Khi anh thanh niên giữ chức Phụ chính Nguyễn Huệ cùng Lãng đến phòng họp, mọi người đã đông đủ cả. Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, Thiếu phó Nguyễn Lữ, Hình bộ Bùi Văn Nhật, Thái úy Bùi Đắc Tuyên,Nội hầu Phạm Ngạn. Huệ và Lãng vào, giữa lúc các nhân vật quan trọng đứng tuổi của Tây Sơn đang nói chuyện phiếm. Bùi Văn Nhật trông thấy Lãng trong cuộc họp tối mật này, ngạc nhiên, đưa mắt hỏi thầm Huệ. Huệ không trả lời thẳng, chỉ bảo Lãng: - Em ngồi chỗ cái ghế kia, và ghi chép cẩn thận những điều cần nhớ. Nhật hiểu Lãng là người thân tín của Huệ, nên hết e ngại, tiếp tục câu chuyện bỏ dở. Hướng về phía Nguyễn Nhạc, Nhật nói: -... Tâu bệ hạ, chuyện hắn say rượu nói nhảm... Nhạc cười ha hả, đưa tay ngăn Nhật lại: - Từ nãy đến giờ anh cứ một điều "bệ hạ" hai điều "bệ hạ". Tôi nghe không quen tai, tưởng đang xem hát bội ngoài đình. Ta tìm cách gọi khác đi. Nhạc vỗ tay lên trán như cố đánh thức trí nhớ, rồi tiếp: - Gọi thế nào cho tiện đây, các anh? "Muôn tâu bệ hạ", nghe đúng như trong tuồng. Kỳ lắm. Mình xưng vương cho chính danh để thu phục nhân tâm chứ đâu có ham ba cái mặt nạ hát bội. Ta xưng hô với nhau thế nào đây? Phải rồi. Cứ gọi tôi là Đức Thầy Cả. Đức Thầy Cả! Anh em Tây Sơn thượng đã quen với Đức Thầy Cả từ lâu, nghe được hơn "bệ hạ" nhiều. Bùi Văn Nhật mau mắn nói: - Tâu Đức Thầy Cả, nếu cứ để cho hắn tự do đi đây đi đó, nốc rượu vào rồi mượn hơi men chửi bới đủ điều, tôi e... Nhạc cắt lời Nhật: - Thôi, anh cứ để mặc lão muốn làm gì thì làm. Lão ức vì cái chức hàm Nguyên nhung chứ gì! Dễ hiểu mà. Mặc kệ lão. Cứ để cho ma men với uất khí giết lão. Ta càng động vào càng mang tiếng mà thôi! Lãng hiểu Nhạc đang nói về Nguyễn Thung. Anh nhìn khắp phòng, và nhận ra rằng những người có mặt ở đây đang nắm các vai trò nòng cốt của Tây Sơn, số vắng mặt chỉ còn là những cái bóng mờ. Nguyễn Nhạc nhìn quanh thấy đã đông đủ, liền bảo: - Chúng ta bắt đầu đi thôi. Anh Nhật. Nói trước đi. Bùi Văn Nhật cúi đầu chào Tây Sơn vương, khẽ gật chào Lữ và Huệ, rồi mới bắt đầu nói: - Căn cứ vào giấy tờ sổ sách mà quan Thiếu phó tịch thu ở Gia Định mang về năm ngoái, phối hợp với lời khai của mấy tên tù binh giữ chức Giám quân và Cai bộ, ta có thể nắm được tình hình phòng thủ của Gia Định. Nhìn chung thì số tinh binh không có bao nhiêu. Dinh Trấn Biên được hai mươi thuyền, mỗi thuyền năm mươi người, cộng một ngàn người. Dinh Phiên Trấn cũng hai mươi thuyền cộng một ngàn nữa là hai ngàn. Dinh Long Hồ hai mươi thuyền một ngàn người, tất cả khoảng ba ngàn tinh binh mà thôi. Số đông đảo còn lại là thuộc binh và tạm binh, sổ sách ghi đến trên hai vạn quân thuộc loại này. Tuy ba trấn binh ở Long Hồ đông nhất vì Chúa Nguyễn cần nhiều quân để khống chế Cao Miên và phòng ngừa phía Xiêm La cùng chống lại với bọn vô lại cướp bóc đầy dẫy ở miệt đông nam đó. Số quân phòng thủ Gia Định nói trên là số ghi trong sổ bộ, thực sự nhiều hay ít hơn ta chưa biết được. Nhưng theo tin tức mới nhận được, hiện Chúa Nguyễn chỉ trông cậy vào hai đạo quân: một đạo là quân Đông sơn của tên cựu