( Riêng tặng Sầu Ðông)1.Chiếc Boeing 737 cất cánh từ phi trường San Francisco 11 giờ 10 phút ngày 21 tháng 3/2002 đi Washington DC. Hành khách trên ấy gần như đầy, trong đó có gia đình Kolby 8 người. Chúng tôi đi dự đám cưới một cháu gái (gọi nhà tôi bằng dì ruột). Phi cơ dừng hơn một tiếng ở Salt Lake City bay tiếp đến phi trường Dulles hơn 7 giờ tối. Trời lạnh như cắt, xuống tới độ đông đá, gió to, thành thử bước ra khỏi sân bay người tê cứng và đi đứng ngã nghiêng. Khám xét ở phi trường cũng bình thường, nhanh gọn, nề nếp. Chúng tôi mướn 2 xe nhỏ ngay taị Washington-Dulles Intl. để đi trong 4 ngày, vào ở khách sạn Marriott, trên đường Fairview Park Drive (cháu đã giữ chỗ 15 phòng cho họ hàng và bạn của cha mẹ).Ngày cưới 23 nên sáng sớm 22 chúng tôi tận dụng thì giờ, dùng Metrorail đi thăm trụ sở Quốc Hội (US Capitol), thăm Constitution Gardens và Washington Monument. Cũng như đêm qua, hôm nay trời rất lạnh, cứ đi một lúc lại chui vào một dinh thự nào đó sưởi ấm rồi mới có thể đi tiếp. Nhiều khoảng đường phía sau và bên hông quốc hội sửa chữa và xây thêm cái gì đó có vẻ là tăng cường an ninh chống khủng bố, chỉ cho đi bộ mà thôi. Vì là đi lần đầu nên tôi không rõ lắm, có khi quá lạnh, các con tôi kéo vào trụ sở tiếp dân của các dân biểu. Vào đó thì cũng như vào phi trường, người và vật đều bị khám xét rất kỹ. Tôi đi trong nhiều hành lang (cho ấm), mỗi phòng đều có gắn tên dân biểu và tiểu bang, tôi dừng lâu trước dân biểu của tôi, bà Zoe Lofgren. Các cửa phòng đều khép hờ, ai muốn vào cũng được.2.Ðến hơn 6 giờ chiều thì tới gần chân tháp Washington Monument bên kia hồ Tidal Basin, chúng tôi vừa mệt vừa bị lạnh tróc da (phải thoa vaseline), chúng tôi tuột xuống hầm metro đi về bến, lấy auto lái mãi 8 giờ tối mới tìm ra nơi, tiếng đồn có tiệm ăn ngon, The Wharf, ở 119 đường King Street, Alexandria VA. Con đường này đi cả vài dặm đều có xe đậu kín mít hai bên đường; đành phải vòng vô hẽm, cũng hết chỗ đậu; phải chui vào bãi tư, trả vé đậu 1 xe đến 8 đô.Trong tiệm Wharf, bảy người ăn gần 200 đô mà vẫn còn đói và cũng chả ngon lành gì! Về phòng, tuy phòng lạ, chúng tôi vẫn ngủ say, quên trời đất. Nhưng trên tầng thứ 8 Marriott tôi vẫn canh thức được 2 lần, bình minh 22 và 23 tháng 3, để quay cảnh mặt trời mọc, trên toàn cảnh đám xương rừng cây đào cây phong, hàng ngàn ngọn cây trơ trụi màu nâu lợt, ẩn hiện trong làn sương mỏng buồn thảm của buổi sáng cuối đông DC. Mới hơn 6 giờ sáng, Uùt Tuấn đã phải đưa cô dâu và phụ dâu ra Eden để làm tóc và trang điểm. Nhà gái lấy một trong 2 đại sãnh của Marriott lập bàn lễ gia tiên đón nhà trai lúc 11 giờ và đãi tiệc nhẹ. Dâu rể đều là người Việt. Nói chung thì lễ cưới của người Việt ở đây đều giống nhau, đơn giản, nhưng đủ lễ bộ hai bên nhà trai, nhà gái. Buổi trưa rước dâu; nhà trai mời Hòa thượng Thích Thanh Ðạm về nhà làm lễ cưới cho đôi tân hôn, Thầy nêu lên 6 điểm cho hai cháu duy trì hạnh phúc, Thầy tụng kinh và cho hai cháu trao nhẫn cưới. Khi Thầy giảng về đạo vợ chồng, có những điều thiết thực rất cảm động, tôi để ý em tôi, khăn đóng áo dài (nhà gái) đứng cúi đầu nhỏ lệ. Tôi tiếc một điều là lễ này nên làm ở chùa thì hơn, cho được trang nghiêm và long trọng.