Thục Phương bỏ đi nhanh xuống cầu thang. Nhưng giửa đường cô nghĩ lại. Rồi quay lên, chán nản. Người ta bảo không nên giăng buồn ra khơi khi đang có sóng. Cô đang tức Thu Thanh, tức nẩu người. Nếu bây giờ qua đó, sợ không kềm được rồi lại có chuyện xảy ra. Lại đụng chạm đến Vũ Duy nữa. Và suy cho cùng, cô đã không muốn dính líu đến họ nữa, tại sao lại để cho mình bị giật dây như thế chứ. Có Lẽ từ đây về sau, cô sẽ không gọi Diệp Thuý nữa để nó tự qua tìm cô. Tối nay bà Thục gọi cô xuốngnhà: − Lúc nảy Bác Tùng mới qua hỏi mẹ tại sao con nghĩ. Mẹ chỉ nói con không thích hợp với công việc. Bách ấy bảo con qua bên ấy cho bác hỏi. Con liệu cách trả lời cho khéo nhé. − Đi ngay bây giờ hả mẹ? − Để lát nửa đi, bây giờ bên ấy đang ăn tối, chắc ông ấy muốn tạo không khí gần gũi với con đó. Nhưng mẹ thấy con tránh mặt là hay hơn. Đợi xong rồi hảy qua. − Dạ Khi Thục Phương qua nhà ông Tùng thì đã hơn 8 giờ. Cô ngồi ở phòng khách chờ ông. Thái độ khách sáo chứ không đi lung tung trong nhà như trước nửa. Ông Tùng hơi ngạc nhiên về cử chỉ của cô. Nhưng không hỏi. Chỉ hỏi chuyện chính: − Bác nhận đơn của con rồi, sao tự nhiên con bỏ làm vậy, có chuyện gì không? Thục Phương trả lời như thuộc bài: − Da tại con thấy không thích hợp nữa, con muốn tìm việc khác. Ông Tùng nhíu mày, không tin: − Không thể vô lý như vậy được. Con học mấy năm trời cực khổ, vậy mà mới làm một thời gian đã nghĩ. Con phải nói thật với bác, con có buồn chuyện gì không? − Dạ không! − Chậc! lý do vô lý quá, bác không đồng ý. Bác hỏi con Thuý, hai đứa có xích mích không, thì nó bảo hỏi thằng Duy. Con phải nói thật với bác, có phải hai đứa giận nhau không? − Dạ không có, chỉ tại con không thích nghề này nữa, con định sẽ xin làm việc khác. Hỏi mãi mà Thục Phương cứ một mực trả lời như vậy, ông Tùng lắc đầu nhượng bộ: − Thôi được con muốn dấu bác thì thôi. Nhưng nếu mai mốt muốn trở lại làm việc thì nói với bác lúc nào bác cũng sẳn sàng lo cho con. − Dạ, thưa bác con về. Thục Phương lập tức đứng dậy đi ra cửa. Nhưng ngay lúc ấy Diệp Thuý đi xuống: − Khoan về Phượng, tao chờ mày nảy giờ, Lên phòng tao nói chuyện đi. Thục Phương lắc đâu: − Thôi ngồi đây được rồi hay là qua bên tao đi. Diệp Thuý ngồi xuống cạnh cô: − Ở lại đi, việc gì phải tránh mặt ai, so với thiên hạ, mày đủ tư cách ở nhà này hơn đó. Mà hôm nay mày đi đâu vậy, tìm mấy lần không gặp. − Chắc tao đi chợ với mẹ tao, ngoài ra không có đi đâu cả Cô lặng lẽ suy nghĩ rồi quyết định nói: − Hôm trước tao gọi cho mày, nhưng Thu Thanh nó bảokhông có mày ở nhà, trong khi tao vừa thấy mày với anh Thạnh ngoài sân. Ban đầu tao tức lắm, nhưng rồi nghĩ lại, có thế lúc đó mày đi đâu, tao muốn biết lúc đó mày có ở nhà không? − Tao chẳng đi đâu cả. Con này thật quá lắm. Và Diệp Thúy đứng bật dậy. Thục Phương chưa kịp hiểu gì thì cô đã đi băng băng về phía phòng Thu Thanh, quát lớn: − Thanh, ra đây nói chuyện mau, ra đây. Thục Phương hốt hoảng: − Mày làm gì vậy Thuý, làm gì ầm ỉ lên vậy? Nhưng Diệp Thuý đã như nổi cơn thịnh nộ, cô đập cửa rầm rầm: − Ra đây nói chuyện mau, đừng hòng trốn được tao. Cánh cứa mở hé ra, rồi Thu Thanh ló đầu ra: − Chị muốn hỏi gì? Diệp Thuý đẩy cái rầm, làm cánh cửa mở toang Cô la lớn: − Ra đây đi, đừng có rúc trong đó trốn tránh, mày mà sợ ai để làm bộ rụt rè chứ. Ngay lúc đó mọi người trên lầu chạy xuống: − Chuyện gì um sùm vậy Thúy? Thục Phương đứng chết trân nhìn cảnh trước mặt. Ý nghĩ mình là nguyên nhân gây xô xát khiến cô lạnh toát cả người. Cô đâu có ngờ Diệp Thuý nóng nảy thế. Cô chưa biết nên về hay ở thì Vũ Duy đã nhìn cô bằng vẽ nghiêm lạnh: − Lại là cô, cô vừa nói gì với Diệp Thuý nửa đây? Thục Phương cứng họng, không trả lời được. Cô mở lớn mắt nhìn Diệp Thuý bốc cháy như hoả diệm sơn: − Có mặt mọi người ở đây mày trả lời đi, tại sao hôm đó Thục Phương gọi điện cho tao mà mày bảo tao không có ở nhà? trả lời đi, mày muốn gì? Thu Thanh liếc nhìn Vũ Duy như cầu cứu. Rồi nói với vẻ sợ sệt: − Tại vì em tưởng chị không có ở nhà. − Nói láo lúc mày cầm điện thoại là tao đang lên cầu thang. Tao cố nhìn xuống và thấy mày ngó lên. Lúc ấy tao thấy là lạ, nhưng không hỏi. mày dám nhận là mày nói láo không? − Em không biết thật mà, em nói thế để làm gì chứ. Chuyện của chị với chị