Thằng Nam năn nỉ: Chú làm ơn cho cháu biết có ba cháu trong trại này không? Đã bảo mày phải lên Hoàng Liên Sơn thì họa may gặp. Cháu làm sao đi tới đó được? Ai bảo bố mày ham ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc làm chi nên bây giờ phải khổ thân. Chú có ba bị cải tạo thì chú mới thông cảm với cháu. Tao thông cảm hết, thông cảm hết! Cút đi! Đồ thằng Ngụy con già mồm! Chú giúp cháu, cháu mang ơn chú đời đời. Mẹ, chúng bây bị nhốt thì hạ giọng chớ mà thả chúng bây ra cái là bom pháo rơi tối mặt, chúng ông không đỡ kịp. Có cút đi không? Hay muốn cải tạo thì vào. Thằng Nam vẫn cứ đứng trân trân. Đã bảo cút! Cháu cút đi chú cũng chẳng có lợi gì. Còn cháu đứng đây thì chú có lợi. Lợi gì nào? Cháu đứng đây thì chú có thêm một người gác giúp chú. Ngoài ra chú còn được tâm tình với một người có học như cháu chẳng hơn dùng đôi mắt để nhìn rừng hoang à? Tên lính gác bỗng nhiên thấy có lý. Hắn hỏi: Mày bảo mày có học, thì mầy đã học đến lớp mấy nào? Mày đến đứng ở đây là sai nguyên tắc Mác Lê, mày nói chuyện với cán bộ cũng sai nguyên tắc nốt, nhưng tao cũng khoan hồng cho mày! Mày đứng xa một tị nữa rồi muốn nói gì thì nói! - Tên lính khoát tay lia. Dạ, cháu học đến lớp 12 ạ. Rõ tụi Ngụy tàn ác như Đảng giáo dục chúng tao. Ở ngoài Bắc xã hội chủ nghĩa chúng tao có đến lớp 15, 16 kia đấy. Về mặt văn hoá chúng nó dùng chính sách ngu dân (Thằng Nam suýt bật cười nhưng nó cố nhịn). Còn về mặt kinh tế thì chúng bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Chúng ông vào công tác ở cái trại này hơn một tháng rồi mà chẳng có một tí đá lạnh để giải khát nữa. Thế mà bảo miền Nam phồn vinh. Phồn vinh cái mả mẹ nó. Vậy ở ngoài đó lúc nào cán bộ cũng giải khát bằng đá lạnh chứ không uống nước. Chứ còn gì nữa. Đá lạnh với chúng ông là đồ thừa vứt đi! Nhà nào cũng thừa thãi. Còn hợp tác xã thì phơi khô chất đầy kho. Khi cần dùng là có ngay! Tên lính như giật mình bảo: Mày tránh xa ra cho tao mở cổng! Ngụy đi lao động để trở về rồi kia! Ba hồi kẻng khua lên cành cạch. Tên lính mở cổng hé ra vừa đủ một người đi lọt. Đoàn tù lần lượt lách vào kẽ hở giữa hai cánh cổng làm bằng những thanh gỗ lùi xùi nặng nề đan chi chít những đường dây chì gai một con ruồi bay cũng không lọt. Tên lính gác đứng trong chòi là che kín bốn bên bằng những mảnh ván gồ ghề chứa một lỗ vuông để tên lính nhìn ra ngoài và thu nhận giấy tờ của khách ra vào. Đoàn tù vào lọt vô trong cổng thì dừng lại bỏ cuốc xẻng dao rựa qua một bên. Rồi chậm chạp xếp hàng đôi điểm danh xong mới lần lượt từng người đi vào phía trại ở trong xa. Rồi 3 người tù gom lại đem nộp cho kho bên cạnh trạm gác. Chờ đám tù đi khuất hết tên lính hỏi Nam: Mày có muốn nhập bọn với chúng nó không? Tôi chỉ muốn tìm