Thì ra rét là như thế này đây. Tôi mặc bốn áo. Ngày trước khi ra, em dặn: "Không cần sơ mi, chỉ cần bốn áo len". Tôi bảo em cứ lo xạ Tôi mang theo hai chiếc áo ấm đã cũ sờn. Cũ sờn vì mười lăm năm nay không ai dùng đến chúng, khong ai bận tâm chải chuốt cho chúng. Suốt thời gian đó, ở thành phố lúc nào cũng đầy nắng, ấm áp và vui tươi. Mấy chiếc áo được dụi kỹ dưới tủ và có lẽ ở đó mãi mãi làm mồi cho gián nếu không có em đột nhiên xuất hiện nơi thành phố ướt át này. Với hai áo ấm mỏng manh ấy, giờ tôi mới thật sự biết được thế nào là hạnh phúc.
Tôi hình dung ra rằng sẽ có lúc tôi phải cong người vì lạnh, em sẽ dụi vào tôi mà kêu lên, "Đáng kiếp". Sương mù giăng giăng khắp lối và những hồ là hồ hiện ra như những tấm gương. Đường vắng vẻ và em ngồi sau sẽ giục, "Nhanh nữa đi. Nhanh nữa".
Đó là tính cách của em, ngây ngô mà độc đoán. Tôi lại không có thói quen tranh cãi về những điều cỏn con. Xét cho cùng tất cả mọi điều trên đời đều cỏn con cả, trừ tình yêu. Mà tình yêu khi tranh cãi để được khẳng định thì còn gì nữa, và như vậy em sẽ lại được dịp cong cớn lên. "Rối rắm!".
Ừ, rối rắm thật. Tôi là một người lạ, ở một thành phố lạ vào những ngày cuối năm. Đó là những điều kiện đủ để cho người ta trở nên lạ với chính bản thân mình. Trong mỗi người dường như có ít nhất là hai con người, một để giao tiếp và một ẩn mình đâu đó. Tôi bỏ lại cái mặt hàng ngày của tôi ở cái thành phố quanh năm đều nắng ấy và đến đây với một khuôn mặt khác, nồng nhiệt và yêu thương, nhưng lại thấy rõ ràng nó đã trở nên lạ với chính mình nhiều rồi, có lẽ do thời gian dài quá chăng.
Cuộc tình này được đằm thắm lên bằng thư từ và nhớ nhung. Tôi đã linh cảm rằng tình cảm sẽ mông lung và yếu ớt hơn nhiều nếu không có sự tham dự của kỷ niệm, mà thư từ và mong chờ chỉ sống dựa vào kỷ niệm chứ chẳng tạo nên một chút hồn xác mới mẻ nào cả. Tôi ra đây mà lo ngay ngáy. Bao nhiêu ngày xa cách ấy, tôi đã gầy đi nhiều, đen đi nhiều, yêu em hơn, điên cuồng hơn. Em cũng thế. Cả hai mong chờ một cái gì đó, yên tâm vì có ai đó đợi chờ mình. Nhưng lại lo âu nhiều, về một sự đổi thay.
Tôi nói với em, "Hãy trò chuyện với anh đi", bởi tôi cũng muốn biết tôi xuất hiện như thế nào, nói năng như thế nào. Em nói, "Thời gian xa nhau lâu quá đã hại chúng ta rồi". Em là người tỉnh táo và lạnh. Thời tiết ở đây hợp với người có tính khí ấy. Và những lời của em thật đến nỗi chúng có tính chất kết liễu ngay lập tức mọi vấn đề. Tôi vớt vát, "Không vội vã được". Bởi vì tôi còn chưa nhận ra được tôi kia mà, tôi cần phải thích nghị Thành phố lạ,, mà lại vào những ngày cuối năm, tất cả đó không phải là những điều bình thường. Nhưng em nói, "Hết rồi", bằng cái giọng buông thõng hết sức đơn giản, và đi... Tôi nhớ tôi đã chuẩn bị cho những ngày này như thế nào, nhờ cậy người này người kia đỡ đần công việc cho mình, và bỗng giận vì sự ngu xuẩn của mỗi người. Lúc thì quá tỉnh táo, lúc thì quá ngu dại. Và sai lầm lớn nhất là xem chuyện tình cảm cũng giống như một thứ công việc nào đó, như chuyện kiếm tiền, dễ dàng như bỏ việc này tìm việc khác, hết phi vụ này đến phi phụ khác. "Vậy thì thôi, thì hết".
