Trong ảnh là một người phụ nữ chừng ba mươi tuổi mặc bộ quần áo may bằng vải mềm có những đốm hoa nhỏ. Đó Ià loại vải rẻ tiền gia đình tôi thường tìm mua để làm quà chị người ở trước khi về quê ăn tết hàng năm. Tôi vẫn nhớ như in nụ cười của chị mỗi lần nhận món quà nho nhỏ đó, nụ cười có hồn của người quanh năm suốt tháng đầu lúc nào cũng cúi gằm vào những thau chậu đầy ắp áo quần nhà chủ. Nó rạng rỡ, khác với kiểu của người được nói cười thoải mái thành tiếng mỗi ngày. Nhưng người phụ nữ trong ảnh thì không cười, chị ta đang khóc. Vì tấm ảnh được in trên một tờ giấy báo loại ra cách nhật, giấy không tốt và hơi vàng, nên không thể thấy được những giọt nước mắt. Nhưng rõ ràng là chị ta đang khóc bởi toàn bộ khuôn mặt co rúm lại đầu chị hơi nghiêng nghiêng như để tránh ống kính chĩa vào, nhưng chắc hẳn lúc ấy đã có ai đó bực mình vì như thế hình sẽ không rõ nên mới bảo: "Này, ngẩng đầu lên cao hơn một chút". Và thế là mới có một tấm ảnh rúm ró như vậy. Có vẻ chị ta lúc ấy cũng đang ở tâm trạng hoảng loạn rồi, bởi hai cái vai nhỏ rụt cao lên, làm rũ xuống hai tay áo mềm, không còn sức sống. Hai khuỷu tay chị gập lại, đỡ lấy một tấm bảng làm bằng bìa các-tông với những dòng viết nguệch ngoạc bằng bút lông: Kẻ chuyên ăn cắp hàng ở siêu thị. Và ngay bên dưới là tên họ người phụ nữ được kẻ bằng nét đôi cùng với ngày giờ xảy ra sự việc. Tấm bảng người phụ nữ đang cầm, cũng như toàn bộ bức ảnh, là một kiệt tác về mặt truyền đạt thông tin. Nó như một tấm bia đặt trước mộ người chết, ghi đầy đủ và chính xác những điều cần có, không thừa một chữ. Chắc chắn người viết tấm bảng ấy là người đã từng viết nhiều tấm bảng đại loại như thế, và đã trở nên chuyên nghiệp rồi, chỉ cần đưa cho anh ta một tấm bảng, báo cho anh ta biết tên tuổi, ngày tháng năm sinh thì trong nháy mắt sẽ có ngay một kiệt tác hoàn chỉnh như được đúc từ máy. Phía sau chị ta là một cuốn lịch đã được bóc đến những tờ cận kề ngày lễ Giáng sinh, thời gian mà ai cũng giành tiền để mua một thứ gì đó cho cuối năm. Tay phải chị nắm chặt mấy gói khăn giấy loại ngàn rưỡi, và ở tay trái là một hộp vuông như một hộp bánh, loại ta thường dùng để chấm cà phê điểm tâm vào mỗi sớm mai. Báo này ra chừng trăm ngàn bản mỗi lần, có hệ thống phát hành toa? ra khắp nước. Cho dù lũ lụt miền Trung có làm tắc nghẽn đường giao thông thì chúng cũng không thể cản ngăn báo đến tay người đọc bởi khắp nơi đã có máy bay to, máy bay nhỏ, với những nữ tiếp viên áo hồng nhạt trẻ đẹp phục vụ tận tâm những bữa ăn nóng, đảm trách công việc đó. Chỉ sau vài mươi phút ngắn ngủi chợp mắt trên chiếc ghế ngả được về sau nhờ có nút nhấn ở tay dựa ta đã nghe tiếng trong vắt của nữ tiếp viên chính nhẹ nhàng yêu cầu dựng lưng ghế thẳng, khép chặt bàn ăn, nghe lời dặn dò lặp đi lặp lại rằng chớ có mở khoang hành lý vội kẻo một thứ vặt vãnh nào đó chẳng may rơi sẽ làm tổn thương. Máy bay đã đến nơi. Lúc ấy, cả thế giới đã nằm trong tay người đọc. Này là Zidane, tất nhiên, cầu thủ số một bởi ghi những hai bàn thắng trong một trận chung kết thảm hại để đem chiến thắng về cho đội bóng không biết tấn công là gì. Này là Clinton và Starr cả hai được ghép mặt khéo léo với nhau để trở thành người đàn ông của năm. Và lẫn lộn trong tất cả những tin đó là khuôn mặt co rúm lại của người phụ nữ, một tấm ảnh rúm ró, vô vị, với vài dòng tin mang tính giáo dục: Đây là biện pháp tốt để ngăn chặn những hành động xấu tương tự tiếp diễn. Mấy dòng ngắn ngủi ấy có vẻ như để minh hoa. thêm cho có mà thôi, bởi riêng tấm ảnh đã đầy đủ thông tin rồi. Không phải ai cũng có thể đọc hết một trăm phần trăm chuyện trên