Ðặc thù trong đám cưới này là gia đình sui gái có đến 4 bác sĩ (4 cha con) và bên sui trai có 3 (cha, con và rể) cho nên bạn bè hai bên khá đông, hơn 50 bàn tròn nhà hàng Maxim vẫn còn thiếu chỗ. Ông Lê Văn (đài VOA) lên nói vài lời, nhấn mạnh điểm y khoa cha truyền con nối này và kể một chuyện thần tiên khuyên nhủ đôi tân hôn. Ông Lê Văn viết tặng đôi câu đối, nhờ danh họa Vũ Hối thảo lên giấy hoa tiên, lồng khung kính, gửi tặng hai ông già bác sĩ kết sui Nguyễn quốc Quân và Nguyễn trác Hiếu. Câu đối ấy như sau:Nối Nghiệp Lương Y Chuyên Chữa Bệnh Cứu NgườiHai Họ Một Nhà Bẩy Bác Sĩ,Ðề Cao Nhân Bản Quyết Ðấu Tranh Giúp NướcNăm Châu Bốn Biển Vạn Lời Khen. Hai ông sui hứa tiếp tục đấu tranh phục vụ quốc gia dân tộc bằng con đường nhân bản và trị bệnh cứu người, đáp ứng phần nào hoài vọng của ông Văn và ông Hối. (ông Lê Văn vào tháng 5/2002 sẽ thôi làm cho VOA và mở đầu một thú chơi say mê từ lâu, là thú chơi rượu vang).Oâng James Webb, trong tiệc cưới, đã lên nói những lời cảm động. Ôâng là nhà hùng biện, khen trí thông minh và siêng năng cần mẫn, khen đôi trai tài gái sắc, (chú rể Nguyễn quốc Khanh là bác sĩ cấp cứu các bệnh viện Virginia). James Webb là cựu bộ trưởng Hải quân Hoa kỳ thời tổng thống Reagan, ông là nhà văn, viết truyện và đạo diễn phim cho Hollywood, đã xuất bản 5 cuốn best sellers, trong đó có 2 cuốn viết về VN rất nổi tiếng là Field of Fires và Lost Soldiers. Cuốn trước thành phim và tháng 5 này khởi quay với vốn 40 triệu dollars. Cuốn sau ca tụng người chiến sĩ VNCH. James cũng là cựu Thủy Quân Lục Chiến tham chiến ở VN bị thương 2 lần, rất yêu thích quí mến đất nước và con người VN, sát cánh với VN tranh đấu cho nhân quyền. James là bạn thân của gia đình chú rể từ hơn 10 năm qua, đã theo dõi sự khôn lớn và trưởng thành của chú rể, nên đã nhận lời làm toast cho đám cưới này. 3.Buổi chiều ngày cưới, chờ tiệc tối, chúng tôi tận dụng thì giờ đi thăm Nghĩa trang Arlington. Vé xe bus 5 đô một người cho suốt 21 đoạn lộ trình bên trong Nghĩa trang. Thì giờ đi cho hết phải mất vài ba ngày; còn vài ba giờ lạnh buốt thì chỉ cưỡi ngựa xem hoa, ngồi xe bus đi 8 trạm, từ mộ TT Kennedy và gia đình đến mồ Chiến Sĩ Vô Danh (Tomb of the Unknowns), đi bộ qua mồ của Robert F. Kennedy, của Oliver Wendell Holmes, tượng của Thống chế John Dill, của Ðại tướng da đen Daniel "Chappie"James, của Richard E. Byrd và của Joe Louis (Barrow). Ở mỗi trạm khách xuống xem vài chục phút, chụp hình hay quay vài thước phim gần xa. Những tấm bia trắng sắp hàng ngang dọc, trùng trùng tít tắp. Nếu bạn ở đây trong giờ chiều quạnh quẽ và lạnh lẽo này thì chắc bạn cũng như tôi, trầm tư thương tiếc và kính trọng nơi thiêng liêng ấy, nơi của riêng đất nước mà mình chọn gửi tấm thân tàn, coi như quê mới, quê của cuối cuộc đời mình. 4. Sáng hôm sau, ngày 24 tháng 3, hãng buôn Target xây một vòm sân khấu đơn giản bên bờ Tidal Basin, gần tòa nhà Thomas Jefferson Memorial, báo tin Lễ Hội Hoa Ðào mở màn từ hôm nay đến ngày 31/3/2002. Ðể đủ sức đi tiếp ngày chót ngắm hoa, những cây đầy nụ hoa bụ bẫm, chúng tôi vào tiệm Phở 75, làm một tô lớn cho chắc bụng; vừa ăn vừa nhìn thiên hạ sắp hàng dài dài chờ để có bàn vào. Phở thuộc loại trung bình. Thế là mạnh và ấm hơi, nhẩn