Bà Diệp vừa xách giỏ rau, cá ra khỏi chợ thì đụng đầu ông Khải: - Bữa nay ông cũng đi chợ à? Gớm, cái chợ này lúc nào cũng đông người. Lúc này tây đen tây đỏ đi chợ này nhiều lắm. Tôi cứ tưởng chỉ có người mình với người tàu thôi, vậy mà đủ thứ người, nhìn ai cũng thấy dữ dữ thế nào ấy. Ông Khải nhìn bà Diệp, vẻ ngạc nhiên: - Bác không thấy là loài người ngày nay đang chung sống với nhau trong một cái làng lớn hay sao? - Ông chỉ được cái hay đùa; mấy tỉ người mà bảo là sống với nhau trong một cái làng, có mà chết bẹp! - Thì với phương tiện truyền thông hiện đại, mình chả cần phải đi tới đâu mình cũng thấy được hết bốn phương thiên hạ mà. Tôi ngồi ở nhà tôi thấy tường tận cảnh lụt ở quê mình, thấy cả hoa hậu áo dài ở Sàigòn trên bục danh dự đang tươi cười giơ bó hoa lên trước đám quan khách hau háu nhìn nữa kià; và chỉ cần bấm nhẹ cái nút điều chỉnh là thấy đủ làng mạc Châu Phi; nhấn cái nút khác là thấy bầy sếu đỏ bay ngang vùng trời nước Pháp,... - Ông này nói chuyện đến là hay! Nói xong, bà Diệp nín thinh. Cả năm nay bà không thèm ngó đến truyền hình. Bà thường nhắc mấy đứa cháu đang tuổi lớn là lúc này ma quỉ chúng nó hoành hoành khắp nơi rồi. Trên máy truyền hình, chúng nó còn hoành hành khiếp nữa. Chả là có lần bà đi đọc kinh tối ở nhà bà bạn gần khu nhà bà trở về thì bắt gặp thằng con trai cùng đứa con dâu của bà đang dán mắt vào coi cái chương trình quái quỉ gì ấy! Bà rụng rời sợ hãi quay mặt đi, cùng lúc thằng con bà vừa kịp chuyển đài. Bà cằn nhằn các con: '' Tivi là tai họa trong nhà đấy các con ạ. Quỉ ở trong ấy đấy!'' Ấy thế mà con vợ nó còn dám giả lả với bà: '' Bên này tây đầm chúng nó văn minh lắm, cái gì họ cũng giải thích rõ ràng, và biểu diễn cụ thể cho mình hiểu. Mẹ không biết chớ cái cô đầm trong chương trình phỏng vấn của đài địa phương mà có lần trước đây mẹ cứ nức nở khen đẹp và hiền như thiên thần đúng ra là... ''gáí' đấy mẹ. Cô ta thật thà và tự nhiên lắm.'' Cô con dâu bà ăn nói cũng hết sức tự nhiên, cứ như dân Ca-na- điên chánh gốc vậy. Thấy ông Khải tính quẹo ra phiá trạm xe buýt, bà vi nhắc: - Tuần vừa rồi không thấy ông đi nhà thờ. Ông nhớ phải năng xưng ti, rước lễ đều đặn ngày chủ nhật và các ngày lễ trọng, và dốc lòng dốc trí nghe lời các cha giảng thì mới mong được rỗi phần hồn. Ông Khải cười, đáp: - Dạ. Bà này chả khác gì các bà chị của ông. Nhưng như vậy mà họ là những người có phước. Họ chẳng phải thắc mắc xa, gần. Hàng ngày bà lo chuyện nhà cho con, cho cháu, và cuối tuần bà sốt sắng đôn đốc mọi người đi lễ nhà thờ. Bà thường nhắc mấy đứa con, mấy đứa cháu: '' Làm gì thì làm, ngày chủ nhật là ngày của Chúa; phải dành ngày ấy cho Chúa. Ham làm cho lắm, quên nhà thờ, nhà thánh, chết mất linh hồn thì phỏng ích gì?'' Vào mùa hè bà cùng với mấy bà bạn trong hi, chiều tối họp nhau đọc kinh râm ran như khi trước bà còn ở Xóm Mới, Gò Vấp. Bà thong thả chờ ngày Chúa gọi về hưởng thánh nhan Chúa trên nước Thiên Đàng. Đúng là nước Thiên Đàng chỉ dành cho những người chất phác, hồn nhiên như con trẻ vậy. Bà nghĩ về ông Khải và cùng lúc vừa thấy thương hại, vừa thấy đôi chút bực mình. Ông ấy chúa là khô khan, mà bà vợ thì chẳng hề thấy bước chân tới nhà thờ. Ngay cả việc chợ búa, hình như bà ta cũng khoán trắng cho đức ông chồng. Đôi lần bà muốn lại căn chung cư của vợ chồng ông Khải, vừa là dịp thăm hỏi cho rõ sự tình, vừa muốn đng viên bà vợ của ông Khải nhưng lần nào ông Khải cũng kiếm cách thoái thác. Riết rồi bà cũng đâm chán. Hơi sức đâu mà trì kéo những những kẻ cứng lòng cho được. Nhưng hễ tuần nào thấy ông ta vắng mặt ở nhà thờ thì bà lại chẳng yên tâm. Không quen biết thì thôi, chớ đi nhà thờ rồi, biết người ta ở gần nhà, mà để người ta chết sa hỏa ngục sao đành. Bà chỉ mới biết vợ chồng ông Khải khoảng một năm trở lại đây khi họ dọn về ở cái chung cư mà chánh phủ dành cho những người có lợi tức thấp. Chung cư này cách nhà vợ chồng thằng con trai lớn của bà một con đường. Nhớ lại buổi tối hôm bà bất ngờ thấy chương trình ''ma quỉ''mà các con bà đã coi, bà but miệng: - Giê-su ma lạy Chúa tôi, truyền thông hiện đại với chả truyền hình hại điện. Bọn ấy là một lũ xa-tăng. - Bác nói sao? - Ồ! Ồ! Tôi không biết, nhưng mà này, ông nhớ đi lễ chủ nhật cho đều nhá. Nhớ xưng ti, rước lễ đều đặn, đừng phạm ti trọng kẻo mất linh hồn. Nói vậy chứ bà cũng thấy ông ta là người hiền lành, mà ra vẻ là người có học. Bà chẳng thấy ông giao du với ai, đâu có giống cái lão ba trợn ở kế bên nhà, cứ mùa hè là phơi trần ra với mấy lão bặm trợn khác ở đâu kéo tới, rượu vào là bắt đầu nói nhăng nói cui chả đâu vào đâu, toàn những chuyện ngày xửa ngày xưa đi lính giữ đồn, tằng tịu giai gái, nghe mà phát khiếp. Vậy mà hắn lại táp vào được với con mụ nạ giòng ở kế nhà các con của bà, mà hôm mới gặp bà cứ tưởng là đào cải lương về già. Bọn này chết đi thì diêm vương kéo ngay chúng vào hoa? ngục. V ề phần ông Khải thì cứ nhớ lại thuở nhỏ mới sáng sớm đã bị bà cụ thân sinh đánh thức dậy đi lễ nhà thờ cũng