Gửi anh Nguyễn Tuân và các anh chị văn nghệ miền Bắc
Tôi viết thư này cho các anh chị khi trận càn Gianxơn xity mới chấm dứt. Chắc các anh chị đều có nghe nói đế trận càn đó. Tôi sẽ không kể lại trình tự diễn biến trận càn và ta đã phá càn ra sao. Về việc này, đồng chí Cửu Long đã viết bài nói rất rõ rồi. Những cái tôi định nói với các anh chị là những tình tiết, những chuyện bên lề của trận càn.
Vừa rồi các anh chị và bà con ngoài đó chắc lo lắng nhiều cho đồng bào Tây Ninh, vì thấy tụi Mỹ nó làm hùng làm hổ quá. Nhưng tôi xin nói ngay để các anh chị yên tâm, trận càn đại quy mô đó đã đi đời nhà ma rồi, bà con ta ở Tây Ninh đã thắng rất oanh liệt và nói chung đều bình yên mạnh khỏe. Như các anh chị biết đó, lấy tên thành phố quê hương của vợ tên tướng Giônathan Ximan để đặt tên cho trận càn, giặc Mỹ chưa chi đã tỏ ra rất là tếu. Ximan là tên thượng tướng tư lệnh trận càn Gianxơn xity mà cũng chính là tên hung thủ tay còn vấy máu trận càn Xêđaphôn ở vùng Bến Súc.
Tôi có mặt ở Tây Ninh từ khi giặc Mỹ mở màn mùa nắng của chúng với trận càn áttơnborơ, cho nên tôi ngó thấy cái không khí giặc Mỹ rậm rịch mở trận càn Gianxơn xity rõ lắm. Các anh chị à, trước đó máy bay trinh sát bay suốt ngày đêm trên đất rừng Tây Ninh. Không giờ phút nào là không nghe thấy tiếng đầm già L.19 tè tè trên đầu mình. Thỉnh thoảng chúng tắt máy, lượn thật thấp để dòm ngó các trãng trống. Ban đêm, máy bay phản lực B.57 bay đi chụp hình, ánh sáng "manhêgiom" cứ lóe sáng cả bầu trời. Rồi thì máy bay thám thính U.2 bay tít mù ở trên cao, chỉ nghe nó đi rào rào như gió thoảng. Chúng tôi nhìn nhau, nháy mắt cười bảo: "Lại sắp sửa rồi, trận này nó tính ăn thua đủ với mình đó nghe". Và chúng tôi gấp rút chuẩn bị. Trên các máy bay thám thính tụi Mỹ làm gì thấy nổi sự chuẩn bị đó. Ngồi trên máy bay nhìn xuống, chúg nó chỉ thấy những khu rừng Tây Ninh yên tĩnh. Các anh chị bà con ta ngoài ấy cũng chưa biết Tây Ninh à? Thì đây, các anh chị hãy in vào lòng mình một miền rừng ngát xanh trùng điệp, nhưng là một miền rứng tiếp giáp với đồng bằng. ấn tượng về cái bối cảnh Tây Ninh xin hãy ghi thêm nhiều trảng trống xen giữa rừng rậm, và cuyên qua rừng qua trảng là vô số những con đường mòn. Từ các cánh rừng đầy bóng râm, những lối mòn vẫn hay bất ngờ đưa mình đến những trảng cỏ chói lòa ánh nắng,hoặc các cánh rừng dầu thưa đổ lá không ngớt - những chiếc lá dầu khô này rơi nghe loảng xoảng khiến cho mình cứ ngỡ như nó được dát bằng thiếc. Rừng Tây Ninh bằng phẳng và hiền lành, ở đó tiếng con nai, con mễn "tát?;, tiếng à gáy nghe lắm hơn là tiếng liệng mìn vun vút của loài rắn hổ mây. Tây Ninh có những buổi trưa rừng đang im vắng bỗng vẵng lên tiếng cót két, tiếng roi vút, rồi từ một ngõ rừng nào đó nhô ra những con bò vàng óng kéo những chiếc xe bánh gỗ bịt sắt cao quá đầu người. Những buổi trưa như thế, rừng Tây Ninh ngát mùi thưm quã dại, những quả rất đẹp màu, màu đỏ sẫm, màu tím hay vàng rợi. Còn như lúc đêm sắp hầu tàn, bên trên ngọn rừng thường nghe xạc xào như dậy gió. ấy là buổi sửa soạn lên đường của những con chim hồng hoàng to lớn. Lũ chim này vổ cánh bay đi nghe ào ào như một trận dông.