Phương đâu liên quan đến em, em cản để làm gì. Diệp Thuý quát lên: − Để làm gì hả, vì mày sợ tụi tao qua lạivới nhau. Mày sợ Thục Phương qua đây. Nói thẳng ra là mày muốn hai nhà cắt đứt nhau, để mày yên tâm. − Chị nói xa xôi gì em không hiểu, em không nghĩ như vậy đâu, thật mà. Diệp Thuý quát lớn: − Đừng đóng kịch, mày chỉ gạt được ba tao với anh Duy, chứ không gạt được tao đâu. Mày biết trước đây anh Duy quen với Thục Phương, nên luôn sợ anh ấy gặp nó. Thu Thanh một mực lắc đầu: − Em không biết chuyện đó mà, em thật tình không biết gì cả mà. − Nói lao đồ cáo già, đồ cưa sừng làm nghé. Thấy Diệp Thuý lồng lộn, ông Tùng nạt lớn: − Con làm gì vậy Thuý, chuyện đâu còn có đó, từ từ nói không được sao. Bà Tùng chen vào: − Đừng la lớn vậy con, bình tỉnh nói từ từ thôi, mẹ tin con mà. Vũ Duy khoanh tay đứng tựa cạnh bàn theo dõi câu chuyện. Thỉnh thoảng anh ném cho Thục Phương tia nhìn giận dử. Khiến cô khổ sở không biết phải cản Diệp Thuý thế nào và Diệp Thuý thì đang ngùn ngụt cơn tức nên tiếp tục hét khan giọng: − Từ trước giờ tao nhịn quá rồi, vì bởi có nói ra thì cũng không ai nghe. Mày lúc nào mà không được bảo che. Nên càng ngày càng lộng hành. Trước mặt mọi người mày làm như nhũn nhặn lắm. Nhìn sau lưng mày có coi tao ra gì, lột mặt nạ ra đi. Thu Thanh nín thinh cụp mắt nhìn xuống gạch. Ông Tùng lại nạt Diệp Thuý: − Con quá đáng lắm nghe Thuý, nãy giờ nhịn như vậy chưa đủ sao. Diệp Thuý muốn nhảy dựng lên: − Trước mặt mọi người nó làm ra vẻ bị hiếp đáp, nhưng sau lưng thì đâm thọc đủ chuyến, ai cũng bảo con hung dữ ăn hiếp nó, sao không nhìn lại nó hết vậy. Bà Tùng thở dài rồi lắc đâu ngán ngẩm. Vũ Duy lên tiếng: − Em nói hết chưa bây giờ bình tỉnh nói chuyện đi. Đầu đuôi ra sao? − Anh nghe rồi đấy hỏi lại làm gì. Nếu có xót ruột cho nó thì anh giải thích đi. Anh gỉai thích giùm tôi tại sao Thục Phương gọi điện cho tôi mà nó gạt đi chứ. Nó lấy quyền gi mà không cho bạn bè gọi tôi. Vũ Duy ôn tồn: − Tại sao Thu Thanh phải làm chuyện đó nhỉ. Cô ấy không biết em ở nhà. Chuyện đơn giản mà em làm ầm ỉ lên vậy sao. Diệp Thuý quay phắt lại: − Tôi biết chắc khi mở miệng ra chắc chắn anh nói như vậy. Hở miệng ra thì bênh vực tôi chán nghe câu đó lắm rồi, đừng có sủa nửa. Vũ Duy có vẻ giận. Anh nghiêm mặt: − Em quen thói hồ đồ rồi phải không? Bà Tùng cũng rày Diệp Thúy: − Đừng hổn với anh như vậy con. Thục Phương nhìnDiệp Thuý tội nghiệp. Cô nóng nảy như thế, chắc chắn chỉ nhận được ác cảm của mọi người. Làm sao ông Tùng hiểu được đằng sau câu chuyện. Trước mặt ông chỉ thấy một Thu Thanh hiền lành nhẩn nhịn. Bị hiếp đáp lý giải như vậy lô gích quá. Diệp Thúy thua cuộc là đúng rồi. Bởi vì ai mà tưởng được Thu Thanh dám lộng hành, khi bản thân cô phải ở nhà người ta. Nếu cô là Diệp Thuý chắc cô sẽ tức triền miên, và bỏ nhà đi cho rồi. Nhưng Diệp Thuý hình như không nhận ra tình thế bất lợi của mình. Cô tức không vạch mặt được Thu Thanh. Càng tức vì hai người lớn đáng kính cứ bênh vực cô ta chằm chặp. Cả hai bảo vệ cô ta cứ thể thấy một con dê con bị móng vuốt của một con sói. Ý Nghĩ đó làm cô càng muốn điên lên. ô hung hăng nói tiếp: − Hôm nay tao phải nói cho biết, mày nói tại sao mày cứ lục lọi phòng tao. Mày lấy quyền gi mà xâm phạm người khác như vậy. Chưa hết, mỗi lần anh Thạnh đến chơi thì lượn qua lượn lại trước mặt anh ấy nhõng nhẽo. Đồ lẳng lơ. Mày tưởng mấy lần mày gặp riêng anh ấy tao không biết sao. Thu Thanh bụm mặt: − Chị gán cho em chuyện kinh khủng quá. Diệp Thuý gạt ngang: − Đừng chối, chính miệng dì Ba kể lại cho tao nghe. Dì ấy đã rình nghe mày nói chuyện với anh Thạnh và anh ấy cũng đã nói như vậy, có không? − Em không có thật mà, anh Thạnh thương chị, làm sao em dám như vậy chứ. − Làm sao thì ai biết được, ý đồ của mày mà. Nhưng chuyện đó bỏ qua đi, từ đây về sau, cấm mày mượn danh tao để sai dì Ba chuyện này chuyện nọ. Hôm nọ khuya như vậy mà sai người ta đi mua cho mày hộp kem. Đày người ta vừa thôi, đừng sử dụng quyền hành bừa bải như vậy. Giọng Vũ Duy bạt đi: − Nói hết chưa Thuý, em thấy Thu Thanh có trả lời câu nào không. Đừng lấn lướt quá đáng như vậy. Ông Tùng cũng nghiêm khắc: − Ba không đồng ý con như vậy nghe Thuý, Thu Thanh đến ở đây, coi như nó cũng là một thành viên trong gia