đủ khiến ông phát sốt, phát rét rồi. Những năm tháng gần đây, mỗi lần đi lễ ngày chủ nhật, ông bắt đầu để ý nhiều hơn đến những bài giảng ở nhà thờ, và cách rao giảng của những vị chủ chiên: có vị Ông nghe và cảm thấy ấm lòng, cảm thấy như được an ủi, nhưng cũng có vị mà mỗi lần nghe xong bài giảng về đến nhà ông muốn phát bịnh; Ông không thấy được lòng khoan dung, nhân hậu của những vị này, mà chỉ thấy ở những vị ấy đức tính của những sĩ quan tác chiến đang xung trận, cùng với cái kỹ năng thuần thục của những người làm marketing ở Âu-Mỹ mà món hàng chính là cấy nỗi lo, nỗi sợ, cùng với những lời răn đẹ Ông thấy tiếc, nhớ đến ông thầy dạy giáo lý những năm đầu trung học - một linh mục người Canada- đã dạy ông mười điều răn của Chúa vào những năm đầu của thập niên 50 bằng giọng nói ấm áp và cái nhìn chan chứa tình người. Vị linh mục ấy đã sống cuc sống giản dị, bình thường chẳng mấy khác đời sống của những người dân VN bình thường khác. Có lần vị linh mục ấy tâm sự: '' VN mới chính thật là quê hương của chạ Cha đã được mọi người trong nhà dòng này yêu thương và quí trọng. Cha muốn được về với Chúa ngay trên quê hương đáng thương và đáng yêu này.'' Nhưng thật đáng buồn là ngài đã bị trục xuất khỏi VN ngay sau khi Cng sản chiếm được miền Nam. Những ngày này, ông chỉ thấy một nỗi ngao ngán dâng đầy. Đã bao nhiêu biến đng đến trong cuc đời. Và những nỗi đau chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay, không chia xẻ được với ai, và cũng chẳng ai muốn chia xẻ với mình trong cuc sống hối hả, vật chất, và gấp gáp nơi này. Và như vậy, có những hôm ông chỉ muốn nằm lì ở nhà, không muốn đến nhà thờ nữa. x x x Ông Khải vừa bước qua cửa nhà thờ chánh toà thì có người níu lại. Ông quay lại, ngạc nhiên khi thấy ông Diệm: - Ủa tôi cứ tưởng ông không có đạo. Mấy năm nay có khi nào tôi nghe ông nói gì về đạo đâu? Mà sao bữa nay lại đi dự lễ thụ phong tân linh mục vậy? - Tôi không có đạo, nhưng có ông bạn cùng viết cho một tờ báo bên Mỹ, có người em chịu chức ngày hôm naỵ Ông ta thấy tôi viết một đôi bài báo liên quan đến vấn đề tôn giáo, mà không phải là người quá khích, ông ta mời tôi đi cho biết. Tôi đã đi đến nhà thờ ở bên này một vài lần, một vài nơi vào những ngày chủ nhật, nhưng nhìn chung chỉ thấy tây, đầm già chớ không thấy đông người như ở nhà thờ VN mình ở một vài nơi trong tỉnh này. Ông Khải ghé tai nói nhỏ: - Nói thật với ông tuy tôi đạo gốc nhưng là người khô khan lắm. Hôm nay có đứa cháu một ông anh họ thụ phong linh mục, mà ông bà ấy ở xa đến nên tôi với bà vợ tôi mới đi. - Chị đâu? - Bà ấy vào trước rồi. Có lẽ bà ấy ngồi chung với các người kia. Tôi kiếm chỗ gởi xe đến gần 20 phút mới có chỗ nên vào trễ đấy ông. Ông Diệm: - Tôi không ngờ nhà thờ này lớn và đẹp quá chừng; mà trời! người đi dự lễ đông nghẹt, đủ các sắc dân. Tôi phải chịu giáo hi Công giáo của mấy ông là một giáo hi hoàn vũ thật sự. Không có thứ tình cảm nhân loại trong giòng sống của giáo hi thì làm sao mà giáo hi lại đã có thể hi tụ nhiều sắc dân đến thế trong một buổi lễ như ngày hôm naỵ Đến đây, tôi thấy rõ sức mạnh của giáo hi này. Ông Khải: - Đứng đây chỉ thấy người thôi, mình lên trên kia có chỗ ngồi. Ông có giấy mời mà. - Ừ, mình lên trên đi. Hai người chen lên được khu dành cho khách mời nhưng nhìn quanh ghế nào cũng đã chật người. Ông Diệm: - Tôi thấy chị ngồi phiá trên kia kià, nhưng chẳng có ghế nào còn trống cả. Nếu mình kiếm được chỗ ngồi sợ không nói chuyện được với nhau. Hay là mình đứng luôn ở đây, cạnh ct lớn này mà lại tiện. Ông không ngại chứ? Ông Khải nhìn quanh: - Nhúc nhích gì nổi nữa. Đông quá. Cách đây vài năm tôi cũng đi dự lễ thụ phong linh mục của một người quen ở nhà thờ chánh toà ở Montréal. Hôm ấy cũng đông và trang trọng lắm nhưng không đông như ở đây, hôm nay. Ông Diệm nhìn lên trên chánh điện. Những vòm cửa kiểu gothique phiá sau với những ô kính đủ các loại màu- những màu rực rỡ xen với những màu trầm dịu, ghép thành những tác phẩm nghệ thuật diễn tả những cảnh và người ghi trong Kinh Thánh. Ông tì người vào cây cột bên cạnh, và ngước lên phiá trên. Ông quay qua ông Khải: - Nhà thờ này có lẽ đã được xây cất cả thế kỷ naỵ Khí hậu vùng này gần nửa năm lạnh mà xây nhà thờ lớn và nguy nga thế này thì vài chục năm chưa chắc đã xong. - Nhà thờ trên Montréal còn lớn hơn nữa, và bà chị tôi năm ngoái đi qua La-mã ( Roma) cho biết nhà thờ Thánh Phao- lồ ( Paulus) lớn và đẹp không tưởng tượng được. Tôi không để ý lắm đến những kiến trúc tôn giáo, nhưng ngay lúc này có thể tôi phải nói ngay với ông nỗi xúc động của mình: nếu không có một soi sáng đặc biệt nào đó về mặt tâm linh, làm sao con người có thể tạo nổi những tuyệt tác như vậy, mà là từ những thời xa xưa cách đây cả ngàn năm. Ông Diệm: - Tôi không rõ, nhưng ở Ai-cập, ông thấy kim tự tháp rồi tượng các Pharaoh cũng hùng vĩ lắm đấy chứ; ở Hy-lạp nhiều đền thờ cũng hùng tráng chẳng kém. Giờ đến phiên tôi nói với ông cảm tưởng của tôi về khung cảnh này: đây là kết quả cụ thể của nền văn minh Thiên Chúa giáo, từ kiến trúc đến nghi thức thờ phụng. Không có những tâm hồn lớn và những bộ óc am hiểu tâm lý con người trong hàng giáo phẩm lãnh đạo thì làm sao mà đạo Công giáo đã có thể mở mang nước Trời đến năm châu bốn biển, và đã tạo được những ảnh hưởng vô cùng lớn lao về văn hoá và xã hội như ta thấy ngày naỵ Trong quá khứ, giáo hội ở nhiều nơi ảnh hưởng trực tiếp đến cả quyền lực thế tục. Khi ông Diệm đang nói thì từ dưới, phiá lối đi giữa nhà thờ, một dòng người dẫn đầu là Đức Tổng giám mục của thành phố, và trong số đông đảo các tu sĩ, trang nghiêm và thành kính, tuần tự tiến lên phiá bàn thờ, ông nhận thấy khá nhiều khuôn mặt Á châu. - Mà này, ông có thấy là trong số các linh mục dự lễ bữa nay có đến gần phân nửa là người Á châu không? Ông Khải: - Tôi nhìn ra gần hết các vị linh mục mà ông nói là Á châu kia là người VN đấy ông. - Lạ quá nhỉ! Đây là một hiện tượng đặc biệt về tôn giáo mà có lẽ tôi sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Tôi có một người bạn quen, thân nhau từ thuở còn trèo me, trèo sấu ngoài Hà nội, nay thỉnh thoảng vẫn gặp lại, nhưng tay này chẳng hiểu sao mà hễ nói đến Công giáo các ông là hắn ta bực bội ra mặt. Ông Khải: - Tôi không quen kình chống ai, nhưng không chừng trong vấn đề này cũng có luật nhân quả và luật bù trừ. Vào thời kỳ thực dân, phương Tây đem quân đi chiếm thuộc địa, cùng lúc với việc các giáo sĩ tìm đến phương Đông rao giảng lời Chúa. Nay thì phương Đông chi viện trở lại. Về phần rủa xả, bươi móc thì hễ mình rủa xả người ta, bươi móc người ta thì người ta rủa xả lại mình, bươi móc lại mình. Hoàn cảnh sống và dân trí khác đi rồi. Nhưng dân VN mình cũng là một dân tộc đặc biệt lắm trên thế giới, ở Châu Á, đã được Chúa chọn làm mảnh đất màu mỡ gieo trồng Lời Chúa. Phần tôi, tôi không ra khỏi nhà dòng sớm thì giờ này dám cũng phục vụ cho một giáo phận nào gần đây. - Vậy ra ông cũng từng ở trong dòng? - Vâng, lúc các cụ tôi gởi tôi vào tiểu chủng viện thì tôi còn nhỏ lắm. Năm ấy tôi mới 10 tuổi. Tôi đâu hiểu ất giáp gì những điều giảng dạy về giáo lý, nhưng có một điều mà đến giờ này tôi vẫn còn nhập tâm là lúc nào cũng phải '' Mến Chúa, yêu ngườí'. - Tại sao ông lại ra khỏi dòng? - Tôi ở trong dòng tới gần hết năm thứ hai thì đến ngày gần Tết, thấy nhớ nhà quá, tôi với hai tên nữa trốn dòng về nhà. Từ nhà tôi tới nhà dòng chỉ cách khoảng một cây số. Qua niên học mới, ở nhà nhận được giấy của cha bề trên '' Con có ơn kêu gọi, nhưng không có ơn bền đỗ''. Tôi ra khỏi dòng từ đó. Thực ra cả ba đứa chúng tôi đều lỗi đức vâng lời. - Lúc ấy các ông còn nhỏ quá biết quái gì về vâng lời với lại chẳng vâng, nhưng bây giờ ông có tiếc gì vì đã ra khỏi dòng không? - Tiếc nhiều lắm chứ. Các cụ vẫn nói ''Tu là cõi phúc mà''. một ông bạn tôi mới đây lại còn 'choảng' thêm một câu mà tôi thấy cũng chí lý chẳng kém: '' Lỗi lầm lớn nhất đời tôi là lấy vợ; đã thế hết nghiệp này lại chồng lên nghiệp khác!'' Phiá trên toà giảng, trước bàn thờ, các nghi thức truyền chức tuần tự tiến hành. Ông Diệm thấy nghi thức có nhiều phần giống những lễ thăng chức cho các quan trong khung cảnh trang trọng của một số triều đình Âu châu thời trung cổ trong các phim ảnh Âu Mỹ mà ông đã xem trước đây. Ông quay qua ông Khải: - Tôi chẳng phải là người Công giáo, nhưng nếu tôi được hưởng một cuộc phong chức ngoài đời tương tự thế này thì thật tình tôi khó lòng rời bỏ được tổ chức ấy. Đó là vinh dự cao cả của một đời người. Ông Khải: - Đó không chỉ là vinh dự của một người. Bên mình, trong giới Công giáo, còn là vinh dự của cả một họ. Và trong một giáo xứ nhỏ như giáo xứ nơi gia đình chúng tôi sinh sống khi trước thì vinh dự của ông bà cụ cố chỉ kém vinh dự của cha xứ một tí mà thôi. Chẳng nói dấu gì ông, bà cụ thân sinh ra chúng tôi đúng là một vị thánh. Cụ là gương mẫu điển hình của những bà mẹ VN một đời tần tảo, hết lòng vì gia đình, sống đạo đức, thánh thiện, và hạnh phúc lớn nhất đời cụ là thấy trong nhà ít nhất có một đứa con trở thành linh mục hay nữ tu, hệt như nhiều gia đình bình dân người mình ở đây thật hãnh diện khi trong nhà có một đứa con là bác sĩ vậy. Cụ tôi đã gởi cả sáu anh chị em chúng tôi vào những nhà dòng, nhưng có lẽ trong giòng họ chúng tôi đức vâng lời truyền thống khiếm khuyết sao đó mà cuối cùng ai cũng ra khỏi dòng. Cụ rất buồn về điều này, nhưng tôi còn buồn hơn vì nhìn quanh gia đình các anh, các chị cũng như của chính tôi sau này, chúng tôi đã gặp quá nhiều thử thách và những nỗi bất hạnh trong đời- những bất hạnh như của cả một dân tc gom vào phạm vi một gia đình, một giòng họ! Đã có lúc tôi ngơ ngẩn cả người khi nghĩ rằng có thể vì thiếu đức vâng lời, phải ra khỏi dòng, mà anh em chúng tôi đã gặp biết bao nhiêu tai ách, hoạn nạn chăng?! - Đừng nghĩ như vậy ông ạ. Để hôm nào thong thả mời ông lại tôi chơi, tôi giới thiệu với ông ông bạn thân của tôi, một người cũng đã gặp khá nhiều bất hạnh trong đời nói chuyện với ông. Tôi