ba tôi thôi! Trong đám đó có ai là ba mày không? Nam lắc đầu. Tên lính nói: Vậy thì có thê bố mày nằm ở phía sau trại. Nam linh tính có chuyện gì bất tường nên nói ngay: Vậy chú có thể cho tôi vào gặp ba tôi được không? Còn khước mới gặp được con ạ| Này, trước tiên tao phải báo cáo lên quản giáo. Rồi quản giáo thỉnh thị lên tiểu đoàn. Tiểu đoàn phải xin phép Trung đoàn chớ mày tưởng ở đây là cái chợ sao, muốn vào thì vào? Mà tao hỏi lại mày lần nữa. Mày là thằng gì mà bố mày là ai mới được chứ? Dạ, tôi là con của bố tôi. Ba tôi là đại tá! - Rồi Nam tả hình dáng... Tên lính chép miệng: Thế thì đích thị "hắn ta"! Để tao kể cho mày nghe câu chuyện này rồi tao cho phép mày đi vòng ra sau, đến bìa rừng thì hai bố con sẽ gặp nhau. Nam không tin rằng đó là bố mình nhưng cũng mừng thầm. Dù sao mình cũng bắt được một mối - dù đúng dù sai - để phăng ra dần. Nghĩ vậy Nam hỏi: Đi đường nào ra đến đó hả chú? Tên lính thò đầu ra đưa tay vung một nửa vòng tròn và hất hàm bảo: Mày đi dọc hàng rào nứa này ra tận sau rừng thì gặp. Mà này, nói tao nghe lại lần nữa xem. Nam lại tả hình dáng. Tên lính kêu lên: Thế là đúng thằng bố của mày rồi không sai vào đâu được! Thôi đi nhanh đi kẻo hắn lại đi "công tác" rồi mày nhỡ chuyến đấy. Gặp xong trở lại báo cáo với tao nghe! Dạ! Nam vừa quay lưng đi thì tên lính gọi giật lại bảo: Nhưng coi chừng chướng ngại vật nghe, có rùi bị thì chịu lấy tao không chịu trách nhiệm đâu đấy nhé! Đi dang hàng rào ra xa xa. Có mấy lỗ thủng chúng nó mới chui trốn mất mấy thằng chưa vá lại kịp. Đừng có dại mà đút đầu vào! Nam đi theo con đường mòn cặp theo hàng rào nứa ra đến hậu bối của khu trại tiếp giáp với rừng già. Nó ngó quanh rồi cẩn thận dò từng bước đi. Lội hết bãi tranh, nó trở vào. Tên lính cười hô hố: Bố con gặp nhau rồi chứ? Dạ gặp rồi ạ! Thế nào, bố con có tâm sự được nhiều không? Dạ nhiều lắm ạ! Mày khóc ướt cả áo bố mày phải không? Dạ. Bố mày là đại tá nên nằm choáng một vùng đất to nhất đám phải không? Dạ. Bố mày có dạy mầy điều gì hay ho không? Dạ có ạ! Điều gì thế? Dạ, bố bảo về nhà cố gắng học hành, không phải đi tìm bố nữa. Phải giành thì giờ luyện tập để đánh chết cha quân cướp. Thằng nhãi ranh này thông minh lắm, cảnh vệ đâu túm lấy nó. Chỉ nháy mắt, thằng Nam bị trói gô nằm lăn trong chòi gác. Tên lính bảo: Này nghe tao kể chuyện tại sao bố mày ra bãi tranh ấy sớm thế. Hắn ta là một tên đại...ngoan cố. Lần thứ nhất hắn ném khẩu phần vào mặt quản giáo. Quản giáo là một cán bộ thấm nhuần đức tính khoan hồng của Bác Đảng nên chỉ phạt hầm tối hắn có một tháng rưỡi thôi. Nếu quản giáo nghiệm trị thì phải tử hình kia đấy! Được ra ngoài, hắn lại được cho đi cuốc rẫy và đốn nứa. Một hôm lá cờ bị kẹt giây ở giữa lưng chừng cột, lên