Tôi vẫn thường tự trách mình, chẳng rõ bận bịu thế nào mà cứ lần lữa, mãi nửa năm sau ngày miền Nam giải phóng mới tìm về thăm dì út.Có lẽ sau mẹ tôi, dì út là người tôi yêu quý nhất. Hồi còn nhỏ, mỗi lần về quê ngoại, khi trước mắt tôi hiện ra một bờ rào bông bụt nhỏ và thấp thoáng mái nhà tranh ấm áp, tôi đã chạy bổ nhào tới gọi mãi dì út. Một người con gái dong dỏng cao, mái tóc đen mượt, da trắng hồng đã đứng chờ tôi ở đầu ngõ, miệng mỉm cười, đưa tay ngoắt ngoắt. Dì út tôi đó. Tôi ngã vào lòng dì để được dì vuốt ve âu yếm, rồi theo dì ra vườn hái mãng cầu, hái ổi. Dì dắt tôi đi chơi mọi nơi. Mắt tôi gườm gườm tức giận khi thấy một anh con trai nào đó gật đầu chào dì, mỉm cười với dì. Thế mà một lần về ngoại, tôi không thấy dì đâu cả. Tôi dáo dác chạy bổ đi tìm. Các cậu, các dì tôi bảo dì bị "bắt cóc" rồi. Tôi ngã lăn ra đất, khóc òa lên. Mọi người dỗ tôi, bảo dì không sao đâu, chỉ đi chơi với dượng một lúc là về thôi. Dượng là ai á? Tôi hỏi, mọi người chỉ cười. Tôi lại ào lên, bắt mọi người kêu dì út về, không cho đi với dượng nào cả. Ngày hôm sau thì tôi gặp ông dượng đó. Ông là một người cao lớn, khuôn mặt đầy đặn và có đôi lông mày rậm. Ông đến nhà, dáng bẽn lẽn, dạ dạ thưa thưa, xưng em với các dì các cậu tôi rồi ngồi lại bên bàn đặt ở giữa nhà, uống nước nói chuyện với dì út. Tôi ngồi trong lòng dì, ông mỉm cười với tôi, nhưng tôi quằm quặm nhìn ông.Sau này tôi được biết, ông gặp dì tôi trong một chuyến qua sông?Lúc ấy, trời đã sắp tối. Dì tôi đang vội vã chống đò, chở lúa từ bên kia sông về nhà. Ông xin dì tôi cho đi nhờ để kịp gờ họp. Ông là cán bộ thanh niên huyện. Dì tôi đâm ra lưỡng lự. Con đò nhỏ, ông qua thì phải bỏ lúa lại. Mà không cho ông qua thì ông không kịp dự họp. Dì bỏ bớt lúa lại. Ông ngồi trên đò, mắt không ngơi nhìn theo cánh tay mềm dẻo của dì tôi gạt nước, kể những câu chuyện vui, làm cho dì tôi luôn luôn mỉm cười, thỉnh thoảng lại đưa mắt liếc ông. Thế rồi, tự nhiên ông hỏi nhà dì ở đâu, cha mẹ anh em ra sao. Khi lên bờ, chẳng rõ vô tình hay cố ý ông bỏ quên chiếc mũ nan lại trên đò. Ngày hôm sau, ông tìm đến xin lại, nói chuyện với dì tôi rất lâu. Rồi như có bàn tay sắp xếp của số phận, một tháng sau, dì tôi được đoàn thanh niên xã cử đi tham gia đắp đập Đồng Cam. Ông dượng tôi bấy giờ làm chỉ huy công trường. Chẳng rõ thế nào mà sau lần ấy hai người lại thường đến thăm nhau. Chả là cơ quan của ông đóng ở bên kia sông. Thế rồi, cuối năm ấy, dì tôi lấy chồng. Tôi nhớ, hôm ấy dì tôi mặc rất đẹp, áo trắng, quần đen, má luôn ửng đỏ. Tôi cứ đi theo dì để nhìn. Khi chiếc xe ngựa đậu ở cổng chở dì về nhà chồng, tôi đã chạy theo gào lên thảm thiết.Từ đó, tôi không gặp dì nữa. Tôi ra Bắc học hành và công tác.Lần này, sau bao nhiêu năm xa, tôi muốn gặp lại dì tôi. Tôi nghe má tôi nói dì đã già, lại hay đau yếu lắm. Hồi đánh Pháp, dì làm cán bộ xã, sau này, chồng dì đi tập kết nên bọn Mỹ ngụy bắt đi tù, đánh đập tra khảo luôn. Có lần hàng tháng trời, dì phải nằm liệt giường, không ra được tới sân. Đau hơn cả là đứa con gái duy nhất của dì, giọt máu của người chồng thân yêu để lại, đã