tin là ông sẽ dễ chịu hơn khi gặp ông bạn tôi. Trước kia tôi cũng là kẻ cực đoan, hay gay gắt với người khác, nhất là trong lãnh vực tôn giáo, nhưng ông thấy đấy, tôi đến xem và quan sát lễ chịu chức bữa nay với ông, ông có thấy tôi khó chịu gì với Công giáo các ông đâu trong khi chính tôi tôi vẫn thường hay lên chùa, chẳng phải để tụng niệm, van vái, cầu xin gì, nhưng chỉ để tìm đến một khung cảnh yên tịnh, trang nghiêm cho tâm hồn mình dịu đi mà thôi. Vậy mà cũng có lúc có người hiểu lầm tôi, ở cả hai phiá. - Có phải ông tính giới thiệu tôi với người bạn hay mạt sát Công giáo? Nếu vậy thì tôi không muốn gặp đâu. - Không, ông bạn này là người ôn hoà mà vui tính nữa. Lễ xong, mọi người kéo nhau ra về. Ông Diệm chào từ biệt ông bà Khải. Trước khi chia tay ông còn nói với lại một câu: - Anh chị nhìn xem có lẽ dân chúng thành phố này tụ hết về đây vào ngày long trọng này. Ông nháy mắt với ông Khải: - Giáo hi của ông đáng phục mà cũng đáng sợ thật. Tôi thì tôi chỉ ưng đứng bên ngoài thôi, trong tôi hình như có 'gien' nổi loạn ngầm; vào đến bên trong, sợ mình không còn giữ được những tình cảm thuận lợi ban đầu nữa. Thành thử từ tiểu học cho đến khi hết đại học tôi toàn học những trường do giáo hi Công giáo thành lập, được gợi ý nhiều lần vào đạo, mà tôi vẫn không chịu rửa ti. Vợ chồng ông Khải cùng với vợ chồng người anh họ đã ra khỏi nhà thờ. Phiá trước cửa nhà thờ từng toán người vây quanh các tân linh mục. Ông anh họ Ông kéo ông và các bà về phiá người cháu tân linh mục: - Chào cha, chúng con xin chúc mừng chạ Xin cha luôn nhận được nhiều hồng ân của Chúa Cha trên trời, Chúa Con, ơn sáng soi của Chúa Thánh Thần và sự phù h của Mẹ Maria để chu toàn thiên chức được trao phó trong việc dìu dắt đoàn chiên của người. Ông anh họ trao cho tân linh mục một phong bì đựng một chi phiếu làm quà mừng. Ông Khải cũng chúc mừng và cũng trao cho tân linh mục một phong bì tương tự. - Con xin cám ơn các bác. - Chúng con xin cám ơn cha. Vợ chồng ông anh họ và vợ chồng ông Khải sau đó cáo từ ra về. Leo lên xe, ông Khải nhìn ra chung quanh. Ông thấy những khuôn mặt rạng rỡ, trẻ thơ. x x x Ông Tuấn rót bia ra từng chiếc ly trong suốt. Bọt bia sủi lên tới miệng ly thì ông ngừng lại, rót bia qua ly khác. Trong khi bọt bia từ từ tan, ông châm tiếp một vòng thứ hai. Ông nâng ly bia, tươi cười: - Hôm nay các bà rủ nhau đi chợ trên phố Tàu, anh em mình tha hồ tán hươu tán vượn. Nắng đầu thu đẹp thế này và trời lại mát, các ông lai rai thật tình với tôi nhé. Tiếng thành ly chạm vào nhau cùng với những lời: '' Cám ơn ông'', ''Phải chi mấy tuần vừa rồi tuần nào cũng được mời thế này thì cuc đời đẹp biết chừng nàó', '' Các ông thấy không, phải đợi các bà vắng nhà thì muốn tán gì... thì tán, chúng mình đúng là thuc giống... sơ...!'' Tiếng các ông cười ran. Ông Tuấn nhìn ông San, cười cười: - Ông phải hãnh diện là trong nhà ông có một đấng thánh đấy. Ông San cũng cười, nhưng ông nhìn ông Tuấn bằng ánh mắt dò hỏi: - Chắc thằng con tôi nó tính tuyển hai bác vào đạo của nó phải không? - Tôi có sạn trong đầu rồi, tuyển thế quái nào được,nhưng nói chuyện với cháu tôi vỡ ra được nhiều điều. - Ông gặp nó trong trường hợp nào? - Nó đi với một người trong đạo của nó đến nhà một người quen của tôi. Con ông nó đến giảng Kinh Thánh cho nhà này. Gặp tôi ở đó nó cũng hỏi thăm và mời ngồi nghe cùng với gia đình quen biết kia. - Ông thấy sao? - Tôi có cảm tưởng là nó am tường Kinh Thánh. Nó thuc vanh vách; chẳng bù cho tôi, đi nhà thờ lấy lệ vậy thôi chớ Kinh Thánh tôi mù tịt. Trên bục giảng các cha muốn giảng gì thì giảng, chỉ cần biết là các ông ấy dạy giáo dân làm điều hay lẽ phải là đủ. Ông Trung chen vào: - Tôi chẳng theo đạo nào cả, chỉ theo đạo lương tâm của mình thôi. Nhưng mà tôi phải nhận là mấy người trong cái đạo của con ông San đây là những người đàng hoàng, hết sức tư cách. Có tiếng cười của ông Mẫn: - Chưa biết đâu! Thế giới đảo điên này lắm chuyện bất ngờ lắm. Nhưng mà tôi cũng lạ là nhóm này họ kiên nhẫn lạ thường. Họ gõ cửa một lần chưa vào nhà được thì họ gõ hai lần, rồi ba lần,... Ông San: - Nhìn bề ngoài thì thấy đám người này khá là tư cách, nhưng ông Tuấn nhắc đến thằng con tôi thì tôi chẳng biết nói sao nữa. Nếu nó chăm sóc được cho bố mẹ chỉ bằng một phần nhỏ của việc nó siêng năng đi học cách giảng Kinh Thánh, đi họp với các người cùng hi với nó, và nhất là nó đừng ương gàn như từ nhiều năm trước đây thì tôi cũng mừng. Ông Mẫn: - Tôi chưa gặp mặt cháu lần nào. Ông Tuấn: - Anh chàng bảnh trai lắm: cao ráo, trắng trẻo. Tôi là đàn bà có lẽ tôi phải mê nó. Tôi biết là nó đã xong đại học rồi, mà có tới ba cái bằng lận. Nó học cùng lớp với thằng con tôi. Ông Trung: - Nếu thế thì ông bạn tôi đây phải mừng mới phải chứ; có con học hành ngon lành mà lại đạo đức nữa thì trên thế giới này phải phước đức lắm mới được hưởng như vậy. Ông San thở dài, mặt ông méo xệch đi. Ông Mẫn: - Làm gì mà thở dài vậy ông. Tôi chỉ mong mấy đứa con của tôi