đình. Ba coi mọi người đều bình đẳng, con đừng có đố kỵ hẹp hòi như vậy. Vũ Duy nói tiếp: − Em quen được nuông chiều rồi, và em muốn là người duy nhất được cưng, không chịu để ai san se hết phải không. Đừng có ích kỷ như vậy, em lấn lướt Thu Thanh quá đáng lắm rồi đó. Diệp Thuý quay phắt lại, quắc mắt quát vào mặt Vũ Duy: − Tôi đã bảo không muốn nghe anh nói, anh nghe chưa, khép cái mỏ lại đi. Đối với tôi bây giờ, giá trị anh không đáng một xu. Tôi chỉ nể nếu anh xứng đáng là người anh. Anh bị con gái xỏ mũi như vậy, tôi coi là đồ rác rồi, đừng có lên mặt dạy đời tôi. Vũ Duy giận điên người: − Câm họng lại. Không bình tỉnh nổi nửa, anh bước đến, dang tay tát thẳng vào mặt Diệp Thuý, khiến cô té nhào xuống đất. Bà Tùng hét lên: − Duy. Vũ Duy vẫn chưa hết giận: − Con này không dạy là nó quá quắt lắm. Diệp Thuý cũng không phải hiền, cô đứng phắt dạy lao đến cầm chiếc bình ném thẳng vào Vũ Duy. Anh né người tránh được. Nhưng anh chưa trúng tên thì Diệp Thúy chưa hài lòng, cô nhào đến giựt dây điện thoại, ném tiếp ống nghe. Bà Tùng năn nỉ: − Đừng làm vậy con, sao con hổn với anh quá vậy. − Hắn ta không xứng đáng làm anh con. Con không có thứ anh mê gái như vậy. Ông Tùng quát lớn: − Con này càng lớn càng mất dạy, mày ra khỏi nhà tao ngay. Diệp Thuý hung hăng vang tay: − Ba khỏi đuổi, để nhà này lại cho mấy người thờ nó đi, tôi đi đây. Có chết tôi cũng không về cái địa ngục này đây. Cô lao ra cửa như cơn lốc. Thục Phương bàng hoàng nhìn theo rồi gọi lớn: − Đừng chạy ra đường Thuý. Cô định chạy theo nhưng Vù Duy đã kéo mạnh tay cô lại: − Để nó đi đi, mặc nó muốn làm gì thì làm. Còn cô nữa, cô qua đây làm gì nói mau. Thục Phương rối trí lên, chưa biết phải trả lời thế nào, Cô lấp bấp: − Bác Tùng gọi tôi qua, tôi... Vũ Duy nạt ngang: − Nếu cô không qua đây tọc mạch, thì đã không có chuyện gì xảy ra. Cô cứ muốn trong nhà nầy sóng gió thì mới chịu phải không? Tôi cấm cô từ đây về sau không được qua đây nửa nghe chưa? Thục Phương đứng chết dí một chổ, không mở miệng được. Bà Tùng vội can thiệp: − Sao con nói với nó như vậy Duy, con kỳ cục lắm nghe. − Tại cô ta bắt con phải như vậy, nếu cô ta không xúi giục con Thuý thì đã không có chuyện gì xảy ra. − Tại cô ta bắt con phải như vậy, nếu cô ta không xúi giục con Thuý thì đã không có chuyện gì xảy ra. Con cư xử như vậy là còn nhẹ lắm đó. Bà Tùng quay qua Thục Phương: − Anh con hơi nóng nên nói bậy, đừng để bụng nghe con. Thôi con về đi, mai bác qua chơi với mẹ con. − Dạ Thục Phương đi ra cửa, cô nghe lóang thoáng tiếng bà Tùng. − Con nói năng không giử lời vậy Duy, nếu bác Thục nghe được thì bác ấy nghĩ sao. Cô quay lại nhìn, Vũ Duy phẩy tay, quay mặt đi chổ khác như không muốn trả lời. Anh đến bên cạnh Thu Thanh an ủi. Bà Tùng thở dài đi lên. Thục Phương mín miệng, lầm lũi đi về nhà. Bây giờ cô mới ý thức v ề sự tai hại mà mình gây ra. Nghĩ tới Diệp Thúy Thục Phương đâm ra hoang mang. Không biết giờ này nó đi đâu. Khuya khi Thục Phuơng đã lên giường thì nghe tiếng chuông gọi cửa. Cô vội chạy ra balcon nhìn xuống. Dưới đường Diệp Thuý đang khoanh tay trước ngực, tựa lưng vào cổng chờ. Đầu gục qua một bên như quá mệt mõi. Thục Phương chưa kịp chạy xuống thì chị Sáu đã mở cổng. Cô chạy ra cầu thang đón Diệp Thuý đang thất thểu đi lên phòng. Nói ngắn gọn: - Tối nay tao ngũ ở đây. Thục Phương để tay lên ngực: - Nảy giờ tao lo muốn chết,mày đi đâu vậy. - Ở ngoài đường. Thục Phương mở tủ lấy chiếc áo ngủ, đưa DIệp Thuý: - Thay đồ đi Diệp Thúy lặng lẽ mở nút áo. Cử chỉ của cô bây giờ không hung hăng như lúc nảy nửa. Hình như sau khí đã trút hết nộ khí, cô trở lại trạng thái ức chế mệt mõi. Cô nằm xuống giường cười nhếch môi: - Bao giờ con nhỏ đó còn ở trong nhà thì tao sẽ không về đó nữa. Ba tao thương con người dưng hơn con gái mình thì tuỳ ông ấy. - Lẽ ra lúc nãy không nên làm như vậy, chuyện có gì đâu mà mày đùng đùng lên thế. Diệp Thuý cười gằn, hai mắt rực lên như sẳn sàng nuốt Thu Thanh, nếu cô nàng đứng trước măt. Cô gằng giọng: − Đúng chuyện đó không có gì lớn nhưng tao quá sức chịu đựng rồi. Đó chỉ là phản ứng mà tao đã bị tích trụ từ trước giờ. Mày không biết nó đáng ghét thế nào đâu. Cứ làm ra vẻ tiểu thư chảnh choẹ với người làm. Nhưng tức cái là nếu tao nói ra