chết vì bệnh trong lúc dì đang ở tù. Dì vẫn nuôi mẹ chồng, chờ chồng. Mẹ chồng dì mới mất năm ngoái, giờ dì phải sống một mình. Má tôi vừa kể vừa khóc. Chị em thương nhau, nhưng trước đây không dám đến thăm nhau. Đến làm gì, hai bà đều có chồng đi tập kết, mỗi lần chị em gặp nhau, bọn mật vụ lại tra khảo có khi bắt bớ nữa chỉ khổ thêm. Giờ đây, đất nước yên hàn rồi, tự do rồi, mình lại già cả, đi lại vất vả, đi một ngày không bõ, đi vài ngày thì nhà cửa ai trông, ai nấu cơm cho con út đi học, ai bế cháu cho thằng Cả đi làm. Thành ra, chị em ruột mà như người dưng nước lã. Má tự trách mình như vậy. Nên lần này, tôi vừa về tới nhà hôm trước, hôm sau má hối tôi đi thăm dì ngay, thăm hộ cho phần má luôn. Trước khi đi, má cứ tỉ tê hoài, hít hà hoài, dặn tôi đừng kể lại cái chuyện "quá trời" của dượng tôi, mà tôi đã kể cho má nghe. Dì nghe dì sẽ đau khổ lắm. Tội nghiệp. ở trong này, dì tôi thấy giải phóng rồi mong dượng về lắm. Dì khắc khoải, lo âu chạy chỗ này chỗ nọ hỏi tin. Vậy mà cái người chồng dì yêu thương một đời, hy vọng một đời, chờ đợi một đời vẫn biệt vô âm tín. Má dặn tôi:- Con nói với dì là ba con bận công tác chưa về thăm dì được. Ba có nhắn dì là dượng con rất tốt, ra Bắc anh em đến thăm nhau luôn. Khi nào đến, dượng cũng nhắc tới dì, nhớ dì lắm. Nhưng, dượng bị đau, dượng mất rồi? Má nhìn tôi nói tiếp? Con cứ nói như vậy. Dượng mày chẳng dám về đâu. Đừng kể tỉ mỉ quá con út nó buồn.Tôi biết má tôi, gia đình ngoại tôi ai cũng thương dì út. Hồi xưa cũng vậy mà bây giờ cũng vậy. Giàu con út, khó con út. Tưởng mong em lấy chồng khá giả, chẳng ngờ vớ trúng anh nghèo rớt mồng tơi, đi biền biệt, phải chờ phải đợi. Tới ngày sum họp lại chịu cảnh cô đơn. Thương lắm chứ. Ai lại làm cho em đau khổ thêm. Tôi biết vậy, nhưng vẫn hỏi má:- Má ơi, nhưng lỡ dì con đã nghe kể chuyện ấy rồi thì làm sao hở má?Má tôi thoáng hoảng hốt, nhưng một lúc sau lại điềm tĩnh lại:- Làm gì biết được, mày không kể, tao không biết huống chi là nó. Trong nhà mình mới để ý nhau chớ người dưng nước lã ai quan tâm chi.Tôi lên xe lam đi đến nhà dì vào buổi sáng. Nhà dì ở Bàn Thạch, cách nhà tôi khoảng sáu mươi cây số. Trên chiếc xe chật cứng người bán rau, bán cá, bán gạo, tôi co người lại, ngồi suy nghĩ. Tôi hình dung ra khi tôi đến, chắc dì thế nào cũng thăm hỏi, cũng truy tôi vì sao giải phóng đã lâu mà dượng tôi không về. Tôi vốn ít kín miệng. Rồi thế nào cũng lộ tuốt ra, rồi lại làm dì tôi khổ. Từ bao năm nay, tôi đã căm tức ông dượng, liệu tôi có làm đúng như lời mà dặn không?Tôi nhớ hồi Tết năm 1956, tại Hà Nội, ba tôi dẫn tôi đến câu lạc bộ Thống Nhất. Đó là nơi anh chị em miền Nam gặp gỡ vui vẻ, tâm sự với nhau, động viên nhau, để đỡ nhớ nhà nhớ quê kiểng. ở đây, mọi người được xem phim, xem kịch, đánh bài chòi hoặc chơi cờ tướng. Câu lạc bộ ở cạnh bên hồ Hoàn Kiếm mà một thời chúng tôi gọi là hồ Tìm Kiếm. Tìm kiếm bạn bè, anh em đồng hương đồng khói. Chúng tôi thường kéo ra bờ hồ ngồi chơi. Vào sáng mồng hai tết năm ấy, cha con tôi cũng ra bờ hồ, ngồi trên một chiếc ghế đá. Nước hồ rất xanh. Đỉnh tháp rùa có gắn ngôi