Trận càn Gianxơn xity đánh vào một vùng như thế. Nơi bọn giặc nói là có Trung ương Mặt trận ở, có chủ lực quân Giải phóng mà chúng gọi là "sư đoàn 9", có cái "Sở tâm lý chiến Việt cộng" và Đài phát thanh Giải phóng mà chúng hăm sẽ làm cho tắt tiếng. Cần nói để các anh chị biết là cùng lúc với việc bay trinh sát, tung nhiều toán biệt kích đi dò la, giặc Mỹ đã giở trò tác động chiêu hồi ròng rã suốt tháng. Hết "đakôta" đi gọi loa lại tới trực thăng. Cái lối chiêu hồi của giặc Mỹ hồi ấy cũng là vừa dụ vừa dọa, mà chủ yếu là dọa. Chúng ra ra kêu: "Các bạn bỏ vũ khí ra khỏi rừng đi về một đồn gần nhất càng sớm càng tốt, nếu chậm trễ thì pháo đài bay khổng lồ B.52 sẽ thả những trận bão bom giập nát nơi bạn ở, kết liễu đời bạn bất cứ lúc nào mà bạn thì không thể biết trước được!". Kèm theo với giọng lưỡi đó, chúng vặn máy hát tuôn ra những bài vọng cổ não ruột, rồi thì là tiếng đàn bà gọi chồng, tiếng trẻ nhỏ khóc đòi cha. Máy bay chúng thả truyền đơn cũng nhiều, truyền đơn thường có vẽ hình: hình B.52 đang thả bom bầy, hình xe tăng xe bọc thép U.S.A, thò những cánh tay lông lá quắp lấy du kích, hình trực thăng U.S.A có bộ mặt gớm ghiếc của mụ phù thủy, quơ móng quơ vuốt chộp lấy du kích thư thể lấy đề trong túi. Cái trò chiêu hồi này bao giờ cũng đi đôi với việc thảm sát. Có khi chúng cố tình chọc tức ta nổ súng để chúng phát hiện điểm. Vì vậy để giữ bí mật trận địa, du kích nhiều nơi không bắn. Anh em cố nén cơn nóng giận, ráo riết chuẩn bị súng đạn. Trước trận càn Gianxơn xity, có một cuộc hành quân Gátđơn mở ra vào đầu tháng Hai tới giữa tháng Hai. Tiếp theo đó, chúng mở cuộc hành quân Túcxơn ở khu vực Dầu Tiếng. Đây là một cuộc hành quân hậu cần, vận chuyển xăng nhớt, đạn dược, lương thực để cung ứng cho cuộc càn Gianxơn xity. Âm mưu của Lầu Năm góc và Bộ tư lệnh Oétmorơlen kể cũng ghê. Chúng chuẩn bị mấy tháng ròng cho việc dò la và hậu cần. Anh em chiến sĩ trực chiến ở các bìa trảng ngày ngày nhìn thấy máy bay chúng rà rê, quần đảo chờn vờn thì sốt ruột bảo: "Muốn nhảy xuống thì cứ nhảy đi, tụi tao đợi mày lâu quá rồi!". Sự thiệt anh em đã đợi chúng trước cả khi có trận càn áttơnborơ, nghĩa là đợi chúng ngay từ khi những cơn mưa vừa ngớt và rừng mới hửng nắng. Trong những ngày chờ đợi đó, các nơi trong nước dồn dập đưa về những tin tức đầy căm giận. Hà Nội lại liên tiếp bị máy bay giặc Mỹ đánh phá, ở Quảng Nam chúng giết sạch một làng, ở Thanh Hóa và Vĩnh Linh hạm đội 7 của chúng nã đại bác 5 inch, 10 inch, Giônxơn và Mắc Namara đang la lối ở Hoa Thịnh Đốn rằng chừng nào miền Bắc chưa chịu xuống thang thì chúng vẫn cứ lên thang. Những cái đó là những cái gì? Rõ ràng giặc Mỹ đang thách thức với cả dân tộc ta, chúng đang cậy thế mạnh bức bách dân tộc ta phải giơ tay lên. Nhưng