Biển vẫn làm Nga sợ, từng này tuổi mà cô chưa có lại một lần đối diện với biển, dù biển cách nơi cô sống chưa đầy mười lăm phút lái xe. Năm 10 tuổi, cô bị sóng cuốn ra xa bờ trên một cái phao, luc' đó Nga chưa sợ biển, hay chưa biết biển đáng sợ thế nào. Nga loay hoay, dập tay, nhoài chân, cố gắng vào lại gần bờ nơi mà lú nhú những cái đầu người cho cô nghĩ chỗ ấy có người thân của mình. Khi sự cố gắng gần như trở nên vô vọng, cô gục đầu xuống phao, cô bất ngờ nhận ra đôi tay rắn chắn đang dìu mình vào bờ. Người thanh niên lạ nhìn cô như dặn dò " Em đừng ra xa nữa nhé "... rồi bơi ra chỗ khác. Nỗi sợ như chưa hết, cái mừng như chưa có kịp đến, Nga đã nhận ra mình đã quên cám ơn anh. Cô tìm anh, tìm cha mẹ, sau một phút hoàn hồn. Tiếng anh cô làm cô choàng tỉnh " Nó đây nè bố, tìm đâu!" Nga im lặng hơn sau lần sinh tử đó, cô chưa từng lộ ra cho ai trong gia đình biết nỗi sợ biển lần đó của cô ra sao. Chỉ biết nỗi sợ ẩn nấp trong lòng, mỗi lần gia đình đi Vũng Tàu, cô vờ bịnh và nhất định không chịu đi. Mọi người nghĩ chuyện đơn giản chẳng muốn ép cô thêm. Biển vẫn là biển nhưng Nga đã là con người khác mất rồi. Phải vậy không... Những ngày không cùng gia đình ra biển, Nga thích thú ra hiệu chuyên cho mướn sách, truyện đọc Khôi Nguyên gần nhà gom về bao nhiêu là cuốn. Tiền cha mẹ cô cho vào đó hết. Từ những cuốn truyện dịch dày cộm của những tác giả và dịch giả có tiếng, đến những tác phẩm hoa tím nho nhỏ với tình cảm nhẹ nhàng và dễ thương. Ðắm mình vào văn chương cô thấy thích hơn nhiều so với cái chìm dắm trong cái dòng nước mặn và lạnh lùng đáng sợ của biển. Một lần cô nghe cha mẹ bàn, khi lớn, sẽ gom góp tiền của cho cô du học tại Pháp để thành kỷ sư hoá học. Cô nghe mà mừng, đâu có, đâu có mừng vì thành kỹ sư hóa học, mà vì cô hiểu cô sẽ được tiếp cận với cái nôi chính của văn học lãng mạn tại Pháp ... Ước mơ thật đẹp... Chính quyền Sài gòn sụp đổ khi Nga mới 17 tuổị Bố đi học tập tập trung, mẹ bương chải hơn cho đời sống gia đình của 6, 7 miệng ăn. Nga gắng học xong bậc trung học, cô ngán ngẩm khi vào nộp đơn thi đại học, người ta chia hai cửa để nộp đơn, một cho những người có liên quan đến chính quyền mới, và môt. cho những người quan hệ tới chính quyền cũ. Cô nhận ra thời của cô đã hết, mơ ước ngày nào, nỗi sợ biển ngày nào, gần như đã bị lãng quên. Một người bạn gái cùng làng với mẹ Nga lúc trước, nay vào thành phố sống và có chồng làm ở Thành Ủy TPHCM, bà sốt sắng bảo mẹ có muốn Nga đi làm công nhân viên bà sẽ nhờ chồng tìm cho một chỗ. Nga buông xuôi, ở nhà cũng chán, sách truyện cũ đã bị đốt hết trong đợt tiêu trừ "văn hóa đồi trụy". Một vài cuốn quý giá cô giữ lại, có lôi ra đọc, chỉ gợi thêm những nỗi buồn. Mấy tháng sau, Nga được kêu đi làm tại môt. xưởng May, ai cũng nghĩ Nga gốc gác phải mạnh lắm, lúc hỏi ra, cô là con sĩ quan, chính quyền mới lúc đó như là có dị ứng với loại dân này, họ đối xử với Nga khác đi, cô lạc lõng, chơ vơ, vô sở như mất hồn, môt. vài người cảm thông, lý lịch không dính dáng bên nào, an ủi Nga và có lần đánh bạo rủ Nga đi vượt biên khi phong trào trốn ra khỏi nước bằng tàu, thuyền đang nhen nhúm. Nga bỏ qua nhiều lần, một lần, cô đánh bạo hỏi mẹ.." Mẹ nhà có tiền không, con chỉ cần 1 lạng để ra đi, qua đó con làm việc trả tiếp " Mẹ thở dài, " Làm gì có con!" Nhưng không nỡ dập tắt hy vọng của đứa con gái lớn trong gia đình, mẹ tiếp " Cho mẹ một tháng, mẹ giải quyết cho con ".. Nga vô hồn chờ đợi, khi nói với mẹ điều đó, cô đơn thuần chỉ nghĩ đến cứu cuộc đời mình, cứu gia đình, tìm lại cái gì còn là của cô, tìm lại ngày tháng nào cô còn sống với đam mê và hoài bão. Nga chưa nghĩ tới nếu điều đó xảy ra, Nga phải tiếp cận với biển, phải đối đầu và vật lộn với biển... Không biêt' cái sợ biển ngày nào ra sao đây... Nga liều....Ngày hôm đó, Nga cùng Huân người bạn đồng sở đi xe đò xuống chỗ đã hẹn gặp người dẫn mối đưa xuống ghe đêm cùng ngày. Người này nghe đâu là chỗ quen biết thân lắm với gia đình Huân, nên Huân có vẻ tự tin hơn Nga nhiều... Huân trấn an Nga: Chị Nga, thôi đừng lo nhiều, có em mà, em bảo đảm, cứ theo sát em nè ".. Nga chẳng thấy mình an tâm hơn chút nào, dù ngoài mặt cố khoác cái vẻ bình tĩnh cho Huân bớt để ý... Ðêm xuống, một đêm lặng gió, mặt biển lặng sóng, nhìn êm đềm biển vẫn rạt rào từng cơn sóng nhỏ vào bờ, đã vỗ về Nga phần nào và đánh lùi nổi sợ biển ngày nào so với những con sóng ồ ạt, tới tấp mà Nga từng chứng kiến hồi còn bé..đã động viên Nga yên tâm hơn khi nhập cuộc hành trình tử sinh này... Ðúng hẹn, Nga cùng Huân xuống ghe nhỏ để được đưa ra chiếc ghe lớn ngoài xa.. Tới nơi, người trên ghe lớn nói gì đó với Huân, Huân quay sang dặn dò Nga " Chị Nga, chị lên trước, họ nhờ em đón thêm hai người nữa rồi mới đi, lên đó trước đi nghe"...Nga nghe mà hoảng, Huân tâm lý gọi giật một thanh niên gần đó " Ê Tân, giúp chị Nga có chỗ đàng hoàng nghe mẩy, tao trở lại liền..." Người tên Tân gật đầu chào Nga rồi chỉ Nga xuống chỗ... Ðợi khoảng 3 tiếng sau, Huân vẫn chưa trở lại, Nga nghe có tiếng máy nổ, Nga hoảng hốt nhìn sang Tân, Tân hiểu ý, đứng dậy lên khoang tìm lấy câu trả lời, lúc Tân xuống, mặt buồn bã " Có động chị, phải đi thôi " " Ði là sao?" Nga thở dài, không có Huân, cô biết dựa vào ai đây.....Một mình cô với biển, nổi sợ ngày nào...tâm tư của một cô gái chưa từng bị xô xát trong đời, chỉ có lòng chân thành yêu gia đình, xót thương bản thân mình với những hoài bão mình đã từng có, đó là tất cả hành trang cô mang theo trong cuộc vật lộn với biển lần này.... Chiếc ghe lao nhanh về hướng cửa biển, Nga hiểu mình đã bỏ lại sau lưng những gì thân thương nhất cuộc đời mình, những gì vô cùng mơ hồ, nhưng cho cô một cảm giác tiếc nuối và xót thương thật rõ ràng...còn cảm giác nào rõ ràng hơn không?.. Năm ngày lênh đênh trên biển, mọi sinh hoạt của gần 40 con người gói trọn trên chiếc ghe này. Hơn nữa ghe là phụ nữ, nữa còn lại phần là con nít, phần là thanh niên từ 18 trở lên, Nga đoán vậy khi lướt mắt nhìn qua nhanh từng người một cho hết thời gian trống trãi trên tàu...Nước, củ sắn và lương thực mang theo gần như đã cạn, mọi người chờ đợi, chờ đợi, nếu không phải là một bến bờ tự do, một chiếc tàu lớn nhân đạo nào có thể kéo họ vào đất liền hay đảo nào đó đang tập trung những người vượt biên... Nga không nhìn thấy biển suốt 5 ngày, cô mêt. lã, cô nhắm mắt và cố hình dung ra những gì tươi đẹp nhất cô còn nhớ... Tiếng máy mạnh của môt. con tàu khác hẳn với tiếng máy ghe