sao được nối nhau bằng những hàng bóng điện, ban ngày vẫn được thắp sáng màu xanh màu đỏ. Quanh bờ hồ người đi lại rất đông, nhất là con gái. Các cô khoác tay nhau đi từng tốp, ăn vận đủ màu, cười nói vui vẻ. Cha con tôi đưa mắt nhìn theo. Tôi thấy nét mặt ba tôi thoáng buồn. Ngày ấy, ông chưa đầy bốn mươi tuổi.Chính lúc ấy, tôi thấy một người đàn ông cao lớn, vận vét tông xám lách giữa những tốp con gái, vui vẻ bươn về phía cha con tôi. Ba tôi reo lên:- ủa, dượng út. Nghe nói trên phân dượng ở lại miền Nam mà, làm sao dượng lại có mặt ở đây?Dượng út ngồi xuống bên tôi, vỗ vỗ má tôi nói chậm rãi:- Anh ạ, lúc đầu ở trên phân như vậy. Nhưng khi các anh ra miền Bắc rồi, ở Phú Yên mình, tụi nó đánh phá cơ sở ghê quá. Tụi em hết luồn xã này lại lách sang xã khác để tránh những đợt tố cộng. Nhưng rồi chạy rã cả chân, cũng không thoát khỏi cái vòng vây của địch, em đành quay về xã, trú ở mấy hang núi đá. Nhà em lo lắng lắm. Chả là út sợ em bị bắt mà. út cứ muốn em tạt ra Quy Nhơn, lúc này vẫn còn cơ quan tập kết, xin đi, có lâu la gì đâu, cũng chỉ hai năm là gặp nhau thôi mà. Em ra đó, nói thiệt với anh, các tay ở cơ quan tập kết tỉnh vặn vẹo đủ trò, bảo sao không ở lại, thế là không làm tròn nhiệm vụ. Em cũng có cách của em, đã quyết đi là phải đi, quay về chỉ làm mồi cho cọp. Anh nghĩ coi, em cần gì mấy chỉ vàng?Dượng tôi dừng lại, nuốt nước bọt rồi tiếp:- Em đi lọt cũng là nhờ út đấy. út chạy lên xã xin tụi nó cái giấy đi bán vải ở Cù Mông. Về nhà dựa vào cái con dấu thật kia, em lấy đế cao su khắc con dấu giả đóng vào cái giấy giả của mình. út mua một gánh vải, bắt em gánh như kẻ làm thuê. Em lủi thủi, nón đội sụp xuống mặt, ăn mặc rách rưới, áo hở vai hở nách đi trước. út đi sau ăn mặc sang trọng. áo hoa, quần săng đầm láng o. Gặp bót nào út cũng mỉm cười, đem thuốc Cô táp mời bọn lính. Chúng em đi ngày, đêm lẻn đến một nhà hẻo lánh xin nghỉ. Tới ngày thứ ba thì tới chân đèo Cù Mông. út bán hết vải, đưa tất cả tiền và một lạng vàng cho em dùng ăn đường và hộ thân. Bên kia đèo là vùng tập kết của ta. Trước khi lách vô rừng để vượt rào, em đứng nhìn theo út quay lại, vừa đi vừa khóc. Em không sao cầm lòng được, cũng khóc theo.Dượng tôi rút khăn lau nước mắt. Ông nhớ dì tôi quá. Tôi lặng lẽ cầm tay dượng, dúi một miếng mứt gừng. Đó là tôi tỏ tình thương của tôi, một cậu bé mười một tuổi với dượng. Chúng tôi cùng nhìn ra mặt hồ, buồn nhớ người thân.- Anh à? dượng lại tiếp? út khá lắm. Từ một cô gái xinh đẹp, cả nha chiều cưng, út về nhà em chịu cực chịu khổ, nuôi mẹ già đau yếu để em đi công tác, mà vẫn tham gia phụ nữ xã. Bọn Diệm đến, em cứ trốn chui trốn nhủi, nó bắt út lên đánh đập hoài, tra vặn hoài. Có lần gặp em, út giơ cho xem cái lưng còn hằn những vết đòn bầm tím. Đêm đêm, út còn mang cơm nước, tin tức ra cho em. Bây giờ em đi, ĩt lại thui thđi một mình nuôi mĐ, nuôi con. ĩt khỉ quá, em biết lấy gì địn ơn. Anh nghĩ, ở đây em vui cái nỗi gì khi vỵ con xa lắc? Em làm sao mà xứng đáng víi một người vỵ như ĩt anh ơi?Dưỵng tôi khóc thành tiếng, dưỵng thương dì tôi thật sự. Tôi yêu dì nên rất thương dưỵng.Thế