bằng một góc cháu nhà ông là tôi đủ phước lắm rồi. - Các ông có ở vào hoàn cảnh của tôi các ông mới hiểu được. Hôm nay ông Tuấn rủ đến nhà ngồi vui chơi với nhau mà tôi than thở thì mất vui đi, nhưng tôi chỉ biết nói với mấy ông là hễ thấy mấy đám ấy nó gõ cửa nhà thì các ông chớ có tiếp. Điều kỳ lạ: hễ ai đã bập vào rồi thì y hệt một đám cừu non dưới sự dìu dắt của một nhóm người, và rồi ra họ hết biết đến ông bà, cha mẹ, dòng họ nữa. Phải chi từ nhiều năm nay nó là đứa con có tình, thường hay lo lắng cho cha mẹ, và để ý chăm sóc các em; nó có lỡ vướng phải cái phái này mình cũng còn hy vọng có lúc nó sẽ nghĩ lại. Nhưng mà nó kỳ cục lắm. Chưa kể là cái phái này họ diễn giải Kinh Thánh cách nào tôi nghe cũng không ổn. Nhiều người bạn của tôi họ cũng nói như tôi vậy. Vậy mà nó sốt sắng, siêng năng, cần mẫn với đám này mới chết mình chứ. Cái gì nó cũng nói hi thánh của nó là đúng, là nhất. Cả nhà, và nhiều người trong họ biết nó từ lâu đều có nhận xét nó có dáng vẻ của một cậu công tử bt vô tự Tôi thì tôi thấy nó ngờ nghệch như một con ngỗng đực, ngây thơ và ngây ngô về nhiều khiá cạnh trong cuc sống. Hình như tự bản thân nó, nó xa lạ với những tình cảm gia đình, trong khi bà nhà tôi bà ấy chăm chút nó từng li từng tí ngay từ khi mới lọt lòng. Nó đi đi, về về như người khách trọ. Từ khi nó bập vào đám này rồi, nó nói đến việc mưu sinh như kẻ ngủ mê, và hễ mở miệng thì '' Con làm chỉ cần đủ sống; quan trọng là Nước Trời kià''. Nó lo toàn chuyện trên trời. Cái đầu nó tửng tửng sao đó. Nhiều hôm ra khỏi nhà, nhất là những buổi sáng chủ nhật khi có người đến rước nó đi họp thì nó đi ra mà như không thấy mình. Cha mẹ dở sống, dở chết nó không cần biết. Nó lại là con trai lớn mới ác chứ! Bên này có những ngày có thể xem là những tục lệ tốt như Mother's Day, Father's Day trong khi các chị em nó còn nhớ và nói đôi lời chúc mừng an ủi mình, thì về đến nhà nó vẫn tỉnh queo không biết đến ai. Mà kỳ lạ lắm hễ mở miệng ra là nó nói nó sống đúng theo sách thánh. Ông Mẫn cười: - Lại có chuyện đó nữa sao? Hay là nó ứng nghiệm với câu nào đó: '' Nước Trời chỉ dành cho những kẻ thơ ngây như con trẻ''. Chúng ta đây anh nào cũng hói đầu cả rồi, nhìn mặt đủ thấy là thời thơ dại nay còn đâu, vào Nước Trời khó lòng quá!!!. Ông Trung: - Ông San nói không sai đâu. một bà bạn của nhà tôi, mẹ goá với ba đứa con côi, vẫn để hình của các cụ trên bàn thờ kính tổ tiên, vậy mà đứa con gái út những năm trước đây vào ngày rằm, Vu lan vẫn khấn vái tổ tiên mà nay thì cứ nằng nặc nhất định không chịu, thiếu điều nó muốn đòi dẹp cả bàn thờ đi nó mới chịu ở nhà. Không hiểu nó ăn phải bùa mê thuốc lú gì mà nó cuồng đến như vậy. Đng một tí là nó kêu: '' Thế giới này toàn là quỉ không hà! có nhiều dấu hiệu khoa học cho thấy là ngày tận thế sắp tới rồi!! Không lo mà cứu mình thì khi sống lại sẽ gặp sự phán xét công minh của Đức Chúa Trời.'' Ông Mẫn cười: - Con bé này chắc bị mát nặng. Nếu nó hay viện dẫn khoa học để bảo là tận thế tới nơi thì mình phải nhờ ông Tuấn mời ông bạn Thịnh lại nói chuyện mới được. Tay này là tiến sĩ sinh hoá, nhưng nhiều năm nay chuyên tìm hiểu về tôn giáo. Tôi có dịp nói chuyện với ông ấy một lần, tôi chịu lắm. Ông ta cũng diễn giải những kinh nghiệm tâm linh bằng những dẫn chứng khoa học, mà là thứ khoa học ở vào trình đ của những nhà bác học vật lý hạt nhân chớ chẳng phải thứ khoa học của thời Galileo hay Newton đâu. Ông San: - Ông con tôi cũng chẳng khác con bé kia mấy tí, thêm vào đó là ngày Giáng sinh ông ấy cũng không công nhận, và cũng không thèm chung vui với anh chị em trong nhà. Nó nói không cần phải sống hình thức bề ngoài, và số người mà Đức Chúa Trời chọn vào Nước Trời của Ngài vào ngày tận thế chẳng có nhiều. Nó không công kích Công giáo, nhưng hễ mình nói đến Công giáo thì nó kêu: '' Họ không làm đúng lời Chúá'. Nó hay lặp đi lặp lại câu: '' Nhân nào quả nấý'. Nó nói nó biết một gia đình ở gần trường đua Phú thọ xưa, cả giáo xứ ai cũng trọng vọng, ngợi khen mà rồi khi vượt biên đã gặp hải tặc đến hàng chục lần. Chẳng hiểu họ đã gieo những gì mà phải gặt những trái đắng làm vậy. Mà chẳng phải chỉ một gia đình. Hàng chục gia đình như thế trên một chiếc ghẹ Tôi thật chẳng hiểu nó muốn ám chỉ chuyện gì. Ông Tuấn gắp một miếng nm: - Ăn uống cái đã các ông ơi. Món nm này bà xã tôi mới làm sáng nay. Ông San cũng gắp một miếng: - Gì thì gì, có thực mới vực được đạo. Nm ngon đấy ông. Ông Mẫn: - Vậy chứ. Có ăn thì mới nói chuyện gì thì nói. Chuyện tôn giáo là chuyện dễ gây tranh cãi lắm. Mà cũng lạ nhỉ, tôi với các ông chẳng ai theo đạo của ai mà chúng mình vẫn thân và vui vẻ với nhau. Thế thì cái gì nó khiến chúng ta nói chuyện được với nhau mà chẳng thấy phiền hà. Có phải là chúng ta chỉ thăm hỏi sức khoẻ và đời sống gia đình của nhau không nào? Chúng ta chỉ mong ai cũng gặp được những điều tốt lành trong cuc sống; và ngoài ra, với con cái, chúng ta đều lo hướng dẫn nhớ đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên; khi