Thế là ngày cuối năm, tôi trở thành người xa lạ hòan tòan ở thành phố này. Mưa bắt đầu rơi từ sáng. Căn phòng tôi ở chen chúc những chiếc xe lấm lem bụi đất. Trên tường có treo hình một cô ca sĩ người Đức với chiếc mũi hếch lên trông có duyên lạ. Tôi nằm một lát và ngấm dần sự trống trải của ngày. Mắt tôi ráo hỏanh và tất cả mọi thứ âm thanh từ đầu phố đến cuối phố thong thả lọt vào tai rõ đến rùng mình.
Chú bảo, "Có gì đâu mà buồn. Yêu đương là thứ vặt vãnh, không có đứa này thì có đứa khác. Điều chủ yếu là làm sao để không chọn lầm người". Tôi nói, "Yêu là yêu, nào có phải đi chợ đâu mà chọn với lựa". Chú nói, "Thôi, đi ăn thịt chó đi. Xả xui". Rồi trong mưa lằng nhằng, chú chở tôi ra quán đầu đường, nơi trước mặt có một cái thành dài chạy ngang mà tôi cứ tưởng là đê, nhưng đơn giản đó chỉ là một bức tường lớn không hơn không kém. Cái dĩa đầy ắp thịt đỏ hồng. Chú nói, "Dồi này, riềng này... ". Mọi người ăn xì xụp không ngẩng lên. Có cả cháo nữa và chú hỏi tôi có muốn ăn không. Ngòai trời mưa lất phất rơi. Trời nặng trìu trĩu. Lúc này, ở cái thành phố đầy nắng của tôi, bạn bè lên lịch kín mít, giờ nào làm gì thảy đều ghi rõ ràng, cụ thể, ăn uống và hát hò thâu đêm suốt sáng. Ngày cuối năm mà. Ai mà chẳng có đôi chút nghĩ ngợi gì đó vào cuối năm. Người nghĩ được thì nghĩ nhiều. Người không nghĩ được thì chơi nhiều, sao để quên được một ngày vui mà mình không vui. Mà ăn được thì dễ quên được nhiều chuyện. Trời ren rét này cứ ăn thật nóng vào, thật đẫy vào, uống nhiều vào, khệnh khạng, khề khà rồi về nhà lăn quay ra ngủ là quên hết, không phải buồn bã gì. Chú cứ huyên thuyên, "Mày có để ý họp hành hội nghị gì, người ta cũng chọn sau rằm không. Vì lúc đó ăn thịt chó mới hay mày ạ". Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là thế chăng. Cuối năm này tôi không thiết tha cãi nhau làm gì. Suốt một năm lăn mình ra làm cái này cái kia, gặp người này người kia cũng chỉ mong được một cái gì đó, có một ai đó. Rốt cuộc tất cả đổi được một ngày cuối năm quá sức trống trải, quá sức mưa và quá đỗi một mình. Thế chẳng đã quá hay ho rồi sao. Người ta nói tôi hiền lành quá. Gía mà thô bạo hơn một chút, lạnh hơn một chút có lẽ mày đã thành công hơn. Tôi nghe ông chủ oắt con nói, mơ mơ màng màng. Sao chú biết nhiều thế nhỉ, nói nhiều thế nhỉ. Cả những điều về tôi mà tôi chưa rõ nữa là.
Trưa trầy trưa trật, không có nắng mà trời chợt sáng chói chang. Đi ngang hồ chợt thấy hai anh chạy xe đạp, một anh áo xám một anh áo đen, cả hai đều là áo bông, quẹt nhau một tí. Hai vị nhảy xuống xe gầm gừ rồi té tát, mắt long sòng sọc. Chú đứng dạng hai chân, tay làm loa gọi to: " Thằng áo đen sai rồi ". Áo đen quay lại chưa kịp định thần thì áo xám thừa cơ lên xe đi mất. Chú cười, "Nhiều chuyện tưởng như lớn lắm nhưng thật chẳng ra cái chó gì cả. Một phát là êm ru". Áo đen dựng xe lên, lủi thủi đi. Tôi nhìn ông chú đang ngoác miệng ra cười mà nhủ thầm, một lũ điên.
Sắp đến giờ làm việc trở lại rồi mà cả dãy phố vẫn còn đông đúc người ngồi. Hơi người, hơi nước phả lên nghi ngút. Mấy cô nhân viên cửa hàng áo váy xanh xẫm, xinh xắn như những chiếc lá, rét thế này mà vẫn cứ phong phanh. Chỉ vì cái đẹp. Linh không phong phanh nhưng cũng đẹp. Áo bông choàng kín cổ, khăn chòng kín tai, chỉ thấy có mỗi đôi mắt lúng liếng bên này bên nọ mà vẫn đẹp. Ở thành phố mấy triệu dân mà đi đâu ra đường tôi cũng ngong ngóng cộ Một người chạy xe vù ngang, tóc phất lên một thóang cũng ngỡ là Linh. Chú nhìn chằm chằm vào cái mặt ngơ ngác của tôi, bực mình, "Quên nó đi".