nha bước dạo quanh hồ, bước suốt 4 tiếng (!) chúng tôi dừng lại chụp ảnh những chỗ nào có nhiều cành đào uốn vòm gần mặt nước. Tiếc rằng chỉ mới toàn nụ là nụ. Nhiều khi chán thì tạt qua thăm lâu đài dinh thự của Thủ đô, vào vườn thưc vật United States Botanic Garden xem triển lãm cây mới và 4000 loài cây của những điều kiện khí hậu khác nhau, có computer chỉnh sương mù, quạt, điều vận không khí, nhiệt độ, độ ẩm, cửa gió... để đạt đến độ hoàn hão của nhà kiếng cả ngày và đêm cho mỗi giống cây. Vì vậy cây và hoa ở đấy khoe sắc mạnh khoẻ và tuyệt đẹp. Tôi vào chiêm ngưỡng người soạn Tuyên Ngôn Ðộc Lập trong Thomas Jefferson Memorial: "We hold these truths to be self-evident: that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain inalienable rights, among these are life, liberty and the pursuit of happiness." Tượng đen đứng chân thẳng chân ngang, tay cầm cuộn giấy, nhìn thẳng như nhìn suốt chân trời nước Mỹ. Ðó là vị tổng thống thứ ba của Hoa kỳ nhiệm kỳ 1801-1809. Ðiện Capitol thì tôi đã thăm ngày hôm kia, thăm lướt qua. Chúng tôi đã đi bộ một đoạn khá dài trên đại lộ Pensylvania, tiếc rằng chưa thể vào xem tòa Bạch ốc. Còn lọt vào bên trong Lincoln Memorial, tôi đứng bên chân tượng, ngước nhìn lên, suy gẫm hàng chữ khắc trên đầu " In this Temple as in the Hearts of the people for whom he saved the Union the Memory of Abraham Lincoln is enshrined forever ". Ðó là người giải phóng nô lệ, người xóa bỏ kỳ thị các màu da, người dựng xây khối đoàn kết hợp chủng quốc. Ðài tưởng niệm Lincoln xây kiểu đền Parthenon Hy lạp, khối vuông với 36 cột đá trắng cao ngất hùng vĩ dịu dàng. Lincoln ngồi vời vợi nhìn suốt dọc hồ Tidal Basin và tôi đứng dưới chân ông coi như một bằng chứng trường cửu những nỗ lực của ông, vị tổng thống thứ 16, nhiệm kỳ 1861-1865.Trong khu tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt, ông tổng thống thứ 32 nhiệm kỳ dài nhất 1933-1945 (ông được bầu 4 nhiệm kỳ, nhưng ông đã qua đời năm 1945ụ) của thời thế chiến thứ hai, Neil Estern nắn tượng ông ngồi trên ghế thấp, cạnh đó có con chó Fala thân yêu của ông. Tượng của bà Eleanor Roosevelt đứng chắp hai tay, Bà là đại diện đầu tiên của Hoa kỳ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi ngồi nghỉ và nhẩm đọc những hàng chữ khắc trên các vách đá, chẳng hạn chỗ Roosevelt " They seek to establish systems of government based on the regimentation of all human beings by a handful of individual rulers... call this a new order. It is not new and it is not order." Hàng trăm những lời nhắn lại cho hậu thế của các tổng thống Hoa ky,ụ khắc ghi trên các vách tường bằng đá. Ước gì tôi có đủ thì giờ đi xem mà chiêm nghiệm.5.Nơi chót chúng tôi đến là khóm đài tưởng niệm cựu chiến binh Hoa kỳ chiến đấu ở Việt nam và Triều tiên, ở gần khu Lincoln. Nhóm tượng 3 người đàn ông thay mặt cho 5 binh chủng bộ binh của Mỹ, tạc năm 1984. Nhóm tượng 4 phụ nữ Mỹ, được đúc từ 2000 pound đồng thau, tạc bởi Glenna Goodacre dựng năm 1993, các chị thương binh nằm và dựa trên đống bao cát dã chiến. Còn 19 tượng to bằng người thật, làm bằng thép không rĩ, (tượng đội nón sắt, mặc poncho, súng cầm tay, đi rải rác trong ruộng nước), kỷ niệm về cuộc chiến Triều tiên, dựng ở