thì không ai tin, ai cũng bảo tao ganh tị với nó, tao hẹp hòi ích kỷ. Tức không chứ. − Thì thôi tốt hơn hết là đừng quan tâm tới nó nữa. Cô suy nghĩ một lát rồi hỏi nghiêm chỉnh: − Mày bình tĩnh nhìn lại xem, mày ghét nhỏ Thanh ở điểm nào, có phải vì bênh tao không? − Ban đầu thì có, nhưng chỉ là không thích thôi. Tao đâu có khe khắt với con nít như vậy. Nhưng nếu nó biết điều một chút đi, nó biết nó ở nhờ vả nhún nhường một chút thì tao sẳn sàng coi nó như bạn. Đằng này nó cứ dựa vào anh Duy mà coi tao không ra gì không tức sao được. Im lặng một chút, Thuý long mắt lên nói tiếp: − Mày còn nhớ lần ở Đà Lạt không, lúc mày mới đề nghị đi uống nước thì nó lập tức đòi anh Duy đưa xuống hồ. Nó muốn giành giật tình cảm kiểu vậy đó. Chuyện đó xấy ra thường xuyên với tao lắm, mà lần nào anh Duy cũng chìu nó. Mày thấy tao ghét nó có đúng không? Thục Phương chuyến đề tài: − Mày định bỏ đi luôn à? − Ừ. − Làm vậy có găng quá không? − Hứ, cho nhà tao sáng mắt. Tao sẽ không trở về đó nữa. Bao giờ đám cưới tao sẽ đãi nhà hàng, mời bà con đến khách sạn trong ngày rước dâu, chỉ có mẹ tao dự thôi. Sau đó thì đi luôn. Thục Phương nhìn Diệp Thuý, kinh hãI: − Mày nghĩ chuyện gì kinh khủng vậy? − Nhưng tao sẽ làm như vậy, tao nói là làm mà. Thục Phương ngồi bó gối, lẳng lặng suy nghĩ. Đúng là Diệp THuý quá dữ. Khí ghét hay đau khổ, nó thế hiện dữ dội chứ không chịu đựng như cô. Cô để cho nổi buồn lặng vào trong, tự mình dày vò mình. Còn nó bộc phát gay gắt lên, làm cho mọi người phải điêu đứng. Nhưng phản ứng cách nào thì cũng khổ. Chỉ có Thu Thanh là sung sướng. Thục Phương ngẩn đầu lên: − Vậy mày ở nhà tao đi, chắc mẹ tao không đuổi mày về nhà đâu, mẹ tao biết mày không ưa nhỏ Thanh mà. Thôi ngủ đi. Thục Phương với tay tắt đèn, Diệp Thuý cũng không nói chuyện nửa. Cô nhắm mắt, ngáp dài đầy vẻ mệt mỏi. Thục Phương cũng nằm xuống, nhưng không ngũ được. Cô ôm chiếc gối vào lòng, mở mắt nhìn về phía cửa sổ. Cánh cửa đóng im ỉm. Từ lâu rồi cô không còn đứng đó nhìn qua phòng Vũ Duy nửa. Và sau này cũng vậy. Chuyện lúc nãy đã cắt phăng mối quan hệ hai mươi mấy năm tốt đẹp. Nghĩ lại cứ như cơn ác mộng. Thục Phương mở cửa xe, bước đến bấm chuông rồi đứng chờ. Phía cổng bên kia, Thu Thanh cũng đang về tới. Thục Phương thoáng nhìn cô nàng. Rồi nhìn chổ khác như không thấy. Sau lần xô xát đó cô không đủ sức để lich sự với cô nàng nửa. Thu Thanh cũng công khai làm mặt lạnh với cô chứ không kín đáo như trước. Cửa mở, Thục Phương đi lên lầu tìm bà Thục. Nhưng bà không có ở nhà. Cô về phòng mình, để nguyên quần áo nằm xuống giường. Ngày đầu tiên đi làm trở lại, cô mệt phờ người. Ở bệnh viện này cô là một bác sĩ vô danh chứ không phải là tư cách con dâu tương lai viện trưởng như lúc trước. Chẳng ai tỏ vẻ kiên nể cô, và rất binh đẳng. Điều đó làm cô thấy dể chiu rất nhiều. Cái bóng của Vũ Duy không còn là nổi ám ảnh mỗi ngày nửa. Nằm một lát Thục Phương ngồi lên, suy nghĩ. Mấy hôm nay cô định gọi điện để cám ơn anh của Bích Trân. Nhưng cứ lần lựa chờ đến lúc đi làm. Bây giờ đã thật sự làm việc rồi, không lý do gì để hẹn nữa. Nhưng nghĩ tới việc gọi điện, cô lại thấy ngán, Bích Trân đã quảng cáo về ông anh khó tính của nó, làm sao mà cô tự nhiên cho được. Nghĩ đến lúc nhấc mày lên, mặt anh ta cau có gắt gỏng, tự nhiên cô thấy chùng lại ngay. Mà làm lơ thì lai không xong. Phân vân một lát, Thục Phương quyết định bấm số mày. Cô nghe tiếng chuông reo không lâu. Rồi một giọng nói vang lên: − Alô. Thục Phương nhỏ nhẹ: − Xin lổi có phải là anh Khang không? − Tôi đây. Giọng anh ta cụt ngủn, có vẻ khô khan quá. Thục Phương muốn gát máy cho rồi. Nhưng vẫn cố gắng: − Tôi là Thục Phương bạn của Bích Trân. Tôi muốn gọi về việc anh đã giúp tôi. Xin lỗi vì làm phiền anh nghe. Nhưng tôi không biết làm cách nào khác cả. − Không biết làm cách khác là sao? − Ơ... tôi... biết gọi như thế làm mất htời giờ của anh. Nhưng không lẽ im lặng, tóm lại, tôi rất cám ơn vì anh đã giúp tôi. − Không đến nỗi nghiêm trọng vậy đâu, cô không nên ngại như vậy. Vậy thôi nhé Thục Phương có dịp gặp sẽ nói chuyện nhiều hơn. Chào nhé. Rồi anh ta gác máy. Mặc dù đã đoán trước nhưng cách cắt điện đột ngột đó vẩn làm Thục Phương thấy hụt hẩng. Cách nói của anh ta rất ngọt ngào lịch