Năm 1972, cuộc tấn công vào thị xã Công-Tum đã bước sang giai đoạn mới: Bộ đội sư đoàn 320 được mệnh danh là "quả đấm thép" đã chiếm được hai cao điểm quan trọng 1049 và 1015 là những điểm chốt được tăng cường của Lữ đoàn dù số 2 Ngụy. Đắc tô, Tân cảnh phòng tuyến phía tây của thị xã cũng bị phá vỡ nốt. Giờ phút lịch sử đã đến!Suốt ngày cao nguyên không ngừng tiếng máy bay và tiếng bom đạn. Người Mỹ sau khi thực hiện kế hoạch Việt Nam hóa mà có người trong họ gọi là "thay đổi màu da trên xác chết" thì tỏ ra vô cùng hào phóng về các khoản bom đạn! Có những tọa độ trong vòng 24 giờ họ đã sử dụng hàng chục lần phi vụ B.52 rải thảm.Nhưng tại khu rừng im ắng này nơi mà thời ấy chúng tôi gọi là rừng "khôộc" cả Tiểu đoàn Quân Y vẫn đang nằm chờ mệnh lệnh. Rừng Khôộc là loại rừng đặc biệt tuy là cây gỗ nhưng lá rất to. Có những lá to lạ lùng như lá chuối vậy. Rừng khá bằng phẳng với những con suối nhỏ trong vắt chảy xẻ ngang xẻ dọc. Mùa mưa đến một màu xanh mơn mơn phủ khắp rừng. Những cây khôộc vỏ sần sùi mốc xỉn khẳng khiu trụi lá khoảng một tháng trước đây đã ngát xanh những chiếc lá non tơ vờn trong gió. Mặt đất đầy lá khô và cỏ úa, nay phút chốc như một phép mầu kỳ lạ đã phủ một màu xanh ngút ngàn xa tít. Đây đó những đốm hoa trắng, hoa tím, hoa vàng và cả hoa đỏ nữa nở rực rỡ. Bầu trời xanh thăm thẳm không một đám mây. Tôi ngất ngây trước vẻ đẹp kỳ lạ của thiên nhiên đầy sức sống.Đồng chí liên lạc Tiểu đoàn đến chỗ tôi, ra vẻ đứng thật nghiêm nhưng lời nói thì chẳng nghiêm chỉnh chút nào:- Hùng ơi, lên gặp Tiểu đoàn Trưởng để nhận nhiệm vụ!Tôi giật mình tròn mắt hỏi:- Nhiệm vụ gì vậy?- Lên khắc biết. Cần nói một cách vô trách nhiệm và uể oải bước đi.Thật ra tôi và Cần cũng bằng trạc tuổi nhau, cùng học hết phổ thông (thời đó "học vị" này cũng là khá cao rồi). Nhưng tôi hơn đứt Cần cái bằng y tá còn Cần chỉ là công vụ. Mà công vụ của thủ trưởng thì " gần đèn thì sáng" bọn tôi vẫn chọc giỡn Cần như vậy, nên Cần giận ra mặt.Thủ trưởng tôi là một Bác sĩ trắng trẻo, cao lêu nghêu và gầy đét. Với cái lon thiếu tá và tuổi gần ngũ tuần, ông thực sự là tầng lớp cha anh chúng tôi. Nghe đâu ông là y tá thời ở Điện Biên Phủ, sau hòa bình ông được học Đại học Y, và nói về đời riêng, ông đã lấy mấy đời vợ mà chẳng có đứa con nào... Gần ông ai cũng sợ về cái tính nghiêm khắc và cứng rắn. Nhưng tiếp tôi hôm nay ông vô cùng hòa nhã và thân thiết. nhiệm vụ của tôi đã rõ ràng, tôi cùng với ba đồng chí anh nuôi và một đồng chí công vụ tên là Mãn sẽ vượt sông Pô-cô ngay hôm nay để thành lập một trạm trung chuyển. Chúng tôi đón thương binh từ mặt trận phía Bắc Thị xã Komtum trở về. Họ ở lại trạm tôi và đêm xuống những đơn vị vận tải sẽ đưa họ vượt qua con sông rộng lớn đó để về tuyến sau.Tôi hiểu Thủ trưởng gọi tôi vì tôi có tay nghề gọi là khá và nhất là ở cái dạng cảm tình Đảng.Ngay sau đó đoàn chúng tôi ra đi theo một đồng chí trinh sát đơn vị bạn dẫn đường vì từ đây đến bờ sông phải đi mất năm tiếng đồng hồ. Chúng tôi lần theo vết đánh dấu bằng cách dùng dao găm chém lên thân cây của những người cắt tọa độ mới làm hôm qua để đi. Đường về phía bờ sông thoải mái hơn vì bằng phẳng. Khoảng bốn giờ chiều chúng tôi tới bờ sông, phải chờ đêm xuống mới được vượt qua. Chả hiểu theo kinh nghiệm gì mà đồng chí trinh sát bàn với tôi đến cái bản để hoang mà nghỉ vì ở đây ít có khả năng bị đánh bom B.52 hơn. Tôi sững sờ vì cái bản này trồng toàn cây phượng vĩ. Giữa những cánh rừng hoang xa lạ, màu hoa phượng vĩ quen thuộc hiện lên, rực rỡ làm cho mọi người đều xúc động. Tất cả chúng tôi, những người lính ngày ấy còn rất trẻ đáng nhẽ họ đang ngồi ghế nhà trường và đều có những ước mơ lãng mạn. Oõi những buổi sân trường rực nắng. Oõi những con gió mùa đông cuốn theo làn mưa bụi lạnh giá thổi tới tấp vào vách đất của ngôi trường thân yêu. Giờ đây chúng tôi bước đi lặng lẽ với cây súng siết chặt trong tay!Tối đó không như thường lệ, bom B.52 không tiếp đón chúng tôi bằng những trận đánh gần mà chỉ mãi ở nơi xa, ở phía đầu nguồn của con sông ấy, bỗng nhiên chân trời đỏ rực đầy những tia chớp lửa của bom B.52 và sau đó những tiếng nổ vang tới dữ dội, lúc mau lúc thưa đầy đe dọa! Sau đợt B.52 chúng tôi thở phào nhẹ nhõm và tiến ra phía bờ sông. Cuộc vượt sông khá vất vả vì nước đầu mùa mưa chảy xiết. Khoảng 2 giờ sáng chúng tôi đến vị trí tập kết, lập tức chúng tôi mang sức lực còn lại để đào hầm, vì ở đây trong tầm pháo "bầy" và tọa độ B.52. Sư đoàn đã cho D.25 là Tiểu đoàn Vận tải, đào hầm chứa thương binh trước đó, chúng tôi đến chỉ đào hầm trú ẩn cho mình. Đất ở đây mềm đỏ rực, lúc đó tơi mới hiểu thế nào là đất ba-gian mà tôi đã được học ở một bài địa lý ở bậc tiểu học. Mãn chồm hổm ngồi trên miệng hầm, tay đang vê thuốc lá, hắn vê theo kiểu cuốn "kèn" của người dân tộc. Hắn tròn miệng nhả khói mắt lim dim ra chiều khoái lắm.