nhưng mọi sự địu biến đỉi theo ngày tháng. Tôi càng lín, càng hiĩu ra điịu ấy. Những lần đến thăm cha con tôi cđa người dưỵng yêu quý ngày một thưa dần.Những lá thư thăm hỏi nhau cịng ngày một thưa dần.Vào mùa hè năm 1957, tôi từ trường học sinh miền Nam về thăm ba tôi. Một buổi trưa, khi cha con tôi đã lên giường sắp ngủ, thì có một bác già làm thường trực ở cơ quan đến đưa cho cha tôi một lá thư. Ba tôi reo lên: Thư dượng út. Ông nhanh nhảu xé phong bì đọc. Ông cảm động lắm. Tay cứ run run. Đọc một lúc, tự nhiên trán ông nhăn lại, mắt long lên dữ tợn. Ông nói to:- Thằng hư đốn.- Chuyện gì vậy ba? Tôi nhỏm dậy hỏi.Ba tôi vừa đọc vừa nghiến răng:- Con nghe đây. Nó viết vầy thì có lạ không: Anh ạ, em vừa nghe tin có người nói út đã ly khai em, lấy một thằng ác ôn, rồi cùng làm việc với nó. Em thấy em vẫn thương út. Dầu sao cũng tình nghĩa vợ chồng. út còn trẻ, nếu tụi nó o ép quá, hoặc quên em rồi thì có thể bỏ em, đi lấy một người lương thiện. Tại sao lại lấy một thằng ác ôn. Em nghĩ, chắc do hoàn cảnh, út thay đổi rồi, lập trường giai cấp mơ hồ quá rồi. Thương thì thương, yêu thì yêu giờ em biết làm sao đây?Ba tôi bỏ thư xuống, rồi cầm lên xem, xem lướt qua rồi đọc to một đoạn mà ông cho là quan trọng:- Hiện nay, ở cơ quan, em làm việc với một đồng chí lãnh đạo rất có uy tín. Ông có một người anh làm việc ở Hà Nội. Ông rất tín nhiệm em, tin ở năng lực của em và giúp đỡ em. Em thường đến chỗ ông chơi. Ông có một cô con gái. Cô rất quý em. Cô không đẹp như út, tuổi cũng quá ba mươi rồi. Nhưng cô có bằng kỹ sư và là một đảng viên tích cực?Ba tôi dằn mạnh lá thư xuống. Trán ông lấm tấm mồ hôi nhăn lại hết sức căng thẳng:- Em rất thương út, nhưng út đã vậy nên làm em suy nghĩ lắm. Nếu út có chồng em cũng có thể có vợ. Em còn trẻ, đời còn dài, anh đồng ý chớ, anh ủng hộ em chớ. Em viết thư này coi như báo cáo cho anh, xin ý kiến anh, sau này có gì anh nói lại cho em một tiếng. Nhưng em nhắm tổ chức chưa chắc chịu vậy đâu. Họ cổ hủ lắm. Nhìn trong lý lịch em ghi có vợ là họ không gật rồi. Em có báo cái tin ấy nhưng họ đòi phải có người chứng. Vậy anh là anh em cột chèo, anh?- Đừng chứng nhận ba à. Dì út không có vậy đâu.Ba tôi im lặng một chút rồi nói:- Nó muốn lấy vợ thì lấy, nó còn trẻ, có thể thông cảm được. Nhưng cái tin về dì út mày chưa chắc đã chính xác, khéo lại nghi oan cho nó là không được. Bản thân ta?- Ba đừng lấy vợ, ba đừng bỏ má con, ba?Tôi lại thét lên và nằm vật xuống giường khóc rưng rức. Tôi thấy ba tôi cũng nằm xuống bên tôi và khóc như tôi. Tôi choàng tay ôm lưng ba tôi, khi tôi mơ ngủ, tay lơi ra, tôi thấy ba tôi cầm tay tôi đặt lên lưng mình như cũ.Sau này, tôi nghe có người kể, khi ba tôi không chứng nhận theo ý mình, dượng tôi đã nhờ một người viết giả một lá thư mang tên người bí thư xã ông ở miền Nam gửi ra (trớ trêu thay, sau này, tôi biết người bí thư mà dượng tôi lấy tên để làm chứng ấy, đã chết trước cả ngày tháng ông đề trên thư) báo chính thức tin vợ ông như ông đã viết cho ba tôi. Ông đã lừa được tổ chức để lấy vợ. Nhờ nhà vợ, ông đang được lên chức và sống thong thả hơn