sự, nó không làm cô thấy nặng nề. Nhưng vẩn có cảm giác mình đã làm phiền người khác. Cô thở nhẹ như trúc được gánh nặng. Rồi quay ra thay đồ. Cám ơn một người mà phải chịu bị tinh thần đến thế, nghĩ lại thấy hời buồn cười. Nhưng cuối cùng cô cũng đã làm xong nhiệm vụ. Chẳng còn gì để áy náy nửa. Cánh cửa chợt bị đẩy cái ào. Không quay lại Thục Phương cũng biết đó là ai. Vì nếu đi đứng nhẹ nhàng thì sẽ không còn là Diệp Thuý nữa. Thấy cô, Diệp Thuý có vẻ ngạc nhiên: − Sao về sớm vậy, tưởng đến gần tối mày mới về chứ. Sao, chổ này vui không? − Mới vào chưa quen biết với ai cả, không buồn cũng không vui. Diệp Thuý nhún nhún mình trên mặt nệm: − Nhưng dù sao ở chổ mới vẫn dễ chịu hơn cái địa ngục ấy đúng không? Thục Phương mỉm cười gật đầu. "Địa ngục" là từ mà Diệp Thuý gọi để ám chỉ bất cứ những việc có liên quan đến Vũ Duy. Bây giờ cô ghét ông anh đáng kính của mình đến nổi chạm mặt cũng không thèm nhìn. Thục Phương thấy cô nàng quá đáng. Nhưng nó đã giận ai thì có trời mà khuyên được. Để cho người đó được sống là may lắm rồi. Đừng có tơ tưởng đến chuyện làm hoà. Rốt cuộc chỉ có bà Tùng là khổ. Đã mấy lần bà qua khuyên Diệp Thuý về, trừ phi Thu Thanh rút lui. Bây giờ thì bà Tùng chịu cảnh rước con gái người dưng về nuôi. Còn con mình thì ở nhà người khác. Bà khổ tâm như đành chiu vì trong chuyện này ông Tùng có vẻ cứng rắn đến mức phi lý. Nhưng đối với Thục Phương và Diệp Thúy, đây là dịp để cả hai tha hồ đi chơi với nhau và có thể nói đủ thứ chuyện mà không bị ai kiểm soát. Như vậy cũng vui. Hôm nay THục Phương tiếp nhận một bệnh nhân khá đặt biệt. Anh ta bị tai nạn xe. Gãy cánh tay và vài vết thương trên khắp người. Vết thương khá nặng. Nhưng anh ta rất bình tỉnh. Sau khi được băng bó. Anh ta đề nghị được nằm phòng đặc biệt. Thục Phương bảo nằm chung với người khác để đở tiền viện phí. Nhưng anh ta dứt khoát không chịu. Và điều kỳ lạ hơn là anh ta không đồng ý để cô gọi điện giúp về nhà. Thái độ anh ta lạnh lạnh, khô khan. Cô thấy khó gần và rất tự lập. Thục Phương làm bệnh phiếu cho anh ta xong. Rồi cô ân cần: − Bao giờ anh cần liên lạc với người thân thì gọi chúng tôi đến giúp. Tình trạng của anh bây giờ cần tuyệt đối giử yên tĩnh. Anh đừng cử động nhiều nhé. − Vâng cám ơn bác sĩ. Thục Phương vừa ra của thì anh ta gọi giật lại: − Xin lỗi tôi muốn uống nước. Cô y tá vội bước đến rót nước rồi kề ly đến miệng anh ta. Thục Phương đi ra khép cửa lại. Vừa đi cô vừa ngẫm nghĩ đến anh ta. Một bệnh nhân thật lạ. Không gọi người nhà vào. Chẳng lẻ anh ta không có thân nhân? Đến trưa cô y tá kể với Thục Phương: − Lúc nãy bệnh nhân ấy bảo em gọi điện về nhà. Anh ấy bảo em phải hỏi kỷ, nếu là ba anh thì cho hay còn không thì thôi. Lạ ghê bác sĩ. Sao anh ấy không gọi mẹ nhỉ, đáng lẽ phải là mẹ chứ. − Anh ta còn yêu cầu gì nữa không? − Dạ không, à quên có chứ. Anh ấy bảo em mua giùm vài tờ báo. − Đọc báo? - Thục Phương mở lớn mắt. − Dạ Thục Phương tưởng như mình nghe lầm. Ở tình trạng dở sống dở chết vậy mà còn đầu óc để đọc báo. Trên đời nầy có những người gang thép như vậy sao. Chắc là thần kinh anh ta bằng thép thật. Từ đó giờ chưa thấy một bệnh nhân nào lạ lùng như vậy. Anh ta được quyền rên rỉ kia mà. Hôm sau đến giờ khám, Thục Phương vào phòng. Khi xem bệnh án, cô tò mò đọc kỷ tên anh ta hơn. Anh ta ba mươi mốt tuổi, tên Hoàng Chương. Nghề nghiệp kinh doanh. Có lẽ nghề nghiệp rèn cho anh ta sự bản lĩnh. Có điều thái độ khó gần thì hơi trái ngược. Đối với người trị bệnh cho mình mà anh ta cũng tỏ vẻ bất cần. Trên đời này không biết anh ta cần ai. Thục Phương cúi xuống xem xét cánh tay bệnh nhân. Những ngón tay sưng to lên, cả bàn tay cũng vậy. Cô quay lại cô y tá: − Em chuẩn bị tháo băng ra. − Dạ Cô quay qua cô y tá đứng kế bên: − Cho băng lại. − Dạ Cô ta đi ra ngoài. Thục Phượng lại cúi xuống quan sát vết thương trên mặt anh ta. Đôi mắt anh ta nhìn khiến cô hơi lúng túng. Nó có vẻ thẳng thắng táo tợn và không cần giấu giếm. Thục Phương cố giử vã thản nhiên. Nhưng đôi mắt tự nhiên cứ chớp chớp. Bối rôi, Cô chưa từng và cũng không quen bị bệnh nhân nhìn như vậy. Nhưng cũng không biết phải cảnh cáo anh ta bằng cách nào. Vì anh ta có làm gì cô đâu. Vả lại có nội quy nào cấm bệnh nhân nhìn bác sĩ Anh ta chợt nói