nội đội Đỗ Thành Nhân đóng ở Ba Giồng khoảng ba ngàn người, đạo kia là bọn phản trắc Hòa nghĩa của Lý Tài, quân số cao hơn, lên đến tám ngàn đóng ở quanh núi Châu Thới - Nếu cộng lại, hai đạo quân Gia Định lên đến mười một ngàn. Nhưng thực tế phải trừ ra chứ không cộng, vì Lý Tài và Đỗ Thành Nhân ghét thù nhau như chó mèo. Lấy tám ngàn trừ ba ngàn, số binh phòng thủ Gia Định sau khi mạng đổi mạng thanh toán nhau xong, chỉ còn trên dưới hai nghìn mà thôi. Nhạc cười đắc chí, sau đó nghiêm mặt để lưu ý Nhật: - Anh trừ gọn như vậy có ngày không còn manh giáp mà chạy về đây nữa. Có thể tên cựu thần họ Đỗ với tên phản bội họ Lý thù ghét nhau thực. Họ đã từng đem quân đến thanh toán nhau, ta cũng có nghe chuyện ấy. Hiện Lý Tài mạnh thế hơn, vì đem quân từ Châu Thới về Sài Côn buộc được chúa phải nhường ngôi cho Đông cung. Nhờ vậy nghe đâu hắn được phong chức lớn lắm... cái gì "bảo giá..." đấy. Bùi Văn Nhật nhắc: - Bảo giá Đại tướng quân, tâu Đức Thầy Cả! - À Bảo giá Đại tướng quân. Tên này đúng là loại chọc trời quấy nước đấy! Ba Giồng với Châu Thới cách xa nhau, ta không vào chúng nó có thể hằm hè cắn xé lẫn nhau như anh nói, nhưng ta vào thì lại khác. Lúc đó chúng nó sẽ liên kết nhau để chống ta. Cho nên anh không thể trừ tùy tiện như thế được, mà phải cộng ba nghìn với tám nghìn thành mười một nghìn. Chú Huệ nhớ điều đó nhé! Huệ gật đầu đáp gọn: - Vâng. Nhạc nói tiếp: - Lần này ta phải diệt cho hết bọn quan quân cùng dòng họ nhà Nguyễn chứ không cốt đánh thử sức như năm ngoái. Ta đã thử sức rồi, và biết chắc hiện ta dư sức để tiêu diệt chúng. Điều quan trọng là làm sao diệt cho nhanh, cho gọn. Ta sẽ chia hai cánh quân: cánh bộ theo đường thiên lý vào đánh bọn Trần Văn Thức và Châu Văn Tiếp. Lại một tên phản bội nữa! Cánh thủy đi thẳng vào cửa Cần Giờ tiến sâu đánh Trấn Biên và Sài Côn. Chú Huệ cầm đầu cánh chủ lực này. Hãy chú ý nghe cho rõ. Huệ lên tiếng hỏi Nhật: - Chúng nó phòng thủ các đường trạm và cửa khẩu thế nào? Bùi Văn Nhật lục tìm một tờ giấy trong ống quyển mang theo, đưa lên đọc lớn: - Giấy tờ bắt được ở Gia Định còn ghi rõ đây: Dinh đỏ mặt như xấu hổ. Phản ứng đó gợi tò mò thích thú cho Huệ, và viên Phụ chính trẻ tuổi của triều Tây Sơn càng nhất định đòi đọc cho bằng được. Lãng vừa run run đưa cuốn giấy bản cho Huệ vừa lí nhí xin lỗi: - Em chép lộn xộn chẳng ra làm sao cả. Tướng quân đừng cười! Huệ đã quen tai với những lời xưng tụng trang trọng của kẻ dưới, nhưng chưa quen với cách gọi của Lãng. Huệ trợn mắt nhìn Lãng hỏi: - Sao hôm nay Lãng bày trò khách sáo thế? Thì hãy chờ đọc đã nào! Quả nhiên, Huệ thấy Lãng ghi lộn xộn thật. Đây là một tập “quân trung tùy bút” hơn là một tập nhật ký quân sự. Nhưng chính cái chất chủ quan, riêng tư, chính sự lộn xộn tùy hứng của cuốn nhật ký đã khiến Huệ thích thú, hào hứng. Huệ đọc một mạch cho đến khuya, đặc biệt Huệ chú ý đến ghi chú của Lãng về cuộc khẩn hoang ở Bến Nghé và các khu họp chợ quanh thành. Trang nhật ký Lãng đã chép: (dịch nôm) “Vùng Gia Định là đất mới nên không có sự ràng buộc khá chặt chẽ giữa tá