trước.Thế thì, giờ đây tôi phải làm sao, nói với dì út thế nao cho phài lẽ, cho đúng tư cách của tôi?Tôi đến làng dì út vào lúc nửa buổi. Vì lạ nước lạ cái nên tôi cứ loanh quanh đi hỏi. Chẳng ai biết dì tôi cả. Tôi sợ má tôi già, lẫn rồi, nói nhầm làng nhầm xóm mất. Cuối cùng gặp một bà già, tôi mới tỉ tê lai lịch của dì tôi. Nghe xong, bà cụ cứ à à, miệng móm mém, toét cười. Bà cũng vui mừng cho tôi. Thì ra dì út chẳng là ai xa lạ. Đó là bà Tư Hoàng, tên dượng tôi, cả làng ai cũng biết. Có cái gì thật nực cười, thật mỉa mai. Cái tên của một người mà cả nhà tôi coi như chết rồi sao lại sống ở nơi dì tôi? Cái tên đó suốt hai mươi năm đã đặt cho dì tôi niềm hy vọng. Cái tên suốt hai mươi năm nâng cho dì tôi vượyt qua bao đau khổ, bất chấp kẻ thù, làm tròn nhiệm vụ một người vợ, một người con, một người mẹ, một người yêu nước. Cái tên ấy giờ đây như một mũi dao thọc vào tim dì. Dì đã mang theo giữa tâm hồn trong sáng của mình một cái bướu mà không sao gỡ ra được. Chính cái người có cái tên thật ấy, dượng tôi, đã gây ra mọi chuyện này. Tại ông ta cả.Theo sau một chú bé chừng mười tuổi, ríu rít nhảy chân sáo, tôi đến ngõ nhà dì. Ngôi nhà nhỏ lợp tranh vá víu thêm những tấm giấy dầu. Bên phải và bên trái trồng đu đủ, mãng cầu. Sau nhà là một vườn chuối.Tôi đứng ngơ ngẩn trước sân. Tim đập thình thịch. Hồi hộp quá. Tôi như thấy dì út đang bước ra, trẻ trung, nhí nhảnh như ngày tôi còn nhỏ, vẫy tôi bước vào nhưng ngay lúc ấy tôi nghe có tiếng khóc trong nhà. Tiếng khóc nỉ non rầu rĩ của người già. Có chuyện gì vậy? Tôi đứng lặng, chẳng hiểu phải lên tiếng hay nên lùi ra một lúc. Vừa lúc ấy một ông già bước ra. Ông có dáng gầy gầy, tóc bạc xóa, gương mặt quen quen. Dì ở một mình sao lại có ông già này? Hay là khách đến chơi? Tôi thấy ông già đứng bên thềm, mặt đỏ bừng, có vẻ giận dữ. Một lúc, chợt nhận ra sự có mặt của tôi, ông hỏi gay gắt:- Chú tìm ai?Tôi lúng túng, giọng run run:- Dạ con tìm dì út con.Ông già nhìn tôi chừng chừng. Thốt nhiên, mắt ông hấp háy, khuôn mặt đang giận dữ bỗng dạng rỡ hẳn ra:Thanh phải không con.Dạ!Ông gà cuống quýt, chạy đến chụp vai tôi:- Trời, thằng cháu Thanh. Tao là cậu mày đây, cậu hai của mày đây. Trời, không ngờ, sao mày không ghé thăm cậu?Tôi ấp úng:- Dạ, con mới về, định sang dì xong sẽ qua thăm cậu.Cậu hai quay vào nhà, giọng run run:- út, út ơi, đừng khóc nữa. Cháu Thanh nó về đây này.Dì út tôi hiện ra, kéo khăn xéo trùm đầu xuống lau nước mắt rồi chạy bổ nhào đến gục vào ngực tôi khóc nức ở. Tôi đứng im một lúc cho dì nguôi rồi dìu dì vào nhà.Tôi không nhớ mình có khóc không, nhưng nước mắt tràn đẫm mắt tôi. Tôi thấy dì tôi gầy gò, mà hóp lại, trán nhăn nheo. Mái tóc dài mướt xưa, giờ đã điểm bạc, ngắn cũn. Nhìn dì, con người vui tươi một thời đang ngồi sụt sịt, tôi thương quá. Ai mà chẳng có một thời già yếu. Huống chi tới tuổi già mà phải sống cô đơn buồn tủi như dì. Dì khóc vì gặp lại tôi sau bao nhiêu năm trời cách biệt, hay vì thấy tôi dì lại nhớ tới dượng, nhớ lại cả cái thời dì dượng mới thương nhau? Có lẽ vì cả hai lẽ. Tôi cầm tay dì lặng lẽ lắc lắc, mong dì đừng khóc nữa. Nhưng dì lại khóc to hơn làm cho tôi thêm lúng túng.Đi lấy chuối cho cháu nó ăn rồi nấu cơm, khóc làm gì, út!? Cậu tôi nói, mà mắt cũng đỏ hoe.Dì tôi lau nước mắt, bước đi như một cái bóng về phía buồng. Một lúc sau, mang ra một nải chuối tiêu vàng óng, trái múp míp. Tôi thấy bàn tay dì run run khi bẻ từng trái chuối đưa cho tôi. Tôi cầm là cầm vậy thôi. Cổ nghẹn lại làm sao ăn được. Đôi tay của dì xinh sắn, mạnh mẽ một thời đâu mất, giờ là đôi tay sần sùi, thô ráp, đôi tay làm lụng một đời. Với một đôi tay như thế này, ngưới ta có thể làm sao vô ơn bạc nghĩa, có thể nhẫn tâm được. Tôi bỗng thấy khinh ghét vô cùng người dượng. Tôi muốn nói lên sự thật, nói tất cả. Nói để vạch mặt ông ta, để dì tôi thấy đó là một kẻ đáng tởm, đừng chờ đợi làm gì nữa, hãy cho ông ta chết luôn đi.Trưa hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, ba chúng tôi ngồi bên bàn uống nước. Không khí trong nhà tự nhiên vui vẻ hơn. Cậu tôi, dì tôi thay nhau hỏi về cảnh sắc, về đời sống ở miền Bắc. ở miền Bắc nông dân làm ăn tập thể ra sao "Xây dựng thêm bao nhiêu nhà máy? Trong chiến tranh phá hoại chúng làm hại ta có nhiều không? Ta sửa lại chưa? Sao lại gọi là hồ Hoàn Kiếm? Nghe nói mấy năm mới ra Bắc anh em hay gọi là hồ Tìm Kiếm, tại sao vậy? Nghĩa chi? Dì cậu tôi mong được ra thăm Hà Nội, thăm Cụ Hồ, một lần, một lần thôi rồi nhắm mắt cũng được. Câu chuyện đang trở nên vui vẻ, ấm áp, đột nhiên cậu tôi đặt cốc nước đánh cạch xuống bàn, mắt nhìn tôi chằm chằm:Bây giờ, Thanh à, cháu ở ngoài Bắc về, cháu hãy nói cho dì, cho cậu nghe chuyện dượng của cháu ra làm sao. Cháu cứ nói đi, nói thật đi, đừng có dấu gì hết.Tôi đưa mắt liếc dì tôi. Tôi thấy trên khuôn mặt nhăn nheo, xanh bủng của dì bỗng nổi lên những vệt ửng đỏ. Dì đưa một góc khăn xéo lên miệng, cắn chặt lấy. Tôi đâm lúng túng. Mới hồi nãy đây, họng tôi như tắc lại. Không nói thật thì ra mình nói dối với cậu mình, dì mình. Còn nói thật thì dì tôi sẽ đau khổ bao nhiêu. Tôi bỗng nhớ lời má tôi dặn:- Thưa cậu, thưa dì, ra đó, cháu có gặp dượng cháu mấy lần.Dượng đang công tác ở Quảng Ninh. Nghe nói dượng làm to lắm. Những lúc gặp cháu với ba cháu, dượng tỏ ra nhớ nhà, nhớ dì lắm. Cứ nhắc đến dì luôn. Chẳng may chỉ có hai năm sau khi ra Bắc, dượng bị ốm nặng? rồi dượng mất?Cậu hai tôi ngồi trên ghế, đứng bật dậy, gầm lên một tiếng, giận dữ đấm tay xuống bàn làm cho cốc chén rơi loảng xoảng:Thằng cháu tao nói dối. Mày che chở cho nó phải không? Mày không thật. Tại sao mày nỡ đối xử với cậu mày, dì mày như vậy? Mày được học hành, làm ông kia bà nọ sao mày không thật. Tao hỏi mày: mày nói dượng mày chết, tại sao hôm qua nó về đây. Nó lẻn vào đây rồi đi mất, dấu tao, nhưng người ta kể nên chuyện gì tao chẳng biết. Nó về đây, nó sụp dưới chân dì mày, con út này, nói láo nói lếu rằng vì xa lâu quá, tin tức thất lạc, nghe dì mày đi lấy chồng, nó vẫn chờ, chờ mãi rồi sau mới xin phép ba mày, nó đi lấy vợ. Nó xin dì mày thông cảm cho nó, tất cả vì hoàn cảnh thôi. Dì mày cũng ề ề cho qua, hàng xóm người ta kể với tao bữa nay tao mới sang trị đây? mắt ông long