nhỏ: − Bác sĩ có đôi mắt đẹp lắm, tôi rất thích mùi nước hoa của cô. Thục Phương vội đứng thẳng người lên làm như vẽ không nghe. Cô thật sự không tưởng tượng được có một bệnh nhân tán tỉnh mình. Và trong trường hợp này cô cũng không biết làm sao cho anh ta sợ. Tốt hết là làm như không nghe. Khám xong cô vội vã rời khỏi phòng. Và ra đi ra cửa, cô biết ánh mắt anh ta vẫng phóng theo rờn rợn. Phía sau cô, hai cô y ta cười khúc khích nói: − Chưa thấy bệnh nhân nào như ông này, bị thương gần chết mà tỉnh bơ, còn tán tỉnh bác sĩ nữa chứ. Thấy ổng nhìn bác sĩ Phương mà mình đỏ mặt. − Không biết ổng đẹp hay xấu nhỉ? mặt mũi thương tích không lo. Nhìn ổng có vẻ tự tin ghê. Nằm viện mà cứ như nghĩ mát ở bãi biến ấy. Bộ ổng không biết đau sao nhỉ? − Hỏi ổng thử xem. Cả hai cười rúc rích với nhau. Vừa cười vừa bàn tán về Hoàng Chương. Thục Phương nghe hết nhưng vẩn lờ đi. Cô biết mai mốt nhân vật lạ lùng nầy sẽ là đầu đề bàn tán trong khoa. Và anh ta sẽ lôi kéo thêm cô. Hy vọng là anh ta không gây cho cô phiền phức. Thục Phương rất ngán vào phòng của Hoàng Chương. Nhưng mấy cô y sĩ và y tá thì có vẻ rất thích khám cho anh ta. Anh ta để điện thoại di đông trên đầu giường. Nhưng không khi nào xử dụng. Và người túc trực duy nhất trong phòng là bà vú nuôi. Ngoài ra không có bạn bè hay anh em gì đến, ngoài ông bố. Đó là những gì Thục Phương nghe được từ tin đồn. Mà thật lạ, không hiểu tại sao anh ta lại gây xôn xao trong khoa như thế. Và ai đã điều tra hay đến thế. Sáng nay Thục Phương biết thêm một tin. Hoàng Chương quen rất thân với giám đốc bệnh viện. Và mặc dù ông không ra lệnh. Nhưng bác sĩ đến y tá trong khoa đều tự biết phái chăm sóc đặc biệt cho bạn thân của giám đốc. Bởi vì có lúc đích thân ông đến thăm bệnh cho anh ta. Thục Phương cũng không nằm ngoài tâm lý ấy. Thậm chí cô càng sợ Hoàng Chương hơn, vì anh ta cứ nhè cô mà quan tâm, yêu sách. Hôm nay Hoàng Chương có vẻ khá hơn. Nhưng vết thương trên mặt bắt đầu lành. Nhưng mặt mũi anh ta đẹp hay xấu thì cũng không biết được vì băng bó tùm lum. Khi nhóm người bước vào phòng. Hoàng Chương nói thẳng thắn: − Một mình bác sĩ được rồi, tôi không muốn làm phiền nhiều người, các cô có thể ra ngoài. Mọi người đưa mắt nhin Thục Phương, cô cũng ngỡ ngàng: − Nhưng anh còn phải rửa vết thương và thay băng. Hoàng Chương mỉm cười, lần đầu tiên thấy anh cười. Lạ thật khi cười anh ta có vẻ cởi mở hẳn lên dầu chỉ là cái nhếch môi. Vẻ khó khăn biến mất. Anh ta lắc đầu: − Tôi nghĩ bác sĩ làm được đều đó đúng không? Thục Phương đành khoát tay bảo mọi người đi ra. Cô xăn tay áo lên, bắt đầu lấy bông băng. Khi cô định gỡ lớp băng trên mặt anh thì anh chặn lại: − Bác sĩ này cô có thể bỏ khẩu trang ra không? Thục Phương rụt tay lại, mở lớn mắt nhìn anh: − Nhưng đây là yêu câù của bệnh viện. − Tôi không quan tâm điều đó, chỉ thấy hơi tự ái, cô sợ vi trùng hay sợ tôi vậy? Giọng anh trở nên mệnh lệnh: − Bỏ ra đi. Thục Phương lẳng lặng kéo khẩu trang xuống. Để lộ ra một khuôn mặt đỏ bừng, không biết vì tức hay vì xấu hổ. Cô thừa biết đó chỉ là một lý do để anh ta nhìn mặt cô. Cô cúi xuống gần anh ta chăm chú làm việc. Còn anh ta thì chăm chú quan sát cô. Cái nhìn làm cô thấy như da mặt bị kim châm. Cô nghiêm nghị nhìn lại anh ta như cảnh cáo. Hoàng Chương phản ứng bằng một nụ cười: − Nhìn một khuôn mặt xinh đẹp, bao giờ thân kinh cùng đở căn thắng. Nếu những ngày đâu bác sĩ không mang khấu trang chắc tôi đỡ đau đớn hơn nhiều. Thì ra anh ta cũng biết đau. Thục Phương nghĩ thầm nhưng vẫn tiếp tục im lặng. Hoàng Chương nói tiếp: − Có thế gọi tên bác sĩ được không? bác sĩ Phương? − Anh cứ tự nhiên. Thục Phuơng đứng thẳng người lên. Cô xoay người qua để lấy chai thuốc, chuyển xuống vết thương ở ngực anh. Hoàng Chương cũng ngồi thẳng người lên. Vô tình khuôn mặt anh đối diện với mặt cô. Gần đên mức nghe được hơi thở của nhau. Rỏ ràng anh ta không hề coi mình là bệnh nhân. Ý nghĩ đó làm cô càng nghiêm nghị hơn. Cô bôi thuốc thật nhanh rồi băng lại. Nhưng Hoàng Chương hình như không đế ý thái độ của cô. Anh hỏi thản nhiên: − Tôi làm phiền cô thế này là nhiều hay ít vậy cô Phương? Câu hỏi làm Thục Phương không thể không cười: − Tương đối nhiều, nhưng tôi xem như đây là thực tập, nếu mở phòng mạch