- Đúng là ngành y, chưa chi đã sợ ho lao, xem đây này tớ hút ba điếu một lúc... Hắn lẩm bẩm, cuộc đời này ngắn lắm, bố tớ chết năm 24 tuổi đấy... Cậu thấy không mấy ông tư sản Miên khôn đấy chứ, bán gạo cho mình lại bắt mua kèm thuốc lá, các loại thuốc Miên này thật kinh khủng nhưng bây giờ mình đã chịu rồi...Hắn vẫn lẩm bẩm nói như một người rồ, tuôn ra những mớ tư duy lộn xộn lẫn trong làn khói xanh khét lẹt.Bầu trời đã sáng hẳn. Kỳ diệu quá một đàn chim trắng bay qua cánh nhuộm hồng bình minh buổi sớm. Sao mai treo lơ lững giữa nền trời màu tím, sáng một cách lạ lùng nhưng hình như những tia sáng đó là những tia sáng lạnh lẽo.Bọn tôi đã đào hầm xong và cũng đến giờ anh nuôi gọi xuống ăn sáng.Mãn mặt bám đầy đất đỏ chắc cu cậu đói lắm nên rửa qua loa cho nhanh để được ăn cơm. Hắn nhào tới bếp, dương con mắt đỏ ngầu vì mất ngủ đầy những tia máu nhòm vào nồi cháo:- á chà! lại cháo!Mắt hẳn đảo sang nồi cá khô và đưa đũa định gắp, tôi nhanh hơn, thẳng tay vụt chiếc đũa vào tay hắn:- á... í! hắn gào lên.Tôi nghiêm mặt:- Cá khô để cho thương binh, cấm ai đụng tới!Mãn cười hì hì:- Thế tớ là thương binh rồi đó, cậu làm què tay tớ rồi, làm "thủ trưởng" gì lại ra lệnh kiểu đó à, cậu phải đền tớ ít nước cá nhé!Tôi cũng cười theo. Quả thật chúng tôi đều là bọn lính đói, quân vào nhiều như thế hậu cần chắc ghê ghớm lắm thì mới cung cấp đủ, nghe đâu cứ một người lính ở mặt trận thì cần tới hai người lính hậu cần.Cháo của anh nuôi quá loãng nhưng được cái nấu nhừ nên ăn khá ngon, bột ngọt pha vào cháo chúng tôi không thiếu.Bỗng có tiếng gọi to:- Quân y đâu!- Chắc có thương binh! Mãn nói.Tôi vội vàng buông đũa đứng lên và ngoái lại nói:- Các cậu cứ ăn đi, để tớ lên!Hai anh lính vận tải mặt đỏ phừng phừng mồ hôi nhễ nhãi đang đứng ngả mũ quạt lấy quạt để. Dưới chân họ một chiếc cáng một đầu đế nghếch lên cành cây thấp còn đầu kia chống xuống đất.Tôi đến vạch chiếc võng vải ra và suýt bật ra tiếng kêu: người nằm trên cáng là một cô gái tóc rất dài, mặc bộ đồ bông tím nền trắng nhưng ám khói đen nhẽm, rách tả tơi. Một chiếc mền bộ đội quấn ngang người.Anh lính vận tải lấy chiếc mền ra và nói một cách khá vô duyên:- Trả mình, đây là mền của mình.Lúc đó Mãn cũng vội chạy lên tay cầm quyển sổ đăng ký vào Viện. Anh chàng này nhanh thật, tôi thầm nghĩ.Một anh lính vận tải xua tay:- Trường hợp ngoại lệ, khỏi cần vào sổ!Mãn nhanh nhẩu:- Tại sao?- Là dân, đạn mình! anh ta nói cộc lốc. Anh lính ở dưới chân cáng giải thích thêm:- Tên lửa H12 của mình đấy, chắc bắn sai tọa độ! Anh hạ giọng: Hình như cả nhà cô ấy điều chết, bọn mình thấy cơm nước, thức ăn, bát đũa vỡ lẫn cùng máu... Chắc họ đang ăn cơm thì bị...- Thế những người dân ở ấp ấy đâu? Mãn hỏi.- Bọn mình đến thì ho ùđã chạy hết, dân của địch mà lại! Chỉ còn những xác chết và nhà cửa tan nát, thấy cô bé này còn thở nên bọn mình cáng về đây.... Tôi bảo Mãn đem nước luộc bơm tiêm. Tôi dùng miếng gạc lau khuôn mặt nhỏ nhắn của cô gái. Lớp khói đan đen xì được lau đi, một làn da mịn trắng ngần hiện lên. Cô gái chỉ khoảng độ 16, 17 tuổi, vẫn nằm thiêm thiếp. Tôi đưa tay bắt mạch, mạch rất đều, không có gì đáng sợ. Vết thương ở tay cũng là vết thương phần mềm, thế mà tại sao cô gái chưa tỉnh? Hay chắc là bị sức ép nặng chăng?Mãn đến gần kéo tay tôi:- Trông đẹp quá, thật đúng như chuyện "Người đẹp ngủ trong rừng"!- Cậu thật mơ mộng, về hầm lấy cái áo ngắn tay của tớ để tớ thay cho cô ấy.- Mình xung phong, mình hy sinh áo mình cho người đẹp!Tôi cười:- ừ thì cũng được nhưng ngày mai đừng kêu là không có áo nhé!Trên áo của cô ấy đẫm máu đã khô nhưng chắc là máu của người khác bắn vào.Tôi lần tay trong tóc xem cô có bị thương vào đầu không, máu khô bết lại nhưng nhìn kỹ cũng không phải là máu của cô gái. Cái gì cồm cộm đây? Tôi cố gắng gỡ nó ra từ mớ tóc mềm và xanh mướt. Cái vật trăng trắng còn dính những mẫu thịt. Trời cái răng! cái răng, cái răng nhỏ quá, thôi đúng rồi, đây là chiếc răng cửa của trẻ con...Tôi vội vứt đi ngay vì nghe tiếng chân của Mãn tới. Tôi muốn dấu điều đó vì tôi nghĩ Mãn chưa quen với cảnh tượng này.... Mãn vừa nói, vừa cố gắng một cách vụng về thay áo cho cô gái.