Một hôm, nhân việc quan rỗi rãi, MDC vào thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ, trang hoàng lộng lẫy, có treo một bức trướng to tướng, trên thêu một con chim sẻ đậu cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên cười. - A, sứ thần "An Nam" thấy lạ lắm phải không? Ha ha! MDC vội thẳng tay kéo soạt, bức tường rách toang, tiện tay xé luôn mấy cái nữa, bức tường rách tung ra từng mảnh rơi lả tả. - Sao ngài lại xé? Sao ngài lại xé bức trướng quý này? Một viên quan hốt hoảng kêu lên. MDC nghiêm nét mặt lại, bảo: - Tôi thấy người xưa chỉ vẽ cây mai, và chim sẻ thôi. Vì trúc là quân tử, chim sẽ là tiểu nhân, nay Thừa tướng lấy trúc với sẽ thêu vào trướng, như vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quí giá nỗi gì? Viên Thừa tướng nọ ức quá, song không có cớ gì để quở trách hoặc bắt đền được. Bấy lâu nay, ông ta đã từng tự hào có bức trướng đẹp và sang trọng này, bức trướng từng tô điểm căn phòng thêm lịch sự, nay bỗng dưng rách tan thành, thật là tai bay vạ gió. Ông ta tiếc rẻ mãi, nhưng chỉ dám xuýt xoa trong lòng. Tối hôm ấy, quan Thừa tướng mời MDC đến uống trà và ngâm vịnh. Ông ta cho bày tiệc trà ở giữa sân để tiếp khách và hóng mát. Dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, chủ và khách ngồi uống trà thân mật, thỉnh thoảng MDdC lại ngâm một câu thơ, chủ cũng ngâm thơ hoại lại. Hai người cân tài cân sức, chẳng ai chịu kém. Đêm càng khuay, cả chủ lẫn khách càng say mê gửi gắm lời thơ của mình vào cảnh tĩnh mịch. Khách lúc nào trong lòng cũng thanh thản, thoải mái thả tâm hồn thơ một vào thơ, vào cảnh thiên nhiên. Chủ đôi lúc lại nhớ đến bức trướng rách trong lòng ấm ức, bực vì gặp ông khách quá thô bạo. Đêm đã khuay, khi tiệc sắp tan, ông ta định trả miếng lại chuyện ban chiều, liền cầm một chiếc chén, lý sự với Mạc ràng: - Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén? MDC thấy câu hỏi thật phi lý, vớ vẩn, lý sự, ông bèn cười mà hỏi lại rằng: - Thưa ngài thừa tướng! Ngài hãy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái gì đã khiến cho thầy tăng thờ Phật? Thừa tướng cười ta xí xóa. Hai người dắt tay nhau đi vào trong nhà,. Vừa bước chân lên bực cửa, thừa tướng lại ra đối: - An khử nữ dĩ thỉ vi gia (Chữ an bỏ chữ nữ đi, thêm chữ thỉ vào thành chữ gia (nhà)). MDC thấy đây là một lối chơi chữ rất thâm hiểm của ông ta. Nói như vậy có nghĩa là nhà Nguyên cần phải xóa bỏ nước An Nam, nhập thành châu huyện của họ. Mạc lập tức đối lại rất sắc bén: - Tù xuất nhân, lập vương thành quốc (Chữ tù bỏ chữ nhân đi, thêm chữ vương vào thành chữ quốc ). Thực ra là chữ đối chữ, ý đối ý, dân ta nhất định xóa bỏ ách áp bức, đèn nén của nước lớn, xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ. Tài Ứng ĐốiLại một lần, mấy viên quan nhà Nguyên cho đào một hố sâu, đan phênh đậy lên, rồi lấp một lần đất mỏng. Hôm sau họ cùng đến mời MDC đi thăm cảnh. Mạc nhận lời ngay, khi đến bờ sông, họ nhường cho ông lên cầu sang sông trước. Nhưng vừa toan cất ngựa lên cầu thì sụp ngay xuống hố sâu. Mấy viên quan nọ cười nói: - Chúng tôi ra cho một vế câu đối, nếu ông đối được thì sẽ kéo lên. MDC gắt: - Thì các ông cứ ra đối chứ sao! Một người bèn đọc: - Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo (gỗ thẳng, cẳng ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng ). Câu này lại toàn là tên người ghép lại: Can Mộc, Hoành Cừ, Lục Giả, Tương Như, Tư Đạo, đều là những nhân vật nổi tiếng xưa nay của Trung Quốc. MDC ở dưới hố, nhân trước khi ngã, có trông sang bên kia sông, thấy một cái đình tựa ở chân núi đối lại: - Đại đình, an thạch, vọng chi nghiễm nhược thái sơn (Đình to, đá vững, nhác trông ngỡ Thái Sơn ). Câu này cũng toàn tên người ghép lại và cũng là những người nổi tiếng xưa nay: Đại Đình, An Thạch, Vọng Chi, Nghiễm Nhược, Thái Sơn. Mấy viên quan nọ phục tài ứng biến mau lẹ của họ Mạc, bèn xúm nhau đở ông lên khỏi hố.