không lên, xuống không xuống, quản giáo bèn bảo hắn vác cây nứa ra móc lá cờ xuống. Hắn vác cây nứa ra khều khều qua loa để giết thì giờ khỏi đi lao động, anh lính gác đang đứng ở chỗ tao đứng bây giờ đây, chớ không phải tao, nghe rõ chưa lào? Anh lính đi vào báo cáo với quản giáo hắn ta không tích cực rồi trở ra bảo: mày leo lên mà bế lá cờ xuống chớ không được kều như kia làm rách lá cờ thiêng liêng của chúng tao! Hắn lầm lì không nói gì. Bất thần hắn quay ngang ngọn nứa đâm toạc một phát. Ngọn nứa bén như gươm ấy xuyên thẳng cả bụng ra đàng sau anh lính...Lần nầy không thể khoan hồng được nữa. Quản giáo ra lệnh tử thình tức khắc. Thế là hắn ra nằm bãi tranh kia. Trước hắn có một tên đánh quản giáo, sau hắn có mấy tên vượt ngục bị bắt lại. Tất cả đều ra nằm đó với bố mày. Tên lính đưa chân lên đá vào ngực thằng Nam: Nay mày gặp bố mày rồi. Mày có muốn ra nằm với bố mày cho vui không? Thằng Nam lặng thinh, nước mắt chảy ròng ròng. Kẻng khua mấy tiếng báo hiệu hết phiên gác. Một tên lính khác tới thay. Tên này trẻ hơn và có vẻ "khoan hồng" hơn tên trước. Nhìn vào sổ trực nhựt, hắn đọc mấy hàng chữ: "Hiện đang giam một thằng bé có vẻ như là gián điệp. Hắn bảo hắn đi tìm cha hắn là đại tá Ngụy. Đề nghị quản giáo giải quyết trường hợp này ngay". Đọc xong hắn xếp sổ, hỏi: Ba mày tên gì? Dạ tên Nhân. Cái gì Nhân? Nguyễn đại Nhân. Chà, chà, oai dữ hé. Đã nhân còn đại, không phải là nhân bánh thiu à? - Vừa trêu thằng bé hắn vừa lật sổ rèn rẹc rồi dừng lại nhìn. Cứ thế qua nhiều trang giấy, cuối cùng hắn dừng lại kêu lên: À, đây rồi! Nhân - Nguyễn đức Nhân. Bố mày đây! Dạ không ạ. Ba tôi không có chữ lót "đức" Tên lính lại lật tiếp, vừa lật hắn vừa kêu: Ngụy ở đâu mà đông thế này. Dài hàng dọc như xâu nhái bén ấy. À, đây rồi Nguyễn văn Nhàn. Dạ không phải ạ. Ba cháu là Nhân chứ không phải là Nhàn. Người ta viết ngoáy nên cái dấu ớ giống như dấu huyền, để tao gọi vào trong hỏi xem nhé. Thằng Nam đành không dám cãi. Nhưng biết đâu một trăm cái rủi không có một cái may. Nhưng với Nam dường như chưa có cái may nào xảy đến hết. Một chốc tên lính bảo: Quản giáo bảo là hết giờ thăm tù. Vậy mày có chờ được đến sáng mai không? Dạ, được ạ! Mày có giấy tờ gì đó không đưa xem nào? Dạ, không có. Chắc mày trốn Kinh Tế Mới đi đây phải không? Nam bị chém trúng gốc nên nằm im, không dám lên tiếng. Tên lính lại gầm gừ: Dân Nam chúng mày là khiếp lắm. Giết chúng tao tràn đồng bây giờ vô rọ cả nên làm mặt hiền như vậy, chứ thả ra là như cọp sút chuồng. Nếu chúng tao không cương quyết thì đã thua chúng mày rồi. Hắn vừa lải nhải vừa giở những trang sổ, bỗng dừng lại và hỏi: Lúc nãy mày đi đâu ra sau trại? Dạ chú kia bảo tôi ra đó sẽ gặp ba tôi. Thì đúng rồi. Một trong những cái mô