màn đêm nỗi thẳng thốt.°Ruỳnh tà là ruỳnh... tà là ruỳnh... là ruỳnh là ruỳnh.Nhịp trống ếch thiếu nhi rộn trên đê cùng tiếng hô cháy họng:" Đả đảo bọn địa chủ cường hào đại gian đại ác"- Đả đảo. Đả... đ...ao ảo!" Đào tận củ, đào tận... củ!Cờ, biểu ngữ phấp phới trên đầu đoàn người áo quần lôi thôi, rách rưới. Từ năm ngả đường của năm làng trong tổng Cao Phong, những đoàn người rầm rộ kéo về bãi chợ, nơi lập tòa án cách mạng.Tiếng trống vọng vào xóm Đình, thằng Mới con trai nhà Tẽn Toét vừa bị đôn lên thành phần địa chủ, vạch rào chui ra, chạy phóng lên đê. Nó khoái trá nhìn đoàn người hùng dũng. Hàng trăm bàn tay nắm chặt thụi ngược trong không khí khiến nó ngứa ngáy. Nó quên phứt lời mẹ dặn, phải tránh xa những nơi đông người, phải gọi các ông bà nông dân là ông là bà và xưng là con. Mới nhập vào đoàn người, mon men đến gần lá cờ đỏ phần phật trong gió, ngay sau lưng ông Trần Văn Xuẩn và ông đội trưởng cải cách.Thằng Tuất còm, bạn nó đang mắm môi mắm lợi giữ cán cờ khỏi nghiêng ngả. Mới len đến giúp bạn. Nhưng mắt nó liền trợn ngược, cổ vẹo theo một bàn tay hộ pháp xoắn đỏ tai.- Quân này láo, thằng địa chủ nứt mắt. Ai cho mày mó vào cờ cách mạng, hả?; Xuẩn gầm lên, lôi thằng Mới ra mép đê rồi co chân đạp vào bụng nó. Tên địa chủ con hộc lên, nhào xuống ven đê lổn nhổn đất đá.- Đào tận củ bọn đại gian đại ác!- Đào... Đào tận cu... ủ...°Dạo này Ngoan và Vũ bỏ cả họp hành. Sức trai tơ, gặp gái nạ dòng thật thỏa nguyện.Ông bà lang Hạnh giận anh con nuôi ngày càng trở nên say quyền lực, làm nhiều điều thất đức, nên lạnh nhạt với cả con dâu. Chuyện Ngoan phải lòng trai đã lọt tai Xuẩn, mà ông bà thì mù tịt.Một tối mưa phùn, có bóng người rình chỗ đầu nhà Xuẩn. Khi hàng rào găng khẽ rung lên, khuôn cửa bếp nuốt gọn một người to lớn, nó mới lặng lẽ bỏ đi.Mờ sáng hôm sau, Xuẩn từ trụ sở đột ngột trở về nhà. Ngoan đang chải đầu, dáng bơ phờ, giật mình thấy Xuẩn đứng ngay cửa. Đôi mắt sắc lạnh nhìn Ngoan như lột trần người vợ hư hỏng, Xuẩn gằn giọng:- Cô với thằng Vũ ngủ với nhau mấy lần rồi?- Dạ, em lạy mình... em xin mình...- Đêm qua là đêm thứ bao nhiêu?Ngoan sụp xuống, Xuẩn lại bảo:- Trong lúc tôi đang ra sức đánh đổ kẻ thù giai cấp, thì vợ một cán bộ cốn cán lại đổ đốn thế. Mà với ai chứ? Một thằng hèn mọn, mảnh khố không lành.- Mình ơi...- Câm! Ơn đền, oán trả. Cô muốn êm thấm, chỉ có một cách.- Vâng... em cắn rau cắn cỏ lạy mình tha thứ.Xuẩn rút trong cặp ra một con dao cau. Ngoan chợn mắt bật lùi lại. Xuẩn đặt con dao xuống mặt phản, lấy tiếp một cái túi vải nhựa bằng hai bàn tay. Giọng Xuẩn khô khốc:- Đêm nay cô gọi nó sang, lừa cho nó ngủ thật say, cắt... của nó bỏ vào cái túi này cho tôi. Ngoan lết tới. Hai tay cô run rẩy ôm chân Xuẩn cuống quýt và thảm bại:- Ôi, em lạy mình, em van mình, đừng... em sợ lắm...- Hoặc ngày mai tôi có thứ tôi cần... hoặc gian phu dâm phụ đeo mo vào mặt đi bêu quanh tổng, rồi tôi rắt về trả cho bố mẹ cô!Ngoan trắng bệch, run như dẽ, càng ôm thít đôi chân Xuẩn. Một cú thốc gối làm cô bật ngửa ra.