điền và điền chủ như ở đàng ngoài: thích thì họ ở, buồn họ đi. Ở mỗi làng xã số dân đinh không cần nhiều. Chừng ba mươi người đứng tên chịu đóng thuế là hợp thủ tục để lập làng mới. Vì vậy dân đinh hợp pháp đều là những điền chủ có tiền loại giàu có hoặc khá giả. Tá điền có quyền không ghi tên vào bộ sổ để rồi họ tùy thích sống theo qui chế dân lậu. Nhưng đã dân lậu thì họ không được vào ban hương chức, không được dự tiệc cúng đình làng, không được kiện cáo bất cứ ai khi bị áp bức. Trái lại, nếu có ai tố cáo họ thì họ bị xem như có lỗi trước. Họ sống bềnh bồng rày đây mai đó, làm ruộng dạo, làm mướn từng ngày hay từng buổi. Có thể họ không biết tiết kiệm, không lo gom vốn làm ăn nhưng xét đời sống quá dễ dàng ở Gia Định trước kia và hiện nay thì họ còn quá nhiều chỗ dung thân. Cho nên mới có câu nói đùa: trời sinh ra người, người nào cũng có lộc nhiều lộc ít. Đất sinh cỏ, cỏ nào cũng có rễ ngắn rễ dài...” Nguyễn Huệ đọc đến đây thì dừng lại. Ông cảm thấy nhận xét của Lãng có gì không được ổn. Đọc lại lần nữa, ông thấy Lãng mâu thuẫn một cách ngây thơ, dễ dãi. Căn cứ vào điều kiện sinh sống thuận lợi của Gia Định, Lãng đã suy ra rằng: những người nông dân chân lấm tay bùn không có đất cắm dùi phải đem thân làm tá điền cho nhà giàu nhiều ruộng vẫn được quyền tự do tùy thích sống theo ý mình. Lãng viết: “họ sống theo qui chế dân lậu tùy thích. Thử xem dân nghèo sống ngoài bộ sổ của nhà nước được tùy thích như thế nào? Chính Lãng đã kể: họ tùy thích ở ngoài các ban hương chức ở nông thôn, tùy thích đứng tận ngoài ngõ xa thèm thuồng nhìn các dân đinh giàu có ăn tiệc cúng đình, tùy thích không được kiện cáo ai, và nếu ai có kiện cáo họ, thì họ tùy thích giơ lưng gánh chịu tất cả mọi phần thua thiệt, tội lỗi. Tùy thích được sống bấp bênh, nay đây mai đó, và nếu bỏ ruộng điền chủ cũ mà chưa tìm ra điền chủ mới, thì tất nhiên họ tùy thích được nhịn đói. Vì dù trời đất Gia Định mưa thuận gió hòa (một giạ thóc cấy xuống rồi giao cho trời đến mùa có thể thu được vài trăm giạ như sử có chép) nhưng không có lúa thóc nào vô chủ, tự mọc tự mẩy hạt. Thử bứt một gié lúa nhai cho đỡ đói xem! Họ sẽ tùy thích mang gông cho đến bạc đầu trong xó ngục. Làm gì có một đời sống thơ thới tùy thích khi dân nghèo Gia Định bị đẩy ra khỏi sổ bộ hợp pháp, làm ruộng dạo làm thuê ngày, lòng bâng khuâng ổn định cho chính mình, huống chi nói đến các ước vọng cho tương lai. Đã đành ai cũng thể nói đùa để tự an ủi mình. Nhà nho lạc đệ nghèo đói thì đùa “Quân tử thực vô cầu bảo”. Dân nghèo Gia Định cũng có cách nói đùa riêng để quên nhọc nhằn, đói khác, lạnh lẽo, tuyệt vọng, phẫn nộ... Nhưng tất cả những câu đùa cợt chua chát ấy không nói được gì khác ngoài sự đau khổ trước bất công của nhân sinh. Huệ lấy bút lông chấm mực khoanh vòng hai chữ tùy thích của Lãng, rồi đọc tiếp qua phần ghi chú các chợ Bến Nghé. “Chợ ở Bến Nghé” Chợ Bến Thành: bến ghe lớn nhất của Gia Định, ở sát mé sông lớn. Chợ họp hai bên bờ rạch Sa ngư có cầu ván bắc ngang. Hai bên gầm cầu và chạy dài theo rạch là dãy phố ngói bán trăm