đất tên là Nhẫn hay Nhân gì đó. Tên hắn đã bị xoá trong sổ rồi. Hắn nghiêng tập vở cho Nam xem và nói: Tên tuổi ở đây bị nhầm lẫn luôn. Trước đây có một thằng tên Thiên bị phạt cấm cố, nhưng người ta lại bắt nhầm một thằng tên Thiện. Chỉ khác nhau có một cái dấu tí tẹo. Thằng Thiện bị nhốt đến ho ra máu. Khi ra hầm thì đi luôn ra bãi tranh. Bố mày tên Nhân nhưng biết đâu người ta vô sổ thành ra Nhãn, Nhàn, Nhạn ai mã rõ được. Nhưng tao chắc chắc cái tên Nhàn hay Nhân gì đó đã đâm người cảnh vệ bằng cây nứa tươi và bị tử hình. Tao không thể bảo đảm với mày rằng bố mày còn hít thở không khí độc lập tự do ngày hôm nay được con ạ! Hàng triệu tên tù trách sao người ta không lầm lẫn. Mà mày biết đọc chữ hay không? Dạ em vừa học hết lớp 12 đấy ạ! Hì! Chúng mày càng học càng ngu ra. Mày không thấy người lãnh đạo Việt Nam bây giờ học chưa xong lớp ba hay sao? Ba cái chữ khi vào đầu con người, nó làm laõng óc người ta ra, hỏng hết. Tao có thể cho mày một ân huệ là đọc hết tên tuổi đám tù trong sổ này để tìm ba mày. Nhưng đọc xong phải chép lại cho sạch sẽ, bỏ dấu cho tử tế, dấu nào ra dấu ấy, từ đầu sổ tới cuối sổ. Rồi sáng mai tao cho ra khỏi chỗ này, rồi tếch đi đâu thì đi chớ mày ăn vạ ở đây thì quản giáo sẽ đôn tuổi mày lên và cho tên mày vô sổ này thì mày đi lao động tha hồ nghe con! Có chịu không? Dạ, em chịu ạ! Nam nghiêng quyển sổ ra xem từng tờ dưới ánh chiều le lói xiêng qua những ngọn cây cao lố nhố sau trại. Tên lính đã giải phóng cho đôi tay nó để nó được tự do trong việc lật những trang giấy. Bây giờ nó mới biết sự mất tự do khi đôi tay bị trói là thế nào.Thằng Nam bắt đầu đọc cái danh sách dài dằng dặc đen kín hết trang này sang trang khác thẳng tắp, ngay ngắn như những quán hàng. Nam có cảm giác đây là những đơn vị chiến đấu chưa phải tan hàng. Nhưng nó không tìm được ba nó ở đây. Đọc xong nó ngồi dậy thì tên lính cũng mang một cây bút bi và một tập vở đến cho nó. Mày viết cho kỹ, đừng có ngoáy nhé. Dạ! Rồi Nam ngồi cặm cụi chép tên tù. Tên lính chốc chốc lại nghiêng đầu vào xem và bảo: Thằng Ngụy con này viết chữ đẹp nhỉ. Ồ! đẹp nhỉ! Bỗng hắn hỏi: Mày đã cơm nước gì chưa nào? Dạ cơm đâu mà ăn ạ. Trong Nam chúng mày nhịn đói quen rồi mà! Có phải thế không? Dạ phải ạ! Tôi nhịn đói từ mấy tháng nay! Một chốc hắn đem đến cho Nam một tô cơm bảo: Này ăn đi! Cơm gạo mốc nhé! Ở ngoài Bắc tao ăn toàn gạo Tám Thơm. Vào trong này mới phải ăn cái ngữ này. Nam thấy cơm thì thèm lắm, nhưng không hiểu sao Nam không muốn nhìn tô cơm mà chỉ lo chép tên. Tao trả công cho mầy đấy! Tên lính đẩy tô cơm lại gần cùi chỏ Nam rồi bảo: Ở ngoài Bắc, nhân dân làm bất cứ việc gì như nhổ một gốc cỏ, quét một cái rác nhà nước cũng trả công, cho nên ai ai cũng thích lao