đây ngày 27 tháng 7 năm 1995.Niềm thương tiếc sâu xa hiện ra trên bưc tường đá granite đen đánh bóng, khắc tên và vinh danh hơn 59000 chiến sĩ Mỹ chết hay mất tích ở Việt nam. Bức tường dài, bẻ góc 120 độ, mà cạnh dài thẳng hàng với tháp tưởng niệm Washington. Chỉ khắc tên mà thôi, không cấp bậc, không chức vụ. Bạn hãy đứng hay ngồi, cách tường vài ba mét, dùng đôi mắt ghi vào lòng mình hết trang đá này đến trang đá khác, những trang đá đen như những vũ công, nhảy múa rưng rưng. Hãy nghe đá nói những lời vô tự những lẽ vô ngôn, rằng tồn tại hay không tồn tại, ở nơi này hay nơi khác, đá hiện ra tên, tên nằm trên đá, cũng chỉ là đá, hay chỉ là tên. Ðá với tên nhìn mây bay gió thoảng, không hiểu và không cần hiểu những thân nhân bạn bè du khách đi bên mình, nước mắt đau thương và những vòng hoa... cũng chỉ là để dạy cho người còn sống bao nhiêu bài học? Người chết có biết gì! Tôi tìm hai người bạn Mỹ, một Thiếu tá da đen, cố vấn trưởng Trung đoàn 43 bộ binh của tôi trong trận Bình giã Bình ba năm 1965, một Thiếu tá không quân dạy Anh ngữ cho tôi năm 71-72, nhưng vội vàng quá, lại đi đông với con và cháu, nên tìm không ra, đành chụp ít tấm hình kỷ niệm. Ở nước tôi, ba triệu người chết trong cuộc chiến này, có mấy người được mồ yên mả đẹp? Người cộng sản vẫn đi tìm người mất tích của họ, còn người quốc gia không có tổ chức nào tìm; đau đớn hơn nữa còn bị quật mồ dời mả, trả thù cả những người chết.6.Chiều ngày 24 tháng 3/2002 chỉ còn cách giờ bay 2 tiếng, vội vàng rời khỏi cảnh quan, 2 xe vùn vụt tìm đường đi ngang tòa Bạch ốc. Nhưng vì kẹt xe, đành phải quay ra phi trường Dulles. Máy bay cất cánh trễ 40 phút.Tiếc hùi hụi, tôi không chờ được hàng vạn búp anh đào sẽ mở cánh, trắng trời xuân trong một hai ngày nữa. Không chờ được vì các con phải kịp về đi làm; việc làm lúc này thật qúy.Hãng máy bay Delta Airlines, với Boeing 737, rời Dulles 19 giờ. Một tiếng sau khách vừa ăn tối vừa nhìn bảng báo bình độ: cao 35000 feet (tức 10668 met), vận tốc bay 516mph (tức 833 km giờ), nhiệt độ bên ngoài âm 72 độ F (tức âm 57 độ C), tôi nghĩ dại: nếu máy bay rớt mà được có dù thì cũng được toàn thây và tươi xác rất lâu, dưới độ cực lạnh này; còn nếu không có du,ụ xác gãy tan, như người ta búa nước đá cây, chứ không có máu, máu đã đông cứng tự trên trời. Nói vui thế thôi, chứ tôi có biết gì về khoa học ở 72 độ âm!7.Phù vân là một thứ mây nổi mỏng và cao trên 5000 mét. Tường vân là một thứ mây trắng đục, chu vi có màu đẹp đẽ, cao từ 500 đến 800 mét. Ngày xưa trung học tôi mê thiên văn (cosmography). Ai có thể phạm vào phù vân? - Máy bay cao tốc và phi thuyền. Tôi đi Boeing là tôi đã phạm vào phù vân. Tôi đứng bên tường đá đen Arlington là tôi đã phạm vào phù vân, thanh khí, một tâm hồn hòa quyện với vạn linh hồn, bãng lãng gió mây. Trong đám cưới, cháu tôi tên Vân, đẩy hạnh phúc của cháu đến mức khinh an là hy vọng của tôi.Hàng trăm hàng ngàn những con người đi quanh tôi của bốn ngày thăm viếng Thủ đô ấy, thật là lạ, phù vân của Bùi Giáng đã nhẹ bay qua:" Xin chào nhau giữa con đường" Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau"Mùa xuân đã thưc sự về khi hoa đào Nhật bản nở bung, và khi ta vặn đồng hồ thêm lên một tiếng. Cảm Biến