thứ hàng hóa. Chợ Bến Sỏi: họp sát dọc bờ sông. Sở dĩ gọi là Bến Sỏi vì bờ sông đoạn này nhiều sạn sỏi, khiến doi đất cứng, bờ sông khỏi bị lở, dùng làm bến tắm ngựa, voi. Chợ Điều khiển: ở khu vực đồn Dinh. Chợ Nguyễn Thực: Thành lập năm 1727 do Nguyễn Thực từ phủ Quảng Ngãi đến khai phá rừng hoang và lập chợ. Chợ Thị Nghè: ở sát bờ phía bắc rạch Thị Nghè. Chợ Xã Tài. Chợ Tân Kiểng: quanh quẩn vùng đình Tân Kiểng. Thời trước, chợ có khi được dùng làm pháp trường xử tội nhân. Chợ nhóm sung túc, ngày Tết nổi danh vời những giàn đu tiên. Chợ Sài Côn: họp ở hai bên quan lộ, người nam người khách ở lẫn lộn, phố dài hơn hai dặm (1km5) với đường nhỏ xẻ ra từng ô. Cảnh mua bán tấp nập, người Tàu vẫn duy trì tập tục với các đền miếu thờ Quan Công, Mã Hậu, Ông Bổn. Họ thường bày ra các lễ lạc tốn kém, có kèn trống huyên náo. Nhiều chợ nhỏ khác ở chung quanh Sài Côn của các xóm chuyên nghiệp. Phía tây sát Sài Côn là chợ Phú Lâm. Xem qua sinh hoạt ở các chợ, tôi có vài nhận xét như sau: - Các nhà buôn lớn đều của người Tàu, người nam chỉ biết mua bán nhỏ, đem hàng từ chỗ nhiều đến chỗ ít để kiếm lời đủ tiêu xài hàng ngày mà thôi. - Người có tiền bất kể là người nam hay khách trú đều lấy những điều xa xỉ theo lề thói Trung Quốc để định sang hèn. Từ quan to đến quan nhỏ nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa dây cương đều nạm vàng nạm bạc, quần áo là lượt, nệm hoa chiếu mây, lấy phú quí phong lưu để khoe khoang lẫn nhau. - Dân nghèo ở các phố sống bấp bênh bằng nghề làm thuê, khuân vác hàng hóa ở bến ghe, chạy mối hàng ở chợ búa, thậm chí còn sống bằng các ngón trộm cắp lặt vặt. Họ thường tụ họp rượu chè say sưa sau một ngày lao động vất vả, cười nói bi bô rổn rảng có vẻ trọng nghĩa khinh tài. Người ta gọi chung họ là dân “giang hồ tứ chiếng”. ° Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92
Chương 93
Chương 94
Chương 95
n quân Tây Sơn từng bị địch bắt làm tù binh. Trong lúc hoảng loạn tháo chạy, Đông Sơn đã tàn sát vội vã và dã man những người bị họ cầm giữ, diệt khẩu để bảo vệ an toàn trên đường rút lui. Trong một đống xác bê bết máu, mặt mũi biến dạng vì lấm bùn hoặc sững lại ở nét đau đớn kinh hãi tột độ, Huệ ngờ ngợ nhận ra một người hao hao giống Chinh. Chưa dám tin mắt mình, Huệ cho gọi Lãng đến. Không thể lầm lẫn được, nhất định đây là xác Chinh. Cả Lãng lẫn Huệ đều sững sờ trước thi thể bầy nhầy lấm lem của người bạn, người anh xấu số. Không cần nghĩ nhiều, Lãng đã hiểu hết mọi sự! Anh đã được nhiều con buôn Hoa kiều ở Sài côn cho biết đi đâu Lý Tài cũng dẫn Chinh theo. Kể cả trong cuộc rút chạy khỏi Sài Côn về phía Hóc Môn. Ở đây, khi buộc phải liều mạng chạy về hướng Ba Giồng để thoát cuộc bao vây nguy hiểm của Tây Sơn, Lý Tài đã bị quân Đông Sơn phục kích giết chết. Chinh bị Đông Sơn bắt, và mấy tháng qua, có lẽ vì cần khai thác tin tức Hòa nghĩa quân hoặc hy vọng dùng Chinh để đổi chác gì đó với Tây Sơn, nên Đỗ Thành Nhân vẫn chưa giết Chinh. Cho đến lúc Đông Sơn tan tác thì Chinh không cần thiết cho họ nữa! Lãng không dám nhìn xác anh. Mùi máu tanh khiến Lãng muốn nôn mửa. Ruồi nhặng bâu đầy ở chỗ có máu đọng, nhất là ở chỗ hai con mắt của người chết. Huệ dùng kiếm lật ngược xác chết lại, thấy có nhiều vết đâm ở sau lưng, và một vết chém thật sâu ở ót. Tóc bết máu, khô thành một mảng cứng nhưng không che nổi vết thương hả miệng đỏ bầm. Tự nhiên Lãng choáng váng, ngây ngây như bị say rượu. Càng lúc anh càng cảm thấy dạ cồn cào, và cơn nôn thôi thúc gấp hơn. Nước chua đã lên đến cuống lưỡi. Vẫn quay lưng về phía xác Chinh, Lãng cúi gập người xuống, nôn ói một thứ nước chua và đắng lên hai bàn tay run rẩy. Huệ đến vỗ vai Lãng lặng lẽ an ủi, sai lính đem đến cho Lãng cái khăn ướt để lau mặt. Đến lúc đó, Lãng mới nức lên khóc. Huệ an ủi viên thư ký thân tín: - Thôi Lãng đừng buồn. Thời loạn, làm sao... Huệ không tìm được ý nào thích hợp với hoàn cảnh mà không xúc phạm đến tự ái gia đình của Lãng, nên ngưng ở lưng chừng. Lãng vừa khóc vừa nói: - Cha em mà biết được tin thì... Huệ vội nói: - Vâng, điều quan trọng là phải lo cho người còn lại. Phận Chinh coi như xong. Phải báo tin cho thầy thế nào để thầy bớt đau khổ. Và hạ thấp giọng xuống vừa đủ cho Lãng nghe, Huệ tiếp: -... Cũng như để tránh những rắc rối vô ích cho gia đình. Lãng đưa tay áo lên chùi nước mắt, ngước lên nhìn Huệ. Anh xúc động trước sự ân cần lo lắng của Huệ đối với gia đình mình, đồng thời cảm phục sự trông xa của Huệ. Lãng lo lắng hỏi: - Bây giờ làm gì nữa đây, anh? Huệ bảo: Ta lo ngay việc chôn cất cho Chinh. Lãng ra gọi Cai cơ Chấn vào đây. Bảo luôn Tư khấu Uy là tôi cần gặp gấp ông ta để bàn việc. Huệ giao cho Cai cơ Chấn điều khiển việc khâm liệm tống táng cho tất cả những nạn nhân bị quân Đông Sơn giết. Tư khấu Uy thì tổ chức một lễ tế các chiến sĩ Tây Sơn vì bất khuất cho đến cuối mà bị kẻ thù ám hại. Chinh được kể như một trong những chiến sĩ bất khuất ấy, vì “dù bị Lý Tài ép buộc phải trốn vào Gia Định, sau đó dù bị quân Đông Sơn tra tấn dã man để lấy tin tức nội tình Qui Nhơn, Chinh vẫn khôn khéo và can đảm tránh né, tuyệt đối không khai điều gì quan trọng có hại cho Tây Sơn”. Huyền thuyết đó do Huệ gợi ý, và Lãng diễn lại bằng biền văn trong bài văn tế dài hai trang giấy bản. Huệ tự an ủi là đã phần nào thực hiện được lời căn dặn của thầy. Ông gặp Chinh quá trễ, nhưng dù sao, ông cũng đã cứu Chinh khỏi đống bùn nhơ của phản bội, và biến cái chết tủi nhục của Chinh thành một thứ huyền thoại. Ông đã đền ơn thầy bằng cách đưa Chinh trở lại hàng ngũ vinh quang của bè bạn, giải thoát cho Chinh khỏi cái chết dấm dúi lấm láp để đưa vào sự sống vĩnh cửu. Nhưng một phần nào đó, do xúc động trước xác chết bầy nhầy ghê rợn của Chinh mà viên tướng trẻ tuổi đã mạnh dạn chối từ lời căn dặn thứ hai của thầy giáo: ngày 18 tháng Mười Đinh Dậu (1777), Nguyễn Huệ ra lệnh hành quyết Duệ tôn, Nguyễn Phúc Đổng, cha con Trương Phúc Thận, Lưu Thủ Lượng, Nguyễn Danh Khoáng cũng tại sân chùa Kim Chương. Và cũng như Tân Chính vương một tháng trước đây, hình ảnh cuối cùng Duệ tôn ghi nhận trước lúc lìa đời là những xác lá bàng khô rải rác trên sân chùa.