bọn Mỹ đánh giá sai về chúng ta quá. Chúng nó vẫn chưa nghe ra là chúng ta nhiều lần khẳng định rằng độc lập tự do đối với chúng ta là sự sống, chúng ta có thể hy sinh hết thảy, hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng, nhưng độc lập tự do là cái không thể hy sinh được. Quân và dân Tây Ninh quyết làm theo lời dạy của Bác, quyết không để giặc Mỹ tư do càn quấy vùng đất của tỉnh mình. Mọi người đều nức lòng sẵn sàn chờ đợi mùa nắng, chờ đợi giặc Mỹ mò vào. Biết chắc rằng sau trận càn áttơnbơrơ thế nào chúng cùng còn mò vào nữa nên mọi người coi mùa nắng năm nay là một cơ hội hiếm có để dạy cho bọn Mỹ một bài học. Ai có đến Tây Ninh trong khoảng thời gian đón đợi trận càn Gianxơn xity thời sẽ nhìn thấy những khu rừng ở đó không phải là những khu rừng yên tĩnh đâu. Nếu bọn Mỹ ngó thấy được cuộc chuẩn bị phá càn diễn ra một cách âm thầm và sôi sục bên dưới những khu rừng đó thì chúng sẽ vỡ lẽ ra rằng những buổi chúng ngồi trên máy bay trinh sát nhòm xuống, chúng chả thấy được gì cả. Chúng đâu thể thấy anh em du kích ngày đêm đang cật lực củng cố lại các công sự, chúng đâu thể thấy những trái đạn chống tăng được lau chùi bóng nhoáng, chúng càng không thể thấy mìn bẫy đã bắt đầu giăng mắc khắp mọi nơi. Các anh các chị à, thiệt là mình mong thằng Mỹ thấy được mọi cái đó, từ nòng súng sáng như gương, từ các thắt lưng đầy ắp đạn, từ những hầm chông tua tủa ngàn vạn cây chông làm bằng cây sầm, cây dâu đất - những cái cây Tây Ninh nổi tiếng là cứng và khi đã vót thành chông thì nó sắc nhọn như thép. Anh em bắn thẳng vào xác xe Mỹ của trận càn áttơnbơrơ lần trc để lại, rồi dạy kinh nghiệm bắn xe tại chỗ. Phải chi giặc Mỹ được ngó thấy những chú bé trinh sát nhanh như sóc, biết cắt rừng một cách chính xác không cần địa bàn. Đó là các em bé con của các đồng chí ta đã hy sinh, lớn lên giữa rừng này, vì căm thù giặc Mỹ mà tham gia chiến đấu trước tuổi. Chính lòng căm thù đã dạy cho các em nhiều mưu trí. Khi nghe mùi thuốc lá thơm của bọn giặc Mỹ mà chưa biết chúng ở đâu, các em biết đốt lên một điếu thuốc khác, coi hướng khói bay và tìm ra chúng để báo cho bộ đội đến diệt gọn địch. Có khi các em phát hiện ra được chỗ Mỹ đóng quân nhờ ngửi thấy cái mùi mà các em gọi là "mùi giặc Mỹ".
Mùi giặc Mỹ là như thế nào, tôi chưa được biết. Nhưng các đồng chí bộ đội quả quyết bảo tôi rằng có cái mùi ấy thiệt. Đó là mùi mồ hôi lính Mỹ quyện với mùi thuốc lá "Ken" và "Panman", mùi xà phòng cạo râu trộn với mùi thịt bò đóng hộp, mùi thuốc súng đi kèm với mùi gái điếm của những "boócđen" cơ động bằng trực thăng. Nói tóm lại đó là cái mùi khả ố toát ra từ bọn lính ăn cướp xa xứ. Cho tới vào quá giữa khoảng tháng Ba thì chúng tôi đã có dịp nghe thấy cái mùi ấy, lúc nắng hãy còn gay gắt.