báo. Mỗi người có mỗi mối quan tâm khác nhau. Đồng nghiệp của tôi than: "Thời gian này ai cũng đều lui vào hậu trường, nghỉ ngơi mừng năm mới, cả Clinton lẫn Starr. Các giải thể thao cũng nghỉ đông, không có gì để đọc". Quả thật, thế giới mà không có cái thú ngồi quán cà phê tìm kiếm thông tin mỗi sáng cũng hao hụt đi nhiều, chi bằng nói chuyện tương lai vậy, như giải quần vợt úc mở rộng sẽ diễn ra tháng Giêng tới chẳng hạn. "Cá với ông là Rafter sẽ vô địch". Tôi thì luôn cho rằng chỉ có Sampras, mới là người xứng đáng nói đến danh hiệu đó cho dù gần đây thần tượng của tôi có sa sút ít nhiều. Nhưng không nhất thiết phải tranh cãi bởi Rafter cũng là một tên tuổi rất cừ. Mà chỉ có từng ấy tin sao, không còn chuyện gì hơn sao. Đồng nghiệp của tôi chứng tỏ anh ta cũng là người sâu sát tình hình trong nước: "Có đấy, người ta đã tìm ra cách trị những người ăn cắp siêu thị rồi". Ban đầu là dùng loa đọc oang oang, hiện nay có một số kẻ xấu đang trà trộn vào, đề nghị quý khách đề phòng bị móc túi. Sau đó là dán ảnh đầy khắp trong siêu thị, và bây giờ thì đưa hẳn lên báo. "Nhưng chị ta đang khóc", tôi nói. Đồng nghiệp tôi cười: "Thì đã sao. Đối với kẻ xấu, ta không nên tin vào những giọt nước mắt". Có lẽ để có được tấm ảnh đó người ta phải thực hiện nhiều bước. Ngoài việc phải có sẵn máy và phim, thì người chụp phải tìm một góc sáng để chị ta đứng vào. Sau đó sẽ có ai đó đặt vào tay chị ta tấm bảng viết vội. Lúc ấy chị ta bắt đầu khóc, tóc tai rũ cả ra, những sợi trước trán dễ gây bực mình cho những người thực hiện công việc bởi hình không rõ. Trước khi bấm máy người ta phát hiện hai bàn tay còn thừa thãi những ngón tay và lại cũng cần phải có một cái gì đó xác định tính chất quả tang của sự việc, thế là họ đặt thêm một số thứ vặt vãnh vào đó. Tất cả mọi công đoạn đều diễn ra một cách tự nhiên, không ai phiền ai, không ai có ý kiến gì, bởi người có tội phải được minh hoa. rõ ràng là một người có tội, cũng như tả cô Tấm đàng hoàng thì khuôn mặt phải đẹp và nết na, khác hắn nét đanh đá của cô Cám. Làm sao để mọi người ngay từ đầu tiếp nhận tấm ảnh ấy chưa đọc tin đã xác định ngay lập trường cho riêng mình rằng đó là kẻ xấu, hay người tốt. Khi đặt những thứ vặt vãnh vào hai bàn tay thừa thãi những ngón tay của chị ta, họ chỉ muốn có một tấm ảnh đầy đặn, họ chỉ nghĩ đơn giản (và một cách không cụ thể) rằng tấm ảnh dù ghi rõ: Đây là kẻ ăn cắp, vẫn là một minh hoa. chưa hoàn chỉnh. Đồng nghiệp của tôi nói chí lý. Kẻ xấu phải bị trừng phạt. Mọi câu chuyện dân gian xưa đều có kết thúc như thế và được thực hiện bằng nhiều cách. Kẻ xấu có thể bị chặt đầu để làm mắm rồi chính hũ mắm được gửi cho mẹ ruột nhâm nhị Mẹ ruột nhìn thấy đầu con gái mình có lăn đùng ra chết, thì cũng là một trừng phạt đối với một kẻ xấu khác, chứ không phải biểu hiện xúc động của tình mẫu tử. Hoặc nhẹ nhàng nhân bản hơn thì kẻ xấu sẽ bị hoá kiếp thành muỗi mòng, ếch nhái. So với tất cả các hình thức trừng phạt đó, thì một tấm ảnh lên báo quả thật là nhẹ nhàng không tổn hại gì. Thời đại văn minh nên người ta đối xử công bằng có khác. Vả lại qua ngày hôm sau thì còn có mấy ai đọc tờ báo ấy nữa, bởi thông tin là cả một biển, mọi người cần phải tắm mỗi ngày. Với cơ man những tin lặt vặt loại thế, sẽ không ai còn nhớ đã đọc gì ngày hôm trước. Những tờ báo cũ cần phải nhanh chóng quay trở lại nhà máy tái chế để tiết kiệm nguyên liệu. Những tờ có số phiêu lưu hơn sẽ hoá thành giấy gói hàng ngoài chợ trôi giạt tận hang cùng ngõ hẻm. Chỉ có những tờ may mắn nhất được lọt vào tay những ông già khoẻ mạnh, hàng ngay chăm chút đọc báo sau giờ tập