riêng thì tự tôi cũng phải làm chuyện này thôi. − Vậy vô tình tôi đã tạo điều kiện cho cô sao? − Nếu anh đã gợi ý như vậy, thì tôi không thể làm ngơ nữa, cám ơn có đủ không? Hoàng chương bật cười: − Đủ, tính tôi không đòi hỏi gì nhiều đâu. "Vô duyên không thể tưởng". Thúc Phương nói thầm. Nhưng cái cách cách trơ lì của anh khiến cô thấy tức cười. Nói chuyện với anh rồi, cô thấy không có gì đáng sợ lắm. Anh ta không khó khăn như cô tưởng. Nhớ lại lúc mới nhập viện cô thấy hình như có hai người trong cùng một anh ta. Nếu cứ thế này thì đến lúc ra viện, anh ta sẽ trở thành bạn chứ không chỉ là người từng là bệnh nhân của cô. Xong các vết thương nhỏ, Thục Phương xem bản phim chụp vết thương bị gảy. Vẫn chưa có dấu hiệu lành. Cô quay lại Hoàng Chương: − Anh có thấy khó chịu lắm không? − Khó chịu à? Tất nhiên. Thậm chí có lúc tôi muốn quăng mọi thứ trên tay ra. Cô cười dịu dàng: − Anh ráng chịu vậy nhé. Bây giờ chưa tháo băng được đâu. − Tôi biết, không cần dỗ dành tôi như đứa trẻ thế, thưa bác sĩ Thục Phương hơi ngượng. Đúng là cô an ủi không đúng đối tượng rồi. Với ai thì được, nhưng Hoàng Chương thì không. An ủi một người vững vàng như anh thì chẳng khác nào bảo một pho tượng đừng khóc. Thừa ơi là thừa Xong công việc, Thục Phương kéo khẩu trang lên mặt rồi tự mình đẩy xe đi ra. Khi cô đến cửa. Hoàng Chương gọi lại: − Thục Phương. Cách gọi thân mật của anh làm cô thấy là lạ. Nhưng không tỏ cử chỉ gì, chỉ quay lại, nhỏ nhẹ: − Anh cần gi ạ? − Khi nào vào phòng tôi, cô nhớ bỏ khẩu trang ra, được chứ? Thục Phương phân vân một chút rồi gật đầu: − Vâng. Cô định đi ra như anh lại lên tiếng: − Khoan, còn một yêu câu nửa. − Anh nói đi. − Tôi chỉ muốn một mình cô vào khám thôi, tính tôi không thích tiếp xúc với nhiều người lạ, hiểu chứ? Thục Phương cắn môi, phát tức lên vì yêu cầu quá đáng của anh ta. Nhưng nhớ đến ông giám đốc cô không thể không gật đầu: − Dạ, tôi hiểu. Nhưng những ngày tôi không trực, phiền anh để người khác khám vậy. − Tôi chưa thấy cô bác sĩ nào có phong cách dịu dàng như cô. Hoàng Chương thay câu cám ơn bằng một nhận xét làm đá cũng phải mềm lòng. Và Thục Phương đồng ý bỏ qua cho anh về cách ra lệnh hơi ngang ấy. Cô gật đầu chào anh, rồi vội đi ra. Buối chiều Thục Phương về hơi trể. Khi cô vào cổng thì thấy Phú Thạnh và Diệp Thuý ngồi ở băng đá. Từ khi Diệp Thuý dời qua nhà cô thì Phú Thạnh cũng xem đây là nhà Diệp Thuý. Một tuần anh đến thăm nó ba lần. Chỉ có Vũ Duy và ông Tùng là tuyệt đối trừng trị cô nàng tới cùng. Cả hai không hề lên tiếng yêu cầu nó về nhà. Và Diệp Thúy vốn cứng đầu, đã chống hai người đó tới cùng. Khi Thục Phương vào sân thì vừa lúc Phú Thạnh cũng đứng dậy ra về. Cả hai chào nhau bằng một nụ cười thân mật, Thục Phương đến ngồi xuống cạnh Diệp Thúy: − Chiều nay không đi chơi sao? − Không, chiều nay ảnh có hẹn với khách hàng. Này, mày có biết anh Duy nói gì với ảnh không? Thục Phương hỏi miển cưởng: − Nói gì? Diệp Thúy vung tay, như còn hừng hực cơn tức: − Khi ảnh bảo anh Duy khuyên tao về nhà, và Thu Thanh nên nhún nhường chìu tao một chút, thì ông Duy bảo cứ để tao rời khỏi nhà cho biết khổ. Mày xem có chịu nổi không. Thục Phương lặng thinh. Thời gian sau này cô không hề muốn nghe bất cứ chuyện gì có liên quan đến Vũ Duy. Bởi vì nhớ đến chỉ thấy đau khổ bất lực. Với cô, nếu không làm gì để trừng phạt được về nổi đau mà người ta gây ra cho mình thì cách hay nhất là đừng nhớ đến họ nữa. Diệp Thúy không không biết rằng cô đang triền miên vật lộn với sóng gío trong lòng mình để cố lãng quân Vũ Duy. Dù làm điều đó không phải là dễ dàng. Thấy vẻ mặt trầm ngâm của Thục Phương, Diệp Thúy nhăn mặt: − Sao mày không nói gì hết vậy, tao đang tức muốn điên lên đây. Đồ ông anh vô lương tâm. Không chừng tao rời khỏi nhà là ông ấy nhẹ nhàng lắm. Vì không có ai quậy Thu Thanh quý hoá của ổng. Cô nghiến rằng,mắt như đổ lửa: − Được rồi, vậy thì để tao về quậy cho ba lỡ ghét rồi thì cho thấy ghét luôn. Tao sẽ phá tan hoang phòng của nó. Xem nó làm gì cho biết. Cô hung hăn đứng dậy, nhưng Thục Phương kéo tay cô lại: − Mày đi đâu vậy. − Về nhà quậy nhỏ Thanh. − Thôi đi Thúy. Đừng làm mọi người nhức đầu nữa. Mày càng làm dữ thì ba mày với anh Duy càng tội nghiệp nó thôi. − Chứ anh Duy nói như