Đêm rạng ngày xảy ra cuộc càn, máy bay và pháo địch hoạt động dọn bãi rất dữ. Chúng oanh tạc mạnh những cánh rừng hồ nghi. Máy bay F.105 bay lượn ầm ầm suốt đêm. Máy bay B.52 liệng bom năm lần bảy lượt trong một ngày. Ban đêm chúng tôi ngủ trong tiếng bom nặng nổ liên thanh và tiếng pháo tầm xa bắn phạt cây rừng đổ rào rào. Tưởng thế là đã dọn sạch du kích, sáng ngày chúng bắt đầu khai mạc trận càn với cuộc nhảy dù cổ điển xuống một xóm rừng gọi là xóm Cà Tum. Tại đây liền diễn ra một cuộc săn dù ngoạn mục. Anh em du kích Cà Tum chĩa súng trường bá đỏ lên, bình tĩnh bắn rơi từng chiếc một. Anh em bảo nhau thiệt là may quá, mình đang thiếu vải dù để ngụy trang và thiếu dây dù buộc võng (lâu nay giặc Mỹ không mấy khi dùng chiến thuật nhảy dù và dây dù trở lên khan hiếm). Có nhiều thằng Mỹ bị trúng đạn trên trời rơi xuống, cả dù lẫn người vướng trên đọt cây. Những tên Mỹ trên chết còn mắc trên cây đó giống như những con dọc bị đạn còn cố bám bíu. Thành ra anh em du kích phải bồi thêm cho nó rớtxuống hẳn, và bây giờ nó nằm sải tay trên đất coi y như con nhái. Dù Mỹ năm nay không được đẹp và chắc như mấy năm trước. Anh em du kích nói tụi nó bị mình đánh rỉa hoài nên riết rồi nó cũng đâm nghèo. Ngay như đạn dược cũng cậy, chúng tôi lượm được thùng nào cũng thấy có ghi là "đạn của khối NATO". Chúng tôi bảo nhau mình càng đánh dai thằng Mỹ càng chết, rồi đây thế nào nó cũng rút đạn của các khối xâm lược khác qua xài cho mà coi. Với lại, tại tụi nó xài xấu ẩu, mình bắn nó một viên, nó bắn trả lại mình cả trăm cả ngàn viên, bất kể trúng trật. Có thằng Mỹ bị ta bắn, nó thú rằng hễ đụng độ nó cũng cứ bắn tràn để đỡ sợ.
Thiệt khốn nạn cho thằng Mỹ, đã sợ chết mà còn dám đến càn vô rừng Tây Ninh. Nhưng với số quân bốn vạn rưỡi, với phương tiện chuyển quân rất hiện đại, trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ giặc Mỹ cũng đã lập được ngay một thế trận bao vây hình móng ngựa từ đông sang tây bọc lấy một khoảng đất rộng chỉ có 450 cây số vuông. Chúng huyênh hoang nói thế là Việt Cộng lần này có thoát đàng trời, mỗi lính Mỹ chỉ cần dòm ngó mười thước vuông trở lại. ở Cà Tum, chúng đổ bọn công minh cuống làm một sân bay rất qui cách, đào móng đổ đá cẩn thận, tính để xài về lâu về dài. Ngay hôm đó máy bay trực thăng ầm ầm cả ngàn lượt để đổ quân, trong đó có loại máy bay cần cẩu "Xi Núc" khổng lồ đèo theo xe tăng M.41 và xe M.113 đem thả xuống các trảng chúng vừa đóng chốt. Các anh chị biết không, ngày hôm đó chú giao liên chạy về với một bồng thư từ sách báo trên lưng, chú cầm một cái gói vừa trao cho tôi vừa thở hổn hển kể rằng mấy trái pháo cực mạnh mới bắn sát lưng chú. Tôi mở cái gói, thì hóa ra là quyển "Hòn Đất" của tôi do