- Ông chứng giám nhé, mình vẫn giữ tác phong đấy!Tôi chích cho cô gái một mũi tăng lực và bảo Mãn rằng cô ấy không sao, nhất định sẽ tỉnh.Vừa lúc đó chúng tôi lại nghe thấy tiếng chân chạy thình thịch và một giọng khàn khàn:- Nhận thương binh đi mấy ông Quân y ơi!Tôi và Mãn vội chạy ra. Lại một cáng bê bết máu được chuyển tới. Người thương binh oằn oại như con sâu trên võng, máu ứa ra từng đợt từ vòng băng đẫm máu cuốn chéo trước ngực chảy tràn ra, nhỏ giọt xuống đất. Những tiếng ồ, ồ, ọc, ọc thoát ra từ cổ, nơi cuống họng của anh ấy đã bị mãnh đạn cắt đứt. Tôi vội chích cho anh ta một mũi thuốc nhưng con mắt long sòng sọc trước đây nay đã đờ đẫn nhìn lên trời một cách bâng quơ hờ hững...- Thôi khỏi phải nhập viện: Tôi nói với các đồng chí bộ đội vận tải.- Thế là tôi thua các ông rồi đó, bọn tôi lại phải giải quyết suốt đêm qua, chạy mệt đến đứt hơi. Thôi chỗ chôn đâu ông chỉ giùm!Bước về hầm tôi thấy anh "hộ lý" Mãn mà buồn rầu. Mặt anh ta xanh mét, con mắt nhìn xụp xuống tối tăm. Tôi cầm lấy tay Mãn:- Cái này chưa nước gì đâu, còn ghê ghớm hơn nữa!Mãn cười: - Đâu tôi có sợ, tôi đánh nhau mấy trận rồi mà, cái chết đối với tôi bình thường lắm! Nhưng anh thấy không, cái anh vừa chết trẻ quá mà đẹp trai nữa, tiếc thật, tiếc thật!Mãn lẩm bẩm như tự nói một mình. tôi biết hắn lại chìm vào "tư duy". Lúc này đây hắn đâu có cần nghe tôi trả lời.Thật là may, ngày hôm đó tơí chiều vẫn không có thương binh đưa tới nữa.Khoảng chập tôí thì cô gái tỉnh dậy... bàn tay nhỏ bé run run của cô sờ vào cánh tay kia cuốn băng. Tôi đến gần cầm lấy bàn tay yếu đuối đó vì sợ cô gỡ băng ra. bỗng cô mở mắt và nói nhỏ nhưng rất rõ ràng:- Ai?- Tôi! Tôi trả lời thật vô nghĩa.- Má ơi... Má!...cô hốt hoảng gọi.- Đừng sợ, tôi là y tá đang chữa vết thương cho chị đây!- Anh là y tá ư? Y tá của quốc gia hả?Tôi định nói không, nhưng tôi lại im lặng. Quả thật là cô ta không thể biết được tôi là y tá của "Việt Cộng" vì tôi mặt áo bờ lu. Thời ấy đơn vị tôi có trang bị áo bờ lu nhưng nhuộm màu xanh nhạt. Con mắt cô gái thật lạ lùng như có đóm lửa rất sáng nhưng nó lại ẩn dấu một nỗi buồn vô tận.Tôi nói nhỏ:- Chị thấy trong người thế nào?Chẳng có gì lạ, tôi gọi cô ấy là chị vì năm ấy tôi mới 18 tuổi.Cô gái không trả lời tôi và rên khe khẽ.- Ba má tôi đâu rồi, các em tôi đâu rồi, Hương ơi, Tài ơi, các em đâu?...Bỗng cô như sực tỉnh, chống tay xuống định vùng dậy và nói:- Không! Oõng là Việt Cộng phải không! Oõng nói tiếng Bắc, ông là chính quy Bắc việt!Tôi đẩy vai cô gái xuống, tay kia đỡ đầu cô gái định đặt nằm xuống, nhưng cô gái cưỡng lại và ngồi hẳn lên, tay đẩy vào ngực tôi.- Bu... uông tôi ra... a!Tôi giữ chặt lấy bàn tay cô ghì sát vào ngực:- Chúng tôi đang cứu cô, cô đừng sợ! Tôi đã chuyển sang xưng hô bằng "cô". Bàn tay cô gái run rẩy giữa bàn tay và lồng ngực của tôi. Cô từ từ nhắm mắt lại. tôi nói tiếp:- Vết thương của cô nặng lắm bao giờ khỏi tôi sẽ để cô về với ba mẹ!Có lẽ tôi đã nói dối, nhưng chả sao? Tôi là "Bác sĩ" nói chuyện với bệnh nhân mà lại. Tôi nói tiếp, hạ giọng cố nói thật nhẹ nhàng:- Đừng sợ, đừng sợ, chúng tôi chỉ có cứu người thôi, hãy nhớ lấy điều đó. xin cô hãy nằm xuống đi, cô hãy còn yếu lắm.Cô gái từ từ mở mắt, khuôn mặt trái xoan ngẩng lên, hai con mắt đẹp đẽ nhì tôi không còn pha sự hoảng hốt sợ hãi nữa.Ngay sau đó cô gái ăn được bát cháo sữa của anh nuôi nấu theo yêu cầu của tôi. Cậu Mẫn nói đúng, cô gái quả thực có một sắc đẹp kỳ lạ... Một cái gì khó tả choáng lấy hồn tôi, tim tôi đập gấp... tất cả anh nuôi và Mẫn cũng đứng từ xa để chiêm nghưỡng cái sinh vật nhỏ bé nhưng tỏa sáng ấy, đang chậm rãi, nhỏ nhẹ ăn từng miếng một.Lúc quay ra mọi người nhìn tôi im lặng, khi ấy có một không khí như trang trọng lạ lùng. Bổng tôi bật ra nói một điều mà hình như tôi chưa kịp suy nghĩ:- Chúng ta phải có nhiệm vụ phải cứu và bảo vệ cô gái này!Mọi người vẫn lặng lẽ, không ai đáp lại... Trên trời những vì sao hiện lên lấp lánh, thanh bình như không hề có chiến tranh.Ngày hôm sau, ngay từ sáng sớm chiếc trực thăng Chinook quái dị như những chiếc thuyền bay vội vã về hướng thị xã Kontum. Không hiểu chúng chọn đường bay thế nào mà lại bay thẳng qua trạm của chúng tôi, chúng bay quá thấp, tiếng cánh quạt chém không khí xoành xoạch, nặng nề làm