động. Vào trong Nam tao thấy ngược lại, mọi người lười đến nhớt thây ra, như tụi tù này này. Chúng có chịu lao động tự giác đâu. Phải la, quát, giục giã, thậm chí đánh chửi thì chúng mới chịu đi làm. Mà ăn thì đòi ăn cho nhiều. Tư bản đế quốc là như thế đó.. Nay mai mày vào tù rồi mày sẽ thấy rằng tao nói không sai một nhời nào. Chúng tao cần phải giải phóng Miền Nam là vì thế đấy! Chép được vài tờ thì cây bút nghẹt, thằng Nam quẹt mạnh xuống một tờ giấy rời. Nhưng tên lính la lên hốt hoảng: Chớ! Chớ! - Rồi giật cây bút trên tay Nam. Hắn bấm lấy cái nút xanh trên đít bút và ngậm vào mồm thổi phù phịt hồi lâu với ý định sẽ tống mực xuống đầu bi là cây bút hết nghẹt. Rồi hắn quẹt thử. Mực vẫn không ra. Hắn kê vào đèn hơ qua hơ lại rồi quệt lên giấy. Một cục mực to bằng con rận đổ kềnh ra. Hắn tóm luôn miếng giấy lau đầu bút rồi vò lọn quẳng vào xó, làu bàu: Bố tiên sư cái tên này làm hỏng cây bút mới của ông!- Rồi hắn lại ngậm đít bút thổi phù phù và quát: - có ra không nào? Có ra cho ông nhờ không nào? Bút đế quốc nên ngoan cố như....ngụy! Sau khi thử thêm vài cách nữa hắn hỏi Nam: Ở trong đó, bút hỏng thế này có thợ chữa hay không? Không ạ, chúng em chữa lấy. Dề! Thế mà bảo trong đó cái gì cũng dùng máy! Mày ra Hà Nội mà xem ở phố Hàng Đào và ở ven bờ hồ đầy những thợ cao cấp. Bút máy Bic nghẹt mực đem lại họ chữa phéng cái là xong, hết mực họ bơm mực mới vào trơn chảy đều đều. Mày bảo mày tự chữa, chữa cách nào? Quăng xọt rác, lấy cái mới ra xài! Tên lính lõ con mắt nhìn Nam: Thằng ranh con láo toéc! Bút thế này mà quẳng đi có phí của không? Đúng vậy đó chú ạ! Đói bỏ mẹ đi lại còn ra cái điều! Thằng Nam không nói gì. Nó chăm chú đọc tên tù trong lúc chờ đợi anh lính chữa cây bút. Nó không tìm thấy tên bố trong sổ nhưng nó vẫn nuôi hi vọng gặp lại bố ở một nơi nào đó trong cuộc đời này dù phải đi cùng trời cuối đất nó cũng đi! Tên lính chữa cây bút không có kết quả vùn vằn om cả lên làm như do Nam gây ra. Hắn quát: Thôi dẹp đi. Tao không cần mày chép sạch lại nữa. Từ rày tao chỉ kêu chúng nó bằng cái tên chung là Phản động với số tù trên lưng mỗi tên. Phản động 1, Phản động 2, thế...là được rồi. Thằng Nam mất việc làm. Hai tay bị trói và nó bị cho nằm dưới đất với lời dặn ân cần: Mày có nhiệm vụ là ngủ thôi nhe! Làm cái gì thì bỏ mạng với ông đấy. Thằng Nam nằm trên đầu cha mấy cây cỏ mọc trên đất. Nó rùng mình nhớ lại cái bãi tranh lúc chiều. Những mô đất mới xen cũ nằm im lìm bên nhau. Chúng vào đây chưa được bao lâu mà một trại đã có bằng ấy mả tù. Khắp nước có bao nhiêu trại và bao nhiêu mả? Những người lính và sĩ quan không chết trận mà lại chết vì sự lừa bịp của bạn, thế mới uất. Bây giờ nằm yên trong lòng đất, trên mộ không có lấy một chữ ghi