nhà xuất bản Văn Học ngoài đó xuất bản. Giữa tiếng bom đạn dữ dội của ngày đầu tiên quân càn Gianxơn xity đổ xuống, tôi cầm quyển sách, coi bìa coi gáy, ngửi mùi mực in miền Bắc còn thơm phưng phức. Tôi lật vội những trang sách đó trong lúc trên đầu tôi, lũ trực thăng "Xinúc" vẫn hối hả bay và đeo dưới cái bụng to tướng của chúng những chiếc xe tăng vằn vện. Tôi cảm động thấy quyển sách in đẹp và ít có lỗi typô. Cảm ơn các anh các chị ngoài đó đả in sách cho chúng tôi chu đáo và trang trọng trong khi chúng tôi có thể viết ra được nhưng chưa in nhiều được, vì phương tiện còn thiếu và có khi anh em nhà in phải gác việc lại để đánh nhau với giặc. Mỗi một dòng chữ, mỗi một trang in ra ở trong này thiệt có phải đổi bằng máu. Muốn có giấy in, đội vận tải phải vượt qua bao chặng đường đầy bom đạn, đầy bọn biệt kích. Để bảo vệ cho trang báo trang sách cách mạng được đến tay nhâ dân, anh em vẫn thường chạm súng luôn với địch trên đường phát hành, hay có khi giữa lúc máy in đang chạy, anh em phải để đấy đi xuống chông, đi gài mìn. Trong trận phá càn Gianxơn xity có một nhà in của tỉnh Hà Tây đã đán địch tại vòng rào bắn tan nhiều xác xe tăng, xe bọc thép và trực thăng. Có tới hàng chục công nhân nhà in được tăng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỷ và cơ giới. Một chú tợ sắp chữ mới mười sáu tuổi một mình mang hai danh hiệu diệt Mỹ và diệt cơ giới. Kể chuyện này chắc các anh chị cũng thừa hiểu rằng một khi tụi Mỹ nó đã đến sát ngỏ thì dù nó là ngỏ nhà in hay ngỏ bệnh viện cũng phải nổ súng thôi. Cũng trong trận càn này, có một bệnh xá gần trên hai mươi chiến sĩ bị thương và mắc bệnh sốt rét đã nổ súng kiểu đó. Bọn Mỹ đổ quân ngay trên đầu các anh trước tình thế đó các anh nhổm dậy bầu ngay ra một ban chỉ huy và chiến đấu tiêu diệt được một đại đội Mỹ.
Tuần lễ đầu của trận càn Gianxơn xity là một tuần lễ hãi hùng đối với giặc Mỹ. Chúng khiếp sợ vì du kích bám đán chúng không dứt ra được, du kích cứ như là cây rừng khiến chúng bàng hoàng kinh ngạc là tại sao chúng cho máy bay B.52 giập nhiều bom đến thế mà du kích vẫn còn nguyên hất cả. Nỗi khiếo sợ thứ hai của chúng là chưa thấy bóng dáng chủ lực quân Giải phóng ở đâu cả. Tâm trạng của chúng hệt như tâm trạng tên thợ săn quèn đi trong rừng nghe có mùi cọp, nhưng chưa thấy cọp xuất hiện, đâm hoang mang nghi ngại cọp rình sát bên mình và khưng biết lúc nào nó sẽ vồ lấy mình. Đi tìm chủ lực quân giải phóng để diệt, đám quân càn Gianxơn xity đi suốt tuần mà chỉ gặp các trận đánh lẻ của du kích. Nói là đánh lẻ chớ gay cắn ta phết. Phải nói rằng bọn tướng tá của Lầu Năm Góc và Bộ tư lệnh O𴭯rơlen mắc bệnh công thức giáo điều rất nặng, chúng đánh thiệt đúng "bài bản": phi cơ oanh tạc, pháo binh dọn dw5p, quân bộ đổ xuống khép vòng vây rồi thọc một cái nêm xe cơ giới vào. Cái nêm được tạonên bằng trên một ngàn xe tăng và xe bọc thép ấy thọc vào, nó liền tức khắc bị du kích băm vằm ra. Dũng sĩ diệt cơ giới Mỹ mọc lên trong rừng Tây Ninh như nấm. Có ann mới giáp mặt lần đầu với xe tăng nhưng một mình đã bắn tan hai chiếc trong vòng năm phút, bản thân anh cũng không dè hỏa lực chống tăng của mình lại có hiệu quả đến dường ấy. Anh vui sướng quá nhảy la vang cả rừng. Sự thực đó đâu phải chỉ là sức mạnh của các vũ khí chống tăng. Đó chủ yếu là hỏa lực của lòng căm thù, vì nếu không có thù sâu, oán nặng với giặc Mỹ, anh không thể nằm lì đêm ngày đợi xe, và thấy xe rồi anh còn đợi nó tiến sát đến gần mới nổ súng. Bây giờ các anh chi mà đến đất rừng Tây Ninh thì sẽ thấy rải rác chỗ nào cũng có những con bọ hung Mỹ bị gí nát. Đó là chưa kể chúng đã cho máy bay trực thăng đem một số lớn xe đi phi tang. Cảnh tượng xe cơ giới Mỹ bỏ xác lại Tây Ninh là cái cảnh tượng đáng buồn nhất, tiêu biểu nhất cho một nước Mỹ hợm của, vênh váo và chiến bại - một nước Mỹ tiên tiến công nghiệp hóa nhưng lại thường chết nhe răng trong những phương tiện, vũ khí, khí tài do chính mình chế ra. Anh em du kích nhìn những xác xe Mỹ thì bảo thằng Mỹ là thằng "sanh nghề tử nghiệp". Nó chế ra xe tăng thì nó phải chết trong xe tăng đó, cũng như nó tạo ra cuộc chiến tranh ăn cướp này thì sớm muộn gì mạng nó cũng phải chôn vùi theo. Tôi nói giặc Mỹ chết nhe răng ấy là còn nhẹ, bởi vì giặc Mỹ lái xe tăng khi chết kỳ thực là không còn cái răng nào cả. Sức nóng của những quả đạn căm thù lên cao đến bốn, năm ngàn độ kia đã đốt cháy hết. Những xác xe tăng Mỹ còn để lại trên đất rừng Tây Ninh hầu hết đều nát bét, bẹp dúm, có chiếc bị cháy, thép xe nhểu ròng thành giọt như ta đốt nến. Đó là thép tốt của các hang Hợp chủng quốc. Nhưng sức nóng căm hờn đã bắt nó chảy, và nhìn những giọt thép chảy nhểu tôi cứ có cảm tưởng như đó chính là những dòng lệ ướt của nước Mỹ. Trong một số xe M.113 có để lại một hiện tượng lạ lùng. Chúng tôi bắt gặp mấy hình người nổi lên ở thành xe phía trong. Coi kỹ thì ra đó là những tên giặc Mỹ chết cháy, dán xác lên, trông như một bức tranh vẽ bằng than. Tôi nói với anh em du kích rằng đây quả là một bức tranh tuyệt tác mà chúng ta đã vẽ nên giữa tận càn, giá như ta có cách đục trọn mảng thép đó đem gởi viện bảo tàng cách mạng ở Hà Nội thời đó sẽ trở thành một hiện vật độc đáo hết chỗ nói. Nó sẽ là cái bằng chứng tuyệt diệu nhất về lòng căm thù và chủ nghĩa yêu nước và nó là tấm bia sống lưu lại rành rành hình tích của bọn cướp Mỹ đã đề tội một cách thảm khốc ở nước ta vào năm thứ sáu mươi bảy của thế kỷ hai mươi này.