Tôi về phòng, đầu như chuông gõ bong bong. Đâu như tôi còn một vài ngày nữa ở thành phố này. Tôi đã định về ngay nhưng chú nói, "Không có con bé ấy là mày vào ngay à. Còn ba con đâu, chú bác đâu. Không quan tâm à? Hèn". Tôi rút lại ý định, nhưng vẫn cảm thấy nặng nề vì ngày giờ trôi chậm chạp quá. Nhưng lạ thay lại không thấy điên đảo nhiều. Như những lần trước, nờiii ta cắt đứt với mình hay mình cắt đứt với người ta đều là một biến cố lớn, một tuần không ăn, một tuần không ngủ. Còn bây giờ, thảng mới có buồn ghé qua một chút. Rõ là hai đứa chẳng có kỷ niệm gì nhiều, chỉ toàn thư từ và hứa hẹn suông. Tôi thấy mình dường như trở nên chai lỳ hơn rồi. Có ai đó từng nói, "Mất cảm xúc là mất nhiều đấy". có lẽ nào tôi lại thay đổi nhanh như thế được. Tôi để nguyên giày, nằm lên giường, chăn vắt ngang bụng, nhắm mắt lại, nghe tiếng chợ chiều lao xao ngoài ngõ và tự nhủ, nào, liệu có vô tư đến mức mà ngủ ngay được không.
Tôi thức dậy khi trời đã tối. Mọi người ăn cơm mà không gọi tôi. Tivi sáng lóa báo cho tôi biết đã khá tối rồi. Tôi lò dò ra hỏi, "Có ai ghé hỏi cháu không ạ?". Mọi người đồng thanh đáp, "Không, chẳng có ai". Tôi nghe có một nỗi tuyệt vọng chụp xuống đầu mình. Tự nhiên tôi nhớ Linh quá, da diết. Em cũngở trong thành phố này thôi, lại một mình, vậy mà em không tới. Em làm thế để làm gì, không ai vui sướng cả. Tôi nhìn tôi qua kính tủ, thấy mặt mình như dài ra, thấy mình sao mà hèn thế, bị động và lại phụ thuộc nữa, y như một cái nợ cho mọi người. Có lẽ do tôi không có việc gì làm. Không công việc đời sống như bị xáo tung cả lên, tôi như cây bị bật gốc, không xác định được gì. Tôi cần phải về lại thành phố của mình, càng sớm càng tốt. Phải thế thôi. Bà vào, nói: " À quên, có anh Lực gọi đến. Khuya, anh ấy sẽ ghé lại". Tôi mừng rơn. Anh Lực bốn mươi tuổi, thủy thủ, lâu lâu mới về thành phố một lần. Anh có bà con xa lắc gì đó với tôi, mà càng giải thích càng rối rắm. có điều anh rất thân thiện nên nhiều người biết, nhiều người nhờ vả.
Tôi ngồi chờ anh. Mưa mỗi lúc một dày và lạnh buốt. Bà có vẻ đắc ý, "Không có gì thì ít ra cũng còn có rét để mang về. Rét ngọt đấy. Cháu dịch được chữ ấy không". Tôi nói cháu chịu và liếc đồng hồ. Mười giờ. Không khéo lão này không đến. Mười một giờ, bà vừa khép cửa, bảo "Đi ngủ", thì anh Lực bấm còi tin tin ngoài cổng, tiếng xe vang cả một góc phố. Tôi hét, "Đi đâu?". Anh hét, "Đi đón giao thừa". Tôi leo lên, chui vào tấm áo mưa ướt lẹp nhẹp của anh và xe phóng vút đi.
Anh chạy vòng vèo và giải thích cũng vòng vèo. Tôi nghĩ sẽ không kịp giao thừa mất. Anh nói còn sớm và rẽ tắt ngang dọc đi đón một em gái tròn quay như hạt mít. Cả ba chạy như ma đuổi, mưa quất vun vút vào mặt. Tôi lại nhớ Linh nhưng với thái độ khinh khỉnh, rằng bây giờ tôi có thể làm được một cái gì đó rồi đây.
