Lan nghe nguời ta nói mấy nhà giàu có hay trồng Tigôn như một loài hoa trang sức cho cánh cổng sang trọng nhà mình. Còn ở nhà quê như Lan thì nhà nào cũng trồng một dậu mồng tơi hay hàng dâm bụt để làm hàng rào và chống bụi mà thôi. Nhưng từ khi đọc được bài thơ " Hai sắc hoa Tigôn " tự dưng Lan yêu hoa Tigôn lạ kì. Và tất nhiên Lan cũng muốn có một giàn hoa như vậy để mơ mộng, để yêu và được thương yêu...Thế là từ đó đi đâu chơi, Lan cũng hay để ý vào mấy giàn hoa trước ngõ, mỗi khi đi ngang qua, xem là hoa gì?, có lần Lan đã tìm và bắt gặp được và đã rón rén lại bứt trộm vài cọng hoa đem về nhà trồng ngay trước ngõ nhà mình. Cứ từng cành một, Lan cắm nó xuống đất rồi tưới nước lên, nhưng sao cả đám hoa héo rũ, Lan ứa nước mắt vì buồn.- Cô bé ơi! Bên kia nhà hàng xóm, môt cái đầu đinh xuất hiện.- Bé muốn trồng phải bứng cả gốc hoặc dùng ít hạt để gieo thì mới lên được cây, chứ bó hoa của bé chỉ có nước treo lên hoặc cắm vào bình mà thôi.- Chi vậy? - Lan giựt mình và ngơ ngác.- Để để nó khô làm lại làm hoa nghệ thuật chứ chi?- Rồi cái đầu đinh đó cứ thế mà cười như chọc tức. Lan giận dỗi bỏ vào nhà. Người đâu mà thấy nghét!Vậy mà khoảng 1 tháng mấy sau, từ cái hàng rào ngăn cách hai nhà, tren hàng dây leo mỏng mảnh bỗng rung rinh những nụ hoa trăng trắng hồng hồng chúm chím như môi con gái dậy thì, khi phát hiện ra điều kỳ diệu này, Lan bỗng reo lên thích thú:- Ôi! Hoa Tigôn!- Ừa, đẹp hông? vài hôm nữa hoa nở ra còn đẹp nhiều hơn nữa...Lại cái đầu đinh hôm nọ! Lan vẫn còn nhớ đến chuyện hôm nào, trong lòng vẫn chưa hết tức nên bỏ vào nhà. Tiếng nói quen thuộc nọ lại với theo:-Thích không? mai mốt đây trồng cho nó leo đầy hàng rào nhà nhỏ luôn chịu không?Lan nghe nói thích lắm nhưng giả vờ không nghe chân vẫn bước thẳng.Nghe má nói cái đầu đinh đó đang học đâu trên thành phố,tên Hoàng, cháu của bà hai bên cạnh hàng xóm của Lan. Má nói Hoàng về quê để nghỉ hè, má thấy thằng đó cũng hiền và dể thương, nó về đây chơi vẫn chưa có bạn nên tối ngày cứ cặm cụi sau vườn trồng hoa Tigôn, sao con trai lại thích hoa như thế, thấy cũng lạ cơ chứ?Từ hôm đó, Lan mới để ý thấy cái hàng rào cứ xanh um lên từng ngày. Rồi một buổi sáng bổng những nụ hoa trắng hồng đó nở đầy ra những bông hoa có hình " như tim vỡ " nhìn thích ơi là thích, làm Lan cứ mơ mộng đến bài thơ...Đặc biệt là mỗi lần Lan nhìn sang là cái đầu đinh bên ấy cú lấp la lấp ló. Lại còn cười thật tươi nữa chứ! mà khi hắn cười nhìn cũng không thấy nghét chi mấy mà còn ngược lại Buổi chiều, đã trở thành thói quen, cứ mỗi lần gội đầu với chanh xong là Lan hay ra trước nhà vừa hong tóc và ngắm hoa Tigôn.Hương chanh cứ thế hoà vào mùi hoa Tigôn nghe thoang thoảng bâng khuâng...Thấm thoat' mà cũng qua mấy tháng hè, nghe nói ngày mai Hoàng sẽ về lại thành phố. Năm nay Lan cũng lên đại học,Lan cũng nôn nao được lên thành phố để học.Buổi sáng trước khi lên xe về thành phố, Hoàng cũng sang thưa ba má Lan, và một phong thư nhờ họ chuyển dùm cho Lan. Tay Lan cầm mà tim hơi hồp hợp và rộn ràng chi lạ, Lan bóc phong thư trong là một nhành hoa Tigôn đã ép khô và một lá thư:-" Lan ơi! từ ngày mai