Trong vòng hơn mười ngày đầu, để cho quân càn Gianxơn xity quần nhau với du kích đã khá mỏi mệt, lúc đó quân giải phóng mới ra tay. Lịch sử Tây Ninh sẽ ghi nhớ mãi những trận Tà Xia, Đồng Ban, Bàu Cỏ, Bến Ra, Sa Mách, Bàu Ngành Ngạch, Đồng Rùm... Đây là những trận chỉ có đánh mà không có đỡ. Chưa có khi nào các trảng các bàu ở Tây Ninh máu thù lại ngập ngụa nhiều đến thế. Bọn Mỹ là bọn vừa chủ quan, vừa ngu và lười biếng. Lấy riêng việc đào công sự của chúng mà nói thì giữa cái sống và sự lười nhác, chúng chọn lấy sự lười nhác, công sự chúng đào rất ẩu. Bọn sĩ quan thì ỷ lại vào công sự rời làm bằng bê tông cốt thép do trực thăng thả xuống cho chúng, bọn lính thì ỷ lại vào hàng rào xe cơ giới vây quanh các trảng, nên chúng đào hầm cạn lắm, thằng Mỹ nào nằm cũng thò mông lên. Sự ỷ lại và lười nhác đó đã đưa chúng đến những đêm đẫm máu như đêm Tà Xia, đêm Đồng Pan. Để rồi khi bình minh đến, trực thăng lại hối hả phành phạch, tấp nập lên xuống như bầy quạ đứi để lấy xác, những cái xác to lớn bỏ trong túi nilông chất đống trên trảng. Một anh bộ đội trinh sát kể lại rằng anh ngó thấy những thằng Mỹ còn sống sót ngồi khóc hu hu bên cạnh những cái túi ấy.
Quân đội Mỹ là vậy. Hình tượng đó thể hiện sinh động tấm thảm kịch của nước Mỹ tại đất nước chúng ta. Ngoài đó các anh chị cũng đã biết chúng nó một phần. ở trong này chúng tôi có điều kiện biết chúng rõ hơn. Quân đội Mỹ thiệt là thứ quân đội quái gở nhất thế giới, vũ khí có mười mà tinh thần không có lấy một. Chúng đánh chác không ra sao, nhưng sự ăn uống, sự chơi bời thì quá đáng, trực thăng phải tải đến cho chúng đủ thứ, ngoài đạn dược, lương thực còn phải tải nệm ngủ, ghế ngồi, côca côla đóng hộp, thuốc lá thơm các loại, quần áo thay, nước tắm, chậu ỉa và cả gái đĩ... Tr5m thứ bà rằn nhất nhất đều đem đến bằng đường không. Đóng quân ở trảng, nắng giội suốt ngày như lửa, nhiều thằng Mỹ chịu không nổi hét tướng lên, có tên tuột hết quần áo ra chạy như điên, có tên kiếm bàu, vũng mà vùi như trâu,c ó tên chết giấc và có tên chết luôn. Quân giải phóng và du kích Tây Ninh lúc nào cũng cảnh giác đề phòng bom đạn phi pháo của chúng, nhưng anh em rất coi rẻ bọn Mỹ cầm súng. Dưới mắt anh em, đó là những tên lính không có lý tưởng chiến đấu, không có sức mạnh tinh thần để chọi với anh em. Cái cần thì chúng chẳng có, cái không cần thì chúng lại có. Có lẽ đây là thứ quân đội có thể đóng và đi bát phố ở Tôkiô, Tây Bá Linh hoặc Hán Thành, chứ đi đánh nhau ở chiến trường Nam Việt Nam thì không ổn. Chúng rất đầy đủ về vũ khí, phương tiện vật chất, nhưng chính những cái đó đả làm chúng quen đi, đồi bại đi. Trong nhiều trường hợp, chúng tỏ ra không thể vượt qua được những gian khổ thông thường nhất, và có khi vì thế mà chúng càng mau chuốc lấy cái chết. Lờy ví dụ như việc tắm rửa của chúng mà nói thì suốt trận càn chiều nào trên các trảng trống cũng diễn ra cái cảnh trực thăng rưới nước xuống hàng trăm tên Mỹ trần truồng như nhộng xúm xít chen nhau để tắm. Những lúc đó là những lúc du kích Tây Ninh nổ súng. Mùa nắng Tây Ninh ác thật, nó làm cho giặc Mỹ khát nước uống hết bi động này tới bi đông khác. Về các đức uống nước của chúng thì thật khó ai bì kịp. Buổi chiều của giặc Mỹ vẫn thường là cái khoảng thời gian đồi bại nhất, vì buổi chiều trực thăng hay chở gại đĩ đến cho chúng. Một trinh sát du kích kể với tôi rằng anh ngồi trên cây cao ngó thấy trực thăng hạ cánh và bọn gái đĩ từ trong trực thăng bước ra. Giặc Mỹ đóng quân trên trảng thấy gái đĩ thì kêu ré lên như những con thú, chạy xổ tới. Anh thấy bốn tên Mỹ bế xốc ngay một gái điếm mặc áo dài đỏ xuống trước tiên, tha chạy như tha một miếng mồi. Đêm đến, bọn đĩ này còn nhõng nhẽo đòi Mỹ cho nó bắn pháo. Vì vậy trong trận càn này có hai loại pháo: pháo của Mỹ và pháo của đĩ. Thương tâm nhất là sau trận càn, trên các trảng đều có những gái đĩ chết vì không chịu nổi hành động thú vật của bọn Mỹ.