họ đang đi tới gần, mọi người cố im lặng để lắng nghe, mấy trẻ con vội khóc đều bị cha mẹ chúng bịt miệng lại,.... Một toán người lạ mặt mày hung dữ xùng xục lại gần chỗ Nga và bao người khác,....Tất cả mọi người đều biết họ phải làm gì... họ đưa tất cả tiền, vàng chúng lục soát thấy được. Một vài thằng nhìn toán phụ nữ mỏi mệt, nhưng vẫn ra vẻ thèm muốn, chúng bàn bạc gì với nhau, rồi lùa hết phụ nữ qua một bên... trong đó có Nga... Chưa ai có thể hình dung chuyện gì xảy ra thì từng thằng một hung hăng đưa những người phụ nữ qua tàu của chúng.... Tiếng khóc mẹ lìa con, vợ lià chồng, người yêu rời nhau, rồi kế đó là những tiếng la kinh hoàng,... trên tàu, những người đàn ông ngồi lại não ruột... họ đau đớn còn hơn vợ và người yêu của họ, tâm trạng của kẻ yếu thế, muốn bắn, muốn giết những tên côn đồ này... mà làm được gì đâu... Khoảng tiếng sau, những người phụ nữ trở về tàu, Nga bủn rủn mặt mất thần sắc, cái lã, cái đói và cái nhục nhã, cái đau đớn của một người con gái và bao nhiêu nước mắt làm nhòa, làm nhụt chí cô, người ta nghe tiếng người rớt xuống nước, Tân quan sát cô từ nãy, bỗng choàng đứng dậy nhảy xuống cứu Nga, mọi người còn đứng đó thấy ném vội xuống Tân những gì họ với được trong tầm tay.. Nga được vớt lên, bất tỉnh... Ðúng lời hứa khi dã lấy dược tài sản và thỏa mãn đục vọng, bọn cướp biển kéo ghe vào gần bờ rồi đi. Người trên ghe đập vỡ ghe, vỡ càng nhỏ, càng tốt, hò hét, kêu la,.... và tất cả mọi người được cứu lên đảo...Từng mảnh đời riêng khắp mọi miền Gặp nhau trên chiếc tàu vượt biên Chia xẻ đau khổ, hy vọng sống Kẻ còn tỉnh trí, kẻ thành điên.... Ai đã gây ra khổ đau này.. Cuộc đời còn, mất, có ai hay Trăm đau, ngàn xót nay còn nhớ Mạng sống nhẹ tựa cơn gió lay... Tự do, no ấm, đắt vậy sao Nhiều đớn, nhiều đau không máu trào Ðêm nằm tê tái lên từng thớ Thà thịt, da xẻ, cắt, không nao... Ta chờ, chờ một hạnh phúc may Hay chờ ta tỉnh khỏi cơn say Không ta say mãi, còn say mãi Biển trong lòng ta, đáng sợ thay....Biển sẽ muôn đời là nỗi sợ của Nga. Hay nói cho đúng hơn, biển đã chứng kiến hai lần sinh tử của Nga, trong mỗi lần đó, cô Nga trở thành hai con người hoàn toàn khác nhau, nỗi sợ biển tăng lên theo thời gian. Và cái chêt', cái chết thật là có nhiều hình thù, chết trong cõi lòng, chết trong tâm tưởng, cái chết đó còn đau đớn gấp trăm lần cái chết thể xác mà Nga đã tính làm, nhưng... nhưng... thất bại.... Nga lên đảo im lặng. Người ta hay phân biệt Nga với những cô Nga khác bằng biệt hiệu " Nga Câm". Nhiều người thương cảm, chăm sóc và hỏi han Nga. Nga vẫn như một chiếc bóng...Sự thương cảm vơi dần vì họ còn gia đình để thương cảm và lo lắng vì có ai biết được tương lai ra sao đâu. Tân vẫn âm thầm theo dõi bước chân Nga. Một vài lần, Nga nghe đồn cậu Tân đánh những tên có ý sàm sỡ với Nga trên đảo. Nga bất bình. Nga không muốn ai nhìn cô yếu đuối. Nga không muốn tự thấy mình cần được bảo vệ..Cậu Tân vài lần gặp Nga, gật đầu chào, Nga vờ như không thấy... Tân kiên nhẫn vẫn tiếp tục, Nga vẫn coi cậu như không có... Tự Nga xây lên một bức tường chắn với mọi người, với Tân, người quen duy nhất từ ngày Nga rời quê hương.... " Chị Nga, chị Nga..." Tân với gọi thật lớn khi vừa thấy bóng Nga đi