vậy có tức không. Em mình mà mình không lo đi lo cho người dưng. Đồ khôn nhà dại chợ. Thục Phương chưa kịp trả lời thì chợt thấy Vũ Duy. Anh đang mở cánh cổng nhỏ bên tường, đi qua sân nhà cô. Chuyện gì nữa đây? Thục Phương định lánh mặt vào nhà thì Diệp Thúy đã ghì tay cô lại: − Không việc gì phải trốn, ở lại xem ông ta nói gì. Thục Phương gỡ tay cô ta: − Thôi đi, tao không không muốn xen vào chuyện anh em nhà mày đâu. Nhưng Diệp Thúy nhất định kéo cô lại: − Mày phải ở lại phụ tao chửi chứ. Tụi mình nhịn nhiều rồi, bây giờ phải phản công lại cho họ biết. − Nhưng đó là anh mày, suy cho cùng tao vẫn là người dưng. Tao không muốn nói gì nữa đâu. Không có nhu cầu mắng nhiếc ai cả. Vừa nói cô vừa cố gỡ tay Diệp Thúy. Nhưng Vũ Duy đã đi về phía 2 người. Cô đành ngồi im. Và nhìn lãng ra ngoài như không muốn xen vào chuyện của họ. Vũ Duy không nhìn đến cô, anh ngồi xuống cạnh Diệp Thúy: − Anh qua bảo em về. Em ngang bướng bao nhiêu đó đủ rồi, về nhà đi. − Anh ra lệnh cho ai vậy. Ai là em của anh mà có quyền ra lệnh. Không về! − Ở nhờ nhà người khác như vậy, em không thấy bất tiện sao? − Không hề. Ở với bác Thục dễ chịu gấp mấy lần bên địa ngục kia. Đi ra đi vào con cáo ấy tui chướng mắt lắm. Ai ngu thì để cho nó xỏ mủi chứ tôi không ngu. Cô vừa nói dứt câu thì Vũ Duy đã tát cho cô cái bốp vào mặt: − Hổn. Diệp Thúy bật dậy, la chí choé lên: − Anh dám đánh tôi hả. Đồ anh trời đánh, tôi không nhịn anh đâu. Cô ngùn ngụt lên như cơn lửa, đưa mắt tìm kiếm. Rồi bẻ cành hoa sứ định quất vào Vũ Duy nhưng anh giật cây lại, nạt lớn: − Em càng ngày càng quá quắt, không ai chịu nổi. Ngồi yên đó. Diệp Thúy hét điếc cả tai: − Không yên, làm gì anh ăn hiếp em gái mình không vậy. Sao không giỏi ăn hiếp người dưng đi. Dám qua đây đánh tôi nữa hả. Đuổi ảnh về đi Phương. Thục Phương ngán ngẩm nhìn mãi chổ khác. Cô thật sự không biết phải làm sao. Bỏ đi thì sợ Diệp Thúy bị đòn không ai can. Còn ở lại thì cô không chịu nổi. Vũ Duy gằn giọng: − Nếu không sợ mẹ buồn thì anh đã tống cổ em khỏi nhà rồi, chứ không qua đây khuyên lơn đâu.Cứng đầu quá sức.Nói ngọt không nghe, đợi mắng mới biết. − Anh không phảI là anh tôi. Tôi không thèm nghe. Mày đuổi ảnh về đi Phương. Thục Phương chưa kịp trả lời thì Vũ Duy đã quay qua cô: − Còn cô nữa, đáng lẽ phải khuyên bảo nó, thì cô lại dung túng cho nó thêm ngang bướng. Cô tưởng là như vậy là hay lắm sao? Ba tôi có thể chìu cô chứ tôi không chìu đâu Bệnh viện chứ không phải là cái chợ mà thích thì làm, không thích thì nghỉ. Đã đi rồi thì không còn đường về nữa đâu. Cố mà nhớ điều đó. Thục Phương không trả lời, chỉ nhìn anh một cách căm giận, rồi bỏ vào nhà. Cô ngồi rúc trong góc phòng, khóc một cách đau đớn. Bây giờ thì cô nhận ra rằng nghĩ làm chưa phải là cách trốn tránh tốt nhất.Chẳng lẽ lại bỏ đi như Diệp Thúy. Tại sao anh em nhà họ cứ làm khổ cô hoài vậy. Một lát sau Diệp Thúy đi lên, mặt vẫn còn hầm hầm: − Ảnh bắt tao về nhà xin lỗi ba tao. Không có xin xiếc gì cả. Còn bảo tao phải sống hoà thuận với con qủy nhỏ đó nữa chứ. Không bẻ răng nó là may lắm, ở đó mà hoà đồng. Thấy Thục Phương cứ lặng lẽ khóc, cô vung tay lên: − Sao lúc nảy mày không nói gì hết vậy. Ảnh đã nói vậy mà cứ làm thinh. Hứ, ai cần trở lại làm với ảnh chứ. Mày biết lúc nảy tao nói sao không? Tao nói mày khinh ảnh và không bao giờ trở lại bệnh viện đâu. Ảnh không tin và bảo đợi xem Xì! Chủ quan quá. Thục Phương lau mặt, mím môi nói: − Dù mày có chống đối mấy đi nữa, đó vẫn là anh mày. Mày có hiểu điều này không? Mày càng hung dữ thì họ càng bênh vực nhỏ Thanh, đừng hung hăng như vậy nữa. − Nhưng n ịn như mày họ có thấy đâu. Thục Phương nói rời rạc: − Thấy hay không tao không cần thiết nữa, vì cuối cùng tao không phải là người trong gia đình mày. Còn mày thì không thể dứt bỏ mãi được đâu. Diệp Thúy hếch mặt lên: − Được chứ. Như lúc nảy này, tao chỉ còn có mẹ tao, hai người kia tao coi như không có nữa. Thục Phương không trả lời. Nhưng ý nghĩ vì một người lạ mà gia đình bác Tùng chịu xào xáo, cô thấy vô lý kinh khủng. Bộ họ không thấy sao nhỉ? Tại sao mỗi người không tìm cách thỏa hiệp với hoàn cảnh, đợi đến khi sự rạn nứt quá sâu, sợ rằng không còn cơ hội để cứu vãn nữa. Càng nghĩ cô càng thấy sợ giùm gia đình Diệp Thúy.