giàn hoa Tigôn là của Lan đó. Nhớ chăm sóc đừng để nó úa tàn nhé. Rồi Hoàng sẽ trở lại thăm Lan mình cùng nhau ngắm Tigôn và được nghe lại mùi hương chanh quen thuộc,Lan ráng học rồi lên thành phố vào đại học cùng Hoàng nha. Tạm biệt cô bé hàng xóm dễ thương - Hoàng ""Lan thi đậu trung học và cũng khăn gói đi thành phố vào đại học, đúng như mơ ước của Lan.Thời gian đầu mới lên, Lan nhớ nhà và giàn hoa không thể tả. Không biết má ở nhà có chăm sóc giàn hoa Tigôn dùm Lan không? Nhiều lần đạp xe đi học Lan mong gặp được cái đầu đinh quen thuộc trong những đám người qua lại đông đúc này, nhiều lần về thăm nhà Lan muốn hỏi thăm bà Hai địa chỉ của Hoàng đang ở, nhưng vì ngại rồi thôi.Năm học thứ hai, Lan muốn đi làm thêm, phần là giúp gia đình khỏi gửi tiền học phí cho Lan, phần để hiểu thêm thế giới bên ngoài.Sau nhiều ngày tìm việc thì Lan được đứa bạn giới thiệu làm trong quán bán Cà phê của nhà nó! Lan cũng đỡ lo vì có nó là người quen nơi thành phố lạ này! Thế là Lan đi làm, vậy cũng đỡ đần được phần nào cho ba má, công việc chỉ là bưng bê rồi tính tiền. Được Má nhỏ bạn thấy Lan siêng năng nên cũng mến, lúc đầu Lan cũng hơi ngượng ngùng vì sợ người ta nhận ra mình là sinh viên, nhưng mấy đứa bạn, đứa nào cũng đi làm thêm nên Lan cũng thấy tự tin hơn.Một hôm nọ, Lan đang loay hoay lau chùi sàn nhà, quay tới quay lui, bên cạnh là thùng nước thì bỗng nghe:- Á, thôi chết rồi, ướt hết rồi! - Tiếng một người con gái rít lên.- Có sao không em? Ai mà để thùng nước bất nhơn vậy nè trời?- Đang lúi cúi lau, Lan hoảng hốt:- Em xin lỗi...Để em lấy khăn lau cho chị nhé.- Thôi khỏi đi - Tiếng người con trai gạt đi - Cô mới làm ở đây hả?Ngước lên nhìn người con trai, chưa kịp trả lời thì Lan giật thót người: Hoàng! cái đầu đinh của giàn hoa Tigôn đây sao? Mái đầu đinh hôm nào bây giờ được nhuộm hoe vàng với chất keo láng bóng.Hoàng và cả cô bạn gái cùng đi rất mô đen đến suýt nữa Lan không nhận ra.Hình như Hoàng cũng đang lúng túng vì nhận ra...- Lan phải không? sao Lan lại ở đây?- Lan...Lan mới vôl làm...Lan xin lỗi chuyện lúc nãy. Lan thật vô ý.Thôi không sao đâu. Tôi đi đây,Lan mạnh khoẻ nhé!!!Lời hỏi thăm thật khách sáo. Hoàng khoác tay người con gái kéo đi vào phía trong của quán.Lan đứng sững nghe những lời nói xa lạ của hai người rớt lại phía sau.- Con nhỏ đó là ai mà anh nhìn dữ vậy?- À, người quen lúc về dưới quê...Lan cuối xuống tiếp tục lau mà mắt sao cay cay. Hoàng đó sao? người mà Lan chờ đợi và tìm kím đó sao? Lan lại không ngờ lại gặp nhau trong hoàn cảnh như thế này. Rõ ràng là Hoàng rất xa cách, không còn là mái đầu đinh quen thuộc lấp ló sau giàn hoa Tigôn năm nào.Lan thấy tội cho mình, cũng tại Lan quá mơ mộng và đa cảm làm chi, coi nặng và nghi sâu những lời hứa qua loa của Hoàng gởi lại...Hoa Tigôn của Hoàng tặng phải đâu là một lời hẹn ước? Vả lại hoa nở rồi hoa sẽ úa tàn mà...Tự dưng Lan thấy mủi lòng và chợt hiểu tại sao người ta lại ví hoa Tigôn nở giống như tim vỡ...Bỗng dưng Lan thấy tội nghiệp cho giàn Tigôn ở quê nhà. Nó cứ mãi chờ mong vô vọng một người quay trở lại...Chắc cũng đang héo rũ vì chờ đợi!!! NH 03/2005