còn nhỏ thì lo học hành cho đàng hoàng và lớn lên lo làm việc cho đâu ra đó, không gian tham, trm cắp,... Còn gì nữa đâu mà phải gay gắt với nhau. Ông San: - Ai cũng như ông thì thế giới này đã là chốn địa đàng. Có lẽ tôi đã gặp cảnh ng quá ư đặc biệt trong gia đình nên lúc này có khi tôi phải mượn thêm triết lý nhân quả của nhà Phật để có thể chấp nhận dễ dàng hơn những điều bất ưng xảy đến cho gia đình mình. Ông nhắp một ngụm bia, ngồi tư lự. Ông Trung cười, tếu: - Cứ như tôi là khoẻ rẹ Tôi chẳng theo ông thần nào cả, nhưng tôi có một bà thần, hở bà ấy ra là... đói! Tôi chỉ cần thấy một cách đại khái là có một Đấng Toàn Năng đã tạo dựng nên vạn vật muôn loài, kẻ nào sống trên đời làm điều thiện thì sẽ được hưởng điều lành, còn kẻ làm ác sẽ phải lãnh điều xấu sau khi chết. Ai làm nấy chịu. Tôi suy nghĩ đơn giản vậy thôi, chẳng phải nhọc công tìm học tìm hiểu giáo lý cao xa của bất cứ vị nào, mà cũng chẳng phải quị lụy, cung phụng ai. Đến ngay như cuốn Thánh Kinh mà đã có cả hàng trăm hệ phái diễn giải khác nhau, có khi kình chống, khích bác nhau. Tôi có mấy người quen hay nói với tôi chuyện thiền; tôi nghe thấy cũng hay hay, nhưng chỉ phần thực hành về thở và tập cách tập trung tư tưởng thì tôi còn lãnh hi được, chớ nói đến các công án thì trí thông minh của tôi không sao hiểu đặng, nặn óc cách nào nó cũng cứ trơ ra. May ra thì có ông Mẫn đây hiểu nổi. Về phần các con tôi, chúng nó muốn sao thì muốn. Ở xứ này rồi mình có muốn kiểm soát chúng nó cũng chẳng đặng. Khi nào khổ quá thì tôi sẽ chắp tay ngước mặt nhìn trời: '' Ngài ơi! Ngài tha cho con''. Ông Tuấn: - Vậy là nhứt ông rồi. Ông là con một. Ông lại chẳng có bà con anh em gì ở xứ này. Ông là người thoải mái, tự dọ Ông không chịu những ràng buc. Tôi có ông bạn gia đình Công giáo nặng mà con ông ta lại yêu một anh con một gia đình sùng đạo Phật. Lúc đôi trẻ muốn tiến tới thì gặp đủ thứ phiền toái về cả hai phiá. Nghe phiá nào cũng thấy nhức buốt cả. Ông San thở dài lần nữa: - Tôn giáo cũng có những mặt thật tích cực, nhưng gặp những kẻ cuồng tín thì mệt lắm. Ông Mẫn gắp một miếng chạo tôm bỏ vào chén của ông San, rồi gắp tiếp một miếng đưa lên miệng: - Á, à! chạo này bà Tuấn làm khéo quá. Mà này ông, mình cứ coi như pha hết mọi chuyện thì chẳng có gì phải lo, phải khổ cả. Ở tù cả chục năm chẳng sao, mà về nhà lại sợ tiếng thị phi sao. - Gia đình bên bà vợ tôi sùng đạo dữ lắm mà nay con cái trong nhà chúng nó linh tinh quá mình đi đến đâu mình cũng thấy ngại. Riết rồi mình hết muốn gặp người quen trong giáo xứ,... Ông Tuấn: - Ông Mẫn nói chuyện đi tù tôi chợt nhớ ra Cng sản mới là tôn giáo thứ thiệt. Sau 75, gặp lũ cán ngố từ ngoài Bắc vào tôi thật sự kinh hoàng. Bọn cán b chính trị phù thủy phiá trên nói gì chúng nó cũng tin. Mà hễ nó hạch ti ai thì cái hệ thống luận lý một chiều của nó biến anh ngây thơ vô ti thành anh ngây thơ vô số ti. Ông Trung: - Có lẽ vì vậy mà đã có nhà nghiên cứu nào đó đã phán rằng Cng sản cũng là một thứ tôn giáo: nó chính là đứa con ngỗ nghịch của nền văn minh Thiên Chúa giáo. Bọn Cng sản cóp nguyên xi tổ chức và kỹ thuật truyền giáo của Công giáo, mà có phần còn chặt chẽ hơn với các tổ tam-tam, chỉ khác là thay vào cây thập giá chúng trang bị lưỡi lê và súng, thay vào đức bác ái là lòng hận thù giai cấp; giáo lý của chúng là thuyết duy vật, và đấng toàn năng của chúng là cụ tổ Marx. Thời kỳ chiến tranh Quốc - Cng bên mình hình như có ông nhà báo nào đó đã viết: '' Hiểu cng sản thì không ai bằng mấy ông công giáo; mà sợ công giáo thì không ai sợ bằng cng sản sợ cả''. Ông ta cười hăng hắc, nói thêm: - Tôi còn nhớ một ông linh mục trẻ hay đùa đã có lần nói với tôi: '' Nhà nào có Chúa thì cũng có quỉ dữ'', và '' Mỗi người phải lo mà đuổi quỉ dữ ẩn trong thân xác mình''. Ông Tuấn: - Thôi, đừng bàn thêm mấy thứ này nữa. Ăn uống cho thoải mái đi mấy ông. Bà vợ tôi về đến nhà thấy thức ăn còn nhiều thế này bà ấy không vui đâu. Ông Mẫn nói vớt: - Bữa nay tôi nghe chuyện tôn giáo thấy hấp dẫn quá chừng. Ông Mẫn vừa dứt lời thì có tiếng một bà: - Mới vắng nhà có một tí mà các ông đã nói xấu gì chị em chúng tôi đây? Mọi người quay lại nhìn: bà Tuấn và bà San đã vào nhà từ lúc nào. Ông Tuấn cười vang cả nhà: - Các bà đã lén vào nhà mà lại còn vu oan giá họa cho gia chủ. Chúng tôi nghiêm chỉnh đàng hoàng lắm, việc gì phải nói xấu ai. Ông Trung chỉ ôngTuấn: - Tôi cứ nói sự thật: ông ấy vừa mới khen bà đấy. - Ông ấy có mà khen ai bao giờ! - Lầm rồi bà chị Ơi! Tin cho bà chị biết là ông ấy mới nói không có bà chị thì ông ấy... đói từ khuya rồi. Các ông cười rần rần khiến ông San cũng vui lây. x x x Vào đến phòng khách nhà ông Trung, ông Thịnh được ông Trung lần lượt giới thiệu với ông Tuấn, ông Khải, ông Diệm và ông San. Bà Trung đã xách giỏ đi chợ cách nhà hai block đường. Những đứa con ông Trung đã di học; những đứa có gia đình đều đã ra riêng. Ông Thịnh nghiêng người ngó qua cửa sổ lớn của phòng khách: - Ông bà Trung ở gần nhà