đinh tai nhức óc.Một chiếc máy bay đang bay thì bỗng có một vật đen rơi xuống, chúng tôi hốt hoảng lao vào hầm. Nhưng một tiếng rơi bịch, rồi im lặng. Cậu Mẫn dũng cảm lao ra đầu tiên thì té ra là hộp thịt đã mở giở.Cậu Cầu anh nuôi vội nói:- Này đừng ăn nó bỏ thuốc độc đấy! Nhưng Mẫn cười toe toét, rút dao găm ra mở tiếp hộp thịt và lấy ra một miếng bỏ vào miệng nhai ngồm ngoàm một cách ngon lành và hắn nói:- Tớ sẽ ăn hết nửa hộp thịt nếu tớ chết thì các cậu đừng ăn nhé!Nhưng tất nhiên sự trúng độc không thể xảy ra và mọi người cũng không để cho cái anh chàng láu lỉnh tham ăn này ăn hết cả những nửa hộp thịt!Khoảng 8 giờ sáng những cánh thương binh rầm rập chuyển tới, lại những khuôn mặt đỏ bừng đậm mồ hôi, những cái cáng thương binh đẫm máu, quặn quại vang lên những tiếng rên rỉ, chửi rủa, những tiếng nghiến răng ken két đến rợn người.Các hầm chứa thương binh đầy ắp, có chỗ tôi phải xếp tới bốn người, mà theo dự định mỗi hầm chỉ có hai người mà thôi.Ngày hôm đó chưa kể những người hy sinh tại trạm mà phía bên vận tải phải chịu trách nhiệm vì chưa nhập viện, chính tay tôi đã "khâm liệm" sáu người mặc dù tôi đã chích thuốc tăng lực, thậm chí còn làm cả thủ thuật chích A-đờ-rê-na-lin vào mỏm tim họ.Tôi nhẹ nhàng dùng vải trắng cuốn các đồng chí ấy lại như một món đồ, tôi buộc hai ngón tay cái, hai ngón chân cái của họ vào nhau...Cấp trên đã tăng cường cho tôi một Tiểu đội vận tải làm nhiệm vụ "an táng" các đồng chí ấy.Những công việc này tiến hành như một guồng máy bình thản đều đều, như một việc dĩ nhiên, không một lời bàn luận, không một lời chia buồn và không hề có một giọt nước mắt, chỉ có những giọt mồ hôi nhỏ xuống đầm đìa trên những khuôn mặt tái xanh vì sốt rét của các đồng chí vận tải. Họ đào một hố to, sau đó trong hố to họ đào một hố nhỏ hơn sâu khoảng 50 cm để đặt đồng đội của mình xuống đấy. Rồi họ gác cành cây tươi vào gờ đất giữa hố to và hố nhỏ cho thật kín đáo và đổ đất lên. Khi đất đấy cao hơn bề mặt bình thường thành một nấm mồ thì họ cắm cọc đánh dấu và lặng lẽ trở vể nghỉ ngơi, chờ đợi...Khi bước xuống ăn cơm thì đám anh nuôi đùa nói:- Cho ông ấy ăn riêng ra đi, tay ông ấy đầy mùi tử thi đó, sáng giờ ông ấy đã "gửi đi" sáu người rồi đấy!Tôi mệt lử, chỉ ăn được chút cơm, miệng đắng ngắt. Theo hợp đồng là tối nay thương binh sẽ được chuyển đi nhưng tôi chờ mãi, chờ mãi!...khoảng 10 giờ đêm thì một đồng chí liên lạc đến Trạm tôi và báo cho chúng tôi biết đường tắc, địch đã nống ra, cắt đứt đường vận tải của ta. Thế là thương binh phải ở lại Trạm không biết đến bao giờ...? Sự hốt hoảng và lo lắng đã hiện lên trên tất cả các khuôn mặt của chúng tôi. Riêng tôi vô cùng lo lắng bởi thuốc của tôi mang đi ít ỏi, thương binh lại toàn là thương binh nặng. Tôi gấp rút họp mọi người lại và hạ quyết tâm. Kiểm lại vũ khí, chúng tôi chỉ có 4 khẩu súng. Màn đêm trùm xuống tối tăm, trong khu rừng rậm rạp đó chỉ còn tiếng rên la, thậm chí đôi lúc có tiếng gào thét. Những tiếng gào thét đó là ở phía các đồng chí thương binh bị bỏng bom Na-pan, thịt da bị cháy hết, xương cũng cháy luôn! Có lần tôi lấy chiếc panh nhè nhẹ gõ lách cách vào cái xương trán cháy vàng của một người, làm anh ta ngạc nhiên hỏi:- mày gõ cái gì đấy?- tớ gõ cái "mõ" trên trán cậu đấy!Anh ta ngạc nhiên không biết tại sao lại có, chiếc "mõ" ở trên đầu vì mắt anh ta đã hỏng và cả hai tay nữa, các ngón tay của anh đã bị cháy cụt hết rồi còn đâu mà sờ mó nữa!Khoảng một giờ sáng tôi mang thuốc giảm đau đi chích cho các thương binh nặng. Bỗng nghe ở gốc cây có tiếng xè xè phát ra như vòi phun nước. tôi xông lại. Một thương binh đã lần gỡ hết garô ở cái mỏm chân cụt, máu đang phun ra thành tia vào lá cây khô phát ra tiếng kêu mà tôi đã nghe thấy. Tôi lao lại, quỳ xuống định garô lại thì lập tức tối tăm mặt mũi, mắt nẩy đom đóm vì cú đấm thẳng vào mặt, chiếc đèn pin trong tay tôi văng đi. Hắn còn gào lên:- Để tao chết!Trời, đúng là cú đấm nhà nghề của lính đặc công, tôi cố đè hắn xuống, dùng hết sức đấm mạnh vào ngực hắn, hắn hộc lên một tiếng và ngã ngữa ra. tôi lấy cùi tay đè vào động mạch háng của hắn mong cầm được dòng máu đang phun ra dữ dội, máu văng vào tôi nóng hổi, có lẽ anh ta phải sốt đến 41 độ! Anh ta nằm nhưng tay vẫn túm tóc tôi giật mạnh, miệng vẫn gào lên:- Đồ...khốn...nạ...