ngang. Nga tiếp tục đi, cậu Tân chạy đến trước mặt Nga, giọng đã lạc " Chị Nga, chị không cần phải căm thù tôi đến như vậy, tôi không phải là lý do anh Huân ở lại, tôi cũng không có muốn cứu chị để chị tiếp tục sống trong cái đau khổ mà chị đang nghĩ là nỗi nhục, cái chết và cái sống trong tay chị mà, biển kìa, chị vẫn có thể ra đó chết được mà, chị tưởng tôi không đau khổ sao khi chứng kiến những cảnh đó sao, tôi là con trai, tôi không khóc như chị nhưng căm thù trong tôi vẫn có và những sợ hãi đã chứng kiến theo tôi trong từng giấc ngủ như chị vậy....." Nga bất động...cô nghe cõi lòng mình rạn nứt, Nga cứ sống mà như đã chết, cô không muốn suy nghĩ, không cần suy nghĩ gì nữa và..." Cậu Tân, tôi không có thù ghét gì cậu, tôi chỉ muốn yên thân "...Ngày Nga lên đường đi định cư, cô gửi lại cậu Tân số tiền còn lại của mình có được với lời nhắn " Cậu Tân, cậu nói đúng, mạng sống vẫn trong tay tôi, tôi hiểu tôi phải làm gì... Chúc cậu những ngày tới bình yên và may mắn...". Nga tránh xa biển từ ngày ấy... Nơi xứ lạ, cô không còn thời gian với văn chương như hoài bão trước khi đi cô từng mơ. Cô vừa học, vừa làm, 2, 3 công việc đến khuya mới về, gửi tiền và quà về nhà giúp mẹ nuôi em...Cô chưa từng kể qua cho mẹ những gì đã xảy ra với cô trên biển... Với con số ít ỏi người Việt định cư lúc ấy, cô còn lặng lẽ hơn một chiếc bóng. Một vài người đàn ông bản xứ bị thu hút bởi tính cần cù và chịu khó của Nga đến làm quen, cô lịch sự thoái thác. Trong cô chỉ còn gia đình và tương lai chính cô như là cột trụ của các em sau này... Nỗi sợ biển đã đi vào quên lãng, ai nhắc trước mặt cô về biển chỉ bắt gặp một thái độ thờ ơ... Cô biết biển vẫn đẹp, vẫn rào rạt, nhưng từng đêm, tiếng kêu la sợ hãi, những cơn nóng lạnh bất ngờ đến toát mồ hôi vẫn theo Nga, và những suy nghĩ về chuyện yêu thương, chồng vợ hầu như nằm ngoài những suy tính của cô... Khi chưa yêu thương, có ai mà ngờ Yêu thương cạn mất trong từng đau khổ Ðời dành lấy tôi trong từng gian khó Ðến lúc nào, nỗi sợ biển qua đi.... Nga bật khóc... cô nghe trong lòng có tiếng nức nở " Mẹ ơi.." trong mỗi đêm về nhà một mình...Cái cầu tầu hôm nay đông người quá. Ðêm có trăng, từng đoàn người với cần câu ra đây hóng mát và câu cá một thể.. Tiếng hò reo vui vẻ khi cá cắn câu vang lên liên tục. Nga đứng yên lặng, cô nhìn xuống mặt biển sâu thẳm, biển vẫn có một mãnh lực cuốn hút Nga xuống, nhưng không cô không còn cái ham muốn nhảy ào vào lòng biển như hồi còn bé hay tính vẫn mình trong lòng biển để quên đi đau buồn... Biển vẫn là biển, và cô vẫn là cô. Ánh trăng xuống biển thật dịu hiền, một câu ca dao dân gian " múc ánh trăng vàng " làm cô bật cười, gió lạnh mơn man làn tóc, làn da của Nga, cô đang tự đối diện với biển để hiểu mình, hiểu biển và tự đánh tan trong mình sự liên hệ giữa những kinh hoàng cô trải qua với biển... Bản chất biển là thế, bề mặt trông dữ tợn, nhưng trong lòng biển cũng yên lặng, cũng êm đềm, nếu cô nhìn được điều đó, biển không làm cô sợ nữa... Ðêm mênh mang, trăng vằng vặc, Nga khoác tay Nhân, chồng sắp cưới của cô rồi nhẹ nhàng " Ta về thôi anh, em lạnh rồi.." Biển bỏ lại sau lưng cô hôm nay, nhưng Nga biết cô sẽ đối diện được với biển trong những ngày sắp đến....