Ai mà biết được tương lai Ngày xưa có bao giờ tôi nghĩ là một ngày nào đó tôi bỏ Việt Nam để sống trên một đất nước hoàn toàn xa lạ. Phải tập ăn những món ăn lạ, tập nói một thứ ngôn ngữ mới mà đã ba mươi năm qua giọng nói tôi đôi khi vẫn còn sặc mùi “nước mắm”! Ngày tôi đi theo chồng, cha mẹ tôi hãnh diện lắm, dù gì ông bà cũng còn cái truyền thống quê hương, "môn đăng hộ đối". Phần tôi, tình yêu "sống dang chết dở" để khỏi mang tội bất hiếu với cha mẹ. Thôi thì "tình chỉ đẹp khi còn dang dở". Cha mẹ "đặt đâu ngồi đó"! Bảo tôi, từ từ rồi thương yêu cũng đến, tôi mong vậỵ Chuyện khó tin, nhưng có thật! Sau ngày cưới, tôi về nhà chồng, đi "làm dâu" cho cha mẹ chồng. Nữa, ở Mỹ làm gì có cái vụ nàỵ Tôi nè, chứng cớ rành rành đó! Tôi về nhà chồng, lại thêm một lần "dở khóc dở cười"! Mẹ chồng, là mẹ ghẻ của chồng tôi nên số tôi được cộng thêm hai chữ "bất hạnh" theo saụ "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương dâu chồng". Sửa chút đỉnh cho vui, chứ thương hay không thương, tôi vẫn làm một đứa con dâu ngoan hiền. Làm trọn bổn phận cho cha mẹ tôi hãnh diện. Ðã đến nước này thì phải làm cho trọn, tuổi bọ cạp của tôi hình như cũng chì và lì lắm! Những ngày tôi được nghỉ sở, cha chồng tôi đi làm, chồng tôi đi học, tôi thường cố "làm quen" với mẹ chồng tôị Nhưng rồi, cũng không chinh phục được, tôi ngồi một góc, mẹ chồng tôi ngồi một góc, mạnh ai nấy nghĩ, mạnh ai người nấy suy, chẳng ai nói với ai một lời nàọ Dù tôi đã cố hết sức gợi chuyện, nhưng rồi thấy mình như "vô duyên". Tính tình mẹ chồng tôi, có cạy miệng cũng không nói, mà hình như ai trong nhà này cũng vậy, cả cha chồng tôị Tôi tức mình một cái là, tôi từ một gia đình đông anh em, mười đứa, lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt. Ðằng này, im lìm như một nghĩa trang, ớn lạnh xương sống. Những lúc như vậy, tôi vả lả vài câu lịch sự với mẹ cho xong, sau tôi xin phép vô phòng tôi, phần bà thì cuối cùng cũng vào phòng luyện phim bộ. Mỗi sáng tôi đi làm, tối về lo cơm nước hầụ Có hôm tôi quên đem thịt từ tủ lạnh ra ngoài chờ hết đông lạnh, để khi chiều về nấu cơm. Thế là có chuyện, dù ở nhà suốt ngày, biết tôi quên bà cũng không màng đem ra giùm tôị Tôi loay hoay vội vàng ngâm thịt vào nước lạnh cho tan đá để làm cơm. Tối đó, trên bàn ăn, bà bảo "thịt đông nấu liền như vậy ăn độc, không tốt"... ái da, tôi nghẹn họng! Nhiều món mang ra thì "gà chiên phải để da, gà xào nhớ bỏ da".... chao ôi, tôi ưá nước mắt. Than chị.. "phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu" biết làm sao đây! Cuối tuần, tôi giặt gĩu áo quần cho mọi ngườị Bây giờ mới biết sống với cha mẹ sung sướng đến bậc nàọ Áo quần, mặc xong, thảy đó, mai mốt có quần áo sạch ngăn nắp trong tủ. Ði học về, chui vô bếp là có cơm ăn, lo gì chuyện "gà bỏ da, gà để da". Ðằng này, khổ ơi là khổ, Mẹ chồng tôi chỉ thích phơi áo quần không xài máy xấỵ Tôi cũng không màng hỏi lý do, thêm buồn! Thế là áo quần giặt xong, tôi máng sân sau phơi, chờ khô, chiều đem vào ủị Còn bao nhiêu điều, những đòi hỏi khó khăn chuyện chợ đò, mua sắm, nước nôi, lau dọn, tôi thấy thiệt "chướng tai gai mắt". Nhất là trên cái đất nước gọi là khá văn minh nàỵ Nhưng, thôi nhé, nói nhiều không tốt. Mọi chuyện cũng đã qua, tôi ngoan ngoãn làm xong phận sự "làm dâu" cho cha mẹ chồng. Cha mẹ tôi được tiếng tốt! Và mọi người thương mến tôi lắm. À, còn ông chồng tôi, thì "công tử bột" hết chổ nói! Ai bảo lấy chồng ở xứ mỹ là 50/50. Tôi không tin! Chờ nhé! 17.08.05 Trần Thị Hà Thân