Sự tồi tệ của lính Mỹ cũng là một trong những nguyên nhân thất bại của trận càn Gianxơn xity. Nhưng nguyên nhân chính là vì chúng quá chủ quan, vì chúng đánh quá đúng "bài bản" của Lầu Năm góc, những "bài bản" đó mà đem ra xài với lối đánh du kích đã đạt tới trình độ nghệ thuật thiên biến vạn hóa hạng nhất thế giới của ta thì chỉ uổng công vô ích! Vào giữa tháng Ba, trận càn Gianxơn xity coi như là đi đứt. Cứ mỗi ngày trôi qua ở Tây Ninh, yêu cầu của giặc Mỹ cứ hạ thấp xuống dần. Đầu tiên chúng định quét sạch chúng ta, kể cả cái mà chúng gọi là "sư đoàn 9", nhưng kế đó chúng hạ mức xuống là chỉ cần đạt tới chỗ phá được một số căn cứ để lấy tiếng, và sau cùng thì lại hạ xuống cái mức thiệt thấp là quân của chúng chỉ cần đi qua các khu rừng Tây Ninh là đủ. Trận càn Gianxơn xity phải bỏ dở nửa chừng, thế bao vây vành móng ngựa nứt ra, giặc Mỹ không kèn không trống rút lui và tên tướng Ximan liền bị Giônxơn lột chức. Đã vậy mà chúng còn chưa biết nhục, còn liều mạng mở thêm một trận càn nữa để gỡ gạc là trận Gianxơn xity II, đánh vào vùng Đông Bắc Tây Ninh. Trận Gianxơn xity II của chúng cũng bị thua đau đớn.
Thế là cả trận Gianxơn xity I và II cũng đều bị ta phá tan. Như vậy cái ảo vọng mùa nắng của giặc Mỹ lấy Tây Ninh làm địa bàn chính rốt cuộc đều đã thành mây thành khói. Mùa nắng nay kể như là qua rồi. Các anh các chị ạ, miền Nam đang bắt đầu sa mưa. Bây giờ ở Tây Ninh đã đổ cuống những trận mưa rừng đầu tiên. Các anh chị có nghe thấy không, tiếng mưa đang thánh thót rơi xuống ngàn lá của các khu rừng vừa chiến thắng. Đó, mưa đang rơi ngoài các trảng trống. Mưa như đang tắm mát các trảng ấy sau những ngày nắng nôi lửa khói, và cơ mưa cứ giọt ngắn giọt dài mà rơi mãi trong đêm thâu như cũng muốn kíp mau rửa sạch mùi giặc Mỹ, để sớm trả về cho đất rừng thần thanh chúng ta cái không khí thanh sạch, để mùa quả đang chín ở đây được thơm đúng cái hương thơm thiệt của nó.
(Vào ngày vừa dứt trận càn tháng 4-1967)

Xem Tiếp: ----