thờ thế này mà không đi nhà thờ kể... cũng uổng quá nhỉ. - Tôi chả theo đạo nào cả nên ở gần cũng như không. Ông nói đùa thêm: - Có điều ở gần nhà thờ, nhà thánh nên ma quỉ chẳng dám đến quấy nhiễu, phá phách. Khu này có thể kể là một trong những vùng êm ả, hiền lành nhất vùng này đấy ông. Dạo tôi mới đến Canada, ở Montréal, tôi phải thuê một appartment 4 rưỡi ở khu Côteđes-Neiges, tôi đã phải sống cả năm trong những bực dọc, lo âu, nếu không muốn nói là kinh hoàng. Ông Khải: - Dân nghèo xứ nào cũng giống nhau. Ông Trung: - Nhưng cái đám dân nghèo ô hợp này '' mất dậý' hơn dân nghèo xứ mình nhiều. Các ông chưa biết đâu, appartement mà gia đình tôi ở suốt ngày suốt đêm rần rần: trên đầu mình mấy con người Phi chẳng hiểu nó làm nghề ngỗng gì mà cứ thấy bọn nhọ ra vô đều đều. Chúng nó đi rầm rầm trên đầu mình. Đêm xuống nó còn nhảy đầm nữa chứ. Chịu hết nổi, thọc cán chổi lên thì chỉ êm được vài phút rồi đâu lại vào đó, mà có khi còn tệ hơn. Ông San: - Ông không thưa cảnh sát? Ông Trung: - Thưa cảnh sát còn chết nữa. Cảnh sát ở đây cũng đã chán dây dưa với lũ hủi. Mấy thằng nghèo hành nhau, chết mặc xác, chánh phủ đỡ tốn cơm nuôi. Ngay bên vách căn phòng có một cặp trắng nhưng không biết chúng nó có chơi xì ke gì không mà tuần nào cũng mất vài ba tối mất ngủ với bọn chúng, cứ khoảng 10 giờ đêm trở đi là bọn chúng tụ tập nhau mở nhạc rock muốn bung cả cái building ra. Thằng janitor còn chẳng dám hó hé gì thì mình nói gì nổi nữa. Ông Diệm hùa thêm: - Mới trên đầu và bên vách, còn dưới nhà thì sao? - một gã người mình chia phòng với một thằng nhọ. Tôi chịu trận chỗ ấy được khoảng nửa năm thì thằng nhọ kia bị một thằng nhọ khác bắn chết, còn gã VN thấy chạy khỏi phòng và tuyệt tích luôn. - Sao ông không kiếm nơi nào khác? - Mình mới qua, ký hợp đồng thuê nhà cả năm mà bỏ ngang thì phải mất mấy tháng tiền phạt, lấy tiền đâu ra mướn chỗ khác nữa. một đồng xứ này kiếm được cũng phải đổ mồ hôi ht ra. Ông San: - Tôi cũng đã qua cái kinh nghiệm không khác ông mấy. Thành thử đến giờ hễ nghĩ tới phải vào ở chung cư theo kiểu mấy cái building như tôi đã ở dạo trước là tôi muốn phát sốt, phát rét. Dân mình qua đây nhiều người đầu tắt mặt tối, không trông nom được con cái, thấy ti nghiệp quá chừng. Tiếng ông Thịnh ngắt ngang: - Cõi người là cõi khổ mà: chẳng khổ cách này thì khổ cách khác, có mấy ai mà sung sướng đâu. Ngay công nương Diana đẹp sang, vương giả là vậy, được thần dân nước Anh thương mến và được nhiều người trên thế giới ngưỡng m mà còn gặp biết bao nhiêu khổ não trong đời! Ông Diệm nhìn ông Thịnh, vừa cười vừa nói: - Ông bạn tôi đây nói cứ như là phật tử thuần thành, nhưng mà ông ấy thuc loại ''đa thần'' đấy mấy ông ạ. Các vị đại diện cho các thần nói gì cái đầu của ổng đều gật gật hết. Ông ấy chẳng chống ông nào cả. Ông ấy bảo tôi là có ý kiến ngược lại với các thần chỉ tổ mua cái hại vào người. Gật đầu hoàn toàn với các ngài là êm chuyện hơn cả. Ông ấy đâu có bí xị như tôi đây. Còn bà vợ tôi thì bảo là nếu được khổ như công nương Diana thì bà ấy cũng chịu. Ông Khải: -Thời buổi này chỉ có đc thần hoặc vô thần chớ làm gì có đa thần. Ông chớ có đùa dai. Ông Diệm: - Không tin thì cứ hỏi ông ấy là biết ngay. Có tiếng ông Trung ở nhà sau: - Hôm nay mình nói chuyện chơi với nhau một lúc để các ông Khải và ông San làm quen với ông Thịnh, sau này các ông có thắc mắc gì cứ níu áo ông Thịnh mà hỏi. Ông ấy hay nói với tôi là cuc sống trần thế tuy ngắn ngủi chẳng đáng gì so với tuổi của lịch sử loài người, và chỉ còn là chấm li ti so với tuổi trái đất. Nếu đem so với tuổi của hệ thái dương thì có khi phải tính bằng phần triệu của một micron, nhưng '' nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoạí' và một ngày sống trong ưu phiền thì có khác gì trăm năm trong lửa hỏa ngục. Cho nên phải rán tìm cách gỡ mình ra khỏi những trói buc vô hình thường gây những đau đớn, dằn vặt cho những kẻ giàu tình cảm, nhạy cảm với mọi thứ trên đời, lại hay thắc mắc này nọ về cõi nhân sinh, nhất là quá nhạy cảm về những vấn đề tôn giáo. Ngưng một chút ông Trung tiếp: - Các ông uống gì thì cứ tự nhiên vào lấy trong tủ lạnh. Mấy năm nay chúng tôi ít khi nấu nướng trong nhà. Con cái đi hết cả rồi, chỉ còn thằng út là còn ở chung, nhưng nó cũng bận học ở trường tối mịt mới về. Ông Thịnh đứng dậy xuống nhà bếp, mở cửa tủ lạnh, đảo mắt một vòng rồi lấy ra một chai Perrier. Ông Khải ngó về phiá bếp: - Ông cho tôi một chai giống ông nhá. Lần lượt, kẻ nước ngọt, người chai bia và những người đàn ông ngồi quanh trên b xa lông trong phòng khách. Trong năm người đàn ông chỉ có hai người hút thuốc là ông Diệm và ông San, nhưng họ đều hút rất ít. Ông Thịnh rót nước suối ra ly, uống một ngụm, rồi thong thả nói với các bạn: - Ông Diệm ông ấy chọc quê tôi đấy, chả là có lúc tôi cũng khổ sở quá chừng về những vấn đề tôn giáo. Tôi lớn lên trong một gia đình Công giáo, học trường Công giáo, và bạn bè hồi nhỏ phần lớn trong những gia đình Công giáo. Các