công, cả tên cũng không có. Vài ba cái ở bìa rừng bị heo ủi văng mất một phần núm. Nam tự hỏi người anh hùng đâm tên cảnh vệ bằng ngọn nứa nằm ở đâu? Chắc ông ấy và các đồng đội cũng thoả anh linh. Tên lính bị ngọn nứa xuyên thủng bụng giờ đã biết sức căm thù của những người bị cướp nước. Nam không ngủ được. Tiếng chim cú rúc ngoài rừng rờn rợn. Hơi đất htấm dần qua làn áo mong manh làm Nam nghe gai người. Kinh Tế Mới cũng ngủ đất thế này. Không biết mẹ có lần được về quê ngoại ở Cần Thơ hay không? Làm sao trốn được khỏi cái thiên đàng đó? Mà có trốn được thì giấy tùy thân tìm ở đâu ra? Nhà bây giờ không đào đâu ra một đồng một chữ mà bọn phường trưởng, hễ động tới là đòi tiền. Chúng đòi bằng nhiều cách. Cách hữu hiệu nhất là doạ "ông ấy có nợ máu", cách thứ hai là mơi người nhà lên "làm việc" với Phường hàng ngày. Tên Phường trưởng nào cũng là dân Bắc Kỳ cả. Chúng lên mặt "chúng ông " một cách trắng trợn. Nam thương cho hai chị. cả hai đều sắp thi tú tài. Chị lớn đã hứa hôn...Bây giờ không biết đang lêu bêu trên biển nào hay vẫn xây dựng thiên đàng bằng cái cuốc chim. Trời ơi cái cuốc trông giống cái mặt khỉ của thằng cha già Hồ làm sao. Ở bùng binh chợ Bến Thành bỗng một sáng người ta đi chợ thấy lão già ngồi trong ghế bành tay ôm một đứa bé, tay giở quyển sách. Không biết chúng đúc cái tượng xi măng vô duyên này bao giờ và nay đem dựng ở đó. Kẻ qua người lại nguých háy chửi bới không tiếc lời. Lão có hai lỗ tai (lão có 2 lỗ tai chứ) nhưng tai xi măng không biết nghe. Nam cũng có lần đi ngang qua đó và đứng lại xem để sau này thế cuộc đổi dời thì Nam có thể làm một bài luận văn về lão ta, một con người có trái tim và bộ óc bằng xi măng. Những bức tượng TQLC trước nhà Quốc Hội đã bị giật sập. Nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi bị chúng đào xới và bốc cốt. Người chết cũng không yên được với chúng. Nam trở mình. Tiếng mõ canh cốc cốc ở trạm gác cuối rào nghe như những mũi kim châm vào tim cậu bé. sự đau xót dằn vặt của một câu học trò con ghê gớm đến thế thì nỗi uất ức của các chú bác còn sâu sắc đến mức nào? Ê, thằng cu còn nằm đó không? Sao mày không ngủ đi? Dạ, chưa ngủ được ạ! Đã 2 giờ khuya rồi mà chưa ngủ là sao? Hay là mày đang tính kế giải thoát đám phản động này? Có mà lên trời con ạ! Dạ em đâu có! Này tao bảo cho mày biết. Nếu đêm nay có chuyện gì lộn xộn thì sáng mai mày sẽ ra bãi tranh nằm với bố mày đấy. Dạ em đâu có làm gì! Khối tù đã tổ chức vượt ngục, đánh quản giáo và tự sát rồi đấy. Nhưng đã vào đây thì hết cách thoát. Chỉ có một con đường là học tấp cải tạo cho tốt thì được về. Dạ chừng bao lâu ạ? Ồ, năm năm, mười năm, hai mươi năm hay lâu hơn nữa. Ai biết được! - Khậc! Khậc! Tiếng cười khô khốc như một cái chấm câu.