dưỡng sinh, và chúng sẽ được xếp cẩn thận thành từng chồng theo trật tự ngày tháng. Mọi chuyện cứ như thế trôi quạ Sau giải úc mở rộng sẽ đến giải Pháp mở rộng, sau đó là giải Wimbledon và giải Mỹ. Nếu Sampras hay Rafter không đoạt được chức vô địch đầu năm ở úc thì có thể sang Pháp mà thử thời vận. Tin tức cứ thế chồng chất lên nhau. Tấm ảnh chụp người phụ nữ ấy không ai còn nhớ, ngay chính người liên quan cũng còn mơ hồ. Đó chỉ là một trong nhiều thứ sản phẩm sinh ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ của nhiều người: Anh bảo vệ siêu thị nói: "Bắt giữ kẻ cắp là việc của tôi. Tôi được trả tiền để theo dõi người ra người vào siêu thị này, mất mát gì tôi phải chịu. Chỉ mong ai vào đây cũng mua sắm đàng hoàng thì tôi không phải mỏi mắt canh chừng mỗi ngày". Chủ siêu thị bảo: "Bị mất cắp hoài như vậy thì tụi tôi đóng cửa sớm. Không cần biết họ ăn cắp vì đói hay vì tham, bởi đó là chuyện của xã hội, mà tôi cũng không có thì giờ để nghĩ tới chuyện đó. Tôi chỉ muốn làm ăn dễ thở một chút. Bộ tưởng tiền thuê nhân viên canh chừng rẻ lắm sao?" Và cuối cùng là nhà báo: "Chuyện này có gì để nói. Có đưa tin là chuyện bình thường. Làm như vậy là để răn đe những kẻ khác, làm lành mạnh hoá xã hội". Tóm lại tất cả mọi người đều có thiện ý, tất cả đều bận rộn với công việc của mình, tất cả đều có trách nhiệm đối với đồng tiền trong thu nhập của mình. Không còn gì để bàn cãi nữa. Câu chuyện trên đây chỉ là trong tưởng tượng của tôi trong một ngày rảnh rang. Lúc tôi đang nằm dài trong vườn, đọc vài dòng tin vặt để chờ mọi người tụ hội đông đủ cho bữa cơm cuối năm. Cũng như nhiều người trong cái thành phố to lớn này, tôi đã bận rộn công việc mỗi ngày đến nỗi không có thời gian thực hiện một giấc mơ nhỏ bé của mẹ, là được ăn một bữa ăn tối đầy đủ mọi người trong gia đình. Tôi không có thời gian đâu mà nghĩ đến một mơ ước cá nhân như vậy. Nhưng giờ đó chính là điều tôi đang làm đây. Tôi gọi những đứa em, ngày xưa còn lau nhau cãi lộn, nghịch phá, bồng bế con cái quay lại căn nhà nhỏ: Giữa một xã hội ngày càng đông đúc chuyển động hấp tấp như vậy thì một chốn riêng mà mẹ tôi mơ ước, nay cũng chính là ước mơ của chính tôi. Tôi nhìn em gái đang la hét những đứa con kháu khỉnh của nó mà nhớ đến người phụ nữ trong ảnh kia. Chắc hẳn chị ta cũng có một gia đình, bởi chúng ta luôn cầu mong mọi người có một hạnh phúc như vậy. Nếu chúng ta cầu mong như thế thì chắc chắn chị ta cũng có một gia đình. Sau khi được chụp một tấm ảnh lịch sử trong đời, chị được hỏi xem có thuộc băng nhóm nào không hay chỉ là một tay đánh lẻ, nếu không có gì đặc biệt người ta sẽ ghi tên tuổi chị vào một hồ sơ riêng, cảnh cáo chớ bao giờ tái phạm. Rồi chị đặt xuống bàn những xấp khăn giấy loại một ngàn rưỡi đồng một gói và hộp bánh cầm lúc chụp hình. Chậm nhất là sau một vài ngày, họ thông báo: "Chị về được rồi". Chị cũng đã biết trước như thế, trước sau gì họ cũng sẽ cho chị về thôi. Nhưng giờ đây đó không phải là niềm vui nữa. Những đứa con, một tương lai khác của chị, đều là những đứa biết đọc biết viết, chúng được bạn bè gọi lại và vung vẩy tờ báo: "Có ảnh của mẹ chúng mày trong này nè". Tấm ảnh rúm ró ấy khiến lũ trẻ mất một lúc lâu mới nhận ra khuôn mặt của mẹ dù có ghi chú tên tuổi đầy đủ. Chị bước ra ngoài phố. Một cuối năm ngồi với gia đình còn gì bằng. Bên ngoài, ngược xuôi những xe đẹp và người đẹp. Chị biết họ sẽ thả chị ra bởi chị chỉ ăn cắp vặt, cái tội ấy chưa đến mức tử hình như những kẻ ăn cắp khác. Nhưng chị vẫn thấy chân muốn khuỵu xuống, một cảm giác chính xác rằng tâm hồn chị và những đứa trẻ vừa mới bị đem bắn rồi.