ạn! Để tao chết chứ!Trong trạng thái vật lộn, tôi cố cầm máu cho thương binh kiểu này thì thật khó khăn. Bỗng có một tiếng người con gái vang lên nghẹn ngào ngay sát tai tôi:- Đừng làm vậy các anh ơi!Rồi nức nở một tiếng khóc bỗng cất lên. Bàn tay người thương binh bỗng run rẩy từ từ buông tóc tôi ra... Tiếng khóc vẫn tiếp tục, một âm thanh cao khác hẳn và như lấn át những tiếng rên la trầm đục của hàng trăm thương binh trong khu rừng ấy. Tôi nhanh nhẹn garô lại, dòng máu không phun nữa và người thương binh đã bất động...Dưới ánh sáng mờ mờ của mặt trăng vừa lên, một người con gái đang quỳ, hai tay giữ lấy hai bên vai của người thương binh to lớn...Tôi vội vàng bế xốc anh ta vào hầm. Mãn cũng vừa đến giúp tôi chích thuốc.Mạch người thương binh đập nhanh và rất yếu, huyết áp hạ rồi! Tôi buồn bã lắc đầu. Giá như có một chai dịch truyền nhỉ?Tôi bước ra khỏi hầm, trước mặt tôi cô gái vẫn đứng dưới ánh trăng lúc này đã sáng hơn nhiều vì bóng mây đã bay qua, bóng nàng nghiêng dài vì trăng mới mọc. Đúng là cả ngày hôm nay tôi quên hẳn người nữ bệnh nhân này! Thấy cô gái vẫn khóc, tôi đến gần và nói:- Thôi đừng khóc nữa, chị đã đỡ chưa, sao không ngủ?Cô gái ngẩng mặt lên nhìn tôiõ, khuôn mặt đó, có vầng trán trắng sáng lạ lùng, mớ tóc buông xuống che một phần bên trán và hình như dưới ánh trăng nghiêng, khuôn mặt ấy như là vầng trăng nữa mờ ảo hiện lên trước mặt tôi.Cô gái không hề trả lời câu hỏi của tôi, cô nói tấm tức:- Tại sao anh đánh anh ấy?Tôi giật mình, ôi, cô gái vẫn nghĩ về chuyện đó ư?Tôi trả lời:Tôi đánh kẻ giết người! Đúng... anh ta là kẻ tự giết mình.....Cô gái im lặng.- Đúng không? Tôi hỏi.Vẫn im lặng.... Cô gái từ từ quay lưng bước đi. Nhưng chợt nhớ ra tôi chạy theo:- Xin hỏi cho tôi hỏi một điều, chị tên là gì?Cô gái đứng lại, quay về phía tôi trả lời nhỏ:- Em tên là Mai.Và lặng lẽ, Mai tiếp tục đi về phía hầm mình, còn tôi thì khắp mình đầy máu, chắc ghê ghớm lắm, nên tôi phải quay về hầm mình để thay quần áo.Trong chiến tranh cũng có những khoảnh khắc êm đềm, đó là một buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mà tiếng chim ríu rít đến tận cửa hầm của mình. Một buổi sáng mà bước ra khỏi hầm ta thấy những cánh hoa rừng nhỏ màu trắng rơi phủ khắp đường đi, một mùi thơm kỳ diệu của một loài hoa nào đó mà tôi chẳỷng biết tên đã âm thầm tỏa hương ngào ngạt quanh đây.Tôi khoan khoái ra suối rửa mặt. hai đêm trước tôi thức trắng và chỉ có đêm vừa qua tôi mới ngủ được một giấc thật ngon.Bỗng Mẫn chạy xuống suối tìm tôi.- Hùng ơi ông lính đặc công ấy chết hôm qua rồi!Tôi hốt hoảng:- ủa sao lúc ông ấy chết mà không gọi mình?Mẫn mặt tái mét (hắn đã biết lỗi của hắn)- Mệt quá, mình ngủ quên mất luôn! Ba đêm phải thức người rũ ra. Tha cho mình một lần nhé!Chúng tôi chạy lên, một chiếc áo bông hoa cà màu tím nền trắng đang gục xuống bộ áo xanh rằn ri của người lính đặc công bết đầy đất đỏ và máu đen.Đó là Mai. Mai đã mặc áo của mình, được giặt sạch sẽ và được vá lại do chính tay Mai. Kim chỉ Mai đã mượn của mấy anh lính anh nuôi. Mai đang khóc, tôi và Mẫn đứng lại không dám bước vào. Tiếng khóc Mai nhỏ, ấm ức, tức tuởi... Phải tới năm sáu phút sau tôi bước tới và nói:- Mai về đi... thôi đừng khóc nữa!Mai từ từ đứng lên, tôi nói tiếp:- Thôi đừng ở đây nữa, về đi, để bọn anh làm việc. Mẫn đưa cho tôi tấm vải để tôi gói thi hài người lính đó. Tôi chợt thấy một điều rất rõ ràng là mặt anh ta đầm đìa nước mắt của Mai và hình như khuôn mặt ấy tươi tắn, sáng lên và đẹp trai một cách lạ thường.Khuôn mặt ấy khác hẳn với khuôn mặt khô cằn ảm đạm của những người lính bị chết trước đây, mà tôi nhìn lần cuối trước khi phủ mảnh vải trắng lên, giọt nước mắt của người con gái đẹp ấy, đã rơi xuống đây, phải chăng nó là một cơn mưa đầu mùa hạ kỳ diệu làm xanh tươi mặt đất bình yên.Mấy ngày hôm ấy Mai xin tôi được phép săn sóc thương binh, tôi đồng ý. Sự thực Mai đã khỏe, vết thương của Mai đã đỡ nhiều rồi mà tôi thì thiếu người.Mai lầm lũi theo tôi làm việc im lặng không hề nói gì. Nhưng rồi đã có một lần cô bé đã tiết lộ một điều bí mật là anh trai của cô là đại úy bác sĩ quân y đang làm việc ở Bộ chỉ huy quân đoàn 2 ngụy.