Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗ i lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
(Tôi đi học -- Thanh Tịnh)
Hắn yên lặng lái xe từ trường Ðại Học chính của tiểu bang về nhà, trong đầu cứ vương vấn về bài tập đọc nổi tiếng "Tôi đi học " của Thanh Tịnh từ cuốn "Quốc Văn Toàn Thư" các lớp tiểu học mà ai trong thế hệ hắn cũng thuộc nằm lòng. Hôm nay hắn và vợ hắn đem đứa con trai đầu lòng đi học Ðại Học. Trời hôm nay không phải cuối thu mà là cuối hạ, không đầy sương thu và gío lạnh mà đầy khí nóng và độ ẩm. Cái nóng giết người của vùng Mid-West ở Hoa Kỳ. Chuyến đi vềnhà hắn lái xe trong yên lặng, phần vì mệt nhọc sau một ngày nóng nực mà phải khuân đồ đạc của con hắn vào nhà trường nội trú (dormitory), phần vì hắn đang bực mình với vợ hắn, không muốn tiếp tục câu chuyện mà hắn biê’t sẽ không đi về đâu.
Vợ hắn, như những bà mẹ khác, cứ lo lắng cho thằng con đầu lòng đi học xa. Hết lo xa, lại lo gần. Nào là không biết nó có giặt quần áo đúng không. Nào là ai sẽ đánh thức nó dậy buổi sáng. Nào là không biết đồ ăn trong trường có hợp khẩu nó không. Thấy mà bực mình.
- Tôi nói cho bà hay là đời nó bây giờ còn sướng chán. Hồi xưa tôi và bà có ai đem vô trường đâu mà vẫn học ra ông này bà nọ như ai vậỷ Chưa kể hồi đó còn phải đi làm thêm và lo chuyện mượn tiền để trả học phí và bao nhiêu phí tổn khác nữa.
Vợ hắn chanh chua:
- Hồi xưa khác, bây giờ khác. Hồi đó mình là dân tị nạn nghèo đói đã quen, được đi học đã là may. Còn tụi nó từ nhỏ đến lớn có khi nào xa nhà bao giờ đâu, làm sao mà ông bảo "Ðời cua cua máy, đời cáy cáy đào" được. Mình là cha mẹ thì phải lo cho chúng chứ. Con tôi, mang nặng đẻ đau thì tôi thương, có chết ai.
Hắn biết cái lý luận này thì không bao giờ có hòa đàm. Cũng như hôm nọ hắn và vợ hắn đi chợ. Ði ra khỏi Siêu Thị vợ hắn bảo hắn:
- Chỉ có một hai bao đồ mà ông cũng dùng xe (shopping cart) à? Sao không xách tay để mấy thằng bé khỏi phải cực nhọc đem xe trở lạị Trời nắng nôi. Tuị nó cũng như con mình,đi học về đi làm kiếm được có mấy đồng mà phải khổ sở.
- Trời đất ơi! Còn tôi thân gìa phải cực nhọc xách đồ cho bà thì bà không nghĩ tới à!
Hắn còn muốn nói thêm nữa,nhưng biết nói lắm thì cũng bằng thừa
Cái chuyện con hắn đi học này cũng cam go lắm. Lúc đầu con hắn định đi học đại học tư nổi tiếng gần nhà. Vợ hắn rất là đắc ý. Nhưng sau con hắn đổi ý bỏ đi đại học tiểu bang. Phần vì nó có nhiều bạn bè cùng ghi danh, nhưng chắc phần chính là nó muốn đi xa nhà một chút. Bả cũng giận dỗi mấy ngàỵ Hắn thì chẳng có ý kiến. Hai đại học này, cái nào nào hắn cũng học rồị Chỗ nào cũng có người quen. Chỗ nào cũng nổi tiếng cả. Ăn thua là thằng con nó có chịu khó học hành hay lại ham chơi mà thôi. Càng thấy vợ hắn quá cưng con, hắn càng đồng ý với câu ca dao:
" Ði cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn"
Hắn cứ nghĩ đến câu:
" Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"
thật không phải là không có cái lý lẽ của nó.
Vợ hắn quan niệm mình cực khổ là cho con cái nó nhờ chứ chúng nó cũng phải cực khổ như mình thì có nghiã lý gì. Hắn với kinh nghiệm nhà binh luôn theo chính sách: "Quân trường đổ mồ hôi; Chiến trường bớt đổ máu".
Mình có sống cho đời chúng nó mãi được đâu. Cuộc đời có khổ thì mới có cái hay, cái vui và cái thú vị của nó. Cuộc chiến mà không đổ máu thì chiến thắng nào có vinh quang như người ta thường nóị
Vợ hắn cứ lo thằng con thiếu tiền tiêụ Vừa viết cho ngân phiếu vừa dí tiền mặt vào túi nó. Hắn nghĩ sinh viên thì cần tiền làm gì mà lắm thế. Học phí, sách vở, đồ lặt vặt, tiền ăn cũng như tiền phòng đã có hắn trả hết rồị Thời đại này chúng còn có máy vi tính di dộng, phôn di động, phiếu tín chỉ (credit cards), cần gì thì cứ "charge" trước rồi gọi về nhà tính sau. Trong phòng thì đầy máy móc, tủ lạnh, máy hát, máy truyền hình mà con hắn còn than thiếu thốn. Chẳng bù cho sinh viên, học trò hồi xưa:
Ðôi guốc năm hiên kéo bốn mùa.