lên? vậy thì mày bảo nó chết hồi nào hở Thanh?Cậu tôi nói liền một thôi một hồi rồi giận dữ ngồi xuống, thở hổn hển. Chừng cậu tôi vẫn còn giận tôi lắm. Tại sao cậu tin tôi hỏi tôi đề tìm ra sự thật, tôi lại đi dối trá? Tôi ngồi sững mà nghe những lời chất vấn đáng sợ như từng nhát búa dáng xuốmg đầu, khắp người nổi gai ốc, ớn lạnh tận xương sống. Trời ơi, ông dượng tôi lén lút về đây hồi nào mà tôi không biết, làm kế hoạch của má con tôi hỏng cả. Sao ổng đã chết rồi mà còn lù lù mọc lên như thế? Tôi trả lời như thế làm cậu tôi giận là phải. Cậu tôi vốn là một người trực tính và nóng nảy. Tôi muốn phải trái phải phân minh. Đối với ông, người oan phải được cứu, kẻ trí trá phải bị trị. Ông chỉ muốn làm theo việc phải, nghe lời nói thật. Vì vậy mà đời ông nhiều lúc bị hiểu lầm, bị vu oan. Người ta kể rằng, hồi chống Pháp trong một lần đi dân công, ông hỏi một anh chỉ huy: Cung đường phải đi mất mấy ngày. Anh này trả lời là ba ngày. Nhưng đi hết ngày thứ ba vẫn còn nửa đường nữa. Ông tức giận mắng anh kia, đòi không đi nữa. Ông làm thế cũng chẳng để chống phá gì, chung quy cái tánh ông ưa nói thật vậy thôi. Ông muốn người chỉ huy phải thật thà với mọi người. Có khổ nói khổ thật, có xa nói xa thật rồi người ta tự phấn đấu, tự cố gắng để làm tròn nhiệm vụ. Ông gét cay ghét đắng những trò dối dụ con nít. Việc có vậy mà anh này cho ông là chống cách mạng. Hồi trào ngụy, ông đã thẳng tay tát một thằng dân vệ vì hắn quỵt tiền của một cụ già. Cụ vào nhà tù thăm con, bữa đó anh đi làm cỏ vê, thấy hắn quen cụ gửi lại hai ngàn. Hắn cuỗm luôn và chối phắt rằng cụ không gửi. Ông lại bị hắn vu cho là thân cộng. Ông là dân cày? ông nói? ông chẳng thân ai cả. Ông chẳng hiểu gì về những đoàn thể, những đảng phái. Suốt đời ông chỉ muốn cầm chắc tay cày, vạch những đường thật thẳng trên đất để gieo lúa gieo ngô. Chính vì vậy, tôi ngại ông lắm. Ông nen nét nhìn tôi, thấy mặt ông đỏ rừ, trán lấm tấm mồ hôi. Ông vẫn chưa hết giận nhưng lời ông có dịu hơn:- Nó là thằng đểu, sao cháu lại đi bênh nó?Dì tôi nãy đến giờ vẫn thút thít khóc, mặt xanh xám giờ mới lí nhí:- Anh hai, anh đừng làm cho cháu nó buồn, nó cũng muốn tốt cho em thôi.- Tốt à,-cậu tôi lại nổi giận trở lại? cái thằng Tư Hoàng là cái thằng mất dạy. Mày còn bênh nó. Nó xa mày, nó còn trẻ, lâu quá, nó không chịu được thì nó đi lấy vợ. Lấy vợ là không chung thủy, là không ngon rồi, nhưng tao cho qua được. Nhưng sao nó giám bịa một cái thư giả của một người đã chết, nó vu oan cho mày, bêu xấu mày, em gái tao, nó lừa tổ chức? Nó làm bậy như vậy mà còn được lên quan lên chức. Cái bụng nó xấu là ở chỗ đó. Mày nghĩ coi, nếu nó còn chút tư cách thì giải phóng rồi nó cũng phải về nói với mày một tiếng chớ. Đằng này, thậm chí mày tìm được địa chỉ nó, viết thư nài nỉ nó về thăm mồ mẹ, mồ con nó, mày hứa bỏ qua cho nó, nó mới chịu về. Vậy mà khi gặp mày, nó vẫn nói quanh nói quéo, đổ tại hoàn cảnh này nọ, dỗ ngon dỗ ngọt rằng nó vẫn còn thương mày, thậm trí còn quỳ xuống chân mày van vỉ mày bỏ qua cho nó. Ngu như mày mới bỏ qua cho nó, ngu như mày mới tin lời giả nghèo giả khổ của