Ơỷ con mắt thông minh thỉnh thoảng ánh lên tia sáng ấy tôi không biết thêm gì hơn nữa, Mai không hề nhắc đến chuyện cô bị thương vừa qua và bản thân tôi, điều đó tất nhiên cũng không được nói đến. Theo thỏa thuận của toàn bộ chúng tôi trong trạm là mọi người phải giữ bí mật. Còn cô gái có tin lời ranh mãnh của anh chàng Mẫn không? Anh ta "sáng tác" thật khéo. Rằng là Mai bị thương do pháo kích của địch bắn ra, rằng là ba má và hai em cô vẫn không sao. Sở dĩ lúc đó không cho họ đến săn sóc Mai được vì phải giữ bí mật. Rằng là hiện nay nơi cô ở là vùng chiến sự dữ dội nên chưa thể đưa cô về với gia đình được...Từ khi Mai xin làm việc thì không khí trong trạm cũng thay đổi hẳn đi. Điều tôi tấy rõ nhất là những tiếng rên rĩ của các đồng chí thương binh cũng bớt đi khi Mai bước tới. Đặc biệt là những lời tục tĩu thô bỉ trước đây không hề có. Vẻ đẹp dịu dàng thánh thiện của Mai như rửa sạch những vết nhơ của thói quen cọc cằn thô lỗ. Người lính cảm thấy mạnh bạo hơn nghiêm trang hơn. Những lời chọc ghẹo tầm thường không hề có. Cái đẹp đã chinh phục toàn bộ và làm cho con người hướng mãi tới sự cao thượng...Một lần trong lúc làm việc, không may ống thuốc vỡ làm tay tôi chảy máu, theo thói quen tôi đưa tay lên miệng và bỗng nhăn mặt lại. Mai vô cùng ngạc nhiên. Tôi phải giải thích vì máu tôi đắng do uống thuốc sốt rét.-... Nhưng lòng tôi không đắng! Tôi nói đùa kèm theo.Bỗng nét mặt Mai nghiêm lại với một vẻ mất tự nhiên đến tội nghiệp. Oõi! Mai đã suy đoán được ý định xa xôi của câu nói đó, tôi vô cùng hối hận và từ ấy tôi tự nhủ với mình là phải nghiêm túc.Sự nhạy bén của Mai làm tôi thêm sợ. Con người ấy không dễ gì mà lung lạc được... Nhưng có điều kỳ lạ là Mai khóc rất nhiều. Cô khóc vì sự đau đớn của thương binh, vì sự bất lực của chúng tôi, nhìn thương binh chết dần chết mòn mà không có thuốc.Tôi còn nhớ có buổi chiều, tôi và Mai bước vào hầm của một thương binh. Bỗng Mai giật thót người và sau đó cô có một thái độ rất lạ... Nhưng một lúc sau cô bình tĩnh thay băng một cách khéo léo cho người thương binh. Trên đường về tôi đã đem điều thắc mắc ấy ra hỏi. Do dự một lúc Mai mới xúc động kể cho tôi nghe một câu chuyện. Sở dĩ lúc đó Mai ngạc nhiên là vì vết thương cụt bàn chân phải của người thương binh này cũng giống hệt như vết thương của một người khác mà Mai đã chứng kiến... Hơn một năm trước đây tại khu ấp dồn dân nơi cô ở, bọn lính đã bắt được một chiến sĩ trinh sát trẻ tuổi của ta, anh ấy bị vướng mìn nên cụt mất bàn chân phải. Chúng thi nhau đấm đá người chiến sĩ bị thương này và cuối cùng tên chỉ huy đã rút súng ra bắn vào đầu anh ta trước mắt rất nhiều người.- Bọn chúng ác quá!... Tiếng cô gái nghẹn ngào kết luận. Tôi chợt bắt gặp con mắt ấy. Con mắt ứa lệ chứa đầy sự đau đớn và căm hờn.Như vậy phải chăng sự hèn nhát hiếu sát của kẻ thù đã đẩy những người dân bình thường lương thiện chưa hề được giác ngộ về hẳn phía chúng ta. Đây là một điều đảm bảo chắc chắn: Hiện nay chúng tôi đang rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm. Trước mắt và sau lưng chúng tôi đều có kẻ thù. Và cũng có thể một ngày nào đó chúng sẽ tới đây... Lúc đó tôi tin chắc rằng, Mai của chúng tôi, một cô gái tự nguyện làm việc nhân đạo ấy, sẽ như chúng tôi sẵn sàng bảo vệ các đồng chí thương binh trong cái trạm trung chuyển không hề có tên tuổi này!Ruồi muỗi ở khắp khu rừng rủ nhau về đây, mùi hôi thối nồng nặc từ những vết thương đã gọi chúng. những thương binh bị bom napan đau đớn vẫn gào thét suốt ngày đêm. Tôi huy động anh em mang mùng đến cho họ để ngăn ruồi muỗi, nhưng thật là lầm, nước từ vết bỏng thấm ra đã thấm luôn vào mùng vì thương binh đau đớn quằn quại nên họ quấn cả mùng vào người. Bọn ruồi hung dữ đẻ trứng trắng cả mùng và sau đó nở ra hàng trăn ngàn dòi bọ, chúng bò khắp chổ thương binh nằm. Mỗi buổi sáng sau khi thấm ít cồn vào khẩu trang, tôi đến chỗ họ. Ruồi nhặn cuộn lên như làn khói bốc cao, chúng lao tới tấp vào mặt tôi. Nhiệm vụ duy nhất của tôi là lấy panh gạt và gắp giòi bọ để giết chúng. giòi bọ nhung nhúc khắp người thương binh. Hầu hết họ đều bị nhiễm độc sốt cao và mê sảng. Có những con giòi mọc thêm gai ngạnh, chúng rút sâu vào da thịt (có lẽ tìm cách làm kén?) Một lần tôi thấy con mắt bị cháy chín thành màu trắng đục lỗ chỗ đầy những lỗ do giòi khoét. Tôi cố gắng lấy panh rút chúng ra nhưng chúng bám chắc và đứt lại một nữa trong đó. Thật là khủng khiếp!12 người bị bom na pna đã chết hết! Họ chết kiệt nước cong queo khô đét như những con cá khô. Bao hình ảnh ghê rợn đó trong giấc mơ của tôi mãi nhiều năm sau vẫn còn quay lại.Mọi người ngạc hiên khi thấy Mai cũng như tôi không hề sợ gì cả lao vào chăm sóc thương binh ngày đêm đến kiệt sức. Mai có cái chất quý giá của những người làm ngành Y chân chính.Những cơn mưa đầu mùa lại ào