Tiền nhà ít gửi, biết chi mua!
Áo nhà cọ mãi đôi tay rách,
Gương lược thăm hoài tóc ngắn thưa.
.......
(Học Sinh - Huy Cận)
Hết chuyện tiền bạc rồi tới chuyện phòng ốc. Vợ hắn lo cái phòng ngủ quá nhỏ, chật chội, nóng nảỵ Mượn cớ trời nóng nực hôm nay Bả cứ trách hắn là không chịu viết giấy để cho con nó có máy lạnh, loại nho nhỏ để cửa sổ, sợ tối nóng quá nó ngủ không được.
- Con người ta còn bỏ tiền ra đi thăm Bác Sĩ mà lấy giấy chứng thực, còn ông thì chỉ ngoặc vài chữ mà cũng không chịu làm. Tôi thật cũng hết ý kiến với ông.
- Ði học mà bà làm như đi nghỉ mát không bằng! Trời nóng thì vô thư viện mà học có phải là một công hai chuyện không chứ. Ðêm về, nóng thì mở cửa, bỏ quạt trần mà ngủ.
Hắn còn thêm:
- Nóng thì cũng chỉ có mấy tuần rồi trời lại lạnh cóng.
Máy lạnh chỉ tổ cồng kềnh, choán mất cả cửa sổ không thấy cảnh đẹp của sân trường.
Thật! Thời của chúng nó bây giờ chẳng biết thơ mộng như thời của bọn hắn:
Lên gác yên tâm nghĩ sự đời,
Hương nồng quanh gối vẩn vơ chơi.
Giường bên cửa sổ, cây đưa mát,
Không chịu mùng che để ngó trời.
........
(Học Sinh - Huy Cận)
Về đến nhà, hắn bỏ ra sau vườn cắt cỏ, chăm sóc vườn tược. Có thằng con cắt cỏ phụ cũng đỡ mệt và ít mất nhiều thời gi+ờ. Hắn cũng bắt đầu thấy nhớ thằng bé. Bên hông nhà, mấy cây sồi (oak) mới trồng thiếu nước, cành lá khô héo quăn queo dưới cơn nắng nung ngườị Hắn lại bực mình vì vợ hắn trồng hai cây đầu vườn quá gần nhau nên chúng không lớn lên được. Chả bù cho mấy cây trồng xa nhau ở cuối vườn. Hắn lẩm bẩm:
- Cây cối cũng như người, phải có chỗ rộng, có đất dung thân mới hy vọng lớn lên được!
Vợ hắn cũng theo hắn ra vườn chăm nom mấy cây hồng. Bất chợt bả kêu lên:
- Ông ơi! Lại đây coị Sao con bướm này kỳ vậy?
Thì ra khi thấy con nhộng đang khổ sở cắn tổ chui ra, vợ hắn vì lòng nhân đạo đã cắt cái kén để con nhộng chui ra nhanh hơn. Ðâu biết rằng con nhộng chui từ từ qua lổ hẹp để ép hết nước trên cặp cánh. Con bướm này ra tổ với cặp cánh dầy, mập ú vì ứ đọng đầy nước. Lòng nhân đạo của vợ hắn đã làm con bướm này cả đời bò sát đất, không bay lượn vờn hoa như bao con bướm khác. Cái giai đoạn khổ nhọc từ từ chui qua lỗ hẹp của cái kén cũng là giai đoạn cần thiết, bắt buộc của luật tự nhiên cho nhộng hóa bướm.
Cuối vườn chợt vang lên tiếng ve ca. Khởi sự bằng một vài tiếng ca lẻ loi rồi chợt rền lên như tất cả mọi con ve cùng đồng ý hòa điệụ Hồi nhỏ hắn đọc sách hay nghe nhạc thấy ai cũng nói là ve kêu báo hiệu mùa hè sắp tới, như khóc than cho cảnh xa thầy xa bạn. Mấy đứa con của hắn lại nghĩ khác. Chúng bảo ve kêu vào cuối hạ thì đúng hơn. Như khóc than cho một mùa hè vui vẻ đã qua mất. Con gái út của hắn còn văn chương hơn bảo: " Ba không thấy ngày tháng hè trôi nhanh như nước chảy qua chân con à?" Hắn lơ đãng nhìn về cuối vườn, hướng tiếng ve kêu, bất chợt hắn cũng đồng ý là tiếng ve kêu to hơn vào cuối hạ, nhất lànăm nay. Hắn lập lại:
"Gớm, ngày tháng qua mau thật!!"
rồi lững thững bỏ vào nhà, quên hẳn vợ hắn ngoài vườn vẫn đang còn ái ngại nhìn con nhộng không bao giờ hóa bướm.
Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
.....
(Học Sinh - Huy Cận)
 

Xem Tiếp: ----