ông tôi không biết sao chứ những ông thầy dạy của tôi thì các vị ấy là những nhà sư phạm mẫu mực. Giờ giáo lý người ngoài nhìn vào có thể bảo là chúng tôi học vẹt, nhưng tôi còn nhớ chẳng có ai trong chúng tôi buồn ngủ cả, và sơ Tuệ thì dịu dàng, đức đ, hiền lành chẳng kém sơ Mỹ Hạnh mà mấy đứa em tôi cứ hay nhắc tới khi đã ra khỏi trại tị nạn ở Hongkong nhiều năm trước đây. Ông Khải: - Thế thì ông làm gì có vấn đề gì. Ông Thịnh: - Cũng nhiều vấn đề lắm. Nhưng vấn đề nhức nhối nhất là mình đi nhà thờ mà lòng còn ngổn ngang trăm mối: chính trong lòng mình còn nghi hoặc thì nói gì đến bọn trẻ bị lôi cuốn bởi đủ chước cám dỗ của cuc sống quá thực dụng nơi này. Sách báo viết về tôn giáo tràn đồng: hễ có người bênh vực thì thế nào cũng có kẻ đả phá mà xem ra ai cũng có lý của mình, hệt như thời kỳ đối đầu giữa tư bản Mỹ và cng sản Nga vậy. Nhưng Đông Âu đã xụp đổ hẳn chính là vì cái hệ thống ấy nó đi ngược với những khát vọng chính đáng của con người là tình thương, cơm áo, và tự dọ Lãnh vực tôn giáo là một lãnh vực hết sức lạ lùng, khiến có kẻ dám bảo là những người '' không thấy mà tin'' là những kẻ có điểm mù đặc biệt trong cấu trúc não, và cũng có người đã bảo là chuyện Mẹ Maria đồng trinh là chuyện thuc phạm vi tôn giáo, chớ nên lầm lẫn với lãnh vực của phụ khoa. Và vì thế thỉnh thoảng bóng mây u ám của sự nghi hoặc thoáng qua trong đầu thì tôi vẫn tự nhủ mình có khi những điểm còn mù mù của mình cũng là một ơn sủng. Cả hai ông San và Khải cảm thấy nhẹ nhõm đôi phần: - Có nhiều phần chúng tôi phải học thêm nơi ông, chứ thật tình nhiều hôm nghe các ngài giảng '' Phải củng cố đức tin'' chúng tôi cũng cố mà trong lòng vẫn thế nào ấy. Ông Thịnh cười: - Tất cả chúng ta là con người mà. Đến như vua David phạm ti tày trời mà còn được tha thứ thì cỡ như anh em mình dẫu có những phút yếu lòng, như tôi ngày xưa trốn vợ đi chơi với đào, hay lỡ như ông Khải thiếu đức vâng lời, và ông San nếu có lúc nào không chủ tâm ăn gian, nói dối thì chắc cũng không đến nỗi nào, cũng còn có tí hy vọng được vào nước Trời. Ông Trung dỡn: - Tôi không phải chung sống với các ''công an áo vàng'' của các tôn giáo như các ông nên không biết đến cái sợ, không phải chịu những nỗi lo ngay ngáy như mấy ông, phải vậy không nào? Nhưng mà tôi cũng phải nói ngay để các ông rõ là tôi không có sao đào hoa chiếu mạng như ông Thịnh mà cũng chẳng tài nghề gì. Tôi vừa xong trung học, lò dò vào QGHC thì mùa hè năm đầu,về chơi nhà một tên bạn học ở Mỹ Tho, tôi gặp bà vợ tôi hiện nay khi ấy là học sinh trung học. Hạp nhãn nhau, rồi lấy nhau khi tôi ra trường. Tôi là người của gia đình, chẳng bay bướm gì, và chỉ sống theo luân lý truyền thống mà thôi. Tôi nói chẳng biết các ông có tin tôi không chứ lúc Mỹ đổ quân vào miền Nam, mấy gã nhân viên trong toà tỉnh nơi tôi làm cứ rủ rê tôi vào mấy cái nhà tắm hơi thăm dân cho biết sự tình. Tôi có thấy mấy em làm cho những nhà này, vừa nhỏ tuổi, lại vừa đẹp mà mình chỉ búng tay một cái là các em ào tới, nhưng chẳng hiểu sao tôi không ham mấy vụ này. Đồng sự xếp tôi vào loại '' Cơm nhà,... vợ''. Tôi cứ ăn ''cơm...,... vợ '' dài dài cho đến nay, chỉ bị khốn đốn khi chịu chung cng nghiệp với cả một dân tc, và một ít năm khi mới đặt chân đến Canada như các ông đã biết. Còn mấy cái thắc mắc tôn giáo, áp lực tinh thần này nọ thì may mắn tôi không phải chịu. Mấy đứa con lập gia đình của tôi chẳng đứa nào làm phiền tôi về nghi thức tôn giáo cả. Với tôi, gặp các cha hay các sư thì các ông ấy cũng chẳng khác gì nhau. Với tôi, chết là hết, và nếu có đi đâu thì cũng chẳng phải lo ngại gì, mình chẳng làm hại ai mình chẳng có gì phải sợ. Ông San và Ông Khải: - Sống được như ông Trung thì khoẻ quá, nhưng mà mình không sống được như vậy. Mình học giáo lý ngay từ nhỏ. Ông Thịnh: - Còn sống trên đời là còn phải ưu tư, thắc mắc mà. Tôi chẳng hay ho gì hơn các ông đâu. Hôm nay anh em mình có dịp làm quen với nhau, nhưng ngay các ông Diệm, ông Trung đây, tôi ngờ là các ông ấy nói mạnh như vậy, nhưng hễ ngẩng mặt nhìn lên trời cao và nghĩ đến những ngày cuối cùng thì chắc cũng... chóng mặt. Để thong thả khi nào có thời gian rng rãi tôi sẽ tường trình với các ông một vài điều tôi ghi nhận được về một vài khiá cạnh liên quan đến vấn đề muôn thuở này. Duy có một điều tôi dứt khoát tin: cũng như cuc đời của mỗi người chúng ta là hữu hạn thì trái đất mà chúng ta đang sống đây cũng vậy. Nó đã được hình thành và thế nào cũng có ngày chấm dứt. Ngày ấy là ngày tận thế của trái đất này, nhưng theo chỗ tôi hiểu thì ngày ấy cũng còn... xa lắm, trừ khi gặp một lũ khùng cùng lúc nhấn một loạt bom nguyên tử. Những người đàn ông chào nhau ra về. Người vô tư lự nhất là ông Trung bỗng dưng thấy kiếp người thật lạ lùng, và ông thấy rõ là ông đã gặp quá nhiều may mắn trong đời. Ông uống cạn chỗ bia còn lại trong ly. Ông mỉm cười một mình. Chút nữa khi bà ấy về, ông sẽ bất thần ôm lấy bà ấy và hôn một cái thật dài. Cả năm nay hai người chưa hề hôn nhau. Hết