tới, hầm của thương binh đầy nước nổi lều phều những bông băng đầy máu mủ. Chúng tôi quá ít người nên không thể chăm sóc xuể...Một buổi chiều tôi thấy tự nhiên bủn rủn đứng không vững được nữa và ngã gục xuống. anh em đỡ tôi vào hầm. Thật sự mấy ngày hôm nay tôi vẫn sốt cao, nhưng tôi vẫn giấu anh em để làm việc, tôi mê man trong cơn sốt rét ghê gớm đó. Tôi nghĩ tôi sẽ không còn sống được... Tự nhiên tôi thấy những giọt nước mắt nhỏ xuống mặt tôi, nhỏ xuống môi tôi mằn mặn. Trong cơn mê sảng tôi cố mở mắt... khuôn mặt quen thuộc mờ ảo của Mai ngay sát mặt tôi, gần lắm vì tôi thấy hơi thở ấm thổn thức của nàng phả cả vào mặt tôi... Tai tôi bị ù nên không thể nghe thấy gì.Những giọt nứớc mắt nóng hổi nhỏ xuống đó suốt đời tôi sẽ còn nhớ mãi. Giọt nước mắt ấy đã từng làm ướt khuôn mặt người thương binh đáng thương kia và bây giờ nó lại làm ướt cả khuôn mặt tôi. Mai nhiều, nhiều nước mắt quá chừng!Tôi đã khỏi bệnh trong vòng tay của anh em đồng đội và sự thực cả trong vòng tay yếu đuối có vết thương chưa lành của Mai. Mọi người vui mừng khi thấy tôi tiếp tục làm việc. Nhưng đó là những niềm tin thật tội nghiệp, vì làm nghề y mà không có thuốc trong tay thì cũng bằng không.Những buổi chiều tôi ngẩng mặt nhìn về phía trời Phương Nam mà đau xót. Tại sao người ta không đến cứu chúng tôi! Tại sao những người thương binh kia không hề có một viên thuốc để rồi chết rất thương tâm trong những cơn sốt hành hạ của nhiễm trùng và nhiễm độc. Tiếng pháo kích của kẻ thù càng ngày càng nổ rất gần nhưng chúng tôi không hề quan tâm tới. Tất cả chúng tôi đều làm việc như máy. Những nấm mồ của trạm quân y tôi ngày càng ngày càng nhiều thêm, hàng dãy, hàng dãy...Vào một buổi sáng, bổng có tiếng Mẫn reo lên:- Hùng ơi chúng ta được tiếp viện rồi!Tôi chạy vội ra. Chao ơi bộ đội nhiều quá! những người lính vận tải thân yêu đã đến. Họ đã không quên chúng tôi, tuy rằng cũng khá muộn màng!Đồng chí chỉ huy có khuôm mặt dài đầy mụn trứng cá dáng ốm yếu đến gặp tôi. Chúng tôi bàn bạc và quyết định đưa các thương binh nặng đi trước rồi sau đó quay lại đợt hai đón những người nhẹ hơn.Bốn mươi chiếc cáng đã lên đường tôi đi theo hộ tống. Cả Mai nữa, tôi cũng quyết định cho Mai về tuyến sau... Mai không nói gì lặng lẽ làm theo.Đường chúng tôi đi là con đường đi vòng để tránh pháo "bầy" của địch bất chợt bắn tới, có đoạn nó đi song song với con đường 14, con đường nhựa này đã làm lâu lắm rồi, từ những năm nữa đầu thế kỷ này nên nó già cỗi, quá cũ kỹ và hư hỏng nhiều đoạn. Trong hai cuộc chiến tranh nó là nơi tranh chấp đẫm máu giữa địch và ta.Khoảng 11 giờ khi đang đi tôi bỗng cảm thấy trong không gian có sự nặng nề rờn rợn và ngay sau đó là sự rung chuyển ghê ghớm. Có tiếng kêu lên lạc giọng:- B.52!Lúc đó tất cả mọi người đều lao người nằm úp xuống, đất đá tung lên, giữa ban ngày mà tôi thấy tia chóp chói lòa của bom. Tiếng nổ kinh hồn liên tục và hơi bom ào ào như gió lốc... Đợt B.52 kết thúc, trời bỗng tối sầm như ban đêm vì khói bom đem bốc cao mù mịt che cả mặt trời giữa trưa. Chúng tôi không hề có ai bị việc gì. Xung quanh chúng tôi đầy cành cây và lá cây bị xé nát, đất đá ám khói nóng hổi do bom nổ văng tới, rừng quá rậm nên tôi không nhìn thấy gì nhưng tôi ước những hố bom gần nhất chắc cách khoảng vài chục mét.Chúng tôi lại bước đi trong im lặng, không khí căng thẳng, không ai nói với ai vì chúng tôi biết theo quy luật, kẻ thù nhất định sẽ đánh tiếp những đợt B.52 sau nữa...Bỗng có tiếng trực thăng rộ lên và ầm ầm, rất nhiều tiếng máy bay trực thăng nữa. Thế là chúng đi quây rồi! Nhưng rừng rất rậm chúng tôi vẫn đi. Đoạn đường này ngay sát quốc lộ 14, những chiếc trực thăng phản lực vũ trang mà chúng tôi gọi là "xương cá" đang lao tới. Vòng càng ngày càng hẹp, độ cao của chúng thấp xuống dần. Chúng tôi có cảm giác đã bị lộ! không ai bảo ai, chúng tôi dừng lại mỗi người cố thủ một gốc cây. Tiếng động cơ máy bay càng ngày càng dữ dội, tôi có cảm giác như là cây rung chuyển bởi gió từ cánh quạt của những chiếc máy bay quạt xuống. Chỗ chúng tôi ẩn nấp nằm sát một cái rẫy bị bỏ hoang ngay cạnh đường 14. Chỗ này có ưu điểm là rất bất ngờ và chúng tôi lại có điều kiện quan sát hành động của chúng. tôi đếm được 8 chiếc trực thăng. Chúng chúi đầu bay thấp với tốc độ rất nhanh, chắc chúng sợ súng bộ binh của ta... Không khí lúc này căng thẳng, những tiếng rên la của thương binh dường như cũng im bặt...Bỗng! đoàng, đoàng... hai phát súng nổ rất gần tôi. Cái gì thế? làn khói súng đen sì phủ chỗ ngồi của người chỉ huy vận tải... Tôi nhìn theo hướng bắn. Trời Mai đang chạy giữa rẫy trống không, gió thổi tung bay chiếc áo màu hoa tím quen thuộc... Chết thật, tôi còn nhớ cách đây ít phút Mai cũng ngồi xuống cạnh tôi, cách một khoảng khá gần cơ mà?Mai vẫn chạy sau hai viên đạn bắn trượt đó. tôi lao lại chỗ người chỉ huy vận tải, tay tôi nắm lấy nòng súng nóng hổi đầy ngược lên. Một tiếng nổ chát chúa, viên đạn xuyên vào tổ mối ngay trước mặt phía bên trái tôi. Hơi đạn và tiếng nổ gặp vật cản phản hồi lại rất mạnh làm tôi choáng váng.