nó, dốc đến lạng vàng cuối cùng đề phòng thân cho nói. Nó cuỗm lấy rồi nó dông luôn. Bây giờ nó sắp đi làm tùy này tùy nọ ở tận đâu nó chẳng nghĩ gì đến cái thân tàn của mày? cậu tôi gầm lên? nó vô ơn bạc nghĩa thế mà mày còn cùng với thằng cháu mày binh nó. Tao sẽ viết thư vạch mặt nó trước cơ quan nó cho mày coi, nó không được đi nước ngoài làm tùy này tùy nọ như nó khoe với mày đâu. Tới mày mà nó còn trí trá huống chi ai.Dì tôi gục mặt xuống đầu gối bật khóc rưng rức. Đôi vai dì rung lên bần bật. Đột nhiên, dì ngẩng mặt lên, đưa tay gạt nước mắt. Vốn xưa nay dì nhỏ nhẹ, nhún nhường với tất cả mọi người trong nhà, nhưng hôm nay tự nhiên dì sẵng giọng. Hình như dì cố nói át đi những sự thật ấy:- Anh hai đừng nói oan cho ảnh. ảnh lấy vợ là vì hoàn cảnh thôi. Làm dì ảnh có làm thư giả nói xấu em, vu oan cho em và để lừa tổ chức, em biết chớ, em cũng hỏi nhiều người chớ. Anh nghe ở đâu vậy? Không đúng đâu anh Hai. Mình nói oan cho ảnh, hại uy tín ảnh lắm. ảnh đang được tín nhiệm, sắp đi làm tùy viên kinh tế ở nước ngoài, mình phải bảo vệ thanh danh ảnh, không vì việc thỏn mỏn mà làm tan nát sự nghiệp của ảnh. Anh đừng viết thư cho cơ quan ảnh, người ta cười mình bộp chộp đó. Nếu anh cứ quyết làm thì em cũng viết thư nhận em đã ly khai ảnh, em đã lấy ác ôn cho anh coi.Cậu tôi chỉ lẩm bẩm trong miệng, gõ gõ tay xuống bàn. Hình như cậu đang cố nén một cái gì ghê gớm lắm. Dì tôi nhìn cậu, lau nước mắt. Tôi biết trong đời dì, có lẽ dì thương cậu nhất. Bởi vì, với tất cả lũ em mình, bao giờ ông cũng nhường cũng nhịn, nhất là dì út. Trong những năm khốn khó của dì, chính ông đã sai con mang tiền, mang gạo đến cứu giúp. Ngay cả số vàng mà dì đã ky cóp sắm lấy để hộ thân, phần lớn cũng là nhờ tiền của ông. Vậy mà dì cứ bênh chồng, phụ lại ổng, hẳn làm ông bực lắm. Phải nói, ông đã biết rõ sự thật, chẳng hiểu ông lấy từ nguồn nào. Ông mắng dì chỉ vì thương dì, chỉ muốn làm theo việc đúng mà thôi. Tôi nghĩ rằng, trong việc này cậu tôi đã có lý. Nhưng nếu tôi ủng hộ cậu tôi thì đau lòng cho dì quá. Trong một thoáng, khi vô tình nhìn vào mắt dì, tôi hiểu rằng dì cũng đã biết tất cả những chuyện của dượng, có lẽ còn biết hơn cả cậu tôi nữa. Nhưng lúc này, trước mặt hai cậu cháu tôi, dì vẫn cố nói tốt về tư cách của chồng mình mà có lẽ cả hai chúng tôi đều không tin nổi:ảnh nói ảnh hối hận lắm. ảnh mời em đến ở với ảnh cho vui. ảnh, vợ ảnh sẽ lo toàn vẹn mọi thứ cho em. Anh Hai đừng, đừng báo cáo.Cậu tôi bỗng bật cười khanh khách, rồi ông nhìn sững vào mắt dì tôi như định nói một điều gì. Nhưng ông im lặng. Ông bước ra sân, không chào một ai, đi về phía bến đò.Chỉ còn hai dì cháu với nhau. Tôi ngồi dỗ dì tôi nín khóc như dỗ một đứa trẻ. Nhưng càng dỗ, dì tôi càng khóc to. Tôi đâm ra lúng túng. Tôi đứng dậy rút một điếu thuốc lá châm lửa và suy nghĩ: trước những gì mà dượng tôi đã gây nên, dì tôi xử như thế chẳng biết là phải hay không phải. ở đâu là ranh giới của lòng nhân hậu và sự nghiêm khắc? ở đâu là ranh giới của sự bao dung mênh mông và sự tha thứ không thể chấp nhận những tội lỗi được che dấu?Hà Nội, tháng 12-1982