Mọi người chờ đón giao thừa trong một ngôi nhà sang trọng đèn mờ ấm áp, có cả bánh và rượu.Ở đó, trong một góc, Linh ngồi,tay cầm ly rượu, mặt tai tái, tóc cô đen nhánh lốm đốm nước. Kim đồng hồ nhích dần nhích dần mười hai giờ. Vậy mà em viết cho tôi nói, không bao giờ em dám về quá mười giờ, rằng em cặm cụi làm, cặm cụi đi đi về về. Anh Lực nói, "Nào, rót rượu ra". Ly của tôi sóng sánh trào ra ngoài. Chủ nhà bảo. "Chưa uống đã say à?". Tôi nói vì lạnh đó thôi. Ai đó mở nhạc lên, nhạc của ABBẠ Chúc mừng năm mới. Mọi người cụng ly nhau. Tôi cũng cụng lỵ Cô bé của anh Lực mới nhấp một ngụm đã chếnh choáng. Anh Lực đến bên Linh, nói, "Năm mới chúc anh chị hạnh phúc". Thời gian dài quá đã hại chúng ta rồi, em đã chẳng nói thế sao. Với một khoảng cách xa vời vợi từng ấy, thời gian dằng dặc ấy có gì ma không đổi thay được. Đứng bên anh ta tôi chẳng là một cái gì cả. Anh ta trầm tĩnh tự tin. Anh ta nhấp từng ngụm một. Anh ta biết thưởng thức rượu. Biết cuộc sống sẽ trôi đến đâu, biết điều gì sẽ đến để mà đón đầu nó. Còn tôi mãi đuổi theo, luôn luôn đuổi theo mà chưa bao giờ dừng một chút để nghiệm lại mình.
Anh ta cầm tay Linh, nói, "Khuya rồi, chúng tôi xin phép về". Linh đứng lên khép nép. Chỉ khép nép thôi cũng không cần nói gì nhiều. Anh Lực cứ mãi lo vỗ về cô bé, "Anh sẽ đưa em về ngay". Cả bọn ngồi lại một lát, xem Carraras, Domingo và Pavarotti hát theo kiểu tung hứng. Tôi xem những giọng ca thế kỷ ấy mà không thấy gì, không nghe gò. Lúc này ngoài trời mưa lớn lắm, rét ghê lắm, đường lại xa, em sẽ lạnh. Em chẳng đã viết cho tôi rằng, em không chịu được rét, em phải mặc cả bốn chiếc áo lông là gì.
Anh Lực thả cô bé đầu ngõ, dặn dò đâu đó cho ngày mai rồi lên xe. suốt phố toàn đèn vàng, không một bóng người, tôi lặng lẽ sau xe anh, không nghĩ gì, không thấy lạnh, chỉ thấy mưa giờ đã thành sợi quất vào mặt đều như rây hạt. Anh Lực rón rén mở cổng, một cái cổng gỗ hẹp. "Ngõ có mười bảy nhà", anh thì thào. Anh ngồi lên xe, chân chuồi nhè nhẹ len lỏi qua lối đi áp sát bởi hai vách ẩm ướt đầy rêu và tối om như một đường hầm. Tôi đi theo sau, chân dò dẫm từng bước, nghe mưa gõ đều đều trên mái.
Nhà anh ở cuối cùng, như một cái cột đèn ba tầng. "Tổng cộng được năm chục mét vuông", anh tự hào. Tôi nói, "Tốt quá". Anh nói, "Nhiều người đến hỏi giá rồi đấy". Tôi cảm thấy dường như anh bắt trúng đài của tôi rồi. Tôi sợ theo thói quen sẽ lao vào nói những chuyện kinh doanh vô bổ quanh cái cột đèn này, nhưng lúc này tôi hoàn toàn không muốn nói chuyện gì liên quan đến làm ăn hay tiền bạc, tôi nói, "Buồn ngủ". Anh bung chăn ra, dặn, "Nằm ngược đầu cho đủ chỗ". Tôi mở cửa ra hiên, cái hiên hẹp và ướt đẫm nước. Những mái nhà xung quanh nhỏ như có thể đo được bằng taỵ Xung quanh, ăng ten lô nhô chĩa lên trời như những mảnh vụn của một thứ đồ chơi bằng que nào đó bị bỏ quên.
Nước mưa từ trên nhỏ xuống từng giọt, từng giọt chậm rãi. Tôi ngước nhìn, ờiii đen thẫm. Tôi đã đi hơn một nữa thời trẻ. Tôi không mong đợi ngày này, nhưng nó cũng đến. Không có gì khác với hôm qua, vẫn rét, vẫn mưa, nhưng đã là ngày của một năm mới rồi.

Xem Tiếp: ----