- Làm gì đó! Tôi thét lên.Người chỉ huy đội vận tải cố gắng giữ lấy khẩu súng và cũng kêu to không kém:- Xem kìa, nó... nó giết chúng ta! nó chạy về với địch!- Tôi cấm anh bắn người đó!Tôi giật rất mạnh, khẩu súng đã thuộc về tôi, anh ta kinh hãi nhìn tôi:- Cậu... cậu làm cái gì vậy?Tôi hằn học nhắc lại:- Tôi cấm anh bắn người đó!- Nếu nó làm lộ, chết thương binh thì anh hoàn toàn chịu trách nhiệm đấy.Tôi không trả lời và nhìn theo bóng Mai, lúc này cô ta chạy tới gần mép đường nhựa cách xa chúng tôi khoảng 200 m.Nhưng kìa! Chung quang cô đầy chớp lửa, màn khói đen bốc lên che kín, tôi còn kịp thấy Mai lảo đảo ngã xuống.Chiếc máy bay như đứng chững lại trên cao phóng tiếp một loạt rốc két thứ hai. Khói bốc lên mịt mù...Tôi kêu thét lên:- Mai... ai!Tôi định chạy đến chỗ Mai, nhưng một người chỉ huy và một người lính vận tải đã giữ chặt tôi lại.- Cô ấy chết rồi!Người chỉ huy đội vận tải nói vào tai tôi và càng xiết chặt cánh tay tôi. Chiếc máy bay thứ hai tiếp tục phóng rốc két, tiếng nổ rộ lên nhưng sang phía bên kia đường nhựa. Bọn quỷ dữ đã lạc phương hướng, chúng thi nhau bắn nát cả khu rừng phía bên kia đường. Chỉ một vài viên đạn nổ ở phía bên rẫy chúng tôi mà thôi...Khoảng 15 phút sau chúng bỏ đi. người chỉ huy vận tải nói:- Bây giờ chúng ta có thể đến đấy được rồi!Được giải phóng tôi chạy băng qua rẫy lại chỗ Mai. Trước mắt tôi trãi dài một bãi gai xấu hổ. Nếu bình thường tôi phải vòng để tránh nhưng lúc đó, tôi đâu có để ý. Tôi cảm thấy chân bị gai cào, da thịt bị xé nhưng không hề có cảm giác đau...Mai kia rồi, mai nằm úp sấp trên mặt đường nhựa, manh áo nhuộm đỏ máu. Hai tay vươn ra trước như đã từng chới với, thân thể Mai đầy vết thương, lồng ngực bị phá nát, một lổ hổng to tướng ngay ở phía bên tim... Tôi quỳ xuống nắm lấy bàn tay trắng trẻo xanh xao của Mai. Oõi bàn tay này đã cùng tôi rửa bao vết thương cho thương binh!...Tôi cảm thấy trời đất chao đảo, không tôi vẫn tỉnh. Tôi nghiến răng bóp chặt lấy bàn tay lạnh giá của Mai... tôi không hề khóc!Các đồng chí vận tải cũng đã tới và giúp tôi đưa Mai trở về phía bìa rừng. Anh chỉ huy đội vận tải nói:- Tôi đề nghị đồng chí Hùng quân y một điều này nhé! Bây giờ rất gấp rồi, lại nguy hiểm nữa, chúng ta hãy để cô gái này nằm tạm ở đây và đi ngay... Với lại chúng ta không hề mang cuốc xẻng, sao mà có thể chôn cất được cô ấy! Còn khoảng hai tiếng nữa tơí bờ sông, giao xong thương binh ta mượn cuốc xẻng về làm cũng không muộn.Tôi không nói gì lặng lẽ sửa cho Mai nằm ngay ngắn, rồi từ từ gỡ chiếc khăn dù trên cổ của mình để phủ lên mặt Mai. Mai, cô gái nhỏ ấy, bình thản như người đang ngủ, mãi mãi nằm yên lặng. Không gian im ắng lạ thường, những người lính vận tải lặng lẽ đứng quanh xác Mai. Họ đều ngã mũ...Tới bờ sông Pô Cô chúng tôi đã giao được thương binh, không có đồng chí nào bị chết trong lúc vận chuyển. Chúng tôi vội mượn hai chiếc xẻng quay về nhằm mục đích chôn Mai. Nhưng thật đau xót khu vực chúng tôi đặt thi hài Mai đã bị B.52 đánh nát không còn dấu vết gì nữa. Đợt B.52 mà chúng tôi nghe thấy khoảng một tiếng đồng hồ trước đây, đúng là chúng đã đánh vào nơi này.Mai không bao giờ còn nữa, cô đã trở thành cát bụi!Bảy tháng sau trong một lần đi công tác, chúng tôi đã qua khu vực ấy. Bấy giờ hiệp định Paris đã ký kết nên chúng tôi ung dung đi trên đường quốc lộ.Lạ thay chính chỗ này đây một hình người được in hằng trên mặt đường nhựa! Chúng tôi đứng lại nhìn và thật là kinh hải!Đúng rồi hình hai cánh tay vươn tới, cái đầu hơi nghẹo đây! Chính xác đây là hình thân thể Mai. Vì lúc Mai chết, máu cô chảy ra hết thấm vào khắp thân người, thấm cả cái đầu và cả hai cánh tay. Tôi còn nhớ như in. Đường nhựa ở đây quá lâu đời, quá cũ